:roll: Nếu không bị hồi tiếp dương thì dạng sóng đến loa có hình như thế này. Tổng 2 bán kỳ liên tục(1 chu kỳ) luôn có giá trị DC là 0V Nếu bị hồi tiếp dương thì dạng sóng đến loa là dạng này Tổng 2 bán kỳ liên tục(1 chu kỳ) có giá trị khác 0V Em chỉ biết đến đây về clipping thôi ạ,để khắc phục cái này thì làm sao?...Em chưa biết! Ngày xưa em từng ôm 1 dự án chống hú 1 cách tự động cho hệ thống karaoke bằng mạch điện analog bên trong ampli nên có làm nhiều thí nghiệm,để quan sát cái tín hiệu khi hồi tiếp dương xảy ra,em giết rất nhiều loa của công ty nhưng chẳng tới đâu vì việc chống hú với kỹ thuật analog là rất khó khăn,giờ đây Digital phát triển em hy vọng có bác nào đó để tâm đến vụ clipping này. Thân.
Em nghĩ bác có câu trả lời cho vụ loa bị cháy rồi bác nhé. Thôi em dừng lại đây,em không có chuyên môn về loa bác ạ.Các cao nhân không vào trả lời giúp, để em dành đài xong quay ra đập em bẹp dí ... :lol: :lol:
cảm ơn bác . cho em hỏi thêm , khi có hiện tượng nguồn DC được cấp tới loa , vì bản thân DC không tạo ra sự dao động của màng loa , ko tạo ra âm thanh , ta hình dung như là đưa 1 cục pin vào 2 cực loa , thì dòng điện chạy trong coil sẻ sinh ra năng luong chủ yếu dưới dạng nhiệt . Giả sử cũng với nguồn điện áp đó mà là AC thì năng lượng sinh ra ở coil là động năng (dao động của màng loa) + nhiệt năng thì coil loa sẽ ít có khả năng bị quá nhiệt ,gây cháy ... do đó khi amply bị clip liên tục ==> sinh ra cộng hưởng các tín hiệu AC & DC ==> thì khả năng loa bị cháy sẽ cao hơn , nếu ta dùng amply có công suất phát ra thực tế nhỏ hơn 1 chút so với công suất chịu đựng của loa. Chứ công suất phát của amply nhỏ hơn hẳn so với mức chịu đựng của loa thì dù có clip cũng làm sao mà cháy loa được. Quan điểm của em vẫn cho rằng : loa chỉ cháy khi có dòng điện chạy qua cuộn dây có giá trị cao quá mức chịu đựng của nó . Chứ ko thể có trường hợp "amply nhỏ đánh chết loa to" (amp ko bị cháy công suất) . CHỉ có amply gần bằng loa , nhưng khi clip thì công suất phát ra chịu 1 số sự cộng hưởng đặc biêt, làm dòng tăng cao quá mức chịu đựng của loa ==> cháy loa .
Cũng vì ý kiến của bác Thảo mà em phải đưa ra chủ đề này đó ạ. Bác Hiền ơi chưa đi được đâu. Bác cho bọn em xem cái đồ thị thế nào là Clipping nhẹ và thế nào là Clipping nặng đi. Để anh em còn biết Amp nhỏ mức nào thì không thể chết loa chứ. Em nể bác lắm. Thân.
em xin tiếp : theo lý thuyết bảo toàn năng năng lượng , khi ta cấp nguồn điện đến cọc loa thì năng lượng của nguồn điện sẽ chuyển hóa ở loa dưới 2 dạng cơ năng và nhiệt năng . Thực tế thế này : khi loa bass đang hoạt động bình thường , ta dùng tay hoặc phuơng pháp cưỡng bức nào đó giữ chặt màng loa ko cho dịch chuyển , tức là cơ năng = 0 , năng lượng của nguồn sẽ chỉ biến thành nhiệt năng ở coil loa (điện trở của dây dẫn và nguồn điện là không đáng kể ) , làm coil loa nóng lên nhanh chóng , quá mức chịu đựng sẽ cháy :mrgreen:
theo em clipping nhẹ là giá trị DC sinh ra nhỏ , clipping nặng là DC sinh ra lớn . Đuơng nhiên clipping càng nghiêm trọng thì loa càng dễ tèo rồi . :wink: để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho loa là chọn amp có mức công suất phát hữu dụng tối đa nhỏ hơn công suất continuous của loa , và đừng để clip thì ko thể cháy loa dc ah , dù có vặn gain của amply tới 0dB đi chăng nữa mà công suất phát ra của amply (VD là amp gia dụng ) phụ thuộc : mức tín hiệu vào, độ nhạy ngõ vào của amply, trở kháng tải
Phải rồi ạ. Bản thân Coil loa khi nó dịch chuyển thì nhiệt lượng tỏa ra trong nó được khuyếch tán vào củ loa và vào không khí nhanh hơn. Điều này cũng còn phụ thuộc cấu trúc thùng loa nữa. Thông thường những thùng loa chỉ có lỗ thoát hơi thì màng loa dao động mạnh hơn so với thùng có ống thoát hơi nên có thể lâu chết bass hơn. Phải vậy không ạ.
