Tụ tín hiệu dùng tụ hoá được ko?

Discussion in 'Linh kiện, dụng cụ DIY' started by VQ_audio, 24/7/06.

  1. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Đa số các mạch điện audio phổ thông đều sử dụng IC tuyến tính (OPA) làm phần tử khuyếch đại. Trong đó đa phần các OPA dùng nguồn đôi (nguồn +/- => cái này chắc bạn tí voi rõ hơn tôi). Ở chế độ tĩnh (không có tín hiệu) điện áp đặt trên các chân I/O của OPA =0 vol. Vấn đề là ở chỗ này đây!!! Nếu sử dụng các tụ dẫn tín hiệu I/O là loại tụ phân cực (+/-) thì vấn đề nghiêm trọng đấy! Do không có điện áp phân cực (1 chiều) cố định nên khi tín hiệu audio (xoay chiều) đi qua các tụ này sẽ bị méo dạng (chỉ có 1 bán chu kỳ là cùng chiều phân cực, còn lại là tụ bị phân cực ngược!).
    Đa số các thiết bị audio sản xuất tại Âu-Mỹ đều sử dụng loại tụ không phân cực làm tụ dẫn tín hiệu (thậm chí là cả tụ lọc nguồn). Nhưng trong các thiết bị audio của Nhật (phổ biến) kể cả loại cao cấp (Accuphasse...) lại sử dụng tụ hoá phân cực (+/-) làm tụ dẫn tín hiệu I/O). Chẳng lẽ người Nhật có tiếng là kỹ tính lại sơ xuất như thế? Hay là do áp lực giảm giá thành + kích thước + trọng lượng thiết bị ??? (các tụ không phân cực như gốm, mica, dầu... for audio thường đắt hoặc rất đắt do sử dụng nguyên liệu cao cấp + quá trình chế tạo công phu + kích thước lớn). Tụ không phân cực trên thị trường ngoài các loại gốm, mica, dầu... còn có 2 loại đáng chú ý là NP và BP. Về tụ BP, theo tôi được biết thì cấu trúc bên trong gồm 2tụ phân cực (+/-) đấu ngược chiều nhau. Còn tụ NP thì tôi không rõ cấu trúc nhưng tính năng sử dụng gần được như các loại tụ không phân cực khác (gốm, mica, dầu...).
    Gần đây trong các thiết bị audio loại phổ thông sản xuất tại VN (micxer, karaoke...) sử dụng phổ biến loại tụ không phân cực NP+BP làm tụ dẫn tín hiệu và kết quả là âm thanh đưa ra rõ ràng, khoẻ khoắn hẳn lên.
    Thế còn các DIYer for HI-END ???
     
    Tags:
  2. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Rất hay, bác VQ_audio!

    Chủ đề này chắc hot đây? Em biết nhiêu DIYer gạo cội thường dùng tụ không phân cực trên đường tín hiệu. Chắc là do tụ không phân cực đắt hơn tụ hoá :mrgreen:

    Mời các bác theo trường phái "chống chỉ định tụ hoá trên đường tín hiệu" vào đây tranh luận với bác VQ_audio.
     
  3. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    ---------

    Xin được mạn đàm xung quanh một số vấn đề bạnVQ_Audio đã nêu:

    - Thứ nhất OPAm tại chế độ tĩnh : các chế độ DC phụ thuộc vào Rref, trị số này càng nhỏ thì sự lệch không tại I/O càng lớn, để khắc phụ sự lệch không này có 2 cách 1 dùng tụ ngan DC, 2 dùng mạch bù DC hồi tiếp, thông thường sự dụng trên cùng ngăn trên OPam kép.

    - Thứ 2 vấn đề tụ có phân cực +/- dẫn tín hiệu AC là bán kỳ dương nó nạp, bán kỳ ngược lại của tín hiệu thì nó xả (phóng) chứ không phải bị phân cực ngược. Bản chất vấn đề ở đây là chính sự phân cực có chiều của hoá chất cấu thành tụ làm cho dung kháng có sự khác biệt theo từng chiều hệ luỵ của nó là ĐẶC TUYẾN NẠP, XẢ CỦA TỤ KHÔNG GIỐNG NHAU sự sai khác này lớn đến mức nhận thấy bằng máy đo và thậm chí là tai nghe.

