Thư gửi chị hiền - Gửi thêm cái thư vì bực mình quá

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by tai_trau, 10/6/11.

  1. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Em nghĩ dựa vào bác này cũng không ổn. Bác ấy bán cho VN 6 tàu thì bán cho khựa 60 tàu. Thằng nào có xèng là bác ấy ủng hộ hết mình :(
     
  2. vuthehoa

    vuthehoa Advanced Member

    Joined:
    9/2/11
    Messages:
    368
    Likes Received:
    0
    Location:
    HÀ NỘI - ĐUN RƠM
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    trời ơi là trời, em mà được đọc diễn đàn này sớm thì hôm nọ kiểm tra nhận thức em thế nào cũng ok
     
  3. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Theo như tin em đọc được thì không có chuyện TQ có 60 tàu này đâu. Vì tổng số tàu do Nga chế tạo đâu mới có gần 40 cái, Nga dùng 19 cái rồi, lại còn bán cho Ấn Độ, TQ... nữa cơ mà. VN có 6 là nhiều rồi (cơ mà còn lâu lắm)...
     
  4. regular

    regular Advanced Member

    Joined:
    6/6/07
    Messages:
    7.375
    Likes Received:
    22
    Location:
    Non-Groups
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Tới năm 2014 thì cũng trễ quá nhỉ? Mua từ 2009 cơ mà! Chắc hàng kg có sẵn!
    Các Bác cho em hỏi: Tàu ngầm mà chạy D.O thì khói nó thở ra chỗ nào nhỉ?
     
  5. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Sẽ được khuếch tán vào trong nước cụ ạ !
     
  6. regular

    regular Advanced Member

    Joined:
    6/6/07
    Messages:
    7.375
    Likes Received:
    22
    Location:
    Non-Groups
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Đội ơn cụ! :D Em lại cứ tưởng nó như pô xe máy! :lol:
    Thế 3-4 năm nữa nhận hàng thì nó có lạc hậu khg nhỉ? Khi ấy KHQS (thiết bị do thám) của hàng xóm nó hiện đại rùi. Miềng đi đâu cũng bị nó phát hiện. Thế thì còn gì là ngầm nhỉ?
     
  7. regular

    regular Advanced Member

    Joined:
    6/6/07
    Messages:
    7.375
    Likes Received:
    22
    Location:
    Non-Groups
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Thấy có Bác bên kia mô tả thế này:
    "Hệ thống đẩy

    Hệ thống đẩy của tàu bao gồm hai máy phát điện diesel, một động cơ đẩy chính, một động cơ tiết kiệm nhiên liệu, một bánh lái một trục và một chân vịt bảy cánh cố định.

    Như vậy thì khi cần bí mật hoặc tiết kiệm nhiên liệu, tàu sẽ sử dụng động cơ điện
    Còn bình thường sẽ sử dụng động cơ diesel ( tuy nhiên khi sử dụng động cơ điện thì vẫn chạy máy phát diesel để phát điện cho động cơ điện chứ ko phải lấy điện từ bình ắquy ( ko biết bao nhiêu bình cho đủ )

    Khí để chạy động cơ diesel có thể lấy từ bình khí nén, lọc từ nước biển
    Diesel thì phải có pô xả nên có lẽ nó được chế tạo đặc biệt, đưa qua nhiều buồng lọc, giảm âm, và có thể hòa vào nước

    Kilo được trang bị hai động cơ diesel cực mạnh và chân vịt 7 cánh giúp giảm thiểu tối đa tiếng ồn. Hai bộ pin nhiên liệu, mỗi bộ chứa 120 pin chứa trong khoang thứ nhất và thứ 3 trên tàu cho phép nó có thời gian hoạt động tối đa lên tới 45 ngày.
    Vậy là nó có sử dụng pin khi cần giữ bí mật, còn bình thường thì chạy diesel, và ống xả sẽ đưa qua các bộ lọc âm, sau đó đưa ra ngòai qua ống thông hơi
    Động cơ diesel chu trình khép kín (Closed-cycle Diesel Engines)
    Động cơ diesel chu trình khép kín (Closed-cycle Diesel Engines – CCD) là một động cơ diesel thông thường được gắn thêm một bộ phận xử lý khí thải khép kín. Khi lặn dưới nước, CCD chạy bằng oxy lạnh, cao áp dự trử dưới xúc tác của một chất khí trơ (thường là argon) và tái chế khí thải từ động cơ. Khí thải của động cơ phần lớn là CO2, nitơ và hơi nước sẽ được làm lạnh, lọc, và phân ra thành nhiều thành phần khác nhau dưới xúc tác của argon. Phần còn lại của khí thải sẽ được trộn lẫn với nước biển và bơm ra ngoài. Loại động cơ này đòi hỏi phải có dự trử oxy lạnh, cao áp, khí trơ -> đòi hỏi về tiếp liệu phức tạp nên ít được áp dụng. Ngoại trừ một hệ thống thử nghiệm trên tàu ngầm U1 của Hải Quân Đức chạy thử năm 1993, không có một hệ thống nào được đưa vào phục vụ chính thức trong Hải Quân các nước trên thế giới. "
    Nguồn http://www.otosaigon.com/forum/T%C3%A0u ... 44-p3.aspx
    :lol:
     
  8. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Cái này cụ khỏi lo !
    Những khí tài này khả năng sử dụng hiệu quả còn dài dài. Cụ có đọc bài Mỹ mua lại một loạt máy bay của Anh đó, tuy đã ra đời cả chục năm nhưng nó vẫn mua lại để lấy phụ tùng ra cất đi, thay thế dần cho các máy bay của họ (cùng loại).
    Và thêm nữa là sự phát triển của các thế hệ khí tài mới đều dựa trên nền tảng cơ bản của những khí tài đã có. Chỉ là nâng cấp một số tính năng ưu việt hơn. => khi đó lại nhờ các bác ấy nâng cấp cho :mrgreen:
     
  9. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Ấy là em ví dụ thế. Theo em nhớ láng máng thì anh Nga ngố này bán cho chị Hoa đâu 40-45 tàu ngầm hiện đại hơn lớp kí lô này nhiều. Nói chung là không thể tin vào mấy thằng chế tạo vũ khí được đâu. Nó chỉ thích TG oánh nhau để nó bán được càng nhiều vũ khí càng tốt
     
  10. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Em thật không biết bác này dịch từ đâu hay phịa ra nữa, Ngay chuyện nhận định là không dùng Acu nhưng sau lại giới thiệu 120 pin nhiên liệu. Acu thực chất cũng là một dạng pin nhiên liệu, chỉ khác nhau là pin thì nó là đời cao cấp hơn...
    Rồi lại xả khói qua lỗ thông hơi ! Tàu ngầm thông hơi thế nào hở các bác :lol: . Theo những gì em biết thì dưới tàu ngầm luôn luôn dùng một hệ thống lọc Oxi từ nước biển...
    Tuy là khi tàu di chuyển không cần giữ bí mật, êm ái (trong ao nhà) nhưng cũng chảng mấy khi nó ngoi lên để mà xả khí như bác kia nhận định
     
  11. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.527
    Likes Received:
    4.933
    Location:
    Hà Nội
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Em nghĩ mình chả cần mấy cái sub này làm gì cho tốn kém. Trước em dòm 2 chú ngầm ở Đà Nẵng mà cứ tưởng mình nhầm, nom như cái thuyền độc mộc khoét lõi. :roll:
    Vụ oánh nhau nào cuối cùng cũng cần đến cái anh bộ binh để phân thắng bại. Vậy nên...cứ thử xem.
     
  12. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
  13. will

    will Advanced Member

    Joined:
    26/4/06
    Messages:
    2.377
    Likes Received:
    14
    Location:
    Bien Hoa
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Thanks,
    Những bài viết & phân tích rất hay, cũng đáng để đọc... Nói chung là đọc mà kg bị định hướng & tuyên truyền :mrgreen:
     
  14. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Mình yếu hơn nó thì phải đánh lén - cái này sở trường nhà vịt mừ :lol: cái kụ thấy là lớp Sang-O để huấn luyện làm quen ợ :wink:
     
  15. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Vừa vào lề phải Vietnamnet thấy bài "Gặp nhân chứng trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974", miềng quên mất cách dẫn đường link nên bác nào giúp, miềng xin cảm ơn.
    Ua chầu chầu, mừng ơi là mừng. Cái gì phải đến đã đến. Không thể bưng bít mãi được.
    -Chắc các cụ nhận ra trong khi tồng trí kia ra rả xuyên tạc để dân họ căm thù Việt Nam mà ta cứ câm như hến, bịt tai bịt mắt dân mình mãi là dại chứ chả khôn nên tỉnh ngộ rồi.
    - Có lẽ lần đầu tiên các chiến sĩ dự trận hải chiến 74 được nhắc đến như những ngươì lính dũng cảm bảo vệ tổ quốc, không còn địch ta, bên này bên kia mà chỉ có giặc ngoại xâm và những người lính bảo vệ tổ quốc.
    -Xin chia vui cũng những người lính ấy, cho dù muộn nhưng họ đã được vinh danh.
    -Những ai thực sự yêu nước nên thắp 1 nén hương cho những người ngã xuống năm xưa, họ ngậm oan qúa lâu rồi. Cầu mong cho họ sớm siêu thoát.
    Tôi như thấy cụ Kiệt đang mỉm cười.
     
  16. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
  17. ducnhi_mc

    ducnhi_mc Advanced Member

    Joined:
    29/4/08
    Messages:
    293
    Likes Received:
    3
    Location:
    Global Citizen
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Em giúp bác cái link đây ạ:
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-0 ... a-nam-1974
     
  18. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Cảm ơn bác.
     
  19. Tomcat

    Tomcat Advanced Member

    Joined:
    3/12/09
    Messages:
    1.795
    Likes Received:
    7
  20. jackup

    jackup Advanced Member

    Joined:
    13/9/06
    Messages:
    111
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hanoi
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Bài viết hay. Nhưng đọc câu này em thấy cay cay nơi khóe mắt. Dân ta được ví thế này ư? Buồn.
     
  21. liubitel

    liubitel Advanced Member

    Joined:
    9/12/06
    Messages:
    344
    Likes Received:
    11
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Theo các bác thì khựa có dùng hàng nóng ngoài biển với nhà mình ko?
     
  22. Niagara

    Niagara Advanced Member

    Joined:
    10/3/09
    Messages:
    2.332
    Likes Received:
    305
    Location:
    Nhị Hà.
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Có nhưng ko phải lúc này bác ah.Khựa có những lý do rất cơ bản:
    1 - Ta và khựa cùng một chế độ: Đảng cộng sản cầm quyền duy nhất, nếu đánh nhau căng, bất quá,chuột chạy cùng sào ta thân với Phương Tây và nhất là Mỹ thì khựa bẩn lại lo phát sốt, phát rét lên ngay. Vấn đề này E ko muốn "tích phân" nhiều và cụ thể vì có cái vạch, cái vạch, cái vạch.....khổ. :)
    2 - Đánh Việt Nam có lợi thế về Hải Quân nhưng giữ được Trường Sa rất khó, Việt Nam gần hơn, chơi kiểu nay quấy tý, mai nhiễu tý, chơi kiểu du kích......vì các tên lửa hành trình của Việt Nam đặt dọc bờ biển Nam Trung Bộ hoàn toàn vươn ra tới Trường Sa.
    3 - Khựa sẽ bị cô lập và bị phản đối gay gắt khi gây chiến trước một Việt Nam bé nhỏ hơn.
    ........
     
  23. Dzy

    Dzy Advanced Member

    Joined:
    15/7/09
    Messages:
    222
    Likes Received:
    4
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Nên hiện giờ nhà hắn đang chơi cái bài hễ có thuyền cá, thuyền thăm dầu của ta ra là thuyền lớn áp sát, quấy nhiễu cho chẳng làm ăn dc gì. Nhà ta thì ko có thuyền "tuần cá" nhiều và gấu như họ nên các thuyền bè dân ta dần sẽ bị ép về gần bờ .
    Tạo thế căng thẳng ngay ở phần biển không tranh chấp để thừa cơ lo ổn định việc xây dựng các cơ sở quân và dân sự trên các đảo tranh chấp. Dần lâu họ chiếm đảo và vùng phụ cận, bên ta không thường xuyên có mặt ở vùng tranh chấp thì nghiễm nhiên là mất. Cách đó gọi là ko đánh mà cũng thắng.

    Với tình hình này thì khá xấu cho phía ta rồi
     
  24. phidiep

    phidiep Advanced Member

    Joined:
    6/12/08
    Messages:
    4.678
    Likes Received:
    72
    Location:
    Bang chém zó
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Bác có cần câu chữ quá thế không? Người ta ví là phường "trộm gà bắt chó" để chỉ bọn mất dạy, trộm vặt.
     
  25. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Re: Thư gửi chị hiền - Tổ quốc em hôm nay nhìn từ biển.

    Trang báo mới từ tờ Đại Đoàn Kết nói về chủ quyền HS-TS từ 1954-1975:

    http://www.daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=33539&Style=1


    Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1954-1975 (03/07/2011)

    Năm 1954, Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này nằm phía nam vĩ tuyến 17 nên tạm thời thuộc sự quản lý của chính quyền miền Nam trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử. Tháng 4-1956, khi quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội của chính quyền miền Nam Việt Nam sau là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ra tiếp quản các đảo và quần đảo trên Biển Đông. Kể từ 1956, về pháp lý và trên thực tế chính quyền VNCH tiếp tục có nhiều hành động khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    [​IMG]

    Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu Việt Nam
    ra quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974

    Tháng 4-1956, khi Hải quân VNCH ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa thì phát hiện một số đảo phía đông trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody) đã bị quân lính Trung Quốc bí mật chiếm đóng trái phép. Chính quyền VNCH trên thực tế chỉ kiểm soát được các đảo phía tây. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, VNCH vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các đảo mà Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép phía đông quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, trên đảo Pattle (Hoàng Sa) có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng trong hệ thống quốc tế, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền của Việt Nam. Cùng thời gian này, quân lính Đài Loan cũng đã chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

    Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi trấn giữ các đảo chính ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22-8-1956, quân đội VHCH đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo cờ trên các đảo. Ngày 22-10-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống VNCH thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam (Nam Việt). Trong danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt đính kèm theo Sắc lệnh đó có Bà Rịa-Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy và đảo Hoàng Sa (Sắc lệnh chú thích là Spratly) trong quần đảo Trường Sa thuộc về tỉnh Phước Tuy cùng tên với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía bắc. Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành lập một đơn vị hành chính cấp xã và lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.

    Ngày 4-9-1958, Trung Quốc ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng ký Công hàm: "Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa”. Thực chất Công hàm này cũng chỉ cho biết Chính phủ VNDCCH tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, không hề đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Lưu Văn Lợi, cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Công hàm này là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc lúc Mỹ đưa Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan. Sử dụng Công hàm này với mục đích tranh chủ quyền các quần đảo là một sự xuyên tạc; việc biến một cử chỉ hữu nghị thành tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là vô lý. Trên thực tế, theo Hiệp định Genève, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía nam vĩ tuyến 17, thời gian này thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH. [Trung Quốc cố tình sử dụng Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ VNDCCH như một tài liệu có tính pháp lý và lịch sử để đòi hỏi chủ quyền trên các quần đảo của Việt Nam là một đề tài cần được phân tích đầy đủ để nhận thấy ý đồ cùng thủ đoạn tinh vi của họ trong chuỗi chiến lược lâu dài thôn tính Biển Đông. Chúng tôi sẽ có dịp trình bày vấn đề này trong một bài mang tính chuyên đề khác].

    [​IMG]
    Bia chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974

    Rạng sáng ngày 21-2-1959, nhiều ngư dân Trung Quốc lên một số đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng đã bị Hải quân VNCH phát hiện bắt giữ sau đó hoàn trả lại cho Trung Quốc. Theo các tài liệu của VNCH, đây không phải là lần đầu ngư dân Trung Quốc tìm cách lên các đảo của Việt Nam. Ngày 13-7-1971, Bộ truởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm có mặt tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội các Quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ở Manila (Philippines) tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ông Lắm cũng nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1951.

    Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7 – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Ngày 6-9-1973, Bộ trưởng Nội vụ của chính quyền VNCH ký Nghị định sửa đổi việc quản lý hành chính đối với quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Tới 4 tháng sau, ngày 11-1-1974, Trung Quốc tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của VNCH là sự lấn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc và nhắc lại các yêu sách vô lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12-1-1974, Chính phủ VNCH ngay lập tức ra Tuyên bố bác bỏ các yêu sách vô lý của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15-1-1974, Trung Quốc bắt đầu triển khai một lực lượng hải quân mạnh mẽ trong đó có nhiều tàu được ngụy trang thành tàu đánh cá có máy bay yểm trợ. Mặt khác, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH cũng điều động tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) đến Hoàng Sa để tăng cường sự canh phòng khu vực. Ngày 16-1-1974, HQ-16 phát hiện sự có mặt của Hải quân Trung Quốc đang dựng cờ trên các đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật... HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Phía Trung Quốc đáp trả bằng yêu cầu VNCH rời khỏi "lãnh hải” Trung Quốc. Trước sự gia tăng gây hấn của tàu chiến Trung Quốc, Hải quân VNCH tăng cường khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Lực lượng tăng cường của VNCH có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ Trung Quốc. Vài vụ xô xát đã xảy ra, súng đã nổ trên đảo Quang Hòa và một vài đảo khác.

    Ngày 16-1-1974, Chính phủ VNCH ra tuyên bố bác bỏ các luận cứ của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc này, hai bên bắt đầu bố trí lực lượng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, các chiến hạm của hai bên chỉ còn cách nhau khoảng 200m.

    Ngày 19-1-1974 lúc 10 giờ 25 phút, cuộc hải chiến bắt đầu. Một chiến hạm của Trung Quốc bị bốc cháy trước hỏa lực của hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Các chiến hạm Trung Quốc dồn sức đánh trả khiến HQ-10 bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, bốc cháy, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử nạn. Hai bên đấu súng khoảng 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông tin cho biết một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MIG của Trung Quốc từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Nhận thấy tương quan lực lượng không cân xứng, các chiến hạm VNCH được lệnh rút khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm đoạt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội VNCH bằng vũ lực kể từ thời điểm này.

    [​IMG]
    Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa

    Sau trận hải chiến, VNCH đã ra nhiều tuyên bố cũng như cung cấp các chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20-1-1974, quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến các nước ký kết Hiệp định Paris 1973, VNCH nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp một phiên đặc biệt về vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

    Ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và tuyên bố lập trường về "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.

    Ngày 1-2-1974, chính quyền VNCH quyết định tăng cường phòng thủ ở quần đảo Trường Sa, đưa thêm lực lượng ra đóng ở 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila (Philippines), VNCH khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 1-2-1974, Đoàn đại biểu của VNCH ra Tuyên bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Caracas khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Ngày 30-3-1974, VNCH tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tế - Tài chính Viễn Đông họp tại Columbia. Ngày 14-2-1974, Bộ Ngoại giao VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

    Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, nhận thấy thời cơ chiến lược đã tới, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ngay trong mùa khô 1975 bao gồm các đảo và quần đảo Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc... trên Biển Đông. Trung ương đặc biệt quan tâm tới việc nhanh chóng hoàn thành việc giải phóng, tiếp thu các đảo và quần đảo nói trên về tay Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN). Ngày 9-4-1975, có tin Hải quân VNCH rút khỏi các đảo và quần đảo trên Biển Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân QĐNDVN đã ngay lập tức cho lực lượng ra tiếp thu các đảo và quần đảo. Từ ngày 14 đến ngày 28-4-1975, Hải quân QĐNDVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp quản các đảo trên Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa.

    Chính quyền Việt Nam thống nhất sau đó vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Nhóm PV Biển Đông
     

Share This Page

Loading...