Công suất pow lớn hơn CS loa thì đánh vẫn sướng hơn bác nhỉ. Cái này lại phụ thuộc kinh nghiệm đánh đây. Nếu đánh với thời gian không liên tục và không clipping thì CS pow lơn hơn mới hiệu quả bác nhỉ. Thân.
đúng rồi bác , amp lớn hơn thì cảm giác tiếng "căng" hơn khi nghe ở mức âm lượng vừa và nhỏ. nhưng vặn quá mát tay là dễ tèo loa như chơi
Không chỉ căng hơn đâu bác ạ. Em còn thấy tiếng trầm ra nhiều hơn cơ, màng loa rung ít hơn cơ. Thế mới hay, thế mới cần Soundman.
cái đó chính là khả năng amply kiểm soát độ động voice coil của loa , gọi là damping factor . các hãng sản xuất khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm amply có thông số kỹ thuật khác nhau , và damping factor sẽ là 1 trong số đó . Ngay cả cùng hãng SX , nhưng dòng amply khac nhau cũng có thể có sự sai khac này rồi .
ko hẳn đâu bác . việc thiết kế lỗ cộng hưởng dạng lỗ hay dạng ống hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ nhà SX , đặc tính của loa bass , kích thước thùng loa nói chung : lỗ cộng hưởng có 1 số tính chất sau : - diện tích lỗ tỉ lệ thuận với tần số cộng hưởng , lỗ càng to thì tần số cộng hưởng càng lớn - chiều dài ống tỉ lệ nghịch với f cộng hưởng , ống càng dài , sâu thì tần số cộng hưởng càng nhỏ và : thể tích thùng loa tỉ lệ nghịch với t.số cộng hưởng , thể tích càng lớn thì khả năng tái tạo âm cực trầm càng tốt . khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng âm trầm ở lỗ thoát thì màng loa sẽ được khống chế mức dao động , và lỗ thoát sẽ trở thành 1 loa bass tăng cường, nhờ sử dụng sóng âm phía sau màng loa . sóng âm phát ra từ màng loa sẽ đồng pha với sóng âm phát ra từ lỗ thoát . nên thùng loa có lỗ cộng hưởng sẽ cho âm bass tốt hơn thùng loa kín . Nhưng ngược lại , thùng loa kín sẽ có đáp tuyến tần số tại dải trầm phẳng hơn loa hở e lan man tí
Damping factor là tĩ số trở kháng loa chia cho trở kháng ngỏ ra của ampli.Damping factor càng lớn càng tốt,hay nói chính xác là trở kháng ra của ampli càng nhỏ càng tốt. Khi cuộn dây bị tín hiệu điện kích thích nó sẽ di chuyển dọc theo trục của nam châm làm rung màng loa,nhưng cái sự di chuyển này cũng sinh ra dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại với dòng điện kích thích,thế nên: -Nếu trở kháng ngỏ ra ampli lớn thì dòng cảm ứng này sẽ tác động ngược vào mạch,hình thành hiện tượng hồi tiếp,pha của tín hiệu hồi tiếp này nếu đồng pha với tín hiệu ra thì không có vấn đề gì nhưng ngược pha 180 độ thì mạch sẽ trở thành hồi tiếp dương nên xảy ra clipping. -Nếu trở kháng ra ampli rất nhỏ thì xem như ta đã nối tắt tín hiệu ngay đầu dây loa,ngăn không cho nó quay ngược lại ampli. -Màng loa rung do 1 tín hiệu điện kích thích luôn bị hiện tượng chuyển động theo quán tính thế nên khi không còn tín hiệu kích thích nữa thì nó vẫn cứ tiếp tục rung,nếu trở kháng ngỏ ra ampli nhỏ thì nó sẽ cản trở sự rung theo quán tính này,nên ta thấy nó rung ít hơn và tiếng bass dứt khoát hơn. -Trường hợp clipping từ hệ thống loa và micro thì trở kháng ra ampli không có tác dụng gì cả. Thân.
Em cũng đọc được ở đâu đó thông tin bôi đỏ. Em nghĩ nó giải thích cho việc tại sao loa 8 ohm dễ đánh hơn 6, 4 ohm.
Pow:20-120W nghĩa là lượng công suất âmply mà đôi loa này cần cho mỗi vế. Bạn có thể chọn âmly có công xuất thực mỗi kênh từ 20w trở lên