Tại sao tỷ số tạp âm/tín hiệu là db

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by Rumbeng, 1/2/06.

  1. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Đọc một số bài viết của tạp chí Nghe nhìn em thấy tác giả giới thiệu như vậy. Em băn khoăn :

    1. Đã là tỷ số thì phải là X:Y như trong đá banh í chứ
    2. Hoặc ít nhất cũng là con số % nào đó .

    băn khoăn chi bằng hỏi anh em cho nhẹ đầu ? các Bác giúp em cái !
     
    Tags:
  2. quyda

    quyda Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    370
    Likes Received:
    3
    Theo em hiểu thì là: cứ XdB âm thanh thì có 1dB tạp âm, vì thế nó không có X:Y với % gì cả bác ạ.
    Bác nào hiểu rõ hơn thì lý giải cho bọn em với nhé.

    Kính các bác
    Quyda
     
  3. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Cái này là do cách tính logarit. Người ta lấy logarit cơ số 10 của (thương số signal/noise) thì ra số dB. Cái này ý nghĩa khá là khác so với đơn vị đo âm thanh theo dB.

    dB là khái niệm có trước sau đó người ta dùng nó để đo mức âm lượng. Lấy ngưỡng thính lực tối thiểu của con người là 0dB. Trên mức này âm thanh càng to thì càng nhiều dB. Gần giống như kiểu lấy nhiệt độ tan chảy của nước đá là 0 độ C ấy.
     
  4. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Nhưng tạp chí chỉ dùng cái này khi giới thiệu các Amp đời cũ . Mấy cái đời mới thì chẳng đề cập gì . Vậy Tỷ số này đã được khắc phục hay người ta cố tình lờ đi ?

    Vậy tỷ số tạp âm/tín hiệu lớn là xấu ?

    Nói chung là em vẫn chưa mường tượng được gì ?
     
  5. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Cụ thể ra là thế này:

    Signal to noise = 20log(Vs/Vn)

    Vs là điện áp của tín hiệu
    Vn là điện áp của nhiễu do thiết bị phát sinh ra

    Nếu Vs = Vn x 100 thì tỉ số S/N = 20 x log (100) = 40dB (tức là mức điện áp của nhiễu chỉ bằng 1% mức điện áp của tín hiệu)

    Nếu Vs = Vn x 1000 thì tỉ số S/N = 20 x log (1000) = 60dB (tức là mức điện áp của nhiễu chỉ bằng 0,1% mức điện áp của tín hiệu)

    Tỉ số này càng to càng tốt. Tuy nhiên do các nhà SX nhiều khi đo đạc không chính xác lắm nên gần đây người ta cũng ít quan tâm.
     
  6. Number1gen

    Number1gen Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    72
    Likes Received:
    2
    Location:
    Sài Gòn
    Do biên độ chỉ thể hiệu giá trị vào một thời điển tức thời nên người ta thường sử dụng biếu thức SNR = 10lg(Ps/Pn)
    Với Ps và Pn là công suất trung bình của tín hiệu và của nhiễu.

    Trong các hệ thống âm thanh ngày nay ta ít thấy đề cập đến thông số SNR có lẽ là do với các hệ thống hữu tuyến hiện đại vấn đề nhiễu không còn là một vấn đề quan trọng. Hơn nữa, hiện tại có rất nhiều cách để triệt nhiễu, ví dụ một cách đơn giản: Do biên độ của nhiễu thường nhỏ hơn nhiều khi so với tín hiệu thực, ta có thể coi nhiễu chỉ là phần nền ở dưới. Để triệt nhiễu ta chỉ việc cắt bỏ đi phần nền này, tức nhiên là sau đó phải khuếch đại lại tín hiệu để đảm bảo công suất.
     
  7. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Vậy thiết bị nào bây giờ mà đề cập ... chứng tỏ chưa trị được ?
    Đồ nào phớt tỉnh không đề cập thì ... nó là chuyện nhỏ ?

    vậy mà em cứ tưởng .....
     
