cái khó của tấm này là... chờ... chờ ... và đợi. em không xem thông số nhưng đồ rằng tấm này chụp tốc 1/1000s với ánh nắng sáng sớm như thế.
Em xin có mấy lời bình: 1. Về bố cục, em thấy OK. Khiếm khuyết ở chỗ cái bóng chưa có đầy đủ. 2. Về màu sắc, em thấy hình như do ảnh bị under-exposure, có tác dụng làm nổi bật chiếc quạt, nhưng lại làm cho ánh nắng có vẻ hơi bị gắt. Xem ảnh không thấy khỏe. Nhất là cái gốc cây thấy tối hù, chẳng biết là gốc cây hay thùng rác. 3. Lỗi sàn dốc có thể là ý đồ của tác giả để tạo sự sống động cho việc luyện tập. Nhưng giải phân cách giữa bãi cỏ và vỉa hè xỉa ngang người mẫu thì không ổn, mất sự khỏe khoắn của người mẫu. Em có vài lời cho vui. Đừng nói em chẳng show ảnh mà cứ bình. Em chẳng chụp được như bác đâu. Nhưng em đóng vai trò là nhà phê bình cho bác. Chứ bác chụp ảnh mà không có người phê bình thì buồn chết, nhỉ. Mà chẳng ai nói ông phê bình văn học thì phải có tác phẩm văn học, ông bình luận bóng đá phải là cầu thủ giỏi... cả, phải không bác?
Tấm này ánh sáng khá độc, em nghĩ hoài không ra... có lúc em nghĩ là đèn flash ( nếu vậy là quá siêu rồi ) còn ánh sáng lúc sáng sớm thì cũng khó bắt ở tốc độ 1/1000. Hay là áng sáng đèn đường neon Thôi để tác giả tiết lộ bí mật. Nhân vật tạo dáng đẹp, Bác giahuy bố cục rất khéo, nhấn chủ để bằng cả bố cục ( ngay điễm mạnh của tấm ảnh ) lẫn màu sắc ( màu đỏ rực trên nền xanh đen sẫm ). Bóng trãi dài trên sàn gạch tạo thế cân bằng âm dương nhìn rất hợp lý.
nếu bác nhuthung để ý sẽ thấy phần cỏ phía trước mặt mẫu có ánh nắng xuyên qua. màu xanh cỏ khá tự nhiên cho thấy đây là ánh nắng chứ không phải đèn neon. ta không bàn đến mẫu tập thể dục tại công viên lúc sáng sớm vì đây là yếu tố ko chính quy. bóng nắng nghiêng như vậy có thể là sáng sớm hoặc chiều tà. nếu chiều, ánh nắng khuynh hướng màu hồng cam, màu hồng cam cộng với màu lục sẽ ra màu hướng vàng. cỏ lúc này vẫn xanh lục rất đẹp. tác giả đo sáng ngay bóng nắng nên phần sân có nắng là đủ sáng nhất. đây là ánh sáng trời khoảng lúc 6-7g nên khá mạnh nên tốc độ 1/1,000s (hoặc 1/500) là hợp lý. với tốc độ này ta mới thấy được bóng đen của bóng và cái nền sân còn khá tối. bác ead bình khá hay. nếu chụp góc rộng hơn... ảnh sẽ đẹp hơn. và điều cuối là.... cái sân bị nghiêng ... tấm hình bớt đẹp.
Tấm này chụp vào khoảng 6 giờ mấy gần 7 giờ sáng. Tôi và bác Tranman cũng có tham gia chụp khoảnh khắc này, xem như là bài tập chụp ngược sáng. Tôi chụp theo bố cục dọc, giờ xem lại tấm bố cục ngang của bác Giahy thấy thích hơn. Để lát nữa rãnh sẽ post hình cho các bác xem. Bác Tranman cũng post lên luôn nha.
Em lại thích tấm này hơn tấm của bác giahy, tiền cảnh, hậu cảnh đường dẫn rõ ràng hơn xem cũng đỡ bị phân tán hơn, hình như bác crop hơn chặt tay quá. Bác burn góc cũng khéo hơn nữa , bác giahy burn theo hơi hướng nghệ sĩ quá ạ :mrgreen:
E xin phép được bình bức "Tuổi thơ" _ bố cục chặt, góc chụp và ánh sáng rất đẹp, rất "good" nhưng có 2 điểm đáng tiếc khiến nó chưa thành "great". Một là khoảng rõ quá mỏng khiến phần chân em bé ở tiền cảnh bị nhòe nhìn rất ... nhức mắt, với bức ảnh này, nét cả chân lẫn mặt sẽ hay hơn (đó là e cảm nhận thế thôi, chứ chưa chắc e làm được đâu nhé :lol: ). Hai là nét mặt và ánh mắt của em bé không ăn khớp với tựa đề nên... tựa đề có vẻ hơi khiên cưỡng (đâu phải cứ chụp em bé là thành tuổi thơ đâu nhỉ? :roll: )
Vâng. Em đã sửa lại tên hình thành "Em bé gái" cho nó phù hợp rồi. Còn khoảng rõ thì em chịu không sửa được bác ơi Cảm ơn bác nhiều.
