Tổ chim hoang và những xẻ chia. Phần 2: Các thể loại và dải tần âm thanh trong audio

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by Wildbird, 28/1/20.

  1. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Mặt khác, vector âm thanh có đặc điểm là đi càng xa thì cường độ giảm dần nên khoảng cách giữa người nghe và vector âm thanh càng ngắn thì cường độ âm thanh càng lớn và ngược lại. Do vậy, khi ta nghe nhạc ở giữa hai loa thì sẽ có ít nhất hai vector phát xuất từ hai loa trái và phải có mức cường độ bằng nhau đến hai bên tai trái và phải cùng lúc nên ta sẽ nghe được âm thanh cả hai bên trái và phải tương đương nhau. Và nếu ta ở gần loa nào thì sẽ nghe được âm thanh bên loa ấy to hơn và ngược lại. Đặc biệt, khi ta tiến đến sát gần một loa thì hầu như sẽ không nghe được âm thanh từ loa còn lại. Một vector âm thanh có thể mang trong nó rất nhiều tần số trải dài từ 16Hz đến 20.000Hz nên tùy theo bản nhạc mà có bao nhiêu loại nhạc cụ và giọng hát với các dải tần số âm thanh xác định như trong hình 4 thì ta sẽ được đủ các dải tần âm thanh tương ứng.
     
  2. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    c. Bên cạnh đó, như ta đã nghiên cứu ở phần 2 thì biết được âm thanh stereo 2 kênh trong phần 2 là âm thanh từ nhiều nguồn âm được phân bổ từ phải sang trái hoặc ngược lại. Vì thế, khi ta có 2 loa để bên trái và phải thì hệ thống stereo 2 kênh sẽ hoạt động và cho ra âm thanh stereo 2 kênh. Như vậy, âm thanh stereo 2 kênh mà ta nghe được sẽ hoạt động như thế nào trong các môi trường không gian đa chiều như trên để tạo thành một không gian sân khấu?
     
  3. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    d. Mặt khác, do cấu tạo của củ loa thì phần lớn củ loa hoạt động dựa trên nguyên tắc điện cơ. Khi cho một dòng điện âm tần (mang tín hiệu âm thanh) vào loa sẽ làm cho màng loa dao động tịnh tiến để tái tạo âm thanh như bản nhạc gốc đến tai người nghe. Do vậy, mặc dù củ loa cũng là một nguồn phát âm thanh nhưng chỉ di chuyển một chiều duy nhất là trước sau mà rất ít khi di chuyển được theo các chiều khác.
    CuLoa.png
    Hình 6: Mô tả hoạt động tịnh tiến của củ loa để tái tạo âm thanh
     
  4. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Ngoài ra, còn khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết mối liên hệ giữa môi trường không gian đa chiều và hoạt động của âm thanh trong các môi trường đó chưa được đặt ra.

    Nhưng chỉ với 4 vấn đề nêu trên thì có một số mâu thuẫn xảy ra cần phải xem xét:
     
  5. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Một là, với ít nhất 10 chiều không gian như khoa học đã chứng minh như vậy thì âm thanh sẽ có bao nhiêu chiều trong số các chiều không gian đó? Không gian sân khấu được tái tạo như thế nào trong các môi trường không gian đa chiều ấy như thế này?
     
  6. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Hai là, hoạt động tịnh tiến của củ loa, cũng là nguồn phát âm thanh, chỉ tạo ra một chiều âm thanh (trước và sau) thì làm sao có thể tạo được vô số vector âm thanh có nhiều chiều khác nhau như hình mô tả các chiều âm thanh của quả cầu?
     
  7. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Ba là, hệ thống stereo 2 kênh chỉ có 2 loa, tức là 2 loa cũng chỉ tạo được 2 chiều âm thanh giống nhau (trước và sau) chỉ khác biệt là cách nhau và song song với nhau một khoảng bằng với khoảng cách giữa 2 loa. Vậy thì làm sao hệ thống này lại có thể tái tạo được thứ âm thanh được gọi là âm thanh sân khấu, tức là ta có thể nghe được từng vị trí của các nhạc cụ như trong hình 7 để hình dung ra được không gian sân khấu ra sao?