  8. donothing

    donothing Advanced Member

    Joined:
    1/11/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Việc đo đạc tỷ số tín hiệu trên nhiễu.

    Chào các bác ! Mình là lính mới keng xà beng ở đây và chưa "đu ít do xeo" cái gì cả :D nhưng mình cũng xin góp vài nhời cho vui. Phần mô tả phương pháp tính tỷ số S/N của bác Planets hoàn toàn đúng. Tuy nhiên câu "do các NSX đo đạc không chính xác" thì có vẻ khộng chuẩn lắm. Thực tế thì họ (ở đây là các NSX thực thụ, không phải các cơ sở của ta nhé) đều phải đo chính xác và các phép đo đều phải dựa trên các phương pháp đo theo tiêu chuẩn quốc tế (VD: JIS, IEC, ...). Mặc dù vậy, bản thân các thiết bị đo, nguồn âm thanh chuẩn, ... cũng sinh nhiễu nên phép đo không thể cho giá trị chính xác tuyệt đối. Sở dĩ ngày nay ta ít thấy giá trị S/N trên thiết bị âm thanh (chính xác là họ ít ghi trên vỏ máy nhưng vẫn được ghi đầy đủ trong sách hướng dẫn hoặc các tài liệu kèm theo) vì công nghệ sản xuất - thiết kế đã đạt những thành tựu to lớn nên tỷ số này thường đạt rất cao (tối thiểu 90dB). Nói cách khác, ngày xưa các thiết bị sử dụng công nghệ chưa cao nên tỷ số S/N rất thấp. Các NSX phải đưa thông số này ra để quảng cáo - cạnh tranh. Và đây cũng là lý do tại sao S/N của các ampli đèn hơi bị thấp (các bác DIY đừng buồn nhé).
     
  9. cuongvx

    cuongvx Advanced Member

    Joined:
    12/7/06
    Messages:
    761
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà Nội - Việt Nam
    Xin giải thích qua cho các bác như sau: Tỷ số S/N là tỉ lệ Tín hiệu (Signal)/ Tạp âm (Noise), tuy nhiên mình cũng chả hiểu tại sao người ta lại dùng quan với từ tỷ lệ hay tỷ sổ ở đây. Thực chất thì nó là khoảng cách giữa tín hiệu chuẩn và tạp âm nền (tạp âm điện tử, tạp âm nhiệt ....), cả hai loại này đều được do bằng dB. S/N càng lớn thì càng tốt, tuy nhiên hệ số khuyếch đại tín hiệu càng cao thì tín hiệu tăng ít nhưng nhiễu thường phát sinh nhiều so với tín hiệu. Mỗi loại thiết bị có S/N khác nhau, với nhiều thường đòi hỏi tối thiểu khoảng -30 -> -40 dB (tai người sẽ không nghe thấy được). Tạp âm của Đĩa than, máy Casset, băng cối cao hơn nhiều so với MD, CD, Mixer...
     
  10. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    259
    Re: Việc đo đạc tỷ số tín hiệu trên nhiễu.

    Chào mừng bác donothing đến với diễn đàn, bài viết trên của bạn chứng tỏ bạn là người rất am hiểu lĩnh vực kỹ thuật âm thanh. Em chỉ lăn tăn chút xíu về việc S/N của ampli đèn thấp thì hay hay dở hơn ?

    Đơn cử 1 ví dụ : đối với ampli đèn dùng đèn đốt tim trực tiếp, nếu đốt tim DC thì độ ồn giảm rất nhiều, tức là S/N tăng, tuy nhiên mọi người đều công nhận là đốt tim AC nghe hay hơn DC.

    Tương tự như vậy, đối với ampli push pull, các dạng tạp âm, nhiễu nền đều bị triêt tiêu khá nhiều, nhưng hay hơn Single ended hay không thì ....

    Em cho rằng việc công bố tỉ số S/N cũng giống như thời kỳ mà người ta mải miết chạy theo thông số về độ méo vậy, chỉ để chứng tỏ trình độ kỹ thuật của nhà SX mà thôi, còn việc tái tạo âm thanh hay hoặc không hay thì chỉ có cái tai người có thể phán xét.

