Tổ chim hoang và những xẻ chia. Phần 2: Các thể loại và dải tần âm thanh trong audio

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by Wildbird, 28/1/20.

  1. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    2.2.3. Độ mạnh (cường độ): Là độ vang to hay nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào sức mạnh những di chuyển dao động, tức là phụ thuộc vào tầm cữ dao động của nguồn phát âm. Không gian trong đó diễn ra các dao động gọi là biên độ dao động. Biên độ dao động càng rộng thì âm thanh càng to và ngược lại. Đơn vị để đo cường độ âm thanh là Decibel (viết tắt dB).
     
  2. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    2.2.4. Âm sắc: Là khía cạnh chất lượng của âm thanh, là màu sắc của nó. Để xác định đặc điểm của âm sắc, người ta sử dụng những tính từ thuộc các lĩnh vực cảm giác khác nhau. Ta biết rằng mỗi nhạc cụ hoặc mỗi giọng hát đều có âm sắc riêng. Cùng một âm thanh có cao độ nhất định, ví dụ như cùng một nốt nhạc, nhưng do các nhạc cụ hay giọng hát khác nhau phát ra thì đều có một màu sắc riêng. Sự khác biệt của âm sắc tuỳ thuộc vào thành phần những âm cục bộ mà mỗi âm thanh đều có. Và chính âm sắc đã giúp cho người nghe phân biệt được loại nhạc cụ nào hay giọng hát của ai đang phát. Sự khác nhau về màu sắc âm thanh được tạo ra bởi đường biểu diễn khác nhau của dao động âm thanh.
     
    kenzoman likes this.
  3. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Ngoài ra, ta còn phải xét đến một đặc tính của âm nhạc nữa là họa âm (bồi âm, hài âm) như sau:
    + Những nghiên cứu về các âm thanh phát ra từ nhạc cụ hoặc giọng hát, tiếng động vật… cho thấy những âm này không phải là các đơn âm mà chúng là tổ hợp gồm âm chính và nhiều hài âm kết hợp vào nhau. Điều này chứng tỏ, tùy thuộc vào nguồn âm thanh mà các sóng thành phần của âm sẽ khác nhau.
     
  4. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    + Họa âm hay còn được gọi là bồi âm, hài âm là những âm có tần số cao hơn tần số cơ bản của một âm. Khi có một nhạc cụ phát ra âm có tần số f0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f0; 3f0; 4f0… có cường độ khác nhau. Khi một sợi dây đàn dao động thì tự nó chia ra thành nhiều phần bằng nhau và cùng rung lên. Những âm này có độ cao khác nhau vì dao động của các làn sóng tạo ra chúng có tốc độ khác nhau. Âm có tần số f0 gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất. Các âm có tần số 2f0; 3f0; 4f0… gọi là các họa âm thứ hai, thứ ba, thứ tư… Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau, tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó. Tuy nhiên, tai người chỉ nghe được âm thanh do dao động của toàn bộ dây đàn, còn những âm này không nhận thấy được và được gọi là họa âm. Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm nói trên, chúng hòa vào nhau tạo ra những âm sắc đặc trưng cho từng loại nhạc cụ cũng như tiếng nói, tiếng hát của con người và tiếng kêu của động vật. Phổ của cùng một âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau.
     
    Ninjabolt and Satuki like this.
  5. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Hôm nay, em xin giới thiệu đến dĩa Jazz At The Pawnshop, một trong những chương trình nhạc jazz kinh điển không thể thiếu trong bộ sưu tập dĩa, để hiểu thêm về âm thanh và âm nhạc cũng như sơ bộ một số khái niệm khác có liên quan sẽ được giới thiệu trong các phần sau. Album này cũng được nhiều audiophile đánh giá là bản thu jazz hay nhất thế kỷ 20.
     
  6. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Thông tin về bộ dĩa này có rất nhiều trên mạng, trong VNAV cũng có nhiều topic nói về bộ dĩa này hay có thể tham khảo trong trang https://en.wikipedia.org/wiki/Jazz_at_the_Pawnshop để hiểu thêm về bộ dĩa này
     
  7. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Em xin tóm tắt một số nội dung chính để các bác tiện theo dõi như sau:
    + Jazz at the Pawnshop là bản thu âm nhiều lần được thực hiện bởi Gert Palmcrantz - kỹ sư, vào ngày 6/12/1976, tại Jazzpuben Stampen (Pawnshop – Jazz club) ở Stockholm, Thuỵ Điển. Bộ dĩa được sản xuất bởi Jacob Boethius - nhà sáng lập Proprius Records, được phát hành rất nhiều lần dưới dạng dĩa LP và CD với nhiều phiên bản khác nhau.
     
  8. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    + Bộ dĩa này được các nhạc công chơi bằng các nhạc cụ:
    Arne Domnérus – Alto Saxophone & Clarinet
    Bengt Hallberg – Piano
    Lars Erstrand – Vibraphone
    Georg Riedel - Contrabass
    Egil Johansen – Drums
     
  9. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bộ này có nhiều phiên bản, nhưng rất tiếc là em chỉ có phiên bản 2 dĩa CD (fake), nên sẽ có khác biệt với nhiều bộ dĩa khác, mời các bác tham khảo tạm dĩa Jazz At The Pawnshop – vol. 1, như hình, gồm 9 bài:
    1. Limehouse Blues
    2. I’m Confessin’
    3. High Life
    4. Jeep’s Blues
    5. Lady Be Good
    6. Take Five
    7. Everything Happens To Me
    8. Barbados
    9. Stuffy

    DSC00004.JPG
    DSC00005.JPG
     
    Mountaineer likes this.
  10. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Như đã biết, bộ dĩa này được thâu nhiều lần tại trong thập niên 70s, tại một quán bar ở Thuỵ Điển. Lúc đó khái niệm thâu live chắc chưa thịnh hành như bây giờ vì nhiều lý do trong đó có 2 lý do chính là kỹ thuật thâu và thiết bị thâu còn rất sơ khai và hạn chế nên chưa có trình độ cao như bây giờ. Vậy mà chỉ với một số ít máy móc, thiết bị thâu thô sơ ngày ấy mà đã đạt được một bộ dĩa nhạc mà ngày nay nhiều dĩa nhạc khác chưa sánh được. Do vậy, bộ dĩa nhạc được nhiều người công nhận và đánh giá rất cao, cũng như đã mở hướng đi mới để làm cơ sở phát triển cách thâu live như bây giờ.
     
  11. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Và, một trong những cái hay của bộ dĩa nhạc này là người nghe được sống và hoà mình vào từng nốt nhạc mà không hiểu tại sao lại thế. Âm thanh trung thực, truyền cảm và sống động phát ra từ từng nhạc cụ, từng tiếng động âm thanh làm cho người nghe cảm thụ được âm hình cũng như sân khấu âm thanh của bản nhạc như thế nào. Các bản nhạc đều rất có nhạc tính, tách bạch, chi tiết, không rối rắm, có cao trào, lớp lang. Mỗi bản nhạc bằng cách này hay cách khác đã hấp dẫn và lôi kéo người nghe tự động đi vào trong từng nốt nhạc và hòa mình vào các giai điệu du dương ấy.
     
  12. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Về mặt âm thanh, có cả hai loại âm thanh có tính nhạc và không có tính nhạc được thâu tại chỗ nên nghe có vẻ hỗn độn. Âm thanh có tính nhạc được phát ra bởi các nhạc cụ saxophone, piano, vibraphon, contrabass và trống được chơi bởi các nhạc công nêu trên. Còn âm thanh không có tính nhạc gồm tiếng nói chuyện, tiếng ly va chạm, tiếng cửa đóng mở, tiếng dọn ly và tiếng vỗ tay.
     
