Tạp chí điện tử Stereo

Discussion in 'Công nghệ nghe nhìn' started by stereochannel, 16/12/14.

  1. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    Đi nghe test "MÙ" ở CES

    Có lẽ chỉ có Magnepan mới chơi trò test mù, chết bắt xác như thế này. Ai đoán trúng cặp loa nào đang hát, tự động rinh về nhà, hãng bao tiền ship nội địa.

    Các phòng nghe khác ở CES thì ra vào tự do. Nhưng riêng phòng Magnepan em phải đợi nửa giờ mới tới lượt vào, vì họ chỉ cho 15 khách vào 1 lượt. Và không demo thông thường mà tổ chức test mù.

    Vào phòng thì họ giăng màn lên thế này, có cả hoa cỏ rất lãng mạn.​
    [​IMG]

    Đồ đánh thì gấu thế này, tính tổng tiền ra phải vài chục ngàn ngàn Mỹ kim.​

    [​IMG]

    [​IMG]

    Âm thanh ngập tràn phòng biểu diễn chừng 70m2 với năng lượng khủng khiếp. Em ngất ngây luôn, cứ tưởng đang trong show của mấy diva ở Las Vegas. Đám khán giả cứ gật như bổ củi, tích lấy tích để vào những dòng cao cấp của Magnepan. Chỉ thấy mấy gã Magnepan cứ tủm tỉm. Biết là bị lỡm, nhưng không thể làm gì phản bội lại đôi tai, em cũng tích lấy tích để vào mấy dòng flagship.

    Cuối cùng thì hóa ra là cái này - MG12 :( Ức chế toàn tập!​

    [​IMG]

    Khi hỏi Wendell Diller tại sao lại... thế. Ông này điềm nhiên trả lời: "Magnepan bán loa rẻ cho người chơi dành tiền đầu tư vào ampli tốt, hề hề :lol:"
     
    hungpleiku likes this.
  2. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    Re: Tạp chí điện tử Stereo ra mắt VNAV

    Cụ cẩn thận, kẻo mang cái đấy đi bán, người ta... uýnh cho đấy :mrgreen:

    Cặp Adamante III 25th cách đây mấy tháng em được test tại showroom của Nguyễn Audio tại Sương Nguyệt Ánh (TP HCM). Hiện hãng chưa có showroom ở Hà Nội. Em sẽ liên hệ với hãng để nếu có thể, chuyển một vài cặp Diapason ra Hà Nội cho Stereo tiến hành test, đồng thời mời những anh em muốn nghe thử âm thanh của Diapason tới tham khảo.

    Sau này, Stereo sẽ tổ chức test máy, những đồ mới, lạ tại test lab ngoài Hà Nội. Bên em sẽ thông báo lịch test cụ thể. Các cụ có thời gian xin mời qua làm khách danh dự. Cũng là dịp để trải nghiệm thêm đồ mới.

    Thân
     
  3. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    Hầu hết các cụ ở đây, ít nhiều đều dính dáng đến món đĩa than. Không ai có thể phủ nhận thứ âm thanh ngọt ngào, đậm đà và giàu cảm xúc phát ra từ những mâm quay đĩa sử dụng công nghệ audio cách đây cả thế kỷ. Nhưng chắc ít cụ hình dung được cái mâm đĩa của mình được làm như thế nào, và từng chiếc đĩa vinyl được chế tạo ra sao. Mời các cụ xem mấy clip dưới đây. Chỉ không quá 15 phút là các cụ có được một bức tranh rõ ràng về 1 nền công nghiệp analog.


    Quy trình chế tạo và lắp ráp mâm đĩa than


    Quy trình sản xuất đĩa vinyl (Phần I)


    Quy trình sản xuất đĩa viyl (Phần II)​
     
  4. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    Các cụ có sẵn sàng bỏ ra hơn 1 tỷ để chơi loa Technics?

