Trên này em biết có 2 bác vừa sở hữu cùng lúc 2 cái 820! Bác muốn chiêm ngưỡng thì vào youtube, nhiều lắm bác!
Nghe trên headphone thì em thấy âm thanh máy này cũng không có gì đặc sắc! Tốc độ cao quá (như máy trên là 45ips) cũng không phải là tối ưu đâu nhỉ!?
Bản thân băng DAT thì là số hay gì Bác cũng biết rồi. Công nghệ DASH (Digital Audio Stationary Head) là một công nghệ định dạng băng cối audio kỹ thuật số (reel to reel) được SONY giới thiệu vào đầu năm 1982. Bản thân chữ DASH là chữ viết tắt của công nghệ đầu từ đứng yên rồi. Định dạng này cho phép ghi đa tracks (multitrack) với chất lượng cao dùng để lưu trữ cho băng gốc (Mastering) trong các studio được SONY đưa ra để thay thế các phương pháp ghi âm analog thời đó. Nó là kỹ thuật số nên mình có nói nó là DAT CỔ cũng có sai đâu. Còn băng DAT sau này đúng như Bác nói.
DASH là DASH, DAT là DAT chứ bác, 2 định dạng này tồn tại song song nhau, và có cơ chế vận hành khác nhau, không sử dụng chung cho nhau được, 1 cái cho phòng thâu, 1 cái cho người dùng. DAT ra đời sau DASH chỉ 5 năm! bác dùng 'DAT cổ' do bác tự đặt ra để gọi DASH thì mỗi mình bác biết và mình bác hiểu! Cũng như Lazer Disc, VCD, DVD đều là định dạng số, lưu trên đĩa, cho hình ảnh và âm thanh nhưng chúng có tên khác nhau và không sử dụng cho nhau được bằng 1 chương trình!
Bác Zorro nên xem lại lịch sử của DAT bác ạ, một trong các tiền nhiệm ban đầu (Predecessor format) của DAT chính là DASH (đều là ghi âm kỹ thuật số Bác ạ) nhưng đúng là cơ cấu vận hành khác hẳn nhau. DASH thì dùng băng cối R2R, vậy mình nói nó là một dạng DAT cổ (đều ghi âm số trên băng từ) là đúng không sai bác ạ. Bác có thể tham khảo thêm ở đây: Predecessor formats: DAT was not the first digital audio tape; pulse-code modulation (PCM) was used in Japan to produce analogue phonograph records in the early 1970s, using a videotape recorder for its transport, but this was not developed into a consumer product. Later in 1976, the first commercially successful digital audio tape format was developed by Soundstream, using 1" (2.54 cm) wide reel-to-reel tape loaded on an instrumentation recorder manufactured by Honeywell acting as a transport, which in turn was connected to outboard digital audio encoding and decoding hardware of Soundstream's own design. Several major record labels like RCA and Telarc used Soundstream's system to record some of the first commercially-released digital audio recordings. Soon after Soundstream, 3M starting in 1978 introduced their own line (and format) of digital audio tape recorders for use in a recording studio, with one of the first prototypes being installed in the studios of Sound 80 in Minneapolis, Minnesota. Professional systems using a PCM adaptor, 98'7789 /'which digitized an analog audio signal and then encoded this resulting digital stream into an analog video signal so that a conventional VCR could be used as a storage medium, were also common as mastering formats starting in the late 1970s. dbx, Inc.'s Model 700 system, notable for using high sample-rate delta-sigma modulation (similar to modern Super Audio CDs) rather than PCM, and Decca's PCM system in the 1970s[1] (using a videotape recorder manufactured by IVC for a transport), are two more examples. Mitsubishi's X-80 digital recorder was another 6.4 mm (¼") open reel digital mastering format that used a very unusual sampling rate of 50.4 kHz. For high-quality studio recording, effectively all of these formats were made obsolete in the early 1980s by two competing reel-to-reel formats with stationary heads: Sony's DASH format and Mitsubishi's continuation of the X-80 recorder, which was improved upon to become the ProDigi format. (In fact, the first ProDigi-format recorder, the Mitsubishi X-86, was playback-compatible with tapes recorded on an X-80.) Both of these formats remained popular as an analog alternative until the early 1990s, when hard disk recorders rendered them obsolete. Nguồn: http://www.newworldencyclopedia.org/ent ... Audio_Tape
auc có con ct-a1, giá gõ 2 cái bắt tay là 12.000 yên ~ 117$, tiếng nhật e không biết nên chịu, nhờ google dịch thì lung tung quá. trông cũng còn đẹp phết đó chứ các bác nhỉ? http://page7.auctions.yahoo.co.jp/jp/auction/g139765171
Thông tin trên khẳng định DAT không phải là băng âm thanh kỹ thuật số đầu tiên, và nói về sự nghiên cứu và ra đời DASH của các hãng của Nhật, và không có thông tin nào nói rằng DASH là tiền thân của DAT. Giữa DASH và DAT chỉ có chung 1 điểm là ghi kỹ thuật số trên băng, nên bác đang bị nhầm lẫn giữa tên gọi thiết bị và dữ liệu được lưu trữ. DASH phát triển trên nền tản nào, DAT phát triển trên cơ sở nào thì bác tìm hiểu kỹ sẽ rõ. R2R, Cartridge, Cassette đều có cấu tạo, nguyên lý và cơ chế vận hành giống hệt nhau, vậy em gọi R2R là "Cassette cổ" được chứ bác?