    Rất mong tiếp tục nhận được các bài viết của bác.

    Xin chân thành cảm ơn.
     
  11. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Cảm ơn bác donothing đã góp ý bổ sung.

    Về việc S/N ảnh hưởng đến âm thanh hay dở thế nào em cho là không chỉ một số liệu mà nói lên được.

    Để tìm hiểu sâu hơn hiện nay người ra thường làm thêm phân tích phổ nhiễu hoặc phổ méo (noise spetrum và harmonic distortion spectrum). Từ đó diễn dải ảnh hưởng của nó đến âm thanh mà người nghe cảm nhận được. Tuy nhiên việc diễn dải này không phải là dễ.

    Trong chủ đề này thì chúng ta mới đang bàn về nhiễu chứ chưa đề cập đến méo hài. Việc liên hệ giữa thông số đo đạc với cảm nhận của con người vẫn còn một khoảng cách.

    Có môn khoa học riêng cho vấn đề này gọi là psycho-acoustic. http://en.wikipedia.org/wiki/Psycho-acoustic_coding



    Mời các bác cho thêm ý kiến ạ.
     
  12. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    259
    Đê tài hay đây. đi đường em cứ miên man suy nghĩ mãi về cách đo, VD nếu vặn hết Volume xuống đo áp ồn nền, sau đó lại vặn volume lên sao cho có 1V vào, đo áp tín hiệu, rồi lấy công thức tính ra S/N. Nhưng em lại nghĩ : khi vặn volume lên thì cái ồn nền nó cũng tăng lên theo hệ số KD, vậy cái giá trị S/N kia xem ra đâu còn chính xác nữa ???

    Em vốn là dân Semi-amateur nên rất mong được học hỏi.

    Xin cảm ơn.
     
  13. donothing

    donothing Advanced Member

    Joined:
    1/11/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Chào các bác !

    Đang ăn chè bà ba bánh lọt ngọt ơi là ngọt nhưng không gắt mà lại thanh thanh làm sao í. Cái ngọt giống như tín đồ âmli đèn vẫn thường so sánh với âm li bán dẫn. Một số bậc tiền bối về âmli đèn nói với mình rằng nếu đèn mà không có một "lượng" nhiễu nền nào đó thì nó sẽ không bao giờ hay hoặc có bạn vẫn đam mê cái tiếng lách tách của đĩa than và chê tiếng trong vắt của CD là máy móc, không thật (cái này phải ngồi nghe, chiêm nghiệm mới "ngộ" ra được. he he). Hay & dở là thuộc về cảm nhận (có thể kèm thêm cảm xúc) và cảm nhận mỗi người mỗi khác nên khó ... chính xác là không thể cân đong đo đếm được cảm xúc.
    Về câu hỏi của bác "Viagraless", đây chính là vấn đề mà mình đã nói. Đó là lý do tại sao phải có những phép đo. Một phép đo bất kỳ đều phải được xác định trên những điều kiện nhất định chứ không thể đo một chỉ tiêu kỹ thuật ở điều kiện bất kỳ.
    Cụ thể trong trường hợp đo S/N, trên cùng một âm li tương ứng với mỗi hệ số khuếch đại sẽ có các giá trị S/N khác nhau. Nhà SX không công bố điều này. Họ chỉ công bố giá trị tốt nhất có thể có được tương ứng với phép đo xác định.

    Thân !
     
  14. Pices

    Pices Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    350
    Likes Received:
    6
    --------
    Thưa các anh em chiến hữu em bỏ đèn sách đã lâu nên kiến thức đã quên vợi cả rùi, nay xin diễn nôm vài lời với AE như sau:

    Thứ nhất:

    S/N khoai tây gọi là Signal to Noise Ratio, khoai ta gọi là tỷ số tín hiệu trên tạp âm , nó là một biểu thức toán học có con số, có giá trị thực hẳn hoi ; Biểu thức này chỉ thị biên độ tín hiệu có ích cho các điểm kiểm tra, điểm giao tiếp tại đầu vào, đầu ra bộ khuếch đại và trong âm học chỉ định cho cường độ âm thanh, tín hiệu ồn....

