Âm nhạc trước hết là âm thanh có tính nhạc Như vậy trước khi nghe nhạc phải nghe âm thanh nó thế nào đã nhỉ :lol: Nghe live thì khỏi qua bước 1 luôn , nhưng em không có đủ xiền để thường xuyên đi nghe ở nhà hát :wink:
Khi nghe: 1 - Chỉ quan tâm đến tính từ chuyên dụng (PỜ RỒ) cho cái anh lỗ tai như là to, nhỏ, trầm, bổng và cảm thụ giai điệu, ca từ của bản nhạc thì là nghe nhạc. 2 - Khi phải mượn đến cả tính từ diến tả cho các lỗ khác như: Lỗ mắt: sáng - tối, dầy - mỏng. Lỗ mồm: chua - ngọt. Rồi thì phải mượn cả cảm xúc của cái lỗ gì gì ấy ấy nữa mà khô - ướt, chặt - lỏng, nông - sâu thì là nghe âm thanh kiểu audiophile :cry: - Nếu kết hơp được cả 2 thì là thưởng thức âm nhạc. Em té :arrow:
Em thích tiếng hít hà, chép miệng hoặc thở dài kiểu tiếc nuối của bác Aping :lol: Tìm được hàng chưa bác :wink:
"Ta nghe cái gì trong âm nhạc?" Thoạt đầu nghe như một câu nói vui đùa nhưng có lẽ nhã ý chủ nhân muốn chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm lại bản thân trong cái thú chơi audio và qua đó có thể trải lòng mình ra một cách chân thật cái cảm nhận cũng như quan điểm, thói quen trong lúc thưởng thức âm nhạc từ bộ dàn của riêng mình. Đại đa số trong chúng ta cho rằng cái "nghiệp audio" đều là sở thích cá nhân nhưng điểm khởi xuất của mỗi người cũng có nhiều điểm khác nhau. Nói cách khác là việc chúng ta tiếp cận với cái thú chơi audio này mỗi người mỗi vẻ và hoàn cảnh đưa đẩy khác nhau, có người là do tính kế truyền từ gia đình, bạn bè, người thân dẫn dắt, ...... và cũng không ít có người do bản năng sinh ra là đã thích nghe nhạc có lẽ tính di truyền. Như vậy do mỗi nhà mỗi cảnh như thế nên cái chúng ta cảm được từ âm nhạc tất cũng sẽ khác nhau nhưng cái chính là cái chúng ta tìm thấy là để âm nhạc mang lại cho ta sự dễ chịu thoải mái, nguồn cảm hứng và đôi khi đồng hành cùng ta với nỗi niềm trong cuộc sống đời thường qua từng tác phẩm giai điệu đem lại. Nếu tất cả các ngôn từ có thể diễn tả hết cảm xúc của con người thì hẳn âm nhạc khó mà tồn tại, vậy âm nhạc đầu tiên là sẽ đem lại cho ta cảm xúc. Để có cảm xúc thì âm thanh là tác nhân trực tiếp tác động đến ta cụ thể là thiết bị audio mang lại, âm thanh hay nó bổ sung cho ta cảm xúc về cái chất trong âm nhạc. Việc nhận định âm thanh thế nào là âm thanh đẹp, hay thì cả một quá trình từ học hỏi, thu thập, tìm hiểu trong khoảng thời gian có khi không có hồi kết ( tẩu). Đôi khi cứ mãi say sưa setup bộ dàn mà chúng ta chợt giật mình khi chúng ta phải trả lời cho cái câu hỏi chủ đề trên. Không ít trong chúng ta cũng trong vòng lẫn quẩn nghe nhạc hay nghe mê âm thanh của thiết bị .... Nghe để nghe thì đơn giản nhưng nghe để thưởng thức và thấu hiểu hết ca từ, lời ca thì hẳn không dễ dàng gì. Tuy nhiên việc nghe cũng thay đổi theo không gian thời gian lẫn hoàn cảnh mà sẽ cho ta có được cảm nhận khác nhau và từ đó chúng ta cũng sẽ trả lời được ta nghe cái gì và đòi hỏi gì trong âm nhạc. Chủ đề này mang nhiều thành ý cá nhân, nên có gì sơ suất mong các bác tiếp lời.
có bác chỉ nghe cái trép có bác chỉ nghe cái bát có bác chỉ soi cái trung vậy nghe cái gì? theo em cứ thả hồn theo bản nhạc. Tự tâm hồn ta bay theo nó đến lúc đó trep trung bát chẳng là cái quái gì! nghe mà soi quá khác gì lấy được cô hoa hậu cả ngày ngồi soi xem hôm nay lông chân rụng mấy chiếc.!
