Thưa các bác,mạch điện bán dẩn dùng trong âm tần rất thường hay gặp trong thực tế vì thời đại hiện nay là của bán dẩn mà,nhà nào,đâu đâu cũng dùng thiết bị có sử dụng linh kiện bán dẩn...Nhưng để sửa chữa hoặc DIY nó thì những người không chuyên thường gặp rất nhiều khó khăn,cháy nổ...làm nản lòng ngay từ lần tiếp cận đầu tiên. Sau sự thành công của Topic về mạch đèn điện tử em tiếp tục lập ra Topic này để anh em không chuyên điện tử có được kiến thức cơ bản nhất để tiến hành DIY,tự thiết kế 1 mạch bán dẩn bất kỳ,sửa chữa thiết bị có sử dụng bán dẩn hiện có trong gia đình... Vì chủ đề này khá rộng lớn,bao hàm rất nhiều kiến thức chuyên môn,rất nhiều công thức và mạch điện gặp phải...nên em cố gắng viết xoáy vào những vấn đề trọng tâm nhất,chủ trương của em là chia sẻ kiến thức ít ỏi mà mình có bằng ngôn ngữ không chuyên để các anh em có thể lĩnh hội 1 cách dể dàng. Các bác cứ góp ý,em sẽ viết về những vấn đề cơ bản nhất mà em thấy nó thật sự có ích hoặc các bác đang cần nó. Hix,chủ đề này sẽ rất dài và làm mất nhiều thời gian của em đây. Em đã sẳn sàng.
Các vấn đề em định viết là: Cấu tạo linh kiện bán dẩn. Các kiểu mạch điện riêng lẻ thường dùng và cách tính toán các giá trị linh kiện đi kèm. Khảo sát đặt tuyến linh kiện bán dẩn. Tính toán giá trị linh kiện trong mạch pre,công suất...bán dẩn dùng linh kiện rời,dùng opam,kết hợp chúng... Tính toán mạch lọc thụ động/tích cực... .... Nó chiếm nhiều thời gian để viết và hình ảnh minh họa nên em cần chút thời gian để chuẩn bị. Các bác ủng hộ em trong đề tài này nhé.
Em ủng hộ bác hết mình, em chờ chủ đề này lâu rồi. Theo em nên hướng chủ đề này đến gần với thực tế thị trường linh kiện để có thể dễ dàng thực DIY. Phải tương đối dễ hiểu để các bác không chuyên về điện tử dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
Cái khó là viết sao cho dể hiểu mà không quá giản lược Đề tài này không được nhiều người quan tâm nhưng viết lại...khó,viết kiểu gì cũng dính vào công thức,em đang ngâm cứu cách nào dể hiểu nhất mà không bị giản lược thông tin. Cấu tạo linh kiện bán dẩn: 1. Transistor Transistor là 1 linh kiện bán dẩn bao gồm 3 lớp bán dẩn,lớp bán dẩn n và p được xếp xen kẽ nhau. Chất bán dẩn(để làm các lớp N và P) thường được dùng là gemanium(Ge) và silicium(Si) thuộc nhóm 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleep. -Nếu nguyên chất thì gọi là bán dẩn thuần. -Nếu nó được pha trộn với các nguyên tử thuộc nhóm 5 trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleep thì được gọi là bán dẩn tạp chất loại N,nó thừa 1 điện tử ở vành ngoài của mạng tinh thể -Nếu nó được pha trộn với các nguyên tử thuộc nhóm 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn thì được gọi là bán dẩn tạp chất loại P,nó thiếu 1 điện tử ở vành ngoài của mạng tinh thể. Tỉ lệ pha trộn tạp chất thường là 10 mủ 10 đến 10 mủ 18 nguyên tử/1 cm khối. Có 2 cách xếp PNP và NPN: PNP gọi là Transistor thuận, NPN gọi là Transistor nghịch. Hình diode phía dưới là cách để kiểm tra chiều dẩn của các lớp tiếp giáp chứ không phải 1 con transistor được cấu tạo bởi 2 con diode rời nhé Xét transistor thuận PNP: -Miền thứ nhất là miền P,được gọi là miền Emitter(điện cực được nối vào ký hiệu là E),miền này được pha trộn với nồng độ tạp chất cao nhất,nó đóng vai trò là miền phát xạ hạt dẩn. -Miền thứ 2 là miền N,được gọi là miền Base(điện cực nối vào ký hiệu là B),miền base đóng vai trò truyền đạt hạt dẩn,kích thước của nó rất nhỏ so với miền Emitter,nó gần bằng 1/75 so với miền Emitter. -Miền thứ 3 là miền P,được gọi là collector(điện cực nối vào ký hiệu là C),miền collector đóng vai trò là miền thu hạt dẩn. Miền này được pha trộn ít tạp chất hơn miền E nhưng nhiều tạp chất hơn miền B,kích thước nó thường bằng miền E. Đây là ký hiệu transistor thường gặp: Hình dáng thực tế. Con 2SC1815 có kiểu dáng gọi là To-92,có thể hay gặp cách viết là C1815,nếu nó là loại dán bề mặt thì viết là 2CS1815-SOT23 Con 2SD1555 có kiểu dáng gọi là TO-3P,các loại transistor công suất vừa thường có kiểu dáng là TO-220,nếu viết thêm chữ P vào sau dải số thì nó là loại có lưng bằng nhựa,không có chữ P thì hàm ý là lưng nó bằng sắt(không phải luôn thế nhưng nếu có chữ P thì chắc chắn lưng nhựa) và nó cũng chính là cực C,nên chú ý khi lắp phải cách điện với heatsink là mass. Transistor nghịch(ngược) thường bắt đầu bằng 2SCxxxx,2SDxxxx Transistor thuận thường bắt đầu bằng 2SAxxxx,2SBxxxx. Về mặt chế tạo thì transistor loại nghịch(NPN) dể chế tạo nên giá thành thường thấp hơn loại thuận(PNP),loại NPN có nguyên lý ứng dụng gần giống với đèn điện tử 3 cực,loại PNP thì không giống. Trường hợp nó là 1 đôi bổ phụ(giống thông số nhưng khác loại,1 cái là NPN,1 cái là PNP) thì chúng thường được bán thành từng đôi chứ không bán rời từng cái. Có 1 số transistor thường gặp hiện nay không tuân theo quy định này như:2Nxxxx,C90xx,KSPA42,KSPA92,KSE350,KSE340...thì phải tra datasheet mới biết chúng thuộc loại nào. Khi sử dụng linh kiện transistor thì những thông số cần được quan tâm là VCEO(điện áp chịu đựng VCE khi chân B để hở),Ic,hệ số khuyếch đại bêta(nó luôn thay đổi theo điều kiện hoạt động,nhiệt độ,...em sẽ nói kỹ trong phần ứng dụng),công suất(nhiệt),...Những thông số này chúng có liên quan với nhau theo những biểu đồ đặt tuyến có trong datasheet,em sẽ nói kỹ trong phần đặt tuyến linh kiện transistor ở post kế tiếp
Theo em biết thì đối với transistor theo chuẩn Nhật (phổ biến trên thì trường) thì thường là: 2SAxxxx, 2SCxxxx là BJT tín hiệu, A là pnp, C là npn. Vd A1015, C1815, C828... 2SBxxxx, 2SDxxxx là BJT công suất, B là pnp, D là npn. Vd B688, D718, B562, D468... 2SKxxxx là FET (JFET, MOSFET...) kênh N, 2SJxxxx là FET kênh P. Vd K1058, K2221, J162, J352, K30... BJT tín hiệu thường có kích thước bé, công suất thấp nhưng có ưu điểm là tần số hoạt động cao, tuyến tính hơn, ít nhiễu, Hfe tương đối lớn (cỡ hàng trăm). Ngược lại BJT công suất thường to hơn, dẫn dòng lớn, chịu áp cao nhưng nhược điểm là Hfe thấp (vài chục), tần số hoạt động thấp... Ngoài ta BJT còn phân ra loại dùng trong công nghiệp, cho audio, cao tần và siêu cao tần... phải tra datasheet cụ thể mới biết được. 1 số chuẩn khác mà em biết là: 1Nxxxx thường là diode chuẩn Mĩ, Vd 1N4148, 1N4007... 2Nxxxx, TIPxxxx thường là BJT chuẩn Mĩ, Vd 2N2222, 2N3904, 2N3906, TIP122, TIP120... IRF thường là FET do hãng International Rectifier thiết kế và sản xuất, khá phổ biến Vd IRF240, IRF9240, IRF540, IRF9540... BCxxx thường là BJT chuẩn EU, vd BC337, BC338... 1 số BJT do TQ sản xuất kí hiệu Qxxx 1 số linh kiện do Liên Xô cũ và Nga sản xuất mang chuẩn riêng, hiện ít dùng và không phổ biến. Không phải lúc nào linh kiện cũng tuân theo chuẩn, Vd 2SC5200, 2SA1943 là BJT công suất chứ không phải tín hiệu. 1 số linh kiện do hãng tự đặt tên theo chuẩn của mình, Vd IRF của International Rectifier... BJT hoặc FET theo các chuẩn khác nhau, do các nhà sản xuất khác nhau làm thì thường có thể tìm được 1 con khác tương đương từ hãng khác, tuy nhiên chân cẳng không giống nhau nên cần cẩn thận. 1 BJT npn, FET kênh N thường có 1 con cùng cặp (pnp, kênh P) tạo thành 1 cặp bổ phụ, có đặc tính dòng áp, đặc tuyến tương đương nhau. Tuy nhiên do npn, kênh N phổ biến hơn và cũng dễ chế tạo hơn nên có nhiều linh kiện không có bổ phụ đi kèm. Về vỏ đóng gói thì rất đa dạng, TO92, TO220, TO3... tuy nhiên nhìn vào kích thước cấu tạo có thể nhận biết: Vỏ nhỏ, bằng plastic, không có lỗ bắt tản nhiệt thường là linh kiện tín hiệu. Vỏ to, có phần kim loại (có thể được bọc nhựa cách ly), có lỗ bắt vít... thì thường là linh kiện công suất, khi hoạt động nhiều thì sinh nhiều nhiệt nên cần phải có giải nhiệt.
Cảm ơn bác bổ sung giúp em. Vấn đề Jfet,Mosfet,Diode... sẽ được đề cập riêng trong những post kế tiếp,em không gộp chung với BJT(transistor) vì chúng không cấu tạo giống nhau và nguyên lý hoạt động cũng khác nhau... Thân.
Hi vọng bác có đề cập sâu về mạch "vòng tròn" trên bán dẫn. Em đọc cái schematic Sumo 9+ mà chẳng hiểu nó chỉnh phân cực tĩnh thế nào để có 5A mỗi bên và cũng ko tính được hệ số khuyếch đại của nó luôn.
Mạch "vòng tròn" không biết có phải bác nói về 2 cái vòng tròn đan vào nhau không? Nếu đúng thế thì nó là nguồn dòng hằng (CCS - Constant Current Source) thường được dùng phổ biến trong mạch khuếch đại âm thanh.
em nhiệt liệt hoan hô bác onecent với topic này ,trước giờ chẳng hiểu gì ,giờ có bác viết ra thì ổn rồi
Không phải đâu bác ơi. Em tin là bác one-cent hiểu em nói gì, bác ấy là bậc thầy về các loại vòng đấy ạ :mrgreen:
Hix,bác quá lời rồi,em chỉ là amatuer thôi. Em cũng không hình dung ra mạch vòng tròn là mạch gì? Có phải ý bác nói đến hồi tiếp không? nếu là hồi tiếp thì chắc chắn có để cập vì mạch ghép bằng bán dẩn mà không hồi tiếp thì...sao ghép được. Có rất nhiều lý do phải hồi tiếp trong bán dẩn. - Hệ số khuyếch đại của linh kiện bán dẩn lớn và không ổn định. - Điều kiện hoạt động của bán dẩn rất dể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài và cả nhiệt độ do nó phát ra. - Mạch công suất bằng kinh kiện bán dẩn thường được ghép thẳng không qua tụ nên nếu không có hồi tiếp thì không tài nào có được điểm làm việc đúng. - ..... Mạch Sumo 9+ bác nói không biết có phải là Sumo nine Plus không? nếu là mạch này thì nó dùng nguồn rời cho 2 nhánh,mổi nhánh do 1 opam lái,chúng có sử dụng hồi tiếp đấy chứ,ngay ngỏ vào(-) của opam có cặp trở tỉ lệ 1/10. Bác chú ý sẽ thấy khi không gắn loa thì không có dòng chảy qua linh kiện công suất nhưng khi có loa thì có dòng chảy qua,dòng này cũng là dòng chảy qua loa luôn nhưng cần phải chú ý là nhánh phía dưới và nhánh phía trên có dòng ngược nhau nên thực tế nếu 2 dòng này cân bằng thì dòng 1 chiều qua loa sẽ bị triệt tiêu mất.
ui, bác vannam đoán trúng rồi! Mong bác one-cent nhín chút thời gian đề cập về mạch này trong loạt bài của bác!
Hix,mới viết phần cấu tạo linh kiện bán dẩn còn chưa xong mà các Cụ đã nói đến xích lô tròn,xích lô méo... Ráng trong hôm nay phọt vài phát Em viết tiếp phần cấu tạo linh kiện. Mosfet Mosfet là Transistor hiệu ứng trường( Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor ),có cấu tạo và hoạt động khác với Transistor như ở trên em vừa đề cập.Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện dẩn, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuyếch đại các nguồn tín hiệu yếu... Cấu tạo: Mosfet kênh N có hai lớp bán dẫn loại P đặt trên nền bán dẫn N, giữa hai lớp P-N được cách điện bởi lớp SiO2 hai lớp bán dẫn P được nối ra thành cực D và cực S, nền bán dẫn N được nối với lớp màng mỏng ở trên sau đó được dấu ra thành cực G. Hình dáng thực tế: So sánh tương đương các chân với transistor: Khi mosfet dẩn bảo hòa thì điện trở Rds có thể đạt giá trị rất nhỏ nhưng Vgs lại lớn,đây là thuận lợi và cũng là khó khăn khi dùng trong mạch công suất audio nếu muốn khai thác đến vị trí bảo hòa này thì nguồn tín hiệu cung cấp vào cực G phải có đỉnh lớn hơn điện áp cung cấp vào chân D của mosfet kênh N. Để làm được điều này thì đòi hỏi phải có 2 nguồn đối xứng độc lập,nếu không như thế thì điện áp rơi trên 2 chân DS đủ lớn nên sẽ sinh nhiệt rất nhiều so với dùng transistor công suất thông thường.
Cảm ơn Bác. Bác cứ đi từ từ bài bản hộ để em còn học từ cơ bản. Nhảy cóc là em chịu không nổi vì trình độ có hạn lại chậm tiêu
Phần kế tiếp là Jfet. JFET(Junction field- effect transistor): Transistor trường điều khiển bằng tiếp xúc P-N (hay gọi là transistor trường mối nối). Nó cũng có 2 loại kênh N và kênh P giống như transistor. Một số loại jfet thường sử dụng trong phần tiền khuyếch đại là 2SK170,2SK30... Nó hoạt động gần như 1 transistor. JFET kênh N có 3 chế độ hoạt động cơ bản khi VDS >0: VGS = 0, JFET hoạt động bảo hòa, ID=Max VGS < 0, JFET hoạt động tuyến tính, ID↓ VGS =-Vngắt, JFET ngưng hoạt động, ID=0 Vẫn với ưu điểm trở kháng Rgs và Rgd lớn như mosfet em đã trình bài.
cái tật hay bắt giò... hổng bỏ được. cụ Một Xu tiếp đê. em làm xong 1 em mosfet nhưng nghe hổng được hay lắm. có cách nào cải thiện hông bác ? ví dụ tăng trị số dung kháng tụ nguồn, tăng khối lượng biến áp nguồn, thay trở nào cho hiệu quả .... thân,
Bác dùng nguồn thế nào, tụ bao nhiêu, công suất biến áp. Em cũng dùng K1058/J162 nghe thấy rất ổn, bác đo xem dòng bias là bao nhiêu? FET có nóng lắm không?
Gì chớ giò là em khoái lém, nhất là chỗ trên giò chút xíu :mrgreen: MosFet muốn DIY nghe hay thì hơi khoai đấy bs ạ, nhất là với mấy con mosFet trôi nổi trên thị trường VN.