Tổ chim hoang và những xẻ chia. Phần 2: Các thể loại và dải tần âm thanh trong audio

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by Wildbird, 28/1/20.

  1. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Còn hai trống con thì cho tiếng thanh hơn, không hoành tráng như tiếng trống đại, có nhiệm vụ làm tiếng trống nền cho tiếng trống đại phát huy uy lực của mình.

    Riêng sân khấu để trình diễn thì chắc còn rộng hơn nhiều khi so với vị trí đặt các trống. Do đó, không gian của sân khấu cũng như âm hình của bản nhạc này được tái tạo là khá rộng lớn.
     
    Last edited: 8/2/20
  2. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Tuy nhiên, cũng có gì đó sai sai khi ta nghe được tiếng trống đại với mặt trống lớn đến gần 4 mét mà trong thực tế chỉ lớn tối đa là 2,4 mét vì ... bói đâu ra cái thân cây nào có đường kính trên 4 mét để làm trống đây?

    Thôi thì,... thôi vậy. Nghe sao,... mô tả vậy.
     
    Last edited: 8/2/20
    nvss likes this.
  3. ngô Tấn Phong

    ngô Tấn Phong Advanced Member

    Joined:
    6/5/19
    Messages:
    391
    Likes Received:
    1.262
    Wildbird likes this.
  4. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    ngô Tấn Phong likes this.
  5. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    2.2. Âm trung:

    Âm trung là dải tần số phổ biến nhất trong tự nhiên nên đôi tai ta nhạy cảm nhất và cũng đánh giá khá chính xác ở dải tần số này. Con người cảm nhận được âm trung tại phần giữa của ốc tai. So với âm trầm, tai người nhạy cảm nhiều với âm trung hơn.
     
  6. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Từ ngàn xưa, khi con người còn chưa biết đến âm nhạc là gì thì tiếng âm trung đã tồn tại, đó là những âm thanh quen thuộc quanh chúng ta như: tiếng người nói, tiếng lá cây xào xạc, tiếng thú kêu, tiếng suối róc rách, phần lớn âm thanh của các nhạc cụ,…

    Chính J. Gordon Holt – cha đẻ của bộ môn đánh giá thiết bị âm nhạc - đã từng phát biểu: “Không có tiếng mid, âm nhạc không là gì cả” để nói lên mức độ rất quan trọng của âm trung trong âm nhạc.
     
    Last edited: 10/2/20
    ngô Tấn Phong likes this.
  7. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Dải âm trung có tần số từ 250Hz – 2.000Hz (một số tài liệu khác thì cho rằng dải tần trung sẽ từ 500Hz-2.000Hz hoặc khác hơn) nên sẽ có sự nhập nhằng và trùng lắp trong khoảng tần số từ 250Hz- 500Hz giữa low mid và upper bass khi so sánh nhiều tài liệu khác nhau. Do vậy, khá khó để phân định cho chính xác dải tần trung nằm ở khoảng dải tần nào là phù hợp vì còn tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người khi phát biểu.
     
    Last edited: 10/2/20
  8. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Với dải âm tần từ 250Hz – 2.000Hz thì âm trung cũng được chia nhỏ ra thành các loại âm trung con, gồm:
    + Trung trầm (lower midrange): 250Hz - 500Hz
    + Trung (middle midrange): 500Hz – 1.000Hz
    + Trung cao (upper midrange): 1.000Hz – 2.000Hz
     
    Last edited: 10/2/20
  9. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Âm trung cũng là âm chủ yếu tạo nên hiệu ứng về màu sắc cho âm nhạc vì đa phần các âm thanh trong bản nhạc đều nằm ở dải trung. Tuy nhiên, để có được âm trung hay thì âm trung cần phải có độ chi tiết cao, cân bằng, nhẹ nhàng, mượt mà và dầy tiếng nhằm tăng tính rõ ràng của các loại nhạc cụ và giọng hát của ca sĩ củng các loại tiếng động khác phụ họa.
     
  10. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    So với 2 dải âm trầm và âm cao thì âm trung là quan trọng nhất vì gần như tất cả các âm thanh trong tự nhiên hoặc trong bản nhạc đều tập trung vào dải trung, cái dải mà tai người nghe được rõ và tốt nhất. Chính vì thế mà hầu hết các nhà sản xuất đều tập trung khai thác tối đa dải trung cho thiết bị audio của mình. Một trong các lý do đơn giản khi khai thác dải trung trong các thiết bị audio là rất dễ làm do tự nhiên đã quy định như thế.
     