  13. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Thoạt đầu, bản thu khi nghe ở phần mở đầu có vẻ bị nhiễu từ các tiếng động khác ngoài âm nhạc (hay được gọi là âm thanh không có tính nhạc) như tiếng người nói, ly chạm, tiếng cửa,... làm cho âm thanh có vẻ hỗn độn. Mặc dù các âm thanh không có tính nhạc này không được nhiều nghệ sĩ hay nhạc sĩ đánh giá cao và ít được đưa vào bản nhạc, nhưng chính các tiếng động này góp phần làm cho âm hình của bản nhạc thêm rõ ràng và chi tiết để hình hóa âm thanh (hay gọi là âm hình). Và cũng chính các âm thanh không có tính nhạc có vẻ không nên đưa vào nội dung của bản nhạc lại giúp chỉ rõ đây chính là một quán bar chứ không phải nơi nào khác. Do vậy, ta có thể nghe và cảm thấy được từng loại nhạc cụ đã cho âm thanh tách bạch từng vị trí trên sân khấu xen lẫn vào đó tiếng người nói cười, cụng ly, vỗ tay, .... tái hiện thành một sân khấu âm thanh hoành tráng, lớp lang, rộng rãi và tất cả đều thể hiện rõ ràng, to nhỏ theo từng điệu nhạc và không xén bớt một loại âm thanh nào cả.
     
  14. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Từ đó, ta có cảm giác âm thanh phát ra từ bản nhạc thật sống động, thật thu hút và truyền cảm khi được khi tái hiện lại những hình ảnh rất cụ thể và rõ ràng của một ban nhạc đang chơi trong một quán bar. Và, chính bản thân ta cũng đang có mặt tại nơi này để hoà mình vào không gian ấy và cảm nhận từng nốt nhạc đang lắng đọng và truyền cảm ở nơi này.
     
    Last edited: 6/2/20
  15. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Nói đến âm hình, dựa theo các âm thanh trong bản nhạc thì ta có thể vẽ lại khán phòng để có thể hình dung lại không gian của quán bar cũng như vị trí của từng người thông qua các âm thanh có trong bản nhạc
    * Không gian:
    + Quán có kích thước dài khoảng 6m, rộng 8m
    + Kích thước của sân khấu dài khoảng 4,5m, rộng 4,5m và cao khoảng 20cm
    + Quầy bar dài khoảng 2m, cách xa ngươi nghe khoảng 3m
    + Có khoảng 4 cái bàn trước sân khấu
    + Cửa ra vào nằm ở bên trái, phía xa người nghe
     
  16. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    * Vị trí:
    + Người nghe ngồi ở giữa trên sân khấu, sát tường hậu
    + Ban nhạc đứng trên sân khấu (so với vị trí người nghe):
    + Trống: Cách xa khoảng 4,5m, ngay mép sân khấu bên phải và lệch khoảng 60 độ. Bộ trống sử dụng 2 sympal đặt hai bên phải và trái của tay trống.
    + Kèn: Đứng rất gần bên trái người nghe, lệch trái khoảng 2m, hướng thổi kèn là quay ngang, thỉnh thoảng quay lệch về phía sau thổi phè phè vào mặt người nghe
     
    guile likes this.
  17. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    + Contrabass: Đứng xoay ngang bên trái ở phía xa, khoảng 1/3 sân khấu
    + Piano: Đứng bên trái và ở giữa kèn. Đàn được đặt nghiêng 45 độ hướng về tường trái.
    + Vibraphone: Đứng gần ở giữa, lệch phải một chút, nằm giữa tay piano và kèn, xoay 50 độ hướng về tường hậu.
     
    Last edited: 6/2/20
  18. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    + Số lượng khán giả không được nhiều do tiếng vỗ tay ít. Thông qua tiếng vỗ tay và các tiếng động khác cho thấy một số khán giả ngồi ở các bàn ở trước mặt ban nhạc, cách xa người nghe khoảng 6m, đang uống rượu vang đỏ. Số khác đứng ở quầy bar uống bia và số còn lại đứng hai bên cánh gà của sân khấu. Có thể số khán giả này ít hơn tổng khán giả của 3 nơi do tiếng vỗ tay không cùng rộ lên ở tất cả các vị trí này. Ban đầu họ ngồi ở bàn, có thể sau đó di chuyển qua quầy bar, rồi tiến đến hai bên cánh gà và trở lại các vị trí kia.
     
  19. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Từ các phân tích trên cho thấy, album Jazz At The Pawnshop được rất nhiều audiophile đánh giá là "bản thu jazz hay nhất thế kỷ 20" là có cơ sở rõ ràng và chuẩn xác.
     