Nghe nhạc tất nhiên là nghe cái hồn của bản nhạc từ nhạc sĩ, ca sĩ... muốn truyền tải đến người nghe. Nhưng, cần có bộ dàn chất lượng để tái tạo cho chính xác, nếu không giọng hát ca sĩ đáng lẽ ngọt lại thành chua thì sai cái hồn của bản nhạc mất :lol: . Thôi em chuồn
Tay này thoạt trông tưởng pháo đùng nhưng hóa ra pháo xịt bác ạ. Toàn nhờ vả anh em thôi :lol: @ Secky: Bác hỏi "nghe gì từ bản ghi" em lại dễ giả nhời hơn. Với những người yêu nhạc, dĩ nhiên họ nghe nhạc trong... âm nhạc :lol:
Em 1 đồng tình và 1 không với bác ở đây là: 1. Không nhất phải biết tiếng Anh, Pháp.v.v... mới nghe được nhạc tây, nhưng nếu hiểu được thì không còn gì bằng :wink: . Một bản nhạc hay thì giai điệu là yếu tố quyết định, phần còn lại là ca sĩ, nhạc sĩ thể hiện và hòa âm phối khí. Một lời thơ hay không đồng nghĩa vời 1 bản nhạc hay, nhưng một bản nhạc hay có khi lời lại rất đơn giản. 2. Đúng như bác nói, và em cũng đã gặp nhiều bác ngồi nói thao thao bất tuyệt về tiếng đàn này chưa đúng tiếng kèn nọ không ra, nhưng thực tế thậm chí có khi còn không biết hình giáng cây đàn, cây kèn ra sao. Lúc nào cũng em nghe giao hưởng, jazz, blues... nhưng đến nhà thì thấy toàn Trường Vũ, Phi Nhung... em bó tay
Vấn đề ở đây "Hồn của bản nhạc" là cái gì ? Mỗi ông nhạc sĩ khi sáng tác ra một tác phẩm thì luôn muốn gởi gắm vào đó thông điệp, cảm xúc, tinh thần...mà ta có thể gọi là cái "Hồn". Mỗi người ca sĩ, nhạc công khi biểu diễn lại hiểu và cảm cái hồn đó theo nhân sinh quan của mình nên chả có người nào giống người nào. Người nghe cũng rất phức tạp, em nghe ca sĩ A hát bản nhạc này hay nhất nhưng bạn em lại thấy ca sĩ B hát bản đó hay hơn. Vì vậy em thấy cái "Hồn" của bản nhạc nó giống hồn ma quá , nó muôn mặt quá, có ai chỉ cho em biết với....
Vì topic này nằm trong "góc thư giãn", tôi xin thư giãn với các bác 1 tí ! Nghe nhạc là thỏa mãn một nhu cầu thuộc phạm trù tinh thần. Ăn 1 bát phở là thỏa mãn một nhu cầu thuộc phạm trù vật chất. Một người thích âm nhạc, họ thấy thỏa mãn khi nghe 1 bản nhạc họ thích trên 1 dàn máy họ thích. Một người thèm ăn phở. Họ tìm đến một tiệm phở mà họ thích, gọi một bát phở với những thứ mà họ thích, và họ cảm thấy thỏa mãn. Bác hỏi người nghe nhạc :"khi ta nghe là nghe cái gì trong âm nhạc?" có khác gì khi ta hỏi bác ăn phở: "Bác ăn là ăn cái gì trong bát phở vậy ?" Và tôi nghĩ, nếu không có ý gì sâu xa khác, bác tự trả lời được mà !
Sự khác biệt ở chỗ, có bác cho rằng trung trầm bát chép làm cho thỏa mãn, có bác lại cho là tiết tấu, bác cho là lời bài hát, có bác lại cho là do giọng người hát. Đặc biệt có bác lại nói là trước nghe cái nhạc này không thấy hay lắm, nay thay "con" CDP khác nghe thấy hay hẳn. Có bác lại nói là nghe ông Ar... kéo violon bằng CD thì thấy hay, sau nghe XRCD thì phát hiện một số thứ... nên ko thấy hay bằng trước kia, thế là tại cái CD với XRCD (em ví dụ thế). Nếu lấy chữ thỏa mãn ra để lý giải thì thật là vô cùng. Hoặc nếu nói kiểu ta thích bởi vì ta thích hoặc ta thích bởi vì âm nhạc là như vậy... thật ra là ko giải thích gì. Bản chất âm nhạc là vô hình. Rõ ràng là chúng ta cần một cái gì đó trong âm nhạc.