    Giờ mà tư vấn cho cụ nào mua bộ loa Technics hơn tỷ bạc, nhẹ chắc cũng ăn mắng, nặng thì ăn đòn, may ra thì bị mắng sau lưng là... "khùng" :(

    Nhưng có thế thật các cụ ạ. Panasonic (sở hữu Technics) vừa dất khoát tuyên bố sắp sửa chính thức bán Technics trở lại, với dòng Reference Class. Món nào rẻ ra cũng tầm trăm rưởi triệu, món mắc nhất là cặp loa cột R1 cũng gần tỷ rưỡi. Hãng có nói vào dịp cuối năm 2014, đầu 2015 này sẽ có hàng ở châu Âu, Nhật và Mỹ.

    [​IMG]
    Cặp này rẻ lắm, 7.000$ thôi : )

    [​IMG]
    Cặp này giá rất hợp lý, tầm 1,3 tỷ là chơi được rồi : )

    [​IMG]
    Thiết kế mới đậm chất Âu​

    Giá thế này các cụ còn bẩu Technics là "cỏ", chỉ để nghe nhạc vàng vớ vẩn nữa không : ))

    Cơ mà em vẫn cứ thấy xao xao í, vì chưa thấy Panasonic hé lộ chút thông tin gì về công nghệ, thiết kế của những dòng mới.

    Các cụ xem qua clip test thử dòng Reference này:

     
  5. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    Chuyên đề LOA MÀNH

    Theo quan sát của em, có nhiều bác, nhiều cụ chơi đồ không nhẹ chút nào, nhưng đến thời điểm này vẫn giữ những quan niệm tai hại về loa mành. Phần lớn nguyên nhân xuất phát từ tin đồn và... loa tranh. Loa tranh là sản phẩm rất độc đáo, không phải về mặt công nghệ mà về hình thức. Song công bằng mà nói, phần lớn người biết nghe đều thừa nhận âm thanh của loa tranh dở. Và nhiều người đã nhầm lẫn giữa loa mành và loa tranh, cho rằng là một, và loa mành cũng dở như loa tranh vậy.

    Trước khi vào đề tài loa mành, các bác có thể tham khảo một bài viết Giải oan cho loa mành :mrgreen:
     
  6. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    LOA MÀNH

    Đặc điểm đầu tiên để phân biệt loa mành, chính là hình thức của chúng nom mảnh, và rộng như những tấm mành, những bức bình phong.

    Về mặt công nghệ, loa mành không sử dụng các driver hình nón thông thường mà dùng các lá nhôm hoặc các tấm phim cực mỏng làm màng loa. Do driver của loa mành siêu mỏng, siêu nhẹ và cứng nên chúng có tốc độ di chuyển rất nhanh, và chính xác. Bởi vậy mà khi các bác nghe loa mành, thường có cảm giác dễ chịu, thư giãn là do âm thanh của các cặp loa này tái tạo tự nhiên, không bị méo (distortion).

    Thông thường, có 2 loại loa mành phổ biến là loa mành TĨNH ĐIỆN và loa mành ĐIỆN ĐỘNG.

    Loa mành tĩnh điện là loa gồm màng loa và hai tấm cảm ứng điện. Loa mành tĩnh phải cắm điện để đưa dòng điện vào hai cực tạo nên từ trường tĩnh điện. Màng loa nằm ở giữa 2 điện cực - có tần số biến thiên liên tục này - sẽ giao động theo cơ chế đẩy/hút giữa hai cực. Trong quá trình dao động, màng loa sẽ tạo nên sức ép với khối không khí trong phòng nghe, thành dao động sóng âm, truyền tới tai người nghe. Phổ biến hiện tại là thương hiệu Quad, Martin Logan.

    Loa mành điện động lại sử dụng nam châm vĩnh cửu, thường ở dạng thanh (loa bình thường nam châm hình trụ tròn hoặc trụ vuông) đặt dọc theo chiều dài loa. Cuộn dây âm (voice coil) đặt trong từ trường mạnh của nam châm này. Khi dòng điện âm tần chạy qua sẽ khiến cuộn dây âm dao động, do cuộn dây được nối với màng loa nên khiến màng loa dao động theo, tạo nên dao động sóng âm, truyền tới tai người nghe. Phổ biến của dòng loa mành điện động là Magnepan. Trong giới headphone, nổi tiếng nhất là dòng tai nghe Stax.

    Sự khác nhau lớn nhất giữa 2 loại loa mành điện động và loa mành tĩnh điện là nguyên tắc dao động của driver. Đối với loa tĩnh điện, driver dao động do biến thiên từ trường giữa 2 điện cực. Còn đối với loa mành điện động, driver dao động do dao động từ cuộn dây âm.

    Trước đây, còn một số hãng loa mành nổi tiếng khác như KLH (model 9) hay Apogee, đặc biệt là Apogee, từng được coi như không có đối thủ trong các dòng loa tĩnh điện, nhưng cho đến nay đều thất truyền. Một trong những cặp loa mành tĩnh điện nổi tiếng nhất trên thế giới là Quad ESL 57.

    Các bác cắm tai nghe và nghe thử âm thanh kỳ diệu của cặp Quad ESL 57 dưới đây:



    Mặc dù có tuổi đời già nửa thế kỷ, nhưng trung âm của cặp loa này thì nhiều dòng loa hi-end hiện tại vẫn chưa sánh được.​

    Ở Việt Nam về loa mành, có 3 nhà nhập khẩu, phân phối 3 thương hiệu phổ biến nhất trên thế giới hiện nay:

    - HMT: Quad
    - Audio Choice: Magnepan
    - Anh Duy: Martin Logan

    Trong 3 dòng loa kể trên, chỉ có Magnepan là loa mành điện động. Còn lại Martin Logan và Quad đều là loa mành tĩnh điện.
     
  7. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    MartinLogan

    MartinLogan là thương hiệu loa mành tĩnh điện được thành lập bởi hai nhà thiết kế Gayle Martin Sanders và Ron Logan Sutherland tại Mỹ từ cuối những năm 70. Song phải đến năm 1982, MartinLogan mới lần đầu ra mắt công chúng tại triển lãm CES (Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới được tổ chức hằng năm tại Las Vegas, Mỹ). Cũng phải mất tới 1 năm, tại CES 1983, MartinLogan mới có thể trình diễn như một sản phẩm hoàn thiện và ngay lập tức thu hút sự chú ý của các đại lý phân phối đồ hi-end trên thế giới. Sau hơn 30 năm phát triển, hiện MartinLogan được coi như một trong những thương hiệu loa tĩnh điện hàng đầu thế giới.

    [​IMG]

    Các đôi loa của MartinLogan không phải là loa tĩnh điện đơn thuần, mà là một hệ loa lai (hybrid). Loa sử dụng mành tĩnh điện để tái tạo dải trung và cao. Trong khi đó, dải trầm vấn sử dụng driver woofer nón như truyền thống, có gắn thêm ampli lắp trong. MartinLogan dùng tấm phim Mylar để làm màng rung, đặt giữa 2 điện cực có khả năng tạo ra dòng điện lên tới 10.000 volt. Khi chơi, phải cắm điện để cấp nguồn cho các điện cực, cũng như nguồn cho subwoofer hoạt động.

    Loa MartinLogan có âm thanh khá đặc biệt. Trung âm, và dải cao trong vắt, rộng rãi, khoáng đạt, tự nhiên và cân bằng. Trong khi đó, dải trầm lại mạnh và sâu không khác gì loa nén. Thật ra, Martin Logan vẫn sử dụng công nghệ thùng nén để tái tạo tiếng trầm. Khống với những dòng loa tĩnh điện, loa mành thông thường hay bị chê là đói bass, MartinLogan dư dả. Thậm chí, nếu phòng nghe nhỏ, kê đặt không chuẩn sẽ bị dội trầm.

    [​IMG]

    Điểm mạnh của MartinLogan là thiết kế đẹp, hiện đại, không đụng hàng và âm thanh kết hợp được giữa ưu thế của loa mành và ưu thế của loa nén. Ngoài ra, do phần trầm đã dùng ampli lắp trong nên MartinLogan khá nhẹ đánh, hoàn toàn có thể chơi đèn nếu muốn thưởng thức chất âm tubey.

