Tổ chim hoang và những xẻ chia. Phần 2: Các thể loại và dải tần âm thanh trong audio

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by Wildbird, 28/1/20.

  1. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Do cấu tạo sinh học của lỗ tai và vùng não cảm nhận âm thanh, con người chỉ nghe được tới khoảng tần số 20.000Hz. Nhưng theo nghiên cứu của những hãng âm thanh hàng đầu thế giới thì ở tần số siêu âm (cao hơn 20.000Hz) con người tuy không nghe được nhưng vẫn cảm nhận được âm thanh qua hệ thống xúc giác nhằm góp phần làm gia tăng cảm xúc khi nghe nhạc. Do đó đã có khá nhiều nhà sản xuất tạo ra những chiếc loa có thể phát ra tần số cực cao (khoảng trên 30.000Hz) nhằm làm tăng độ phê cho các thính giả khó tính.
     
  2. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Với dải âm tần từ 2.000Hz – 20.000Hz thì âm cao cũng được chia nhỏ ra thành các loại âm cao con, gồm:

    + Treble thấp (lower treble): 2.000Hz – 3.500Hz
    + Treble (midle treble): 3.500Hz – 6.000Hz
    + Treble cao (upper treble): 6.000Hz – 10.000Hz
    + Treble cực cao (top octave): 10.000Hz – 20.000Hz
     
    ngô Tấn Phong likes this.
  3. Quoc Khanh

    Quoc Khanh Advanced Member

    Joined:
    4/3/12
    Messages:
    186
    Likes Received:
    386
    Cứ tiếp tục đi bác, lâu rùi em mới thấy có người Dũng cảm như bác.kiến thức của bác cũng khá tốt và trình bày gần gũi dể hiểu.
     
  4. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Cám ơn bác đã động viên để giúp em có thêm động lực mà viết tiếp
     
  5. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Một trong những bản nhạc có những âm cao thánh thót được giới thiệu trong topic này là bài Colour To The Moon do Allan Taylor trình diễn trong bộ dĩa "18 Famous Works".

    DSC00014.JPG
    DSC00015.JPG
     
  6. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bản nhạc này tuy không có sân khấu hoành tráng hoặc âm hình rõ ràng nhưng vẫn được đánh giá là một bản nhạc hay. Và cái hay của bản nhạc này là nằm ở sự đối nghịch giữa 2 dải âm trung và âm cao. Giọng ca của Allan Taylor đại diện cho âm trung trầm ấm còn tiếng guitar thùng dây sắt và tiếng khánh đại diện cho dải cao lung linh. Xuyên suốt cả bài nhạc là sự đối đầu gay gắt của hai dải âm trung và âm cao này, lúc âm này mạnh hơn âm kia và ngược lại nhưng vẫn bổ túc và hòa quyện với nhau để tạo nên một bản nhạc hết sức long lanh nhưng vẫn có chất mộc mạc, chân thật và trữ tình.
     
  7. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Mở đầu bài nhạc là tiếng khánh gây chói gắt rồi lại bồi thêm tiếng guitar lảnh lót dạo đầu bản nhạc làm ta nghe hơi gai người. Rồi thì tiếng hát mộc mạc, trầm ấm của Allan Taylor xuất hiện tiếp theo đã làm cho âm thanh trở nên trầm hơn và thêm chút lắng đọng.
     
  8. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Khi tiếng ca của Allan Taylor xuất hiện thì hai tiếng kia nhỏ lại và ngược lại khi Allan Taylor ngưng hát thì hai tiếng cao này lại xuất hiện. Do vậy, tuy bản nhạc có cả hai dải trung và dải cao ở thế đối nghịch nhau gay gắt nhưng chúng không hoà nhập để tan chảy vào nhau mà cứ lượn lờ bên nhau, lúc ẩn lúc hiện. Một khi âm trung lớn thì âm cao nhỏ và ngược lại nên chúng lại không lấn át và đối đầu nhau một cách trực diện tạo nên cảm giác có sự rượt đuổi giữa 2 dải âm này. Những cảm xúc này đã giúp tái hiện lại những hình ảnh rất dễ thương, vui vẻ và hạnh phúc của một cặp tình nhân chơi trốn tìm, nô đùa, đuổi bắt nhau giữa một trảng cỏ bát ngát dưới một khoảng trời đầy sao và tràn ngập ánh trăng.
    Điều đó, đã giúp cho bản nhạc thêm hay nên nghe mãi không chán.
     