    - Tụ hoá có phân cực được sử dụng rộng rãi là vì lý do thương mại bởi nó có lợi thế về kích thước nhỏ, tị số lớn, chi phí chế tạo thấp, kích thước nhỏ...

    Về việc tụ không phân cực : do đặc tính vật liệu nên nó khắc phục được ảnh hưởng của hóa chất gây nên tuy nhiên vẫn gặp phải vấn đề cốt lõi khác đó là cảm kháng của tụ đây là vấn đề then chốt, nó có sự ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của tụ, tụ càng có cảm kháng lớn thì chất lượng càng tồi .

    Tôi lại bận mất rùi, bàn tiếp sau nhé.
     
  4. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Các bác ơi tụ tốt hay không quan trọng ở chất liệu là . Tụ hóa không phân cực thì cũng vẫn là tụ hóa mà thôi. Dù là BG cũng cũng chỉ là con tụ hóa mà thôi. Tụ hóa chỉ được mỗi cái điện dung lớn mà kích thước nhỏ còn các đặc tính về dẫn điện thì rất củ chuối.

    Dù ở bất cứ vị trí nào kể cả lọc nguồn, tụ hóa chỉ nên dùng khi không có lựa chọn nào khác.

    Các loại tụ nên dùng:

    Tụ giấy ngâm dầu (có nhiều loại chất liệu bản cực như nhôm, bạc vàng)
    Tụ film + foil (cũng có nhiều loại film như polyester, polypropylene, polystyrene, mica và nhiều loại chất liệu bản cực như đồng, bạc, vàng, thiếc)
    Tụ film tráng kim loại thì kém loại film + foil một chút nhưng cũng khá tốt.

    Chất lượng của tụ phụ thuộc vào mấy yếu tố sau:

    ESR: Điện trở thuần nối tiếp
    ESL: Cảm kháng ký sinh
    Nhiễu nội tại

    Cũng có những loại thông số gần như nhau nhưng trong đó có cái hay hơn cái khác. Mọi người nên thử các loại khác nhau rồi tự rút ra kết luận cho mình. Riêng tụ hóa thì cả âm thanh lẫn thông số đều củ chuối rất nhất quán với nhau.
     
  5. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Lưu ý thêm các bác điều này. Tụ hóa loại thông thường có sai số về điện dung lên tới 80% so với trị số ghi trên tụ!!!
     
  6. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Theo lý thuyết mình được học trước đây "túm lại" thế này: Tụ hoá học chỉ hoạt động tối ưu (như các loại tụ không phân cực khác) trong điều kiện được phân cực bằng 1 điện áp 1 chiều cố định. Nếu tạo được điều kiện như vậy, tín hiệu xoay chiều hay việc nạp xả không thành vấn đề. Còn việc ảnh hưởng đến âm chất theo kinh nghiệm của mình hoàn toàn là do chất lượng chế tạo chủng loại và các hãng sản xuất khác nhau. Khi mạch điện sử dụng OPA làm phần tử khuyếch đại, có thể dùng tụ hoá làm tụ nối tầng trong điều kiện tụ phải có điện áp 1 chiều phân cực. Có thể sử dụng nguồn đơn để cung cấp cho OPA thì ở các chân I/O sẽ có sẵn điện áp 1 chiều so với mát (1/2 nguồn). Như vậy có thể bảo đảm cho tụ hoá hoạt động trong điều kiện tối ưu. Các bạn thử xem sao!
     
  7. kim ngân

    kim ngân Approved Member

    Joined:
    16/12/08
    Messages:
    14
    Likes Received:
    0
    Re:

    xin bô xung thêm là nếu dùng tụ liên lạc muốn cho âm thanh" bén" thì người ta hạn chế dùng tụ hóa vì nó gây trể tín hiệu nhiều hơn.
     

Share This Page

Loading...