    [​IMG]
    Màng Mylar (trong) nằm giữa 2 điện cực​

    Mặt hạn chế của MartinLogan là hai công nghệ driver bằng màng Mylar siêu nhẹ cho dải trung-cao và driver dạng nón cho dải trầm sẽ có những điểm chưa thực sự tương đồng về mặt tốc độ. Nên đôi khi, vẫn có thể cảm nhận được độ trễ về thời gian của dải trầm so với các dải trên. Để hạn chế tình trạng này, cần set-up phòng nghe và vị trí loa rất kỹ. Loa trầm cần không gian rộng để giải phóng năng lượng và tái tạo âm thanh. Nếu đủ khoảng trống, các woofer của MartinLogan sẽ hoạt động thoải mái, thanh thoát, không tạo cảm giác ì, trệ so với tốc độ vốn dĩ rất lớn của các driver ở dải trên.

    [​IMG]
    MartinLogan trong bộ dàn nghe nhạc của các audiophile​

    Một số dòng sản phẩm nổi tiếng của MartinLogan gồm Prodigy, Summit, CLX...

    Một điểm cần lưu ý khi sử dụng loa MartinLogan và không được để độ ẩm trong không khí quá cao, có thể tích tụ hơi nước trên các cực điện gây nên cháy chập. Để tránh hiện tượng này cũng rất đơn giản. Các bác có thể dùng máy điều hòa để ở chế độ khô, hoặc máy hút ẩm, chạy theo lịch trong những ngày độ ẩm cao, nhất là thời tiết miền Bắc.

    [​IMG]
    Cặp loa đầu bảng, mới nhất Neolith của MartinLogan​
     
  8. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    Magnepan

    Magnepan là loa mành điện động duy nhất trong số 3 thương hiệu loa mành chính thức có mặt ở Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Magnepan sử dụng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ lực để dịch chuyển driver chứ không dùng các tấm cảm ứng điện để tạo ra từ trường bằng cách đưa dòng điện hàng ngàn volt vào.

    Khi hoạt động, Magnepan cũng không cần phải cắm điện như các loa mành tĩnh điện mà nhận tín hiệu trực tiếp từ ampli như các loại loa điện động thông thường. Như vậy, không có hiện tượng cháy chập có thể xảy ra với Magnepan như trên các loại loa mành tĩnh điện (trong trường hợp sử dụng không đúng cách). Nói cách khác, Magnepan không chịu ảnh hưởng của thời tiết nồm, ẩm của Việt Nam.

    [​IMG]
    Magnepan 1.7​

    Tuy nhiên, theo năm tháng, các cặp loa Magnepan sau khi dùng trên 10 năm có thể xảy ra hiện tượng bong lớp keo dính driver trên các panel. Chỉ cần phết lại keo (tốt nhất nên tham vấn nhà phân phối hoặc email trực tiếp cho hãng về quy trình và loại keo) là loa lại hoạt động bình thường.

    Lật lại một chút về lịch sử, Magnepan chỉ vọn vẹn 45 năm tuổi đời. Nếu so với những tên tuổi loa mành cựu trào như Quad thì Magnepan vẫn thuộc loại… trẻ trai. Người sáng lập ra Magnepan, Jim Winey từng sở hữu một cặp loa tĩnh điện và bị thuyết phục hoàn toàn bởi chất lượng của thiết kế loa loại này. Ông quyết định dành thời gian để nghiên cứu, phát triển ra một loại loa tĩnh điện cải tiến. Năm 1969, ông lập ra Magnepan, sử dụng nam châm dạng dẹt, mỏng, tương đương với các cực cảm ứng điện của loa tĩnh điện.

    Sau gần nửa thế kỷ, tính đến thời điểm này, có hơn 200.000 cặp loa Magnepan đang hiện diện trên các phòng nghe trên khắp thế giới. Magnepan sử dụng 100% linh kiện và lao động tại Mỹ. Trước làn sóng hàng Trung Quốc đang có xu hướng thống trị, Magnapan đã có tuyên ngôn: "Made in America. Sold in China"!

    [​IMG]
    Magnepan 20.7​

    Về mặt công nghệ, Magnepan gần như hãng loa điện động duy nhất trên thế giới sử dụng tất cả các driver dạng mành và ribbon. Hiện Magnepan đang ứng dụng công nghệ Quasi Ribbon cho driver trung, trầm. Quasi Ribbon là thiết kề mành, mô phỏng ribbon. Với công nghệ ribbon, các lá nhôm siêu mỏng sẽ nhận dòng từ ampli và chuyển động trong không khí để tạo nên âm thanh, không có cuộn dây âm, không nón loa, không vành nhún, không thùng. Không có bất cứ chi tiết nào, ngoài ribbon. Còn với công nghệ Quasi Ribbon của Magnepan, chỉ đơn giản là màng ribbon được dán trên các tấm fim Mylar (màng polyexte siêu mỏng và siêu cứng). Thiết kế này cho phép Magnepan tái tạo âm thanh trên một dải tần rất rộng.

    Cả driver ribbon lẫn Quasi Ribbon của Magnepan gần như các điện trở đối với dòng tín hiệu từ ampli. Chính vì lý do này mà các cặp loa Magnepan đều cần những ampli có thể xuống thực được tới 4 Ohm, đồng nghĩa với việc dòng ra và công suất của ampli lớn. Điều này giải thích tại sao loa Magnepan thường đói công suất. Nếu không đủ, âm thanh sẽ rất bí, đặc biệt là dải trầm. Nhưng khi chơi với công suất lớn, khỏe khoắn, các cặp loa Magnepan sẽ thực sự “sống”.

    Thế mạnh về âm thanh của Magnepan là không gian trình diễn cực rộng. Một cặp Magnepan có khả năng tái hiện âm hình rộng tương đương với những cặp loa đắt gấp nó cả chục lần. Ưu điểm tiếp theo là tốc độ đáp ứng và độ động và độ chi tiết rất cao. Từng chi tiết nhỏ của bản ghi đều nảy lên trong không gian, không có âm thanh nào bị khuất lấp. Đặc điểm quan trọng nữa là tính tự nhiên, cân bằng trong âm sắc tái tạo. Magnepan không phải là dòng loa nịnh tai theo kiểu ấm, dẻo, dầy dặn và theo đều một lối trình diễn. Với nhạc cụ thuộc bộ đồng, bộ gỗ, nhạc cụ phím…, Magnepan có thể giúp người nghe dễ dàng phân biệt âm sắc đặc trưng. Cũng giống như những dòng loa mành khác, Magnepan có các hài âm tự nhiên rất dễ nghe mà người ta thường gọi là “êm” (smooth). Ngay cả khi chơi với âm lượng lớn thì âm thanh cũng không tấn công, mà nảy nở theo 3 chiều kích thước, tạo dựng sân khấu lớn ở quy mô của buổi biểu diễn thực (điều này rất dễ nhận thấy ở các cặp loa lớn, từ 1.7 trở lên).

    [​IMG]
    Magnepan 3.7​

    Dải trung và cao của Magnepan thường nhuyễn, dịu và giàu nhạc tính. Ngược lại, dải trầm không dễ đánh ra. Nhưng khi ghép đúng ampli (đủ dòng, đủ công suất) thì tiếng trầm của Magnepan cũng thật dễ chịu: bong, nảy, chi tiết. Nó không có độ dữ dội của loa nén, nhưng về độ chi tiết, âm sắc thì có phần tốt hơn, bởi thiên về tự nhiên, hơn là làm quá.

    Về phối ghép, như đã nói ở trên, Magnepan không thuộc diện khó phối ghép, chỉ đơn thuần là đói dòng và đói công suất. Cũng không nhất thiết phải ghép với những dòng power quá cao cấp. Chỉ cần những power loại bình dân nhưng đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật là Magnepan có thể hát đúng giọng. Muốn điều chỉnh tone của hệ thống theo ý muốn, người chơi có thể dùng pre-amp phù hợp. Thiết bị này sẽ quyết định nhiều đến tone giọng của màn trình diễn.

    Magnepan không phải không có nhược điểm. Với những cặp loa nhỏ như MMG hay MG12, có thể kê ần tường dưới 1m. Nhưng với những cặp lớn như 1.7 trở lên, bắt buộc phải kê cách tường trên 1m. Khi đó, âm thanh mới thật thoát, và tiếng bass mới bong. Nhược điểm thứ hai là thời gian chạy rà (burn in) của loa thuộc loại… siêu lâu. Trung bình mỗi ngày nghe từ 1-2 giờ, thì cũng phải mất đến trên 6 tháng Magnepan mới thực sự bung tiếng. Để rút ngắn quá trình này, theo em nên dùng CD burn-in loa chuyên dụng, bật trong khi đi làm, liên tục trong vòng nhiều tuần. Nhược điểm tiếp theo của Magnepan chính là việc đói công suất. Tìm được ampli công suất lớn cũng không quá khó, nhưng thông thường, không rẻ, ngay cả với ampli bình dân. Do đó, Magnepan có phương châm: “Bán loa rẻ để người chơi dành tiền đầu tư vào ampli”. Nhược điểm cuối cùng của Magnepan là thiết kế đơn điệu (với một số người lại là ưu điểm). Từ dòng loa nhỏ nhất, đến dòng lớn nhất là 20.7 cũng chỉ một hình khối, chỉ khác nhau kích thước.
     
  9. stereochannel

    stereochannel Advanced Member

    Joined:
    6/12/14
    Messages:
    160
    Likes Received:
    4
    QUAD

    Quad (ESL) là loa tĩnh điện toàn dải đầu tiên trên thế giới, do công ty Điện thanh Quad Electroacoustics, (Anh quốc) sau này là công ty sản xuất âm thanh Quad, giới thiệu vào năm 1957 . Chính vì thế mà cặp loa này còn có tên gọi Quad 57. Loa nom giống với một chiếc lò sưởi điện hơi uốn cong trên trục đứng. ESL nhận được sự ái mộ rộng rãi vì chất âm trong trẻo và chính xác, song vẫn có tiếng là không dễ đánh và khó bảo trì.

    ESL thế hệ cũ được sản xuất liên tục trong 28 năm, năm 1957 - 1985, được tạp chí Soud & Vision bình chọn là một trong những cặp loa quan trọng nhất của nền công nghiệp audio thế kỷ 20. Phiên bản ESL-63 ra đời năm 1981 được duy trì sản xuất tới năm 1999. Năm 2013, Quad duy trì hai dòng ESL 05 Series và ESL 12 Series.

    Trở lại cặp loa mang tính cách mạng Quad 57, Stereophile cho rằng dòng loa này được thiết kế dành cho những “người nghe nhạc kiểu cổ điển”, vốn nghe nhạc vì thích âm nhạc hơn là âm thanh. Quad giới thiệu dòng loa năm 1957 với giá 52 bảng Anh với niềm tin rằng hệ thống âm thanh này có thể chắt lọc được những giá trị của một bản ghi âm tốt, đồng thời hạn chế điểm yếu của những bản ghi kém chất lượng.

    [​IMG]

    Quad EL57

    Thiết kế loa theo phong cách tối giản, cạnh hơi uốn cong và mặt loa phẳng. Loa tĩnh điện Quad hay còn gọi là ESL theo ý đồ gọi tên của các nhà thiết kế thường được hiểu là loa Quad 57 và Quad 55. Kết cấu của loa gồm gồm khung đỡ bằng gỗ, màng loa, và hệ thống cấp điện. Mylar (hay vật liệu dẻo PETE) là vật liệu chính của các loa con. Loa có hai tấm cảm ứng điện đục lỗ với điện thế lên tới 10.000V, ở giữa hai tấm cảm ứng điện là một tấm màng rất mỏng, phủ bên ngoài bằng vật liệu dẫn điện nhẹ. Tín hiệu âm thanh được khuếch đại bởi một biến áp thiết lập chuyển động cho màng rung, tạo áp suất không khí hình thành nên âm thanh tới tai người nghe. Hai tấm cảm ứng điện có chu kỳ nạp-sả đối lập, nhờ đó màng chắn sẽ được kéo lại và đẩy đi luân phiên. Ở nguyên mẫu loa Quad, hai loa bass nằm “ốp” loa treble mang tới âm thanh toàn dải.