    Last edited: 6/2/20
    Chienlc and ngô Tấn Phong like this.
  20. Kavat

    Kavat Advanced Member

    Joined:
    29/10/19
    Messages:
    203
    Likes Received:
    135
    Em tưởng CD chỉ mới có từ 1980
     
  21. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bác tưởng đúng chứ đâu sai, vì lúc đó người ta thu bằng băng từ. Sau đó, sao chép qua LP và mãi về sau nữa mới sao chép qua CD
     
  22. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    373
    Likes Received:
    662
    Location:
    Hà Nội
    Bài viết của bác Chim cực kỳ thú vị và chính quy với người nghe và yêu âm nhạc một cách nghiêm túc. Có thể nhiều bác thích các chủ đề liên quan đến loa, amply, nguồn phát, dây dợ, review v.v... Nhưng nếu chưa có kiến thức "thẩm âm" hoặc ngấm được nét "tinh hoa" của tác phẩm âm nhạc, sao biết được bản nhạc hay, dở, thiết bị phát huy được tối ưu chưa, hay nói gọn là "mơ hồ trong đống thiết bị audio".

    Em rất thích cách trình bày của bác, có thể qua âm nhạc mường tượng bác là người rất điềm đạm, tinh tế và lãng mạn, cuộc chơi đến với âm nhạc của em cũng có chút dư vị như vậy. Năm mới chúc bác luôn thanh thản, bình an và hạnh phúc.

    Rất vui được quen và giao lưu với bác.
     
    nchanhtrung and ngô Tấn Phong like this.
  23. ngô Tấn Phong

    ngô Tấn Phong Advanced Member

    Joined:
    6/5/19
    Messages:
    391
    Likes Received:
    1.262
    Năm mới chúc Bác chủ mạnh khỏe, Gặp nhiều may mắn> E vừa nghe trên Tida> Đang thử nghe Âm hình> Chắc dàn còi quá> Nghe lại nhiều. Cảm ơn Bác Chủ cho một số trải nghiệm về Âm thanh> E hóng tiếp>>
    https://tidal.com/browse/track/10737795
     
    nchanhtrung likes this.
  24. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Hay quá cụ ! Rất rõ ràng, dễ hiểu . Thank nhiều .
     
    nchanhtrung likes this.
  25. thai64

    thai64 Advanced Member

    Joined:
    10/12/10
    Messages:
    3.661
    Likes Received:
    1.354
    @ Đọc những bài viết của Chim Hoang, từ những định nghĩa, khái niệm về âm...thấy có nội dung, câu từ, giống như bài viết của một tác giả nào đó - (Phần chữ mầu tô đỏ ).

    Người đọc lấy ví dụ:
    Nội dung bài viết của bác Chim đăng trong VNAV (phía trên) và đoạn văn sau :

    " Họa âm là gì.

    Họa âm hay còn được gọi là bồi âm, hài âm là những âm có tần số cao hơn tần số cơ bản của một âm. Khi có một nhạc cụ phát ra âm có tần số f0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f0; 3f0; 4f0… có cường độ khác nhau.

    Âm có tần số f0 gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất. Các âm có tần số 2f0; 3f0; 4f0… gọi là các họa âm thứ hai,thứ ba, thứ tư… Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau, tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó.

    Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm nói trên, chúng hòa vào nhau tạo ra những âm sắc đặc trưng cho từng loại nhạc cụ cũng như tiếng nói, tiếng hát của con người và tiếng kêu của động vật. ...".

    Kết luận của bạn đọc ! Dòng chữ có mầu đỏ có phải cùng một tác giả ?.

    Người đọc rất băn khoăn nếu là::)
    " Định nghĩa có vai trò quan trọng trong khoa học là bộ phận cơ bản trong mọi lý thuyết khoa học.
    Định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra từ những thuộc tính khác "

    Người viết cần thực hiện đúng Nội quy của VNAV...

    NỘI QUY CỦA VNAV nêu rõ tại điều 9:

    " 9. Tôn trọng bản quyền tác giả. Khi sử dụng, trích dẫn hoặc dịch tài liệu từ một nguồn khác, cần dẫn nguồn, chú thích rõ ràng về tác giả, xuất xứ tài liệu gốc. ".
     
    Last edited: 7/2/20
    Wildbird and kenzoman like this.

Share This Page

Loading...