    DanNhacGiaoHuong.jpg
    Hình 7 (sưu tầm): Vị trí của nhạc công và nhạc cụ trong ban nhạc giao hưởng
     
  8. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Còn rất nhiều câu hỏi có liên quan đến mối quan hệ giữa môi trường không gian và hoạt động của âm thanh trong môi trường đó chưa đặt ra. Tuy nhiên, nếu giải quyết trước được 3 câu hỏi trên thì sẽ góp phần setup được bộ dàn nghe hay nhất (có thể) nhằm tái tạo không gian sân khấu của một bản nhạc để nghe được thứ âm thanh sân khấu đa chiều cũng như có thể “nhìn thấy” được âm hình của bản nhạc.
     
  9. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Lúc đó, ta có thể giải quyết được một số vấn đề để có thể cảm nhận được như sau:

    + Không gian sân khấu như thế nào? Sân khấu có thể tích bao nhiêu? Chiều dài có lớn hơn chiều rộng không?....
    + Từng nhạc công và ca sĩ đứng vị trí nào và cách ta bao nhiêu? Thế của họ ra sao: đứng, ngồi, nằm, nghiêng, quay lưng,…. so với ta? Khi chơi nhạc thì họ thay đổi vị trí ra sao?
    + Có bao nhiêu loại nhạc cụ và giọng hát? Vị trí của từng bộ phận của nhạc cụ được đặt ở đâu? Cao thấp ra sao?
    + Chất âm của các loại nhạc cụ và giọng hát như thế nào? Tên hãng sản xuất nhạc cụ? Ai là ca sĩ?
    + Âm hình tổng thể và chi tiết ra sao?
    + Và hàng loạt vấn đề khác sẽ được giải quyết
     
    Last edited: 12/3/20
    ankhanhjvc likes this.
  10. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Em xem Clip thấy 3 trống to bằng nhau, đường kính mỗi cái chỉ khoảng 2-2,5m thôi chứ ko lớn hơn, về âm thanh thì thấy mấy tay đánh trống này chưa đủ khỏe để đánh trống này, hoặc da căng trống này hơi "chùng" mà ko "căng" giống trống trường của Việt Nam . Trống đánh lên mà nghe âm thanh mặt da trống rung "nhùng nhoằng" chứ ko căng, nẩy, ép tim như trống trường . Trống trường của Việt Nam hay dùng trong các trường học đứng gần người đánh trống nghe phê lắm . Thấy ngực như bị ai đấm nhẹ vào .
     
  11. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Vâng, em đã nói là có gì đó sai sai mờ. Mỗi cây mỗi quả nên nghe trên mỗi bộ dàn sẽ có sự khác biệt. Đó là 1 trong những lý do mà triết lý nhà em đã thể hiện trong chữ ký "Chả có gì là chân lý chung khi chơi audio!!!"

    Em có trình diễn bài này cho một số bác cũng nghe thấy thế. Mời bác qua em nghe thử xem tiếng trống ra răng.
     
    Haolq likes this.
  12. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Cái trống trường học bé tẹo nên mặt trống cũng bé khi so với cái trống khổng lồ này nên dễ căng da cho phẳng. Do vậy, đánh nó cũng dễ ẹc à. Chỉ có điều nó căng quá nên mặt trống không rung lâu làm cho âm trường sẽ ngắn, tiếng thanh --> nghe sẽ không phê.

    Cái trống bên Nhật to đến 2,4m nên có lựa được tấm da mà căng cho phẳng cũng đủ mệt nên kiểu gì cũng không được phẳng lắm. Do vậy, khi chơi cái trống này thực sự không phải dễ vì khi đánh vào mặt trống lần 1 thì mặt trống sẽ dội lại nên khi đánh lần 2 sẽ bị phản lực từ lần 1 nên đánh không khéo sẽ dễ bị nhùng nhằng như bác viết. Tuy nhiên, khi đánh được trống này thì tiếng trống sẽ hùng hồn hơn vì có trường âm dài và tiếng trầm hơn nên nghe sẽ phê hơn.

    Ta có thể so sánh hai loại trống này như hai cái loa có củ bass bé và to. Cái củ bass to sẽ nghe phê hơn vì tiếng nó trầm sâu hơn nhưng coi chừng sẽ bị rối khi chơi các loại nhạc có tiết tấu nhanh.
     