    Tấm màng chắn loa treble được chia nhỏ hơn thành các khu vực dành riêng cho midrange và tweeter. Loa midrange và tweeter vận hành riêng biệt và toàn bộ khu vực loa treble hoạt động ở điện áp thấp hơn, cụ thể là mức điện áp 6000 V của bass và 1500V của loa treble. Loa cần được cắm vào nguồn điện và sạc trước khi sử dụng. Lý do là bởi màng loa vận hành ở chế độ “sạc cố định” và cần thời gian để sạc đầy. Trong thực tế, loa có thể sử dụng được sau khi sạc điện gần nửa phút nhưng âm thanh sẽ dần tốt lên khi nạp điện đủ. Chất lượng đạt tốt nhất khi loa vừa được sạc đầy, thường khoảng kéo dài một tiếng. Điện chỉ dùng để sạc màng chắn loa, do đó lượng tiêu hao là không đáng kể.

    [​IMG]

    Quad 2905
    Thiết kế loa tĩnh điện loại bỏ được hai điểm yếu chính của loa thùng nén: hiện tượng sai âm và suy yếu tín hiện từ bộ phân tần. Bộ phân tần ở ESL chỉ có các con trở hoạt động với điện dung sẵn có của các tấm cảm ứng điện để đạt đáp ứng bậc 1. Do là loa lưỡng cực nên cả hai mặt của tấm cảm ứng điện đều mở và phát thanh trực tiếp vào không khí. Do đó, hiện tượng méo tiếng từd bộ cắt phân tần và dội âm do cộng hưởng thùng được giảm thiểu.

    Độ động cực cao và méo tiếng thấp là hai đặc tính nổi trội của loa tĩnh điện Quad. Để làm được điều này, màng loa chỉ dày 0,035 mm và nặng 3g, có thể dừng và chuyển động tức thì theo tín hiệu âm thanh với độ trễ cực thấp. Thiết kế của loa khiến khả năng định hướng phát âm cực kỳ tốt, và thực tế cho thấy nên đặt loa theo kiểu xay vào trục giữa hướng âm trực tiếp về phía người nghe.

    [​IMG]

    Sam Tellig, biên tập viên kỳ cựu của tờ Stereophile đánh giá rất cao chất lượng âm thanh của hai cặp loa tĩnh điện hiện thời của Quad là ESL 2805 và ESL 2905. Ông cho rằng, chúng gần như là những chiếc loa có âm thanh trong sáng, chuẩn xác và tự nhiên nhất hiện nay. Với công nghệ loa tĩnh điện, những chiếc loa tĩnh điện của Quad hiện đã tiệm cận tới âm thanh của những cặp loa lý tưởng. Chỉ với Quad, người ta mới có hứng thú nghe nhạc hàng giờ liền mà đôi tai không cảm thấy mệt mỏi, không bao giờ bị thêm nếm bất cứ tiểu tiết nào không có trong bản ghi. Và ngay cả ở mức âm lượng nhỏ thì những cặp loa Quad vẫn giữ được độ chi tiết hoàn hảo với đầy đủ kịch tính của bản nhạc.

    [​IMG]
    Quad ESL Series 12

    Tuy nhiên, Quad cũng có một số nhược điểm cố hữu của loa tĩnh điện. Trước hết, nó khá kén chọn ampli. Thứ đến, phải cẩn trọng trong quá trình sử dụng, tránh tình trạng thời tiết nồm, ẩm gây cháy chập loa. Nên sử dụng điều hòa khô hoặc máy hút ẩm trong điều kiện thời tiết bất lợi.
     
    Iluxman likes this.

Share This Page

Loading...