  9. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bên cạnh đó, thỉnh thoảng lại có vài âm khác của các nhạc cụ khác như guitar bass 4 dây, trống bass, organ, saxo,… xen vào để điểm xuyết thêm cho bản nhạc ít màu âm nên đã giúp cho bản nhạc thêm lắng đọng và có hồn nhạc. Ngoài ra, các tiếng của các nhạc cụ này còn có nhiệm vụ làm nền cho âm trung từ giọng hát của Allan Taylor và âm cao của 2 nhạc cụ kia bay cao và lung linh hơn.
     
  10. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bổ sung thêm phần bình luận bản nhạc do ca sĩ Jiang Zhi Min trình diễn ở trang 6:

    Một trong những điểm hay nữa của bản nhạc này là sân khấu dường như không phải là hình chữ nhật mà chỉ là hình tam giác vuông với hai đỉnh là hai loa và đỉnh còn lại nằm ở bên góc trái cách xa khoảng 4,2m. Góc phải phía xa gần như không có chút âm thanh nào.
     
  11. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bản nhạc được mở đầu bằng tiếng trống bass bên trái xa, tiếng trống con bên loa trái rồi mới đến trống con bên loa phải hình thành sân khấu hình tam giác vuông. Rồi thì là tiếng violon réo rắt bên loa phải, sau đó có tiếng guitar xuất hiện bên loa trái. Tiếng ca của Jiang Zhi Min bắt đầu xuất hiện bên góc trái xa. Một tràng trống con chạy từ loa phải sang loa trái.
     
  12. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Vâng, âm thanh mở đầu bản nhạc chỉ có thế, nghe rất rời rạc nhưng đã tái tạo một âm thanh sân khấu hình tam giác vuông vô cùng giản dị nhưng rất đẹp và hay.
     
  13. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.584
    Likes Received:
    108
    Location:
    Nha Trang
    Bác chim vẫn nhiệt huyết như ngày nào. Chúc Bác yêu đời, cống hiến những bài viết hay cho a e
     
  14. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Các bác có link lossless chuẩn cho em xin, em chưa có album này, em muốn test xem dàn máy em thế nào.
     
  15. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Cám ơn bác đã quan tâm

    Em chỉ ráng làm những gì có thể làm được thôi
     
  16. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Mời bác qua nhà em nghe thử chứ mỗi người setup khác nhau nên kết quả có thể khác.
     
    Last edited: 19/2/20
    ankhanhjvc likes this.
  17. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    3. Tần số của các loại âm thanh trong âm nhạc:

    Như trên đã giới thiệu các loại âm thanh cùng với các tần số phân loại theo 3 dải tần cơ bản gồm trầm, trung và cao. Và ta cũng đã được giới thiệu tần số là một trong những thuộc tính của âm thanh nên khi âm thanh phát ra thì sẽ có tần số của chúng đi cùng. Nhưng trong các bản nhạc nêu trên, ta chỉ có thể nói về sự nghe cảm nhận âm thanh cao thấp, trầm bổng, chi tiết, rõ ràng,… như thế nào chứ khó có thể nói được dải tần số của bản nhạc đó nằm trong khoảng bao nhiêu Hz? Ngoài ra, dù cho tần số là một thuộc tính của âm thanh nhưng ta không thể cảm nhận nó được như cảm nhận âm thanh mà ta chỉ có thể đo lường nó bằng thiết bị chuyên dụng để có thể biểu diễn trên đồ thị với dạng hình sóng sin. Theo các kết quả đo được, ta được biết rằng âm thanh người nghe được có dải tần số xác định từ 16Hz – 20.000Hz và được chia làm 3 dải tần số trầm, trung và cao nằm trong những dải tần khác nhau.
     
  18. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Như ta cũng đã biết, tần số là một trong những thuộc tính của âm thanh nhưng âm thanh thì ta có thể nghe và cảm nhận được còn tần số thì không thể cảm nhận được. Và, cái ta nghe được trong các bản nhạc rõ ràng chỉ là các loại âm thanh bao gồm âm thanh có tính nhạc và âm thanh không có tính nhạc chứ không nghe được hay cảm nhận được tần số của chúng. Mặt khác, tần số là một thuộc tính của âm thanh nên mỗi loại âm thanh có một dải tần số cố định tương ứng. Do tần số của một loại âm thanh được biểu diễn trong đồ thị hình sin có khoảng dải tần xác định nên ta có thể đo lường để biểu diễn dải tần số của từng loại âm thanh trên đồ thị để biết được rằng các loại âm thanh trong một bản nhạc sẽ có các dải tần là bao nhiêu? Mỗi loại âm thanh lại tương ứng với một loại nhạc cụ hoặc nhóm giọng hát nên mỗi loại nhạc cụ hoặc mỗi nhóm giọng hát sẽ có một dải tần khác nhau nên ta có thể phân biệt từng loại nhạc cụ và nhóm giọng hát trong khi nghe một bản nhạc.
     
  19. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Trong một bản nhạc, các âm thanh không có tính nhạc là âm thanh không có tần số ổn định, không theo một trật tự nhất định nên ít khi có các loại âm thanh này trong bản nhạc. Và âm thanh không có tính nhạc chỉ là những âm thanh phụ để minh họa cho một bản nhạc. Do vậy, ta chỉ xét đến mối quan hệ giữa âm thanh có tính nhạc, cụ thể là âm thanh của các nhạc cụ và giọng hát là loại âm thanh chính và quan trọng đã hình thành nên một bản nhạc, để biết chúng có liên quan gì đến dải tần số trầm, trung và cao nêu trên.
     
    nchanhtrung likes this.
  20. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Và như vậy, các loại nhạc cụ cũng như giọng hát sẽ phát ra các âm thanh ở toàn bộ dải tần số người nghe được hay chỉ ở một khoảng dải tần số nhất định nào thôi.
     
    nchanhtrung likes this.
  21. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Một trong những cách xác định tần số của các âm thanh có tính nhạc này là sử dụng biểu đồ dải tần số của các loại nhạc cụ và giọng hát, với các thông số như hình sau:

    Screen Shot 2020-02-13 at 17.00.04.png
    Hình 4 (sưu tầm): Dải tần của các loại nhạc cụ và giọng hát
     
    Last edited: 19/2/20
  22. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Theo hình ta thấy, các nhạc cụ và giọng hát đều nằm trải dài trong cả 3 dải tần số, nhưng không có cái nào cho ra âm thanh đủ dải tần số mà ta nghe được từ 16Hz – 20.000Hz.
     
  23. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Hầu hết, các nhạc cụ và giọng hát đều nằm hết trong dải trung nhưng từng nhóm nhạc cụ và nhóm giọng hát (nam hay nữ) sẽ thiên lệch sang dải trầm hoặc dải cao, cho ra các loại nhạc cụ hoặc giọng hát thiên trầm hoặc thiên sáng. Như vậy, chỉ cần nhìn vào biểu đồ dải tần mà ta sẽ biết được các loại nhạc cụ thiên trầm như tuba, contrabass, bass,… và các nhạc cụ thiên về dải cao như cymbal, trumpet, violon,… Tương tự như vậy, tuỳ theo cấu tạo sinh học của con người mà giọng hát của mỗi người sẽ thiên trầm hoặc thiên sáng. Do vậy, tiếng của các loại nhạc cụ sẽ khác nhau cũng như giọng hát của nam hay nữ có khác nhau nên giúp ta phân biệt từng loại nhạc cụ hoặc giọng nam hay nữ.
     
  24. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Xét riêng nhạc cụ thì ta có thể thấy là mỗi loại nhạc cụ đều có các dải tần cố định đặc trưng nhằm để phân biệt với các loại nhạc cụ khác. Trong mỗi loại nhạc cụ, do cấu tạo của từng nhạc cụ riêng lẻ có khác nhau nên chất tiếng của nó sẽ có đặc trưng so với nhạc cụ khác cùng loại nhằm giúp ta phân định được đâu chính là nhạc cụ đó. Ví dụ như đàn piano Yamaha sẽ có chất tiếng khác với đàn piano Kawai. Ngay cả cùng chung một thương hiệu thì trong mỗi nhạc cụ trong cùng một loại nhạc cụ cũng cho chất tiếng khác nhau.
     
  25. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Tương tự như thế, dù cho có chung dải tần nhưng không hẳn ca sĩ nào có thể hát được toàn bộ dải tần như trên mà mỗi người cũng chỉ hát được một phần dải tần và cũng có lệch trầm hay lệch cao nên sẽ có những giọng hát trầm hoặc giọng hát bổng. Ngoài ra, do mỗi ca sĩ có chất giọng, cao độ và âm sắc riêng nên khi nghe họ hát thì ta cũng sẽ phân biệt được giọng hát của từng ca sĩ.
     
    Quoc Khanh likes this.

Share This Page

Loading...