    Haolq likes this.
  13. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Bác PM cho em xin địa chỉ và cái hẹn để qua nghe dàn máy, xem tiếng trống trên dàn máy bác như thế nào ạ. Thank bác
     
    Last edited: 13/3/20
  14. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Em mới pm cho bác

    Thanks
     
    Haolq likes this.
  15. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Vậy thực sự không gian có bao nhiêu chiều và âm thanh trong môi trường không gian đó bị tác động như thế nào? Qua nghiên cứu các giải thuyết về không gian có đến hơn 10 chiều thì ta thấy được rằng có sự hiện hữu của rất nhiều chiều không gian. Trong số môi trường không gian có hơn 10 chiều không gian đó thì ta chỉ sống được trong môi trường không gian có không khí được bao bọc bởi bầu khí quyền nhằm cung cấp oxy để ta tồn tại và phát triển. Môi trường này chỉ có 3 chiều không gian, gồm chiều ngang, chiều cao và chiều sâu. Còn các chiều không gian còn lại thì chỉ liên quan đến hình ảnh hay thế giới bên ngoài bầu khí quyển, ở đâu đó trong môi trường chân không, nơi ta không thể sống được.
     
  16. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Do vậy, dù thực sự có hơn 10 chiều không gian như các nhà khoa học đã khẳng định nhưng chỉ có môi trường không khí có 3 chiều không gian là hữu dụng đối với ta. Nhờ đó mà ta có thể tồn tại và phát triển đến tận nay và cũng nhờ đó mà nhân loại có thể duy trì được âm nhạc để cho các hậu bối như ta có thể nghe được các loại nhạc từ cổ chí kim. Ngoài ra, ta có thể thấy được các vật thể chung quanh và có thể mô tả chúng lại bằng cách vẽ dưới dạng không gian 3 chiều nhờ toán hình học không gian để thể hiện qua hệ trục toạ độ gồm: trục x (chiều ngang), trục y (chiều cao) và trục z (chiều sâu)
    Screen Shot 2020-02-19 at 18.23.32.png
    Hình 8 (sưu tầm): Mô tả không gian 3 chiều qua hệ trục toạ độ
     
  17. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Mặt khác, âm thanh ta nghe được chỉ tồn tại được trong môi trường không khí như ta đã nghiên cứu ở phần 1, cũng là môi trường ta đang sống nên âm thanh chỉ có thể xuất hiện và phát tán được trong môi trường này thôi. Môi trường không khí chính là môi trường truyền dẫn âm thanh, nhờ đó mà khi một vật thể rung động để phát ra âm thanh thì thứ âm thanh ấy sẽ được lan truyền trong môi trường không khí để đến tai ta có thể nghe được. Do vậy, nếu không có môi trường không khí thì ta sẽ khó thể nghe nhạc một cách bình thường được.
     
  18. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bên cạnh đó, củ loa hoạt động theo kiểu tịnh tiến để biến điện năng thành cơ năng. Nếu xét theo hướng tịnh tiến của củ loa thì ta chỉ thấy âm thanh có vẻ sẽ chỉ xuất hiện theo hướng song song và cùng chiều với hướng tịnh tiến của màng loa (vector màu xanh dương). Khi màng loa rung lên và chuyển động thì khiến cho không khí phía trước và phía sau củ loa rung động, từ đó tạo ra sóng âm. Chính các sóng âm này sẽ lan truyền trong môi trường không khí đến tai ta để nhờ đó mà ta có thể nghe nhạc được.
     
  19. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Tuy nhiên, ngoài những sóng âm cùng chiều với chiều chuyển dịch của củ loa thì màng loa đã tạo thêm vô số những vector âm thanh trái chiều khác (thường sẽ vẫn có đủ các thuộc tính âm thanh nhưng cường độ âm thanh sẽ nhỏ hơn khi so với các vector âm thanh song song với vector chuyển động của củ loa). Như vậy, khi củ loa hoạt động không những sẽ tạo ra các vector âm thanh (vector màu xanh lá) cùng chiều với vector (vecto màu xanh dương) tịnh tiến của củ loa mà còn tạo ra rất nhiều các vector âm thanh khác chiều (vector màu đỏ) như hình vẽ sau:

    Screen Shot 2020-03-16 at 17.41.36.png
    Hình 9: Mô tả sự phát tán các vector âm thanh khi củ loa hoạt động.
     