  11. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Tuy nhiên, cái gì dù có quan trọng hoặc hay đến đâu nhưng lại thừa mứa, kiếm được dễ dàng thì tự nhiên sẽ không được đánh gía cao.
    Ví dụ như trong một dĩa nhạc đang chơi đều đều, nghe âm điệu ở phân khúc dải trung, nghe thì hay đấy nhưng nghe liên tục nhiều bài như vậy thì tự nhiên cảm thấy buồn ngủ, chỉ muốn tắt máy, không muốn nghe nữa. Bất chợt, đến một bản nhạc nào đó có một tiếng trống đại tạo nên một âm trầm hoành tráng là đà mặt đất hoặc tiếng chuông leng keng, réo rắt trên cao thì tự nhiên bản nhạc ấy sống động và thu hút người nghe hơn.
     
  12. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Do vậy, tiếng trung chỉ nên chiếm một tỉ trọng lớn trong bản nhạc và nhường lại một phần không nhỏ cho dải trầm và dải cao thì bản nhạc ấy sẽ có nhạc tính hơn.
     
    Last edited: 10/2/20
  13. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Như đã nói ở trên, âm trung là một dải âm rất quan trọng, một loại âm thường thức, không thể thiếu trong một bản nhạc nên đương nhiên là có rất nhiều dĩa có âm trung hay. Tuy nhiên, với nhiều người nghe khó tính thì việc chọn lựa và đánh gía một dĩa nhạc có âm trung được gọi là hay theo các tiêu chí riêng của họ thì có hàng ngàn dĩa để chọn lựa. Như vậy, có thể thấy rằng việc chọn ra một dĩa thật xuất sắc được một số audiophiles công nhận chứ chưa nói đến nhiều audiopiles đồng tình thì quả là khá khó.
     
  14. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Vì thế, với các tiêu chí cơ bản nhất để chọn lựa âm trung là phải có độ chi tiết cao, cân bằng, nhẹ nhàng, mượt mà, tạm thời có một dĩa xin giới thiệu với các bác. Đó là dĩa Another Homesick do ca sĩ Jiang Zhi Min trình diễn.
    DSC00012.JPG
    DSC00013.JPG
     
  15. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Dĩa nhạc này gồm có 12 bài, bài nào cũng hay nhưng hai bài số 2 và số 9 hay hơn các bài khác. Nếu so sánh riêng 2 bài này thì bài số 2 hay hơn bài số 9 một chút, nên cũng có thể gọi bài 2 là bản nhạc hay nhất dĩa.

    Xin được phép giới thiệu và phân tích bài 2 trong dĩa nhạc Another Homesick của ca sĩ Jiang Zhi Min.
     
    Last edited: 10/2/20
  16. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bản nhạc này có khá nhiều nhạc điểm đặc biệt:
    + Sân khấu có diện tích khoảng 4,8m x 4,2m, không gian cỏ vẻ đơn lẻ, rõ ràng.
    + Nhạc chơi rời rã từng mảng, từng miếng, chậm rãi, chứ không dồn dập, dầy dặn với nhiều nhạc cụ như các bản nhạc khác
    + Số lượng nhạc cụ không nhiều, mỗi nhạc cụ chủ yếu ở một góc khác nhau, thỉnh thoảng lại phát ra ít tiếng nhưng vung vẩy có vẻ nhẹ nhàng. Nhạc cụ gồm có: guitar acoustic thùng dùng dây kim loại, trống cơm, macaras, trống bass, bass điện 4 dây, symbal, violon.
     
  17. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    + Giọng hát của ca sĩ thường ở giữa, nhưng ở dĩa này thì giọng ca lại ở một góc xa bên trái của sân khấu
    + Thỉnh thoảng có một số tiếng trống con chạy liên tục từ góc phải xa qua góc trái xa rồi đến loa trái. Đôi khi, tiếng trống lại chạy qua lại từ loa loa.
    + Thỉnh thoảng cũng có tiếng macaras và lục lạc lúc chạy từ loa trái sang loa phải gần rồi đi ngược lại
     
  18. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Tất cả âm thanh ấy có vẻ đơn lẻ, nhàm chán, rời rã, thậm chí có vẻ không kết nối được với nhau nhưng đã tạo nên một âm hình rất rõ nét và nhạc tính tuyệt vời. Các tiếng trống con, macaras và lục lạc thỉnh thoảng lại chạy từ trái sang phải và ngược lại đã tái tạo lại hình ảnh của các tiên nữ hay vũ công chạy khắp sân khấu từ các bên để kết nối các vị trí nhạc công làm sân khấu trở nên sống động và chân thật hơn.
     
  19. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Và trên tất cả, tiếng ca của Jiang Zhi Min cũng rất nhẹ nhàng, tự nhiên, chậm rãi, không màu mè, không ngân rung, nhưng lại rất truyền cảm, thu hút và kết hợp với tiếng nhạc làm cho hồn nhạc trở nên tuyệt vời hơn.
     
    Last edited: 10/2/20
  20. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Như vậy, phải có đến hơn 80% các âm thanh trong bản nhạc này đều ở dải âm trung nhưng bản nhạc nghe mãi vẫn không chán.

    Và, đó chính là cái hay của bản nhạc cũng như dĩa nhạc này
     
  21. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    2.3. Âm cao:

    Âm cao có dải tần số âm thanh trải dài từ khoảng 2.000Hz đến 20.000Hz nên là loại âm có khoảng dải tần dài nhất. Số lượng âm tần cao lớn hơn tổng của 2 dải còn lại và chiếm đến gần 90% dải tần số từ 16Hz - 20.000Hz, tức là gần 9 lần tổng của hai dải tần còn lại, mà ta nghe được.
     
  22. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Tuy nhiên, trong thực tế thì lại không có nhiều vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo phát được các âm trong dải tần số cao như vậy. Mặt khác, số lượng vật thể trong tự nhiên phát được dải tần của âm trung lại có tỉ trọng lớn hơn cả vật thể phát âm trầm và vật thể phát âm cao cộng lại. Do vậy, cho dù có dải tần rất rộng lớn chiếm đến gần 90% dải tần, nhưng âm cao lại không đóng vai trò quan trọng trong dải âm tần mà ta nghe được từ trong khoảng 16Hz – 20.000Hz.
     
  23. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Một số tài liệu khác thì cho rằng dải âm cao có tần số từ 1.280Hz – 20.400Hz, nghe có vẻ không thuyết phục vì đã lấn sâu dải tần từ 1.280Hz – 2.000Hz thuộc về âm trung như đã trinh bày bên trên. Vả lại, dải tần này thuộc về dải trung thì có vẻ thuyết phục hơn vì nếu thế giới ta đang sống mà có đa phần âm thanh thuộc dải cao thì chắc là chói gắt lắm. Tuy nhiên, đó chỉ là quan niệm của mỗi người khi chia khái niệm 3 dải tần, cũng chỉ là tương đối thôi, nên việc sự khác biệt cũng không phải là qúa quan trọng và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cái sự nghe của audiopiles.
     
  24. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Âm cao góp phần làm tăng độ chi tiết, tươi sáng, lấp lánh, trong trẻo và sắc bén của mọi âm thanh ta nghe được trong cuộc sống. Một âm cao hay thì phải thánh thót và trong vắt như pha lê chứ không quá bén hoặc quá chói. Âm cao chính là nền tảng để tạo ra chất lượng âm thanh hay, là điểm nhấn của một ca khúc hoặc một bản nhạc. Trong một bản nhạc, tiếng trầm có vai trò dẫn dắt, tiếng trung hài hòa thì cả 2 âm này sẽ làm nền cho âm cao bay cao.
     
  25. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Con người cảm nhận được âm cao tại phần ngoài của ốc tai. Vì thế, tai người nhạy cảm nhiều với âm cao hơn âm trung và âm trầm. Tuy nhiên, trong một bản nhạc nếu có quá nhiều âm cao sẽ dễ gây đau nhức cho tai người nghe. Do vậy, âm cao là loại âm cần có trong một bản nhạc nhưng có quá nhiều thì sẽ gây ra phản tác dụng.
     

Share This Page

Loading...