Tên tác phẩm hay thế mà sau Bác giahy lại sữa vậy, tuổi thơ hồn nhiên, tuổi thơ bay bổng... rất hay Tấm này mà em chụp chắc có nước out luôn cả khuôn mặt. Khẩu độ mở để xóa font, chuyển động nhanh... chụp mà nét hết mới lạ. có chụp ảnh trẻ em rồi mới biết khó ...
@bác nhuhungphoto: Từ "tuổi thơ" thì rất hay nhưng vẻ mặt em bé không cho thấy rõ sự bay bổng hồn nhiên vui vẻ ấy nên e mới nói nó không hợp. Đúng là chụp trẻ em + chuyển động rất khó. Nhưng trong 1 số tình huống ta vẫn có thể phân tích rút kinh nghiệm để làm tốt hơn cho lần sau mà . Theo em, bác giahy khi chụp em bé chơi xích đu đã quan sát trước 1 lúc và chọn góc chụp, rồi đợi đến lúc xích đu lên đến đỉnh mới bấm máy, khi đó ta sẽ có 1 khoảnh khắc xích đu đứng yên trước khi rơi xuống lại, và cái đỉnh này là hoàn toàn có thể đoán trước được nên sẽ có thời gian để suy tính điều chỉnh thông số máy ảnh. Thêm vào đó, nếu bác chịu khó nghiên cứu và thực hành sâu thêm tí nữa bác sẽ nắm được thông số về khoảng rõ nét của 1,2 khẩu độ thường chụp khi xóa phông (ứng với vài cự li hay chụp) trên ok của mình, kết hợp với quy tắc là: khi bác lấy nét vào 1 điểm thì khoảng rõ tương ứng của ảnh sẽ có 1/3 nằm ở phía trước điểm lấy nét và 2/3 nằm phía sau điểm lấy nét. Như vậy, có những lúc ta không cần canh nét vào đúng khuôn mặt mà lại canh nét vào 1 điểm nào đó phía trước 1 tí (đầu gối chẳng hạn) nhưng vẫn đạt được hiệu quả mong muốn. Bác giahy lên tay rất nhanh, em tin là chẳng mấy chốc bác sẽ thể hiện được hết những gì bác ý muốn. Còn em thì chỉ phân tích về lý thuyết cho vui thôi, chứ bây giờ em xách máy đi chụp còn thua bác ý xa (văn ôn võ luyện mà) :lol:
việc khoảng lấy nét chính xác là tùy vào ống kính, khẩu độ và khoảng cách từ vật chụp và máy ảnh. ví dụ ống Micro cho phép lấy nét chính xác đến từng cm. kế đến là ống Tele, sau cùng là ống Zoom. khẩu mở càng lớn, khoảng lấy nét chính xác càng hẹp. đứng càng gần mẫu, độ lấy nét chính xác càng ngắn đi. em bị cái này mấy lần rồi nên kinh nghiệm lắm. ống kính e toàn MF thôi, canh chỉnh xong xuôi, ngồi chơi và chờ bố cục đẹp vì mẫu baby xoay người dữ quá... shoot, out nét thay vì nét vào mắt, thì nét ngay cái lỗ tai...
Cái này hình như gọi là Hyperfocal Khi bạn lấy nét vào điểm xa vô cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến một khoảnhg cách nào đó trước ống kính. Khoảng cách không rõ nét trước ống kính khi bạn lấy nét ở vô cực gọi là Hyperfocal. Sau khi xác định được khoảng hyperfocal bạn lấy nét lại vào khoảng cách đó. Lúc này độ sâu trường ảnh DOF sẽ bắt đầu từ giữa khoảng hyperfocal đến vô cực. Thực tế đây là DOF lớn nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên bạn phải lưu ý rằng khoảng cách hyperfocal này không cố định mà phụ thuộc vào khẩu độ ống kính. Ở mỗi F-stop thì khoảng cách hyperfocal đều khác nhau. Như vậy trong trường hợp chụp hình cần lấy dof thật rộng, hình rõ nét trong phạm vi lớn nhất thì bạn sẽ lấy nét vào khoảng cách hyperfocal kết hợp với đóng nhỏ độ mở ống kính lại.
Em thấy bác chụp lên tay quá nên không dám bình ảnh, chỉ có cái tên thì em thích đặt là "Chém gió" hơn :wink:
Hoa gì mà không thấy Nụ , thấy Búp gì hết... :lol: Nở tè lè hết , nhìn hoa nở là Em nghỉ nó sắp tàn .. Màu rất đẹp , nhưng em vẩn thích Búp và Nụ cơ.... :lol: