Chào các Bác ! Số là Con Amply Sansui AU- D607F nhà em vốn thiếu lực ở dải bass. Trước đây cũng có một vài năm em cũng có học qua các khóa Điện tử và tham gia công việc sửa chữa điện tữ một thời gian. Nay thì ko theo nghiệp nữa ! Theo em biết là trong mạch Amply có rất nhiều mạch : nguồn, tiền khuếch đại cônng suất và mạch công suất có thêm mạch điều chỉnh treble-bass. Biết trên diễn đàn VNAV này cũng nhiều bác cao thủ về sửa chữa điện tử nên em xin có một vài câu hỏi để xin ý kiến như sau : 1. Trong mạch treble- bass có biến trở nào điểu chỉnh riêng để tăng thêm phần treble hoặc bass hay ko? Ngoại trừ 2 biến trở bên ngoài mặt Amply? Cái này theo em biết thường là đã được cân chỉnh từ lúc xuất xưởng nhưng có thể khi đã qua sửa chữa bác thợ nào đó đã...chỉnh chưa đúng !!! 2. Có thể thay đổi trị số điện trở hoặc tụ điện trong mạch để thay đổi tần số cao hoặc thấp theo ý muốn hay ko? Phạm vi cho phép thay đỗi mà ko ảnh hưởng đến chất lượng mạch như, méo tiếng, tự kích... Xin các bác chỉ giáo những lời vàng ngọc giúp em ạ ! Bỏ nghề lâu quá nên...chử nghĩa trả thầy cả !
Em không phải là cao thủ về sữa chữa điện tử, nhưng cũng có mấy lời khuyên bác. - Hầu như trong mạch Tone của amply bán dẫn, đặc biệt là Sansui, không hề có thêm phần biến trở phụ bên trong để tăng/giảm treble-bass. - Có thể tăng hoặc giảm tần số nào đó trong mạch Tone, bằng cách thay đổi giá trị của diện trở và tụ trong mạch Tone này. Theo em, để tăng thêm bass trong amply này, bác không nên tăng thêm bằng cách điều chỉnh tone, mà thực hiện theo các bước sau: 1/ Đầu tiên bác phải có 1 ổn áp lớn, càng lớn càng tốt, vì nó cấp nguồn điện dồi dào và ổ định cho amply, dây điện từ lưới điện nhà vào ổn áp và từ ổn áp đến amply phải lớn cỡ 11AWG (hoặc 4-6mm2), thay dây điện nguồn của amply bằng dây khác lớn hơn, có thể bằng dây máy tính của Mỹ loại 14AWG cũng tốt. Tiếp đến là thay dây điện từ ngoài vào công tắc của amply, và dây từ công tắc vào biến áp của máy. 2/ Tiếp đến, bác có thể thay tiếp tụ nguồn của amply bằng loại có điện dung lớn hơn (30-50%), điều này khó thực hiện vì thị trường không có loại tụ xịn có điện dung lớn. 3/ Bác thay đổi đường đi của tín hiệu bằng cách đi thẳng, đấu tắt, bỏ qua tất cả các phần không cần thiết, cụ thể là bỏ phần tone, công tắc subsonic, muting, balance. Nghĩa là tín hiệu vào chỉ qua volume, rồi vào phần pre (flat) rồi đi thẳng vào phần power. Lúc này âm thanh sẽ hay lên rất nhiều. Bác cũng là dân điện tử nên việc thực hiện cũng dễ dàng, bác nên thực hiện bước 1 và bước 3 trước, hiệu quả rất cao. Chúc bác thành công. Thân.
Hehe ! Cuối cùng bác Zoro mới chịu lên tiếng nhỉ ! Trong 3 cách mà bác đưa ra Em thấy cách thứ 3 là khả thi nhất. Cách thứ nhất coi như ko có vấn đề vì phần ôn áp nhà em khá ổn và thừa tải. Tuy nhiên nếu lam theo cách này thì mạch Tone se ko có tác dụng gì nửa phải ko Bác ? Âm thanh lúc này gần như mặc định và ko thể điều chỉnh như ý muốn ( tăng , giảm bass-treble ) vì đi trực tiếp vào phần công suất. Có điều em suy nghĩ rằng ! Khi xuất xưởng tất cả các Amply đều đã trải qua đợt kiểm tra về kỹ thuật lẫn chất lượng âm thanh thời đó ( bass-treble) ở mức chấp nhận được. Chẳng lẽ con Amply nhà em " kém " đến vậy!!? hay là mạch Tone hoặc mạch nào khác đang có vấn đề? hoặc có thể là đường tín hiệu bị mất mass hoặc biến dạng do trị số điện dung, trở , kháng sai lệch. Việc này thì cũng thật là khó để mà Test ! Chỉ có cách nhờ Bác thợ nào giỏi để nghe và sửa giúp thôi ! À, quên bác Zoro nhà mình cũng là tay tổ đấy chứ nhỉ ? Bác cho em cái dịa chỉ liên lạc , bửa nào rãnh em vác con này qua nhờ bác kiểm tả xem sao ! Cám ơn bác nha !
Amply của bác mặc định chọn tần số chỉnh bass là 50Hz và mức maximum là +6dB, mà âm thanh ở tần số này tương đối ít nên bác chỉnh không thấy ép phê là đúng rồi. Theo em, bác nên kiểm tra lại bước 1 đi, vì phần nguồn cho amply là yếu tố quan trọng số 1! Một yếu tố quan trọng nữa là bác phải chỉnh lại bias cho sò công suất, do máy xài 1 thời gian thông số này sai lệch kinh khủng lắm, chính điều này làm cho âm thanh bị yếu, lỏng lẻo, và có cả thiếu bass nữa. Nếu làm bước 3 thì lúc đó amply của bác coi như flat intergrated, âm thanh sẽ dầy dặn lên, chi tiết rõ hơn rất nhiều, bass sẽ mạnh hơn, nghe dễ chịu hơn, nên bác sẽ chẳng quan tâm đến nút chỉnh tone nữa! Đã pm cho bác.
[ [/quote] Bác chỉnh như thế liệu âm thanh còn trung thực không bác? Em sợ ... :wink:[/quote] Hihi ! :lol: Việc gì mà phải sợ ? Chỉ sợ một điều là ảnh hưởng đến các thông số kỹ thuật phân cực cho tranistor thôi ! Còn nói đến âm thanh " trung thực" thì tai mình nghe thấy hay, thấy hợp dòng nhạc là được. Chẳng phải là trên VNAV này đầy các cao thủ đấy sao ? vậy mà vẫn phải suốt đời đi tìm cái thứ âm thanh dịu kỳ ấy ! :lol:
Trời ! Bác cứ chọc em mãi ! Ý em nói là bao gồm vừa chỉnh Tone và vừa chỉnh cả BIAS. Thật ra chỉnh Tone thì ko ảnh hưởng gì nhiều đến..phân cực trừ khi mach Tone chạy bằng 1 loại IC nào đó, thay đổi trị số linh kiện có thể làm..tèo con IC. Còn chỉnh BIAS chắc chắn là ảnh hưởng đến phân cực rồi. Vấn đề là phạm vi điều chỉnh cho phép là bao nhiêu phải không Bác Cynep ? :lol: :lol:
Hề hề.Em chọt bác hồi nào.Tại em ko thấy bác đề cập đến vụ chỉnh bias,hề hề.Em tưởng có vụ gì mà em chưa biết nên em hỏi bác cho kĩ ý muh.Cho bác chọt lại em một cái đấy.Hehe.
Bác cứ đùa ! Dù sao trên diễn đàn VNAV này bác cũng là " cây đa cây đề ". Vui vì Bác đã giao lưu cùng em ! Mong nhận được nhiều lời khuyện bổ ích từ phía Bác !
về nguyên tắc thay đổi trị số một số linh kiện điều có thể tăng,giảm trầm,thanh.nhưng máy của bác đã có nút chỉnh bá,tre rồi còn gì bác vặn hết nút bass nghe tiếng trầm quá dư,nếu thích trầm nữa thì bác lắp amly khác hoặc thêm loa sup...mà ko nên chỉnh sữa bên trong mà mất din và khó bán,có khi lợn lành thành lợi què.
Cám ơn bác đã cho ý kiến ! Đây chỉ là trao đổi và thảo luận về kỹ thuật thôi . Giả sử có làm thử nhưng kết quả ko khá hơn thì...ta trả lại thông số cũ mà :lol: