Ta nghe cái gì trong Âm nhạc?

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by Secky, 12/4/09.

  1. piratevn

    piratevn Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    1.357
    Likes Received:
    5
    Location:
    SAIGON (Q.1 & Q.11),
    Khi nghe nhạc vàng,tình cảm nhẹ nhàng thì em nhắm mắt cho dễ mơ màng, tưởng tượng đến nội dung bài hát mà ca sĩ đang thể hiện. :)
    Khi nghe nhạc test thì em cũng nhắm mắt :mrgreen: và phân tích mình nghe được những âm thanh nhạc cụ nào trong đó :lol:
     
  2. DVD-A

    DVD-A Advanced Member

    Joined:
    8/7/09
    Messages:
    874
    Likes Received:
    4
    Chỉ có một cách duy nhất để thưởng thức được âm nhạc , đó là thường xuyên lắng nghe, bởi cái đẹp và ý nghĩa thật sự của âm nhạc chỉ có thể tìm thấy ở một nơi duy nhất. Đó là âm thanh.
    Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tác dụng to lớn trong giáo dục thẩm mỹ và đạo đức. Với một bản nhạc, khi mới nghe lần đầu và không lắng nghe, các giai điệu chỉ vang lên trong tai một cách tự nhiên, nhưng khi nghe nhiều lần và biết lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu được những mẫu hình trừu tượng của âm nhạc.
    Danh họa Raphael có nói: "Hiểu biết tức là bình đằng". Khi chúng ta hiểu biết một tác phẩm âm nhạc là chúng ta cùng sống với các khoảnh khắc đã khai sinh ra tác phẩm và đã nhận được thông điệp của người nhạc sĩ gửi gắm trong tác phẩm ấy. Nhưng ý nghĩa một tác phẩm âm nhạc không bất biến dẫu rằng âm nhạc vốn được gọi là ngôn ngữ của cảm xúc.
    Ý nghĩa của một bản nhạc không thể nào diễn đạt được bằng ngôn từ, chính điều này tạo thành bản chất của âm nhạc. Chúng ta có thể định nghĩa một từ bằng những từ khác, nhưng chúng ta không thể định nghĩa được một giai điệu. Ý nghĩa của một giai điệu là... chính giai điệu ấy!
    Vì thế mới có câu “Âm nhạc là nơi khởi nguồn khi ngôn từ kết thúc” nhưng cũng như văn học, mục đích của nó là biểu hiện cái đẹp trong chốc lát và vô hình. Và cái biểu hiện ra thì ai cũng có thể cảm nhận thấy, tùy vào cách nhìn và kinh nghiệm từng người mà có thể thích hay không mà thôi.
    Âm nhạc, cũng như tình yêu, dễ dàng nếm trải hơn là phân định.Không có hai triết gia nào đưa ra một định nghĩa giống nhau về tình yêu. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói ”Cảm nhận nghệ thuật cần phải có tâm hồn”. Ngay cả trong giới nghệ sĩ, cũng có người có "nhạc cảm" có người không. Đã là cảm thụ thì đâu cần phải được đào tạo mới có thể nhìn nhận được - nó là bản năng.
    Một tác phẩm âm nhạc tự thân nó là một quan điểm về cuộc đời. Nó mang đến chúng ta cách diễn dịch cá nhân của người nghệ sĩ về thân phận con người, mà tác giả đã nếm trải với tư cách là một người nghệ sĩ và một con người.

    Tìm đến được tận cội nguồn của tác phẩm, ta càng chiếm hữu được nó trọn vẹn, càng choáng ngợp trước những niềm vui tuyệt vời, những cảm xúc thăng hoa... mà âm nhạc mang đến, đưa ta vươn tới những đỉnh cao của nhận thức, đến vực thẳm của tâm linh.
    ( Lược trích có bổ sung từ nguồn: Tuanvietnam)
     
  3. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    [quote="DVD-A...âm nhạc mang đến, đưa ta vươn tới những đỉnh cao của nhận thức, đến vực thẳm của tâm linh.
    ( Lược trích có bổ sung từ nguồn: Tuanvietnam)
    [/quote]
    Đoạn này thì cá nhân em cho là người viết bài này nhầm, đỉnh cao của nhận thức thì khoa trương quá, vực thẳm của tâm linh nghe hơi hài hước...
    Bác viết bài này nghe không biết như thế nào nhưng ham hố đỉnh cao và vực thẳm quá...đọc cái biết ngay hàng "zỏm" :D
     
  4. DVD-A

    DVD-A Advanced Member

    Joined:
    8/7/09
    Messages:
    874
    Likes Received:
    4
    Theo Em tác dụng phụ của Âm nhạc như đoạn trích trên cũng không quá ...
    Âm nhạc- Chiếc cầu nối giữa tâm hồn và cảm xúc
    Beethoven

    Nhà bác học vĩ đại Albert Einstein đang phải vật lộn với 1 công thức rất phức tạp. Câu trả lời cho những trăn trở vẫn né tránh ông. Ông là người say mê tiếng đàn vĩ cầm từ khi lên sáu. Cầm cây đàn lên và ngay lập tức ông thấy mình lạc vào thế giới khác lạ. Ông đang sống trong giai điệu những bản nhạc sotana của Beethoven và Mozart. Đột nhiên ông đứng phát dậy. Câu trả lời cho vấn đề vật lý đã xuất hiện trong tâm trí ông. Ông reo lên: " ta hiểu rồi"
    " Một giải pháp đã đột nhiên xuất hiện trong suy nghĩ của anh ấy", em gái ông nhớ lại và khẳng định rằng âm nhạc như đã làm cho đầu óc của anh ấy thư giản, tạo điều kiện cho anh ấy suy nghĩ".
    Người con trưởng thành của ông kể lại:"Bất kỳ khi nào cảm thấy cùng đường hoặc lâm vào 1 tình huống khó khăn trong công việc, ông lại ẩn mình vào âm nhạc và đó chính là giải pháp cho tất cả những khó khăn của ông"
    Bản thân Einstein cũng đã nói về niềm đam mê của ông dành cho âm nhạc và những nghiên cứu vật lý của mình rằng :" cả hai được sinh ra cùng 1 lúc và hỗ trợ cho nhau..."

    Âm nhạc là nghệ thuật suy nghĩ bẳng giai điệu
    Như vậy âm nhạc là nguồn dinh dữơng tinh thần vô giá của những thiên tài vĩ đại nhất, đống góp vào sự phát triển mang tính đột biến của nền khoa học thế giới thế kỉ XX.

    Từ nhân vật vĩ đại đến 1 nhân vật hài hước?
    Charlie Brrown... Lucy.... Quả là kì quặc khi đặt những nghiên cứu vĩ đại của Einstein cạnh các nhân vật của 1 trong những loạt phim hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới- Peanuts.
    Tuy nghiên, trên thực tế, cả hai đều có điểm tương đồng khi nhà biếm hoạ Charles Schuz tin rằng âm nhạc chính là nguồn cảm hứng đằng sau cách nhìn cuộc sống rất kì lạ, thông qua những nhân vật mà ông tạo nên.
    Ông nói:" Tôi đã nghĩ ra không biết bao nhiêu ý tưởng tại những buổi hoà nhạc. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều trải qua cảm giác như bị thôi miên khi xem người nhạc trưởng chỉ huy giàn giao hưởng. Khi đó tâm trí tôi bắt đầu mơ màng. Sau đó, chúng ta nhận ra rằng âm nhạc chỉ còn đọng lại chút ít rồi biến mất.
    Điều này thật sư khiến bạn phát điên khi biết rằng bạn đã đợi ba tháng ròng để nghe bản Concerto thứ hai của Bráhm. Nhưng rồi rốt cuộc, bạn nhận ra rằng mình đã nghĩ về 1 điều gì khác khi nghe nhạc. Và bạn cho rằng:" Thật là lãng phí thời gian."
    Nhưng khi suy nghĩ theo xách này tâm trí bạn bắt đầu nghĩ hết điều này tới điều khác và bất chợt, bạn có cảm giác thăng hoa cùng âm nhạc- chính từ cảm xúc này, chúng ta có thể nảy sinh những ý tưởng tuyệt vời nhất."
    (trích)

    http://tieuhocdanghai.com/%28X%281%29A% ... eSupport=1
    http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=359269
    http://tintuc.timnhanh.com/doi_song/suc ... /35A771E5/
    http://antg.cand.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2008/2/66159.cand
     
  5. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Hic, đọc xong mấy cái lý luận cao siêu này tự nhiên em thấy hãi hãi âm nhạc, có lẽ chả dám nghe nữa, thật đấy ! :)
     
  6. Secky

    Secky Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.008
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Chữ âm nhạc nó rộng mênh mông như biển. Bác cứ nghe cái góc nào phù hợp với bác thôi. Còn lại bác sợ thì bác kệ nó :D
    Có sao đâu?
     

Share This Page

Loading...