Tổ chim hoang và những xẻ chia. Phần 2: Các thể loại và dải tần âm thanh trong audio

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by Wildbird, 28/1/20.

  1. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.094
    Likes Received:
    1.077
    Vâng bác Chim. Nhưng audio nó bao la mà thời gian ta hữu hạn nên cái gì cũng đào bới sâu quá e rằng tổn thất khác sẽ to ra chăng. Còn về tìm hiểu thì ai chơi nhạc cũng tìm hiểu thôi (tìm hiểu về khoa học, hoặc trải nghiệm sàng lọc, đi nghe nhạc live, đọc các sách về bình luận âm nhạc, nói chuyện cùng nhạc sỹ, tự học chơi nhạc cụ,...) , tùy mức độ, tùy vào vấn đề cụ thể mà ta tìm hiểu. Cái gì cũng bới dễ sinh ra một mảnh ruộng trồng toàn cây "cỏ"
    Suy nghĩ cá nhân e thôi nhé bác.
     
  2. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Vâng, ai cũng có một giới hạn nhất định trong mọi lĩnh vực không chỉ riêng về audio. Cho nên, càng dành thời gian nhiều cho audio thì giới hạn đó sẽ ngày càng ít đi hoặc ngày càng xa hơn và sẽ vỡ ra những gì không hẳn trước đó ta đã cảm nhận là đúng hay sai. Từ đó, sẽ rút được kinh nghiệm để lại đi vào một con ngõ cụt mới rồi tìm cách thoát ra rồi lại vào con ngõ cụt mới nữa, rồi lại ...., cho đến khi ta có được nhiều kinh nghiệm hơn để tạo ra lối đi cho riêng mình.

    Thời gian cộng với sự khiêm tốn tìm tòi học hỏi sẽ giúp ích cho ta rất nhiều trong việc thể hiện công cuộc tái tạo âm thanh cho bộ dàn của riêng mình.
     
    mtbc and lethanhngoc like this.
  3. November_Rain

    November_Rain Advanced Member

    Joined:
    17/1/11
    Messages:
    1.879
    Likes Received:
    593
    Chính xác đó là cảm nhận về áp suất thay đổi, mà da ông nào phải cực kỳ nhạy mới cảm được.

    Sóng âm chia thành 2 loại: Dạng đứng và dạng ... nằm ngửa :D E vui tí thôi. Cụ chim cụ ấy cho e xem clip này, thấy hay nên e share lại giúp vì cụ chim đang bận ... chụp chim :D



    E nghĩ, xét về mặt cấu trúc và logic như bác chỉ, điều đó là chuẩn (không có nơi nhận, hoặc nơi nhận đóng cửa - ốc tai, thì mấy ông đang hóng đằng sau - não bộ, dây thần kinh, ... đều chả biết tí gì cả, nên tất nhiên, sẽ không có chuyện nổi da gà - xúc giác nữa).
     
  4. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.094
    Likes Received:
    1.077
    Áp lực k khí do tiếng bass nó cùng nhịp với tiếng bass nó giúp ta tiếp nhận bài hát rõ ràng hơn. Ca sỹ, nhạc công khi biểu diển họ thường nhún nhảy, uống éo đủ kiểu như vậy trình diễn nó mới tới đc :D:D. Sau này lớp trẻ còn thích dùng thị giác để nghe nhạc, các bạn trẻ hoàn toàn k sai.
    Khi gặp bài hát hay ta vẫn thường đồng điệu gõ tay, nhịp chân theo phách đó mà. Xúc giác có thể k là thính giác nhưng nó là tri giác giúp ta nghe nhạc thấy hay hơn, đồng điệu hơn.
    Mà nghe nhạc đâu chỉ thính giác, xúc giác, các cụ còn nhẩm trà, nhẩm rượu, kéo 1 phát ống điếu cơ mà. vị giác luôn nhé. :p:p
     
    Wilson Fans and mtbc like this.
  5. Wilson Fans

    Wilson Fans Advanced Member

    Joined:
    14/9/07
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    1.357
    Location:
    TPHCM
    Yes,đây là cảm nhận tổng hợp nhiều giác quan. Karaoke gác tay phê hơn Karaoke chay,kkk !
     
    Ninjabolt and lethanhngoc like this.

Share This Page

Loading...