    Thứ hai :
    do đặc tính sinh lý học của tai người cảm nhận mức âm không tuyến tính theo cường độ áp âm , (có nghĩa là độ lớn gấp đôi nhưng cảm nhận thì không gấp đôi mà tuân theo hàm số logarit như các bác đã biết ) nên trong âm học ngừời ta sử dụng hàm loga và mọi tính toán năng lượng đều quy đổi về hàm này để biểu thị.

    Người nghĩ ra phép đo và lý thuyết này chính là nhà khoa học Bell Graham sau này ngừoi ta lấy đơn vị đo là Bell để ghi nhớ người cha đẻ ra lý thuyết đó và decibel là con số ước số cuả Bell trong đường đặc tả hàm loga .
    Ví dụ minh hoạ :
    Nếu Bell (B)= Lg*(P/Po) thì
    ước số cuả nó Decibell (Db) = 10Log*( P/Po)
    các ước số khác DBm; Dbmw...
    0DB= 60Dbm
    Thứ 3 : khi xét về độ lợi (gain) của bộ khuếch đại tín hiệu người ta phải dùng đến chỉ số tăng ích của tính hiệu / tạp âm 9 S/N) bởi vì khi đưa tín hiệu vào khuếch đại thì cả tín hiệu cả nhiễu đều được khuếch đại, vấn đề là tại đầu ra tỷ lệ đó được nâng lên bao nhiêu mới gọi là có lợi từng đó.

    Tỷ dụ tại đầu vào khuếch đại có biên độ tín hiệu là 2 Vol, nhiễu là 0,1 vol diễn nôm ( diễn trên bình diện tuyến tính cho dễ hiểu nhé) tỷ lệ là 20 lần; tại đầu ra thu được tín hiện là 50Vol, nhiễu nền là 1Vol gọi là có độ lợi x lần còn nếu có độ ồn 2,5Vol thì bộ khuếch đại gọi là ...công cốc.

    Cái này diễn ra nữa khoai lắm mời các cao thủ tiếp .
    :lol:
     
  15. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Về đo đạc tổng thể đối với ampli em thấy tạp chí Stereophile luôn có một bộ dữ kiện đo đạc có ý nghĩa nhất nên tham khảo.

    1. Đáp tuyến tần số của ampli vào tải loa giả lập
    2. Sóng vuông khz
    3. Sóng vuông 10khz
    4. Tỉ lệ méo + nhiễu biến thiên theo công suất ra
    5. Sóng sin 1khz
    6. Phổ tín hiệu ra với tín hiệu vào 50hz
    7. Tỉ lệ méo + nhiễu biến thiên theo tần số
    8. Phổ méo điều biến tần số cao.

    Trong link này có các thông số đo của ampli WAVAC SH-833 nổi tiếng (về giá 350.000USD). Nhìn chung là rất thê thảm.

    http://stereophile.com/tubepoweramps/70 ... ndex5.html
     
  16. donothing

    donothing Advanced Member

    Joined:
    1/11/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Hay lắm, rất hay lại vui nữa chứ ... !!!

    Mình cá với các bác là bác "RUMBENG" bi chừ lại bị nhức đầu trở lại rùi. Xem bác ấy hỏi nhé "băn khoăn chi bằng hỏi anh em cho nhẹ đầu ? các Bác giúp em cái !"
    Bác RUMBENG làm ơn xác định lại bác muốn tìm hiểu về "định tính" hay "định lượng" của S/N ?
    - Nếu hiểu "định tính", hãy tìm bài nào toàn chữ. Tức là chỉ cưỡi ngựa xem hoa.
    - Nếu bác muốn võ công cái thế hãy tìm các bài nào toàn các công thức toán học. He he, nhưng coi chừng có vài bài trùng lặp nội dung ở phần mô tả các công thức.

    Chúc bác không bị xì chét và cơm ngon !
     
  17. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Xin bổ sung thêm vào ý kiến của bác Pices: lợi ích của việc dùng tỉ số dB chính là việc tính toán các tầng khuếch đại rất đơn giản chỉ với các phép tính cộng trừ. Nếu như dùng tỉ số thông thường sẽ phải làm các phép tính nhân chia các số lớn rất phức tạp.
     
  18. donothing

    donothing Advanced Member

    Joined:
    1/11/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Chào các bác !

    Em không rành về KHKT lắm nên có điểm này nhờ bác nào giải thích kỹ kỹ một tí.
    Hình như cái "đề xi ben" có nhiều loại lắm thì phải ?
    - Cái dB để đo cường độ âm thanh. VD như độ ồn của máy lạnh nó ghi là 30dB, tiếng còi tàu hỏa là 80dB, tiếng động cơ máy bay phản lực là trên 120dB, ...
    - Cái dB để đo cường độ tín hiệu RF mà các anh lắp đặt ăngten dùng ở nhà em hôm nọ.
    - Cái dB trong bài toán tính hệ số khuêch đại một mạch KĐ nào đấy. VD như HSKĐ của các tầng trong "âm bờ ly".
    - Cái dB thể hiện đáp ứng tần số trong các dàn âm thanh, ....
    - Cái dB trong "post" đầu tiên của "topic" này dùng để xác định S/N
    - Vân vân và vân các loại dB, .....
    Cuối cùng là các diễn giải toán học đã trình bày ở trên sẽ được dùng chung tất tần tật cho các loại dB phải không ạ ?

    Chờ tin các bác và đa tạ (không biết mình sẽ lấy gì là quà đây :? ).
     
  19. sonthach

    sonthach Approved Member

    Joined:
    13/5/06
    Messages:
    15
    Likes Received:
    0
    Nói thêm về tỉ số tín hiệu trên nhiễu

    Chào các bạn,
    Tôi nghĩ Pices đã mô tả tương đối chuẩn về dB. Xin mọi người đọc kỹ đoạn đó rồi chúng ta cùng bàn luận tiếp.
    Nói thêm một ít, nhân tiện có các câu hỏi của Donothing:
    Decibel là đơn vị đo tương đối, tức là so sánh hai giá trị với nhau bằng cách lập tỉ số. Vì vậy, muốn đánh giá đại lượng nào thì cần phải biết rằng ta đang so sánh đại lượng cần đo với giá trị nào.
    Đối với âm thanh, ta so sánh cường độ âm thanh tính bằng Watt/mét vuông với ngưỡng nghe của tai người là 10E-12 W/m2 ở tần số 1KHz. "Độ ồn" như bạn Donothing nói ở trên thật ra cũng là cường độ âm thanh tính bằng dB, chứ không hẳn là độ ồn như bạn nói. Tuy nhiên nếu nói cường độ âm của một nguồn nào thì cần nói rõ ở khoảng cách nào. Giả sử bạn ghé sát tai vào cái còi của tàu hỏa thì lúc đó sẽ không phải được nghe với 80dB, mà có khi phải ... đi mua lỗ tai mới.
    Đối với tín hiệu khuếch đại (như trong tăng âm), hoặc hệ thống có ngõ vào và ngõ ra, thì đó là sự so sánh (lập tỉ số) giữa tín hiệu ngõ ra và ngõ vào.
    Tỉ số tín hiệu trên nhiễu là việc so sánh giữa tín hiệu có ích (signal - S) với tín hiệu nhiễu (noise - N). Nếu ta lấy S/N thì kết quả của tỉ số này là dương, còn nếu lấy N/S thì con số này là âm. Bạn Cuongvx lấy S/N mà cho kết quả -30dB hay -40dB là có sự nhầm lẫn (phải là 30dB và 40dB).
    Thật ra không phải vì hệ thống âm thanh bây giờ tốt hơn nhiều so với trước kia mà người ta bỏ qua thông số này khi giới thiệu một thiết bị nào đó. Một nhà sản xuất nghiêm túc đều phải khai báo con số này trên thiết bị mà mình làm ra. Trước khi có đầu CD, người ta chơi cassette, băng cối thì vấn đề S/N là quan trọng. Băng cassette chạy chậm, sinh nhiễu nhiều do sự sắp xếp hỗn loạn của các hạt từ, thời đó (cách nay hơn 15 năm) đầu máy chạy băng cassette có S/N khoảng 60dB là tốt rồi. Nhờ sự tranh đấu với nhiễu của cassette mà ra đời kỹ thuật chống nhiễu Dolby. Băng cối khác băng cassette ở chỗ tốc độ chạy băng nhanh hơn, nhờ vậy có ít nhiễu hơn, đồng thời đáp ứng tần số cũng rộng hơn. Các đầu CD sau này có S/N hơn 100dB, ở mức này thì hầu như ta không còn nhận thấy nhiễu nền của CD nữa. Tuy nhiên nhiễu vẫn còn ở amply (và cả ở những phần khác của hệ thống âm thanh). Đối với amply loại thông thường, nghe với chất lượng khá thì S/N khoảng hơn 70dB, chỉ những amply được làm thật tốt mới có S/N trên 90dB (từ đây ta có cách chọn amply nhanh bằng cách xem chỉ số S/N). S/N cũng như độ méo hài (thường là hài bậc 3 - lẻ) không phải là tất cả để đánh giá chất lượng của một thiết bị, tuy nhiên đó là những điều kiện tối thiểu để đánh một thiết bị có tốt hay không.
    Thông thường đáp ứng tần số của loa bị suy giảm ở hai cận tần số thấp và tần số cao (tương tự như nhiều hệ thống truyền tín hiệu khác). Để xác định ranh giới của sự suy giảm, người ta đưa ra chuẩn -3dB hay -10dB. Đó là sự so sánh tỉ số tín hiệu ở tần số có độ suy giảm -3dB (hoặc -10dB) so với tín hiệu chuẩn (với cùng công suất điện) ở tần số 1KHz. Khi xác định đáp ưng tần số của loa ta nên lưu ý sự khác biệt giữa hai con số -3 và -10 này. Nếu hai loa có cùng dãi tần nhưng loa nào được đánh giá theo chuẩn -3dB thì phải tốt hơn loa với chuẩn -10dB (nhà sản xuất cũng thường không muốn nói rõ điểm này, vì quyền lợi kinh tế).
    Với tinh thần "so sánh" như trên, ta có thể tự suy luận thêm đối với bất cứ đại lượng nào được đánh giá bằng dB. Lưu ý, vì đây là tỉ sô nên đơn vị dB không có thứ nguyên.
    Ngoài lý do khả năng nghe to - nhỏ của tai người thay đổi không tỉ lệ thuận với cường độ âm mà với logarithm của cường độ âm (tính bằng W/m2), người ta còn dùng dB vì bản chất toán học của nó: cho phép chuyển từ bài toán nhân sang bài toán cộng. Thí dụ khi so sánh loa có độ nhạy 84dB với loa có độ nhạy 94dB, thì sự khác nhau là 10dB (lấy 94db trừ đi 84dB), nhưng ta nên hiểu rằng để nhận được cùng một công suất âm thanh phát ra thì ta phải cung cấp công suất điện cho loa với 84dB nhiều gấp 10 lần so với loa có đô nhạy 94dB. Đó là lý do tại sao loa có độ nhạy cao chỉ cần amply công suất thấp. Thậm chí đôi khi công suất của amply chỉ một vài watts.
     
  20. donothing

    donothing Advanced Member

    Joined:
    1/11/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Re: Nói thêm về tỉ số tín hiệu trên nhiễu

    Đa tạ đại sư "SONTHACH" !
    Mình nghĩ bài này nên đưa vào một chỗ nào đấy dễ tìm thấy trên website để sau này bà con tiện dùng.
    Nhân tiện có đại sư xuất hiện, .. em nhớ có một bác nào đấy băn khoăn về phương pháp đo S/N thì sẵn hỏi đại sư luôn đi. Hiếm khi ngài ra tay lắm đấy !
    Thân !
     

Share This Page

Loading...