Về bản chất, âm nhạc là âm thanh đc sắp xếp theo giai điệu, tiết tấu...nên ko thể tách âm nhạc ra khỏi âm thanh. Chất lượng bản thu âm ảnh hưởng khá lớn đến cảm xúc của người thưởng thức, xin hỏi các bác musicphile nếu nghe giao hưởng qua loa phóng thanh phường thì thấy thế nào ạ ?. Ta ko thể cực đoan đến mức tách âm nhạc ra khỏi phạm trù âm thanh, coi âm nhạc là cao siêu còn âm thanh là bình dân, vớ vẩn. :? Để cảm đc cái gì đó trong âm nhạc thì em nghĩ đó ko phải là đặc quyền của những người đã đc học, chơi, nghiên cứu qua âm nhạc. Ai cũng có cảm thụ âm nhạc riêng của mình, nó bắt nguồn từ tiếng ru à ơi của mẹ. Người may mắn có điều kiện theo học thì có thể trình bày đc vấn đề một cách mạch lạc hơn người bình thường, nhưng em đoan chắc nhạc cảm thì chưa chắc hơn đâu ạ vì như chính bác Secky có nói :"nhạc cảm là cái thiên bẩm, học rồi luyện chi chi đó cũng ko thể nâng lên hạ xuống như số đo...".
Phàm đã là người Việt, không ai ăn bát phở nếu chỉ vì thịt bò ngon, hoặc vì nước dùng ngon... đâu bác ạ. Bát phở ngon có nghĩa là tất cả các thứ có trong bát phở ấy đều ngon. Ngon từ huơng đến vị, ngon từ nước dùng đến bánh phở, miếng thịt tái đến miếng nạm, miếng gầu... ngon từ cọng húng đến lát ớt... Phàm đã là người biết nghe âm nhạc, ai lại thỏa mãn nếu chỉ thưởng thức đơn thuần ca từ, giọng hát hoặc âm giai, tiết tấu... Và chắc chắn là họ sẽ thích nghe bản nhạc mình yêu thích mà ngoài việc thưởng thức ca từ, họ còn được nghe chất giọng ngọt ngào của ca sĩ, tài nghệ của nhạc công, ngoài bass, mid, treble (không phải "chép" bác ạ),họ còn nghe được cả sự tinh tế của âm thanh, sống động của tiết tấu... Tất yếu thôi bác, họ không ăn ở tiệm phở này vì nước dùng ngon nhưng bánh phở vừa dai, vừa sượng... họ chuyển qua ăn hiệu phở kia để có được ngon cả hai hoặc hơn nữa đấy mà. là hài lòng đấy mà bác. Có gì mà vô cùng. (như bác nói ở trên í) Vâng, tôi hoàn toàn rất đồng ý với bác, và tôi chưa bao giờ nghĩ thế bác ạ. Tôi chưa đủ trình độ để lạm bàn v/đ này bác ạ. Vài dòng phiếm luận thư giãn cùng các bác.
Cái này có gì mà trình độ hả bác. Mà đây là lần đầu em được nghe Âm nhạc so sánh với Phở, thịt bò, rau thơm..., phục bác. @ Bác Khỉ vàng: theo ý bác, em tạm hiểu có hai loại âm nhạc, một, âm nhạc trong các bản ghi âm và hai, âm nhạc trực tiếp - là loại không liên quan gì đến bản ghi âm. Ở loại (thứ) một, các vấn đề của kỹ thuật thu và phát lại âm nhạc có tác động lớn đến âm nhạc. Ở loại (thứ) hai, âm nhạc không phụ thuộc gì vào kỹ thuật thu và phát lại vì nó ko có liên quan gì. Và theo em có một loại (thứ) ba, âm nhạc trong đầu các nhạc sỹ. Loại này ko phụ thuộc vào chủ thể trình bày. Nó đi thẳng từ bản nhạc, qua mắt vào thành giai điệu trong đầu nhạc sỹ. Loại này ghê quá! Em bối rối, ba loại này có gì chung nhau?
