Có nhiều hãng chuyên về nguồn em biết được đang làm theo nguyên lý "balanced" này như EQUITECH, FURMAN, BPT, AUDIOQUEST, PLIXIR ... EQUITECH, hãng tiên phong về "balanced power" https://equitech.com/lifting-the-grounding-enigma/ FURMAN, chuyên gia về nguồn, rất nhiều sản phẩm lọc nguồn https://furmanpower.com/discrete-symmetrically-balanced-power/ AUDIOQUEST, nghe quen, sản phẩm top về lọc nguồn Niagara-7000 cũng là balance power https://www.audioquest.com/ac-power/ac-power-conditioners/niagara-series/niagara-7000 PLIXIR, có rất nhiều giải pháp cho balanced power https://www.plixirpower.com/pages/plixir-power-concept Trái tim của balanced power vẫn luôn là cục BACL center-tap, kiểu như cục này của Plitron khi chập 2 dây 5 và 6 vào nhau
Bản chất của biến áp có center-tap hay biến áp có điểm giữa chung là nó gồm 2 cuộn dây thứ cấp hoàn toàn giống nhau về số vòng dây, cỡ dây, điện trở dây và có điện áp ra bằng nhau và đối xứng. Kiểu quấn dây tốt nhất để đảm bảo kỹ thuật là "bifilar widing" Điểm giữa của cuộn thứ cấp (center-tap) chính là điểm nối chập của đuôi cuộn này với đầu cuộn kia, nó tạo ra điểm 0v mới và cũng chính là điểm Neutral mới của sơ đồ điện bây giờ. Mấu chốt ở đây là "điện áp đối xứng ở 2 cuộn thứ cấp + nối chập 2 cuộn => triệt tiêu nhiễu", chứ không phải nhiễu nó thoát xuống ground qua đây. Triệt tiêu được nhiễu trên đường dây điện lưới vào thiết bị audio thì quá tuyệt vời rồi còn gì, nhưng nguyên lý nó triệt tiêu thực hư như nào em không biết!!! Và chỉ dạng nhiễu đối xứng "common mode noise" mới bị triệt tiêu qua cách đấu balance, còn dạng nhiễu bất đối xứng "differential mode noise" phải tiếp tục xử lý qua mạch lọc
Thì em cũng đã nói rõ ràng ở trên rồi mà bác. Nó có tác dụng với EMI/RFI. Nhưng không có tác dụng với nhiễu line. https://vnav.vn/threads/tu-rap-linh-kien-cua-bacl-torus-rm.118686/page-2#post-2700938 Nhiễu RFI là nhiễu common mode (có điều theo em hiểu nhiễu common mode không phải nhiễu đối xứng, mà nhiễu line (different/normal mode) mới là nhiễu đối xứng) nên cấu trúc balance kia nó triệt tiêu. Nhiễu EMI em cho rằng cũng tương tự, nhưng em không biết có phải là common mode không, vì không thấy tài liệu nào phân loại. Có lẽ mô tả common mode là nhiễu đối xứng vì nó tác động lên cả 2 dây dẫn line, neutral một lượng như nhau. Nhiễu line như bác CafeNovember có nói ở trên kia, được triệt tiêu một phần do trong quá trình năng lượng điện chuyển thành năng lượng từ trong lõi biến áp thì thành phần có tần số rất cao (là nhiễu trên line) sẽ bị suy giảm đến mức gần như triệt tiêu nhưng vẫn còn. Tần số càng cao thì triệt tiêu càng mạnh. Nhiễu tần số cao đi qua lõi biến áp suy giảm còn một ít + nhiễu xuyên từ sợi sơ cấp qua sợi thứ cấp do 2 cuộn quấn chồng lên nhau ⇒ nhiễu line suy giảm mà không bị triệt tiêu hẳn. Nói như vậy, về mặt phân tích lý thuyết thì đấu balance chỉ tốt hơn biến áp cách ly đấu thông thường là nó triệt được nhiễu EMI/RFI trên đường dây từ cuộn thứ cấp đến thiết bị mà thôi. Điều này rất có lợi nếu đường dây này dài. Về mặt cách ly nhiễu line (do nhiễu từ các thiết bị dùng nguồn xung, thiết bị inverter, các thiết bị thay đổi công suất bằng triac (bếp từ, máy tắm nóng lạnh, chăn điện...)) thì nó cũng chỉ giảm nhiễu giống như biến áp cách ly đấu thông thường. Đổi lại về mặt an toàn điện thì đấu balance nguy hiểm hơn. Còn thực tế, để biết cách nào hay hơn cách nào rất khó xác định vì còn nhiều yếu tố ảnh hưởng chất âm trong quá trình chọn linh kiện, component và kỹ thuật, kinh nghiệm thi công nữa.
1. Bác nên đọc thêm tài liệu để phân biệt đc thế nào là nhiễu, hài và dòng điện 50Hz . Nhiễu ko đi xuống đất thì người ta làm ra cái Shield Grounding làm gì? 2. Nói về tiêu chuẩn tiếp xúc công nghiệp thì các loạt cốt cắm oke. Nhưng audio thì nó yêu cầu cao hơn. Ko đơn giản là đủ. Nếu nói đủ thì sao khắp nơi cứ tranh luận từ cái cầu chì cho đến cái đầu càng cua mạ vàng lẫn sợi dây to bằng cổ tay chi? Bác có nhận ra mấy cái ổ nó dùng chuẩn cắm dây vào chân kẹp bên trong chứ ko phải bắt ốc ko? Nó chính là vấn đề trong tiếp xúc khi hút dòng. 3. Bác nói nhiễu CM nó triệt tiêu trên 2 cuộn đối xứng của điểm rút giữa kiểu gì e ko hiểu. ?
Em tham khảo mấy trang web đã liệt kê ở phần trước thì các hãng họ phân loại ra 2 dạng nhiễu "common mode" và "diffirential mode", còn thực chất nó là loại nhiễu gì em mù tịt, quan trọng là họ lập luận với sơ đồ balance thì một trong hai loại nhiễu đó sẽ bị triệt tiêu => quá tốt, nhiễu gì kệ nó miễn là triệt tiêu được nó Bác xem sơ đồ này, nhiễu trên 2 dây L và N từ lưới điện vào sơ cấp đã bị triệt tiêu không còn xuất hiện bên thứ cấp (!?), và "Có lẽ mô tả common mode là nhiễu đối xứng vì nó tác động lên cả 2 dây dẫn line, neutral một lượng như nhau" => hình như bác lập luận đúng, em thấy loại nhiễu này họ mô tả giống nhau trên cả 2 dây L và N "Nói như vậy, về mặt phân tích lý thuyết thì đấu balance chỉ tốt hơn biến áp cách ly đấu thông thường là nó triệt được nhiễu EMI/RFI trên đường dây từ cuộn thứ cấp đến thiết bị mà thôi" : chỗ này em chưa hiểu, sao lại là từ thứ cấp đến thiết bị mà không phải là triệt tiêu được nhiễu trên lưới điện vào thứ cấp? Cám ơn bác đã dành thời gian.
"Bác nói nhiễu CM nó triệt tiêu trên 2 cuộn đối xứng của điểm rút giữa kiểu gì e ko hiểu. ?" Câu này là em trích dẫn theo như lập luận của mấy hãng trên. Còn tại sao nó triệt tiêu được CM thì em không tự giải thích được, nên đem vấn đề lên đây tham khảo ý kiến mọi người
1. Đối với em hài bậc cao trong lưới 50Hz thì được xem là nhiễu. Và thực tế nhiễu nguồn AC tác động lên âm thanh đối với dàn của em mạnh nhất là loại nhiễu này (nhiễu thay đổi nhiều ít theo giờ trong ngày) 2. Shield Grounding nối đất là để tạo hiệu ứng lồng faraday để chắn nhiễu. Ta gọi nôm na là xả nhiễu, vì dòng electron từ dưới đất chạy lên để trung hòa điện thế trên shield (mà điện thế này được tạo ra do nhiễu tác động lên lớp shield). Khi điện thế shield không thay đổi thì xem như sợi dây trong shield được chắn nhiễu. Và cái nối đất là shield, không phải tín hiệu trong shield. 3. Chỗ đầu cắm dẹp chắc em hiểu nhầm ý bác. Có lẽ chỗ này ý bác muốn nói rằng nên dùng loại cho audio. Như thế thì cái Torus đó nên khoanh nhiều thứ lắm bác. Thật ra khi xét đến đồ for audio một cách kỹ lưỡng thì cả cái Torus đó trừ cái biến áp ra thì những thứ còn lại nên loại bỏ hết và thay bằng loại for audio hoặc phù hợp với audio. 4. Em chẳng chọc ngoáy gì bác đâu. Giải thích thêm cái hình của bác vì muốn bác Nguyennhatduy hiểu thêm thôi, vì bác ấy nghĩ chỉ đơn giản thay đồ for audio vào là xong việc. Việc DIY cho phù hợp với tiêu chí for Audio không dễ dàng, nó cần phải quan tâm đến những chi tiết rất nhỏ, đại khái ở post của bác cũng đã nêu bao quát rồi. 5. Phần nhiễu common mode, cái hình em đưa ra là hình minh họa cho 2 loại nhiễu chứ không phải là minh họa cách cấu trúc balance nó triệt nhiễu common mode. Cái hình đó ý nói rằng nhiễu normal mode là nhiễu có chiều ngược nhau trên 2 sợi dây dẫn nguồn, nhiễu common mode là nhiễu có chiều giống nhau trên 2 dây dẫn nguồn. Nhiễu common mode khép kín vòng về nguồn phát theo đường ground qua điện dung ký sinh giữa mạch điện và vỏ thiết bị, chứ không khép kín qua 2 dây dẫn nguồn. Loại common mode mà em có thể nghĩ ra được trong trường hợp này là EMI/RFI (trong đó RFI đã được 1 tài liệu gọi là common mode, còn EMI thì em chưa thấy tài liệu nào phân loại nó). Theo như mô tả của các tài liệu/bài tham khảo thì đấu ngõ ra biến áp kiểu balance triệt nhiễu common mode nên nó triệt được nhiễu EMI/RFI. Còn cách thức nó triệt như thế nào thì em cũng không hình dung được một cách chắc chắn. Có thể hình dung như sau: - Về nguyên tắc, nhiễu EMI/RFI tác dụng lên 2 sợi dây dẫn nguồn AC giữa thứ cấp của biến áp cách ly và đầu vào của thiết bị là giống nhau. - Nếu như thiết bị dùng biến áp cách ly ở đầu vào thì xem như nhiễu này bị triệt đi vì đây gần giống như truyền dẫn tín hiệu balance (tín hiệu điện 50Hz + tín hiệu nhiễu) dùng biến áp (nhiễu làm điện thế trên 2 sợi dây tăng gần giống nhau nên hiệu điện thế của chúng thay đổi ít hơn điện thế thay đổi trên 1 dây). Tuy nhiên, nhiễu này không thể triệt hết vì thực sự trên 2 đường dây nhiễu không thể giống nhau hoàn toàn được. Bên cạnh đấy, nó cũng chỉ gần giống mạch truyền tín hiệu balance chứ chưa giống hẳn vì còn liên quan đến trở kháng của 2 biến áp. Nhiễu còn dư này tác động lên mạch điện của thiết bị, lan ra vỏ thiết bị qua điện dung ký sinh, làm cho điện thế của vỏ thay đổi (vỏ tích điện và thay đổi điện tích liên tục theo nhiễu). Điện thế của vỏ này được xem là điện thế của nền nhiễu EMI/RFI (còn sót lại). - Nếu ta nối điểm giữa của thứ cấp biến áp balance với vỏ của thiết bị, điện thế điểm giữa này sẽ là điện thế giữa của điện áp lưới + điện thế nền nhiễu common mode. Điện thế giữa của lưới lúc này được xem là điện thế 0 của nguồn điện AC sau thứ cấp và nó trôi nổi theo nền của điện áp nhiễu common mode. Chính vì vậy mà điện thế trên dây nguồn sau thứ cấp nó triệt tiêu nhiễu bớt nhiễu common mode (triệt tiêu ở mức độ nào đó thôi). Điều này gần giống như hồi tiếp tín hiệu của mạch khuếch đại, ở đây ta hồi tiếp nhiễu về nguồn điện AC để giảm ảnh hưởng của nhiễu lên nguồn điện. - Tóm lại: nhiễu EMI/RFI bị triệt tiêu 1 phần khi vào thiết bị dùng biến áp cách ly vì nó gần giống như mạch truyền tín hiệu balance (thứ cấp biến áp balance và sơ cấp biến áp thiết bị) và triệt tiêu trong lõi biến áp. Phần nhiễu còn lại (tần số rất cao) xuyên qua biến áp, xuyên qua mạch điện, xuyên tới vỏ máy thông qua điện dung ký sinh giữa chúng. Điện thế vỏ máy được xem như là điện thế nền nhiễu EMI/RFI (chỉ gần đúng thôi). Nối vỏ máy với điểm giữa của cuộn thứ cấp biến áp balance để cho điểm reference này trôi nổi theo điện áp nhiễu do vậy làm giảm ảnh hưởng của nhiễu EMI/RFI lên nguồn điện cấp cho thiết bị. Việc nối đất điểm này chủ yếu là vì lý do an toàn điện; đối với thiết bị nối đất vỏ cũng có tác dụng chặn nhiễu EMI/RFI tác động vào thiết bị.
Bác đọc giải thích ở trong quote. P/S: Lý thuyết là lý thuyết. Lý giải định tính chỉ là suy nghĩ cá nhân theo mức độ hiểu lý thuyết. Em không dám bảo đảm những kiến giải ở trên là chính xác thực sự. Để bảo đảm những lý giải định tính ở trên là chính xác cần phải có những thí nghiệm, thực nghiệm với đo đạc cụ thể và chính xác. Điều này vượt quá sức của em. Do vậy bác đọc thì đọc, tin cũng được, không tin cũng được, vì em cũng giải thích tới vậy, không giải thích rõ hơn được nữa.
Cám ơn bác rất nhiều đã đồng hành cùng em!!! Mấy hôm nay em bận quá chưa có thời gian tìm hiểu tiếp.
Mà bác chủ thớt cũng lạ, đưa cái đầu bài lên rồi lặn một hơi không biết có triển khai dự án tiếp?
Em vẫn theo dõi đều nhưng làm cái này phức tạp hơn em nghĩ, chưa kể mua lõi bacl piltron mà k được đúng cấu hình như torus rm thì em cũng k muốn triển khai
Cũng không quá khó đâu bác, DIY cục BACL còn dễ và ít rủi ro sai sót hơn nhiều món như loa, amply ấy chứ. Nếu bác có thể mua được lõi PLITRON xịn giá hợp lý thì cũng được nửa chặng đường rồi
ban đầu em nghĩ là quan trọng nhất cái lõi bacl plitron thôi, còn mặt ổ điện vs vỏ đựng thì đơn giản quá rùi. Nhưng đúng như các bác ở đây nói là Torus họ đặt plitron làm bacl riêng theo thông số họ đặt mình k thể mua được và ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như bảng mạch mới đem đến được kết quả như bacl torus nên em lại quay lại với phương án tìm bacl torus rm cũ
Em chia sẻ hình ảnh trên mạng sản phẩm của một DIYer nước ngoài 3 cục BACL balance cho 3 nhóm ổ cắm, mục đích là để tránh xuyên nhiễu lẫn nhau Các bác cho hỏi cái tụ Auricaps 0.47uf 600v lắp như vậy có tác dụng lọc hiệu quả không?
Đối với em thì 0.47µF là quá dư → ảnh hưởng xấu đến âm thanh Tuy nhiên, mỗi dàn mỗi khác vì nó còn ảnh hưởng bởi những biện pháp xử lý nhiễu khác nữa. Không phải cứ đóng tụ vào là hay hơn đâu, nó còn phụ thuộc vào dàn, vào các giải pháp lọc nhiễu khác, vào chính nhiễu của nguồn AC nơi đang ở, vào chính lượng nhiễu nguồn AC lúc nghe nhạc. Em phải thêm tụ lọc bằng tai, giá trị bao nhiêu do tai quyết định, giá trị tụ lọc không cố định.
Bác diyer này trước có lắp EMI/RFI filter cho từng cục BACL, sau một thời gian dài thì cuối cùng bỏ hết filter nhưng giá trị con tụ thì không thay đổi từ đầu đến giờ các bác ạ
Tại vì bác đấy dùng có 1 cái biến áp cách ly thôi bác. Ở đây là 3 cái bacl trong 1 thùng nhưng tính theo ngõ ra thì mỗi ngõ ra chỉ có duy nhất 1 cái biến áp cách ly làm lọc nhiễu nguồn AC thôi ⇒ tụ có giá trị lớn. Nếu có nhiều thiết bị lọc nhiễu khác thì có thể tụ phải nhỏ hơn, tụ càng lớn thì ảnh hưởng xấu đến âm thanh càng nhiều.
Theo kinh nghiệm em đã chơi qua Torus RM8A. Nó rất ok, nhưng để phát huy ngon lành về lâu về dài bác nên đầu tư luôn con TORUS 16A AVR
gửi bác @quocdat https://hometheaterhifi.com/volume_10_3/feature-article-isolation-transformer-8-2003.html Trong link trên có một đoạn tác giả giải thích "if the transformer provides balanced AC out (+ 60 Volts on one leg and - 60 Volts on the other leg), any noise that is picked up by components' power cords and extension cords is cancelled through common mode rejection (CMR). This happens when the balanced legs are combined to produce 120 Volts. Because the noise is the same polarity on each leg, but the voltage is inverted on one with respect to the other, the noise gets cancelled out between the two AC voltages. Also, a benefit with balanced power is that you are then placing the ground, which may be referenced one way or another by the signal circuits, in the "eye" of the hurricane, so to speak, of the power currents of the AC line, so that the ground itself is cleaner, providing a cleaner reference for the signal circuits." Em tóm tắt có 2 ý chính: #1: với BACL có thứ cấp đấu kiểu balance (cực L và N đều có điện áp so với Ground và chúng đối xứng nhau), khi đó nhiễu trên dây nguồn của thiết bị hoặc dây nguồn nối dài sẽ bị triệt tiêu bởi cơ chế CMR ... Hình như đúng như bác đã phân tích ở bài trước? "Nói như vậy, về mặt phân tích lý thuyết thì đấu balance chỉ tốt hơn biến áp cách ly đấu thông thường là nó triệt được nhiễu EMI/RFI trên đường dây từ cuộn thứ cấp đến thiết bị mà thôi. Điều này rất có lợi nếu đường dây này dài. Về mặt cách ly nhiễu line (do nhiễu từ các thiết bị dùng nguồn xung, thiết bị inverter, các thiết bị thay đổi công suất bằng triac (bếp từ, máy tắm nóng lạnh, chăn điện...)) thì nó cũng chỉ giảm nhiễu giống như biến áp cách ly đấu thông thường." #2: nguồn balance có ground sạch hơn (ít nhiễu hơn!?)