Em mù tịt tiếng Nhật, nhưng biết là thế này: - Giá khởi điểm ¥1.000 - Không có giá BIN - Giá đang bid ¥12.500 - Số lần bid: 39 - Ngày kết thúc 23h17' 1/6/2014
Bác zorro cứ gọi tất cả các loại chạy băng ngày xưa là TAPE (cả R2R và Compact cassette) cũng có sai đâu bác. DAT theo tôi tiếp cận và hiểu là tên gọi của tất cả các loại băng từ ghi âm kỹ thuật số không phân biệt cơ cấu vận hành nó là thế nào. Bản thân chữ DAT đã tự nói nên điều đó. Bác lại cho rằng DAT là các băng, thiết bị DAT chạy loại băng nhỏ bây giờ (cơ cấu đầu từ xoay). Bác cứ phân tích, bẻ câu, bẻ chữ kỹ quá. Tôi nghĩ: tôi và bác có cách hiểu, tiếp cận vấn đề hơi khác nhau nên có tranh luận cũng chả đi đến đâu. Tôi dừng tranh luận với bác về vần đề này ở đây cho đỡ loãng topic. Còn nghiên cứu cái này cái nọ không phải để khoe chữ ở đây mà là cùng xích lại gần nhau, cùng học hỏi.
Bác Cao Sơn vẫn chơi băng DAT, có nghe hay hơn cassette? Mình chưa sài nên không hiểu sao mấy DAT Sony DTC-1000ES chẳng hạn, model 1989 có bộ giải mã DAC nhỉ? Như vậy nó là công nghệ Digital chứ không phải Analog như băng cassette?
Bác xem lại, em đã bẻ câu bẻ chữ chỗ nào? Tranh luận mà không phân tích thì tranh luận bằng cái gì? hay cứ phán lung tung rồi cứ bảo đúng? Bác đọc chưa hiểu người ta nói gì mà lại đem ra dẫn chứng? Bác có lục tung cả thế giới này lên cũng chẳng có ai gọi DASH là 'DAT cổ' cả. Em không ngớ ngẩn đến độ gọi tất cả các định dạng đó thành 1 cái tên tự đặt như bác nói, vì như thế chẳng có ai hiểu cả, nói xong rồi lại phải đi giải thích sự khác biệt và đặc diểm riêng của từng loại, trong khi bản thân chúng đều có tên, và cả thế giới này ai cũng biết! Ngay từ đầu em đã thấy bác vẫn chưa hiểu cốt lõi vấn đề là gì, bác vẫn nhầm lẫn tên gọi của thiết bị với thành phần lưu trữ dữ liệu, ỏ đây: Bất kỳ 1 vấn đề nào nó cũng có bản chất của riêng nó, tìm hiểu bằng cách nào hay từ hướng nào thì đều cần phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định và đúng cách thì mới thấy rõ bản chất của vấn đề đó, còn không thì sẽ chẳng nhìn thấy gì. Cùng 1 thầy dạy mà trò còn có đứa giỏi đứa dở, huống hồ tự học thì sao có chuyện giỏi như nhau được. Còn chuyện nghiên cứu và tìm tòi là cho chính cuộc chơi của mình, ai khoe khoang thì em biết ngay bác ạh, các cụ đã dạy: biết 10 thì hẵng nói 1 thôi. Chia sẻ là tốt, nhưng cái chia sẻ phải đúng, nếu chia sẻ cái sai thì thật tai hại! Nếu bác vẫn cứ cho là bác đúng, bác cứ giữ từ 'DAT cổ' xài cho riêng bác. Em dừng tiếp chuyện với bác tại đây.
Mình nghĩ trong topic này trao đổi xem Băng cối & Cassette (thông dụng hiện nay) nên dùng cái nào hay. Có lẽ không có câu trả lời chính xác được vì mỗi cái có cái hay riêng. Cassette dễ chơi, nhiều băng, desk rẻ nên có thể thẩm âm nhiều loại cũng hay, gọn nhẹ nữa. Về phần nghe, Băng cối tiếng dày, phải nói có mấy đầu R2R nghe hay thật, giá có hơi cao chút, có thời gian cũng phải nghiên cứu mới được. Về phần nhìn, Băng cối hay hơn hẳn.
Xem các bác tranh luận em thấy các bác chịu khó tìm tòi, nghiên cứu hiểu sâu nhiều... em thì chẳng biết cũng chưa nghe dat, dash bao giờ chỉ nghe và chơi casset cũng đã thấy tốn xèng rùi.. ôi biển rộng mêng mông. thank các bác
Có trách là trách bọn Tây lông cứ thích đưa khái niệm kiểu sô vanh, thằng nào cũng muốn làm bố thiên hạ :lol:
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết... Thấy mod đã nghĩ vầy từ rất xưa... Thôi thì cũng có cái mang ra ngó... Để hiểu tại sao nó vẫn còn...