Chào các bác! Để tận hưởng âm thanh, tất nhiên chúng ta phải... cắm điện cho các thiết bị. Để thỏa mãn đam mê, không ít người trong số chúng ta tự nguyện trở thành DIYer và bắt đầu hành trình... nghịch với điện. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt đầy đủ các qui tắc an toàn khi làm việc với điện. Không ít người do bất cẩn đã bị điện giật. May mắn là chúng ta vẫn an toàn. Nhưng có ai dám nói chắc là mình sẽ an toàn khi bị điện giật một lần nữa? Có thể các bác sẽ nói đây là một topic cực kỳ stupid. Nhưng anh em hãy bớt chút thời gian thảo luận thấu đáo về các qui tắc an toàn để ai đã quen làm việc với điện thì cẩn thận hơn, ai bắt đầu làm việc với điện thì biết cách để tự bảo vệ mình và người thân của mình. Em xin nêu một vài câu hỏi: 1. Bao nhiêu V là bắt đầu sự nguy hiểm? Có người nói rằng dưới 50V là giới hạn an toàn. Lại có người cho rằng trên 1000V thì mới phải ngại, vài trăm V chỉ là... muỗi. Nhưng cũng có người cho rằng 9V hay thậm chí một bình ắc qui 2,4V cũng có khả năng làm chết người. Khi chúng ta rút điện nguồn nhưng vô tình cầm vào một cái tụ nguồn chưa xả hết cũng có thể là nguy cơ đưa chúng ta về với ông bà ông vải. Cơ thể chúng ta chứa đầy nước và đó là một môi trường dẫn điện rất tốt. Nói chung thì một dòng điện cỡ 20mA đi qua tim có thể làm cho tim ngừng đập. Hơn nữa, tim mỗi người cấu trúc khác nhau. Liệu chúng ta có test được tim chúng ta chịu được bao nhiêu mA để biết cách mà tránh Các qui tắc an toàn đều cho rằng khi làm việc với điện cao thế buộc phải đeo găng tay cao su để bảo vệ, giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị điện và tuân thủ các qui định ngặt nghèo khác. Cũng có người cho rằng khi chơi ampli đèn mới phải ngại cao thế, còn khi chơi đồ bán dẫn thì vô tư vì chỉ có vài chục V, không đáng kể. Vậy tiếp xúc với điện thế bao nhiêu V là an toàn? Bao nhiêu V là giới hạn ...cấm xâm nhập? Mời các bác thảo luận tiếp. 2. AC hay DC nguy hiểm hơn? AC thì rõ ràng là nguy hiểm DC thì dường như quan niệm chung cho rằng ít nguy hiểm hơn. Các cao thủ phổ biến rằng nếu làm việc với dòng cao thế một chiều, chỉ cần không sử dụng 2 tay cùng lúc là... vô tư (một tay cầm thiết bị tiếp xúc với điện, một tay đút vào túi quần). Không biết các bác làm như vậy có cảm thấy vô tư không, riêng em thì cảm thấy rất băn khoăn 3. Áp dụng các qui tắc an toàn thế nào? Có nên sợ điện không? Không sợ không sợ! Tu mi nam tử mà lại sợ mấy cái hạt electron với vẩn à! Trong chúng ta có nhiều kỹ sư thường xuyên làm việc với điện cao thế chừng vài chục KV trong cả cuộc đời mà vẫn an toàn, vì họ hiểu và tuân thủ các qui tắc an toàn. Có rất nhiều qui tắc an toàn về điện. Dưới đây là một số lưu ý của Bottle head đối với các audiophiles là tín đồ của tube (xin lỗi các bác vì không thể dịch ra tiếng Việt được): http://www.bottlehead.com/loosep/Safety.htm Mời các bác!
Em có vài xxx ý như sau 1) Điện áp dưới 50V coi như an toàn. Bởi vì giật nguy hiểm hay không còn tùy theo điện trở người. Ông nào càng béo, người nhiều nước thì điện trở càng thấp, giật chết như chơi :lol: . Mỗi người có điện trở riêng , vì vậy có những người giật 100V hay hơn cũng không quá ảnh hưởng. Như vậy để nói chung thì 50V ta coi là an toàn (chỉ dành cho những ông gầy :lol: ). 2) AC hay DC đã giật đều ghê hết, không được nghĩ chủ quan AC hay DC mà ta không sợ. Khi giật có hai loại : + Chạm tay dây lửa. Tay phải đỡ hơn tay trái, vì tim mình nằm bên trái :lol: + Hai tay, mỗi tay chạm 1 dây. Theo em loại này rất ghê răng, dòng chạy từ tay này sang tay kia, qua tim , chết như chơi. 3) Các biện pháp an toàn : + Trải thảm cách điện trong khu vực làm việc. + Đi ủng cao du cách điện (bảo vệ chạm dây lửa). + Đeo găng tay cao su cách điện. (bảo vệ chạm 2 tay ). + Nối mát thiết bị, đóng cọc tiếp địa (bảo vệ chạm 1 tay dây lửa). + nếu có điều kiện sử dụng biến áp 1:1 cho hệ thống nguồn. + Xả hết điện tích trong các thiết bị có khả năng lưu điện như tụ điện ..v..v khi không có nhu cầu sử dụng + Và điều quan trọng nhất, không được chủ quan với điện . Không được phép có suy nghĩ "Sợ đếch gì, giật làm sao được". Nhiều lúc không cần chạm vẫn bị phóng điện nhe răng (các bác làm cao áp phải rất cẩn thận) :lol: Em xin hết ạ .
Thêm một cảnh báo nữa: + Không đeo đồ trang sức (vòng, nhẫn, xuyến...) khi làm việc với điện, đặc biệt là điện cao thế như trong ampli GM70 vì nguy cơ phóng điện rất cao :mrgreen:
Thảo nào ông Sumo không bao giờ DIY :lol: Ông Chuối bụng to thì cũng cẩn thận :wink: Theo em thì chỉ đơn giản thế này thôi: 1. Luôn luôn tâm niệm là nếu sờ vào điện thì chắc chắn sẽ bị giật. Điện giật thì cũng có nhiều loại nhưng mà rất dễ... gây hậu quả nghiêm trọng 2. Do có điều 1 nên chẳng bao giờ sờ vào điện làm gì cả. Bằng cách: xác định những khoảng thời gian chính xác, cần thiết khi DIY cần phải đo đạc để kiểm tra, lúc đó mới hàn dây điện vào (không như thế có khi còn hỏng linh kiện như chơi). Ngoài ra thì tâm niệm là bao giờ nghe tiếng ổ cắm rơi đánh cạch ở xa người thì mới tiến hành sờ mó (hình như cũng có topic của bác Rùm nói về vấn đề này). 3. Người ta sinh ra bút thử điện cũng không phải để dành cho các cháu mẫu giáo mà là để cho... bố các cháu. Do vậy ta không nên xem thường 4. Nhịn ăn để giảm cân => theo lý thuyết của ông Chuối
Có bác ở đàng trong cậy có điện trở lớn, chuyên dùng tay không sửa điện. Hôm nọ thấy đài báo đưa tin, bị điện giật chết rồi! Nói chung là không phân biệt ông béo ông gầy, ông nào yếu tim thì nên làm bán dẫn, ông nào to gan thì làm tube :lol:
@ Bach Duong : Áy áy chị BD đụng hàng rùi . Anh em Aleph 5 Team đâu, bị nói là yếu tim cả lũ kia kia, phản ứng đi chứ @ CUN bang chủ : Bang chủ đủ gầy rồi, còn nhịn ăn cái gì nữa. Chuối em tập luyện giảm cân mới khổ đây nè
Áp 50v trở lại được cho là an toàn, còn I thì ngưỡng là bao nhiêu các bác ơi? qua tim là 20mA? Em thấy I cao cũng rất nguy hiểm đấy chứ ( kể cả khi áp thấp )!Các trường hợp giật bị cháy đen do I*R*R! Dòng lớn như các bác là aleph thì co nguy hiểm không nhể?
Em gửi các bác cái link đọc chơi: Tiêu đề : 'Vua điện' Bùi Văn Dinh đã qua đời vì... điện http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi ... /3B9EE34A/
I cao thì đương nhiên là nguy hiểm rồi. Áp không phải là thứ gây chết người mà chính là dòng :mrgreen: Kích một tí y như rằng Chuối nhà ta... chín đỏ lựng! Nói thế thôi chứ em biết các bác Aleph là những hiệp sỹ dũng cảm rồi!!!
Nếu U=50V , I phụ thuộc vào R, cho nên tùy cơ thể điện trở sẽ khác nhau. Với Aleph cũng vậy, dòng lớn do thiết kế mạch, dòng lớn qua tải amp chứ không phải dòng qua người nếu giật, bác thám tử phải phân biệt dòng qua tải và dòng qua người, không phải là dòng vài A qua người đâu nhé. Trong trường hợp này người và tải (amp) coi như 2 điện trở mắc //. Điện áp đặt lên người vẫn chỉ là +/- 34V nên không sợ lắm đâu. Anyway, an toàn cẩn thận vẫn hơn, sơ sểnh hớ hênh là lên nóc tủ cười với nải chuối đó :lol:
Làm gì có chỗ nào bán găng tay cao su dài đến nách! Bổ sung thêm: bạc là vật liệu dẫn điện tốt nhất. Khi thường xuyên làm việc với điện thì chúng ta không nên đeo trang sức bằng bạc mà nên chuyển sang loại trang sức bằng... bạc mỹ ký :lol:
Bên mình đi thăm mấy cái đài phát sóng công suất lớn, trong khu vực này người ta chỉ cần căng 1 đoạn dây lên đo với đất được ngay dòng 12V bóng đèn sáng rực, chắc chẳng cụ nào trong khu này dám DIY cả nhỉ :mrgreen:
Các bác cho em hỏi tí. Thấy bảo biến thế tự ngẫu giật nguy hiểm hơn biến thế cách ly. Nhưng em tưởng chỉ trong trường hợp hạ áp thôi chứ trong trường hợp tăng áp ví dụ như từ 220V lên 500V thì 500V cách ly hay tự ngẫu thì vẫn giật phê như nhau chứ nhỉ. Vài câu hỏi xxx ngơ các bác giúp em cái.
Về cấu tạo MBT tự ngẫu khác MBT cách ly. MBT tự ngẫu thì cuộn dây vào và cuộn dây ra cùng là một cuộn, chỉ có khác là vào 220v muốn có 100v thì chỉ việc trích ở điểm gần giữa dây quấn là được: một nửa là 100V một nửa là 120V. có nghĩa là thứ cấp và sơ cấp liên hệ với nhau về điện, nó trực tiếp đấu vào lưới điện.MBT cách ly thì khác, có 2 cuộn dây riêng biệt, sơ cấp và thứ cấp, 2 cuộn này cách điện với nhau bằng bìa cách điện, Một cuộn trực tiếp đấu vào lưới điện còn cuộn kia ra phụ tải Liên hệ với nhau bằng từ,(cảm ứng). Tại lưới điện các MBT của ngành điện lực là MBT ba pha bốn dây,( 3 lửa, 1 nguội) Các MBA này đều có điểm trung tính nối đất, (chính là dây nguội đó) .Nếu ta chạm vào dây quấn của MBA tự ngẫu là coi như ta chạm vào dây lửa của lưới điện rồi, dòng điện sẽ từ dây lửa qua người, xuống đất, về MBA của lưới, hình thành mạch kín, dòng này làm ta giật rất nguy hiểm -chết người đấy các bác ạ, nếu chân cách điện với đất không tôt, không khí ẩm thì càng nguy hiểm. còn MBA cách ly thì khi chạm vào phần không đấu với nguồn (sơ cấp ), chỉ chạm vào phần ra tải (Thứ cấp), chỉ một tay thôi thì an toàn, vì lúc này không có dòng qua người, hoặc cực nhỏ. Nếu chạm hai tay vào hai đầu dây cuộn thứ cấp thì cũng bị giật đấy, dòng này còn phụ thuộc vào điện áp ra, công suất của MBA cách ly. Vài dòng các bác lưu ý.
Theo em điện giật là nguy hiểm rồi.Nhưng mà thấy thế mà chạy thì còn ai tham gia vào diễn đàn này. Trước đây em cũng từng đi lắp điện dân dụng rồi,bây giờ thì ko,nhưng điện ở nhà mà hỏng thì vẫn sửa.nghiệp chính của em là sửa đường dây điện thoại.Các bác đừng tưởng điện thoại mà ko giật,đang nối dây mà có ai đó gọi đến là nhẩy tưng tưng lên ấy.nhưng vì điên áp thấp khoảng 100 tới 120 nên mãi rồi cũng quen.Bây giờ cũng thấy bình thường HAY TẠI EM GẦY NHỈ.có 43kg thôi. Đối với DIY thì lại khác,cao áp toàn 300 vơi 400 trở lên.Như vậy để đảm bảo an toàn thì phải làm sao?. Theo em: -Luôn nghiêm túc trong khi thao tác với điện. -Cách ly hoàn toàn giữa người với đất.(em toàn ngồi co cả chân lên ghế gỗ) -Tuyệt đối không được sờ vào hai điểm có điện thế chênh lệch trên mạch(dùng hai tay)khi máy đang cắm điện. Theo em như vậy đã là an toàn được 99% rồi.còn 1% do đen đủ không biết tai sao lại giật măc dù đã đảm bảo các yêu cầu.Chả biết có đúng không mong các Bác tiêp tục chỉ giáo.