Em nói thêm về ý số 2: Như đã phân tích trong post 57, nhiễu common mode sẽ tạo nền nhiễu trên vỏ thiết bị và việc nối điểm center tap của cuộn thứ cấp với vỏ thiết bị đã làm cho điện thế của center tap này được thêm 1 lượng điện thế của nền nhiễu. Do vậy, điện thế của điểm center tap trôi nổi trên nền nhiễu theo cùng chiều với nguồn nhiễu → điện thế ở 2 dây dẫn nguồn cũng trôi nổi trên nền nhiễu theo cùng chiều với nguồn nhiễu. Do vậy, điện thế trên 2 sợi dây này ít dao động do nhiễu tác động hơn (hình dung nôm na thế này: nếu bạn đem ly nước di chuyển sang trái thì nước sẽ bị dồn nghiêng về phía bên phải ly, nếu bằng cách nào đó ta ép được nước được ép di chuyển sang trái luôn thì mặt nước sẽ không bị nghiêng mạnh do nó ít bị dồn về phía phải hơn). Trong ý số 2 của bài viết tiếng Anh trong post của bác nói rằng ground (mass) của mạch điện (signal circuit) được reference với ground của nguồn điện bằng một cách nào đó. Có 2 cách diễn dải của ý này: ① ground mạch điện nối hẳn (ngắn mạch) với ground nguồn AC ② ground mạch điện chỉ reference với ground AC thông qua điện dung/điện trở/điện cảm (có thể là linh kiện thật, có thể chỉ là các trở kháng ký sinh). Ở trường hợp ① ground mạch điện (mass DC) và ground nguồn điện AC (ground AC) nối với nhau thì mass DC cũng trôi nổi trên nền nhiễu nên ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu common mode hơn, như đã phân tích ở post 57. Ở trường hợp ② ground mạch điện chỉ reference với ground nguồn AC (tức là giữa chúng có hiệu điện thế) thì nhiễu nó chỉ giảm đi một phần mà thôi nhưng vẫn có hiệu quả (ở mức độ thấp hơn). Tuy nhiên, em cũng nói lại 1 lần nữa, việc xử lý nhiễu EMI/RFI không khó. Cái khó nhất là xử lý nhiễu hài bậc cao (của tần số gốc 50Hz) do các tải điện gây ra. Ảnh hưởng của nhiễu hài này lên âm thanh rất tệ, tệ hơn rất nhiều so với nhiễu EMI/RFI.
Cám ơn bác @quocdat rất nhiều về những kiến thức đã chia sẻ! Em chưa hiểu lắm chỗ "nhiễu hài bậc cao do các tải điện" là do các tải trong lưới điện (em tạm hình dung là nó nằm cùng phía bên sơ cấp) hay các tải được cấp điện sau thứ cấp của BACL? Và xử lý nhiễu hài bằng thiết bị gì?
Là cả hai thứ luôn bác. Nó là tải trong lưới điện trong cùng 1 biến thế tổng của điện lực cho khu vực đang ở. Tức là các thiết bị trong nhà của bác (phía ngoài dàn audio).Nó cũng là thiết bị của hàng xóm, của hàng xóm của hàng xóm... trong cùng 1 biến áp tổng của điện lực. Em chỉ giới hạn trong biến áp điện lực thôi, chứ ra phía ngoài biến áp cũng có nhưng ta không thể nào quản hết nổi những chuyện như vậy. Nó cũng là tải do thiết bị phía sau biến áp gây ra, mà ở đây là các thiết bị audio. Cho nên có một nguyên tắc ít người để ý: nếu thiết bị nào không dùng trong cấu hình dàn nghe hiện tại thì nên rút nó ra khỏi ổ cắm, cho dù là thiết bị đó luôn tắt nguồn. Nhưng nhiễu do các thiết bị bên hàng xóm lan qua thì nhiều hơn là thiết bị ở trong nhà, bởi vì số lượng nó quá lớn nên nhiễu cộng dồn cao hơn. Đến nay xử lý lọc nhiễu hài có 3 phương pháp: - Lọc bằng trường điện từ + vật liệu dielectric (hãng S.R, hãng Shunyata, Nordost, Furutech...) - Lọc bằng tụ (Audience, Nordost...) hoặc tụ kết hợp với cuộn cảm (audioquest, clef, isotek...) - Lọc bằng biến áp (Torus, Isoclean, Equitech...). Và không có phương pháp nào dùng 1 cái thì hết nhiễu ngay mà nó chỉ giảm một phần mà thôi. Ngoài ra có phương pháp khác là dùng mạch nghịch lưu (inverter) để chuyển điện áp DC thành điện áp AC true sine. Nhưng nó không phải là lọc nhiễu sóng hài mà cố gắng tránh dùng nguồn điện trực tiếp từ lưới.