    ssass likes this.
  20. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Nhờ cả hệ thống các vector âm thanh này mà ta có thể nghe được âm thanh phát ra từ loa cho dù ta đứng bất kỳ nơi đâu trong trong phòng nhạc. Tuy nhiên, một điều cũng cần lưu ý là cũng vì có nhiều sóng âm khác chiều nhau nên có thể sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễu sóng âm, khi hai hay nhiều sóng âm giao thoa nhau. Hiện tượng nhiễu sóng âm này xuất hiện một cách khách quan nên rất khó để trừ khử nhằm giảm nhiễu.
     
    ngô Tấn Phong likes this.
  21. Nguyễn Hồng Châu

    Nguyễn Hồng Châu Advanced Member

    Joined:
    18/2/20
    Messages:
    62
    Likes Received:
    43
    Bác về quê tránh em cô vy hay sao mà lâu qúa rồi em hok thấy Bác;);););).
     
  22. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Cái này chắc cần kiểm tra thêm bác ạ.

    Trong các nhà hát "khủng" sân khấu đều hình "ruộng nho", sân khấu "2 kênh" thường dùng cho nhà hát cũ, quy mô nhỏ... Các nhà hát chuyên nhạc classic của Đức đều dùng "ruộng nho", nhà hát Opera Sydney - phòng hòa nhạc chính cũng là "ruộng nho".





    Chưa kể đến một số tiết mục đặc biệt, nhất là khi có Pipe Organ tham gia



    Cái người ta cần là âm trường - sự phối hợp của các lớp âm thanh chứ không phải sân khấu. Mình nghĩ ko ai nghe được 55 (thậm chí) hơn 100 nhạc công ngồi ở đâu cả.
     
    Last edited: 29/4/20
  23. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Em dạo này hơi bận việc nên ít lên đây. Bài thì em vẫn viết nháp nhưng chưa thấy ổn nên chưa đưa lên.

    Cám ơn bác đã quan tâm
     
  24. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Em viết chắc tối nghĩa nên bác đọc bài có chút hiểu nhầm.

    Hình tham khảo đưa lên để hình dung vị trí và số lượng nhạc cụ của ban nhạc đang trình diễn. Vấn đề ở đây là người thâu âm phải làm thế nào đó để setup các micro nhằm thu được tất cả các âm thanh trong hội trường tương ứng với từng track nhất định trong bàn mixer. Từ đó, người nghe qua lại thông qua hệ thống 2 kênh có thể cảm nhận được một cách tương đối tất cả những gì có trong hội trường đã thu trước đó gồm âm hình, âm trường, vị trí và số lượng nhạc cụ (để suy ra số lượng nhạc công), và nhiều yếu tố khác. Nếu một bộ dàn có thể setup như thế nào đó để nghe được như thế này mới được gọi là setup thành công. Âm trường chỉ là một trong các tính chất của âm thanh chứ không phải là thứ quyết định tất cả. Em sẽ bàn thêm cách đánh giá các tính chất hay những yếu tố quan trọng của âm thanh hay âm nhạc trong những phần sau để bác có thể hiểu rõ hơn

    P/s: Nếu có được một bộ dàn có chất lượng tốt và được setup tốt trong một không gian phù hợp thì ta có thể nghe được gần đủ các loại âm thanh để từ đó định vị được các vị trí nhạc công trong ban nhạc. Do vậy, với 100 nhạc công thì có thể nghe được ít nhất 80 người đang biểu diễn
     
    Last edited: 29/4/20
  25. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Nếu người nghe nghe ra được 80 nhạc công chơi thì đó là thất bại của giàn nhạc. Tại sao một giàn nhạc lại cần nhiều người chơi một nhạc cụ (violin, cello...)?

    Cùng một đoạn nhạc/ bản nhạc, các nhạc công khác nhau sẽ có cách chơi với "cá tính" khác nhau, giống như "chất giọng" hay vân tay của mỗi người khác nhau vậy. Nhạc trưởng cần các "cá tính" này hoàn trộn vào nhau, tạo thành một giai điệu cộng hưởng hay. Người nghe/ nhạc trưởng chỉ phát hiện được sự khác biệt khi một/vài nhạc công chơi sai note
     
    hoangtrong likes this.

Share This Page

Loading...