Cái (thứ) ba này em thấy mấy ông nhà văn, nhà báo hay review là cảm xúc, ko biết nó có gì chung với nhạc cảm ko ?
Cái này có gì lạ mà phải phục! Phở là ông của nhạc mà :lol: Còn nhớ, sau khi đất nước thái bình, Đức Lê Thái Tổ giao cho quan Nhập nội hành khiển Nguyễn Trãi soạn nhạc. Quan Nhập nội tâu: - Muôn tâu bệ hạ: Lòng dân là gốc của nhạc, xin bệ hạ sớm làm yên lòng dân để giữ lấy cái gốc của nhạc. Trước đó, ở bên Tàu: Võ Tắc Thiên sau khi lên ngôi Hoàng đế thì năm đó được mùa to. Bà đi vi hành để nghe ngóng lòng dân. Gặp 1 vị nông phu vừa xoa bụng vừa hát: " Vua ông hay vua bà, miễn ta no bụng" rất vui vẻ. Bà nghĩ: No bụng là cái gốc của lòng dân. Có thể cái câu:" dân dĩ thực vi tiên" từ đây mà ra chăng. Ăn phở là để no bụng, no bụng thì mới ca hát được. Sao lại không so sánhphở với nhạc được? Tuy nhiên: Có người ăn phở để chống đói ( lỡ bất hiếu với vợ bị cắt cơm chẳng hạn), có người ăn phở là để thưởng thức món đặc sản số một của đất kinh kỳ. Để chống đói thì ăn đại đi, phở bò, phở gà, phở lợn... kể cả phở chuột nếu có cũng chén tất, miễn là no cái bụng, bàn làm gì cho mệt. Ăn để thưởng thức thì cũng phải biết ăn cho đúng cách và nếu có người hướng dẫn thì vẫn hơn. Người bình dân như tôi nói: hôm nay, tôi đưa anh đi ăn phở.. Người lịch sự họ nói:" hôm nay tôi mời anh đi thưởng thức phở". Nghe nhạc để gọi là có nghe nhạc thì cũng như ăn nhạc, cứ nghe đại đi, bàn làm gì cho mệt. Nghe nhạc để thưởng thức,hưởng thụ cái hay, cái đẹp của âm nhạc cũng cần đúng cách và nếu được hướng dẫn thì vẫn hơn. Ăn phở tạm gọi là đúng cách thì tôi có biết qua, nhưng sẽ không trao đổi ở đây, bác nào ra thăm Hà nội tôi cũng có thể liều hướng dẫn, miễn là trả cả tiền bát phở của tôi. Nghe nhạc đúng cách thì tôi chịu, nghe cái gì trong âm nhạc lại càng chịu nữa. Có người hướng dẫn ăn phở thì cũng có thể có người hướng dẫn nghe nhạc. Ngày xưa có cụ Ca Lê Thuần hướng dẫn trên đài truyền thanh Hà nội, nhưng nghe cụ xong lại chả có gì để nghe vì ngay sau đó là: "Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà nội 100 cây lô mếch...". câu này lại không phải là âm nhạc nên rút cục chả biết nghe thế nào. Thôi thì không biết, tôi đành dựa cột mà nghe xem các bác bình loạn.
Túm đc giò cụ rồi, he he. Sao cụ nỡ...xử đẹp với NT vậy cụ ơi là cụ :mrgreen: Theo hiểu biết nông troèn của em thì "Nhập nội hành khiển" là chức quan của cụ LTK và điều kiện cần của chức vụ này là phải pheng cái cù lẳng vì ở trong cung nhìu thứ hấp dẫn lắm, hơn mấy cái món nhạc cảm với cả cảm nhạc này nhiều :lol:
.. Túm trượt rồi nhé. :evil: Cụ Lý làm chức thái úy ( thái sư coi việc văn, thái úy coi việc võ), việc cụ Lý tịnh thân thì đúng nhưng tự nguyện hay bị ép thì chưa có chững cứ. Các quan hành khiển vào đầu nhà Trần thì mới bị "pheng". Từ thế kỷ 14 thì chức này thường được giao cho các nho sĩ khoa bảng chứ không phải mấy mấy vị "tè ngồi" nữa. Ở một chừng mực nào đó thì có thể nói: chính sử của chúng ta khá sơ sài, nhiều chuyện chỉ là dã sử nên tranh cãi cũng khó, lại lạc đề. :lol: