1/ Với thanh nhạc thì do giới tính":giọng nam dày hơn giọng nữ, cùng giới tính thì do phổi: phổi to cho tiếng dày, phổi bé cho tiếng mỏng, cùng 1 ca sĩ thì do khẩu hình: mở miệng to cho tiếng dày, mở miệng nhỏ cho tiếng mỏng. 2/ Với khí nhạc thì : Bộ dây: dây to cho tiếng dày, dây nhỏ cho tiếng mỏng. Bộ gõ: da dày tiếng trống dày, da mỏng tiếng trống mỏng, tre già tiếng mõ mỏng, tre non tiếng mõ dày. Bộ đồng: kèn to tiếng dày, kèn mỏng tiếng mỏng ( giống khẩu hình và phổi). Quan trọng là: Dày không đục, mềm không nhũn. Có bác nói:" loa toàn dải tiếng dày hơn loa nhiều đường tiếng". Để chờ tôi chế được cái thước cặp đo độ dày mỏng của âm thanh rồi đo xem tiếng của Sony Nỉ gì đó có dày hơn AR3 không rồi lên đây ranh luận tiếp, chứ tôi cứ nói khơi khơi như trên mà không đo đạc cho kết quả lặp đi lặp lại sẽ chẳng thuyết phục được ai.
Không có ý định thuyết phục ai đâu bác TuấnCD ạ chỉ nói khơi khơi cho vui thôi mà, làm việc nhiều mệt vào thư giãn tý, nói đúng thì tốt rồi còn nói sai thì làm nền cho người .... nói đúng. Sai là chính
Đây là mục tư vấn bác àh, biết đến đâu thì tư vấn đến đó, nhưng nó vẫn phải dựa trên 1 cơ sở nền tảng nào đó ..., có khi cái chúng ta hiểu không hoàn toàn chính xác, ta nên phải học hỏi thêm. Còn muốn thư giãn thì đã có box thư giãn.
Tannoy, toàn dải nghe dầy cộp. Loa nhiều drivers nghe chi tiết nhưng không dầy. Cơ sở: thực tế nghe, không có máy đo. ha ha
Tannoy toàn dải là loa model nào vậy hả bác? Em thấy ở VN chỉ toàn là Tannoy Dual Concentric không à bác! đâu phải toàn dải đâu ợ???
Bác hiểu nhầm tôi rồi. Đoạn bôi đỏ là tôi tự bỡn cợt tôi thôi chứ không phải nhằm vào bác đâu. Thú thực khi nhắc đến ý "toàn dải" tôi cũng không để ý là của ai. Nhưng nếu bác gọi đôi Tannoy của bác là toàn dải thì bác nhầm thật hay cố tình nhầm?. Nếu nhầm thật thì bác cũng không đơn độc vì vẫn còn nhiều người chưa phân biệt được giữa toàn dải và đồng trục, nói ở topic này sợ lạc đề, ở đâu đó trong 4 rum có nói về đề tài này rồi. Hình như mấy tháng trước ở 20 Lê Quý Đôn có đôi Tannoy toàn dải thật. Mỗi bên có 6 loa, tôi định mua nhưng không đủ tiền. Model thì tôi không nhớ vì mấy năm nay mắc bệnh an- dây mơ hay dây mận gì đó nên hay quên lắm. Bác nào ở gần kiểm tra lại xem. Chủ đề của topic này thuộc phạm trù "tâm linh" ( những cái gì thuộc về cảm nhận đều bị cho là tâm linh) nên rất khó giải thích cho thấu đáo. Tôi nghĩ đang có sự nhầm lẫn giữa"thế nào là âm thanh dày.." với " thiết bị nào cho âm thanh dầy".
"Tannoy, loa toàn dải..." meaning loa tannoy và loa toàn dải chứ không có ý là tannoy là loa toàn dải. Kính
Em thấy âm thanh dày nó có nhiều thứ quá khó phân biệt, không chỉ mid bass dày là cho âm thanh dày, âm thanh dày là toàn thể từ trên xuống dưới chổ nào cũng dày được. Âm thanh chổ dày là mật độ nhiều âm hay Âm thanh chổ dày là gain chổ đó lớn hay Âm thanh chổ dày là âm thanh bị mờ đục hay Âm thanh chổ dày là chổ đó quá chi tiết nghe được quá nhiều thứ.... ????
Tản mạn cuối tuần về "Thế nào là âm thanh dày và mềm mại?". Có lẽ bất kỳ ai chơi audio cũng không ít lần tự hỏi dàn mình phát ra cái âm thanh dày hay mỏng trong cái nghiệp audio phải không các bác? Phải chăng đó là những tiêu chí đánh giá ban mai trên con đường tìm tòi chinh phục âm thanh mà chúng ta thường nói là âm thanh hi_end! Gọi là khái niệm dày hay mỏng chỉ là cách nói truyền tai dễ hiểu trong một hệ thống âm thanh, âm thanh dày và mền mại hay nói cách khác đó là sự biểu hiện tái tạo âm thanh từ các thiết bị để người nghe cảm nhận độ trung thực và truyền cảm của bản nhạc nào đó chẳng hạn. Âm thanh là một dạng vật chất thể hiện đến tai người nghe với biến điệu của các dãy tần số khác nhau và tai ta cảm nhận và nghe được, cái cảm nhận trên là hữu hình và mênh mông mỗi người mỗi vẻ và khó có thể đồng điệu được. Về mặt âm học, ngày nay người ta có những thiết bị đánh giá độ chính xác việc tái tạo âm thanh qua thiết bị phát ra bằng những thuật toán lấy mẫu, lượng tử... và so sánh với nguồn phát chuẩn để đánh giá có trung thực hay không.Cho nên đánh giá âm thanh thì thật khó vì có sự giằng co giữa lý thuyết chính xác của việc tính toán và việc cảm tính của con người. Tuy nhiên việc "cảm" này cuối cùng cũng do đôi tai con người quyết định, và những đôi tai này không hẳn tự nhiên có được mà đã được "đào tạo" phôi rèn hẳn hoi ở trình độ thẩm âm nhất định nào đó và cả khả năng thiên phú thính giác của họ. Nói như vậy có nghĩa là việc cảm nhận đánh giá âm thanh ngày nay không phải theo cảm tính mà dựa trên nền tảng khoa học hẳn hoi có đều ít người trong chúng ta có cơ may được học hỏi hay đào tạo ( kỷ sư âm thanh) hay chỉ là tự tìm tòi khám phá, họa khi may mắn đạt được sự đồng tình của mọi người, có khi chỉ là cái "tôi" và chỉ tôi cảm nhận hay là được rồi! Đánh giá độ "dày" mỏng của âm thanh là phản ảnh cả hệ thống từ nguồn âm thanh (CD hay tape, đĩa than...) cho tới loa kể cả dây truyền như các bác đã đề cập tuy nhiên nếu nguồn dày sẽ ra tiếng dày và mỏng thì sẽ ra tiếng mỏng chứ ta không thể đòi hỏi nguồn mỏng lại cho ra dày được ( nếu có chỉ là cái âm thanh giả do cân chỉnh chẳng hạn) nhưng nguồn dày cũng có thể cho ra mỏng được đó là do thiết bị của bạn. Lấy ví dụ ở giọng ca của ca sĩ là thể hiện gần gủi nhất vì giọng ca cũng giống như các nhạc cụ là tổng hợp của nhiều tần số , mỗi ca sỉ sẽ đáp ứng tốt với các âm vực khác nhau. Do đó việc tái hiện giọng ca sĩ sao cho thật sự trung thực với giọng thật của ca sĩ ở mọi góc độ cung trầm của bản nhạc thì ta có thể yên tâm riêng phần vocal là " dày". Tôi cũng như bạn cũng tự tìm tòi tự học hỏi và tự nâng cao khả năng thẩm âm nhưng phải chính bằng sự trải nghiệm của bản thân và đôi khi bị cả "tẩu" mà vẫn "đi đâu lanh quanh " để có được cái cảm nhận thế nào là âm thanh hay đẹp trong từng giai điệu từng tác phẩm. :wink: :?:
Cũng nhất trí luôn với bác . Một bộ dàn tương đối trung thực là bộ dàn không làm cho âm thanh dày hay mỏng đi mà nó phải phản ánh gần đúng như nguồn âm. Nghĩa là nguồn âm dày thì nó dày mà nguồn âm mỏng thì nó mỏng. Nếu một bộ dàn mà nghe Mạnh Quỳnh hát cũng dày như Trường Vũ thì tôi ứ mua. Có lẽ do cái sự nghe ra đời sau cái sự nhìn ( tôi đoán mò thôi) nên ngôn ngữ tượng thanh ít hơn ngôn ngữ tượng hình, do đó cái sự nghe phải vay mượn từ ngữ của cái sự nhìn. Cái sự dày mỏng, sáng tối, trong đục thì ai cũng nhìn thấy,cái sự cứng hay mềm thì có thể sờ thấy. Tuy nhiên những cái sự đó có thể cảm nhận bằng tai, mà cũng không phải là tai vàng mới thấy. Chỉ cần một người thực sự yêu nhạc, kể cả yêu âm thanh nhiều hơn nhạc mà chịu khó học hỏi luyện nghe với sự giúp đỡ của các bác đi trước thì sẽ dễ dàng nhận ra sau thời gian ngắn.Nếu lá vàng SNJ dày 3mm thì 10 là vàng chập lại sẽ đo được 30mm. Bằng mắt thường chúng ta cũng đoán được khoảng chục lá, người khiếm thị như tôi cũng có thể đoán là 6 lá nếu là vàng của người khác và 12 lá nếu là vàng của tôi. Nhưng 10 ca sĩ hát thì không phải ai cũng đoán được có khoảng bao nhiêu ca sĩ hát. Tôi vẫn nói đùa rằng: nếu tôi làm nhạc trưởng thì trong 25 cây violon (chẳng hạn) mà có tới 15 ông kéo giả vờ thì tôi cũng cứ vung đũa vì không phân biệt được. Nhưng nếu 1 cây so với 10 cây thì chắc chắn điếc như tôi cũng phải biết 10 cây cho tiếng dày hơn. Nếu tư vấn cho ai đó chưa phân biệt được dày mỏng bằng cách nghe nhạc sống thì hơi khó vì không phải ai cũng có điều kiện.Tôi xin hiến 1 mẹo gọi là tối kiến cũng được:Cứ đến bữa ăn các vị hãy gõ đũa vào miệng bát vài hôm rồi lắng nghe cho quen tai. Sau đó bảo cả bà xã và các con cùng gõ( cố gắng chọn bát đũa giống nhau và gõ cùng lúc với lực tương đối bằng nhau mà nhà càng đông người càng tốt) rồi lại lắng nghe. Chỉ vỡ hết 1 rổ bát chắc chắn sẽ nghe ra âm thanh có dày có mỏng. Tôi đi buôn bát ăn cơm đây. Chúc các bác thành công. :lol: :lol: :lol:
Trép dày nghe tiếng " beng beng" Trép nghe thấy mỏng nó kêu " xen xèn" Mid dày nở rộ đầy phòng Nếu nghe thấy mỏng chắc là ngay loa Bass dày ra tận hàng ba Nếu nghe thấy mỏng 1 phần 3 căn phòng. Xin các bác tiếp cho vui! Góp ý vài lời, mình cũng mới tập nghe: "lăng tăng"
Một bộ dàn tương đối trung thực là bộ dàn không làm cho âm thanh dày hay mỏng đi mà nó phải phản ánh gần đúng như nguồn âm. Nghĩa là nguồn âm dày thì nó dày mà nguồn âm mỏng thì nó mỏng. Nếu một bộ dàn mà nghe Mạnh Quỳnh hát cũng dày như Trường Vũ thì tôi ứ mua. Có lẽ do cái sự nghe ra đời sau cái sự nhìn ( tôi đoán mò thôi) nên ngôn ngữ tượng thanh ít hơn ngôn ngữ tượng hình, do đó cái sự nghe phải vay mượn từ ngữ của cái sự nhìn. Cái sự dày mỏng, sáng tối, trong đục thì ai cũng nhìn thấy,cái sự cứng hay mềm thì có thể sờ thấy. Tuy nhiên những cái sự đó có thể cảm nhận bằng tai, mà cũng không phải là tai vàng mới thấy. Chỉ cần một người thực sự yêu nhạc, kể cả yêu âm thanh nhiều hơn nhạc mà chịu khó học hỏi luyện nghe với sự giúp đỡ của các bác đi trước thì sẽ dễ dàng nhận ra sau thời gian ngắn.Nếu lá vàng SNJ dày 3mm thì 10 là vàng chập lại sẽ đo được 30mm. Bằng mắt thường chúng ta cũng đoán được khoảng chục lá, người khiếm thị như tôi cũng có thể đoán là 6 lá nếu là vàng của người khác và 12 lá nếu là vàng của tôi. Nhưng 10 ca sĩ hát thì không phải ai cũng đoán được có khoảng bao nhiêu ca sĩ hát. Tôi vẫn nói đùa rằng: nếu tôi làm nhạc trưởng thì trong 25 cây violon (chẳng hạn) mà có tới 15 ông kéo giả vờ thì tôi cũng cứ vung đũa vì không phân biệt được. Nhưng nếu 1 cây so với 10 cây thì chắc chắn điếc như tôi cũng phải biết 10 cây cho tiếng dày hơn. Nếu tư vấn cho ai đó chưa phân biệt được dày mỏng bằng cách nghe nhạc sống thì hơi khó vì không phải ai cũng có điều kiện.Tôi xin hiến 1 mẹo gọi là tối kiến cũng được:Cứ đến bữa ăn các vị hãy gõ đũa vào miệng bát vài hôm rồi lắng nghe cho quen tai. Sau đó bảo cả bà xã và các con cùng gõ( cố gắng chọn bát đũa giống nhau và gõ cùng lúc với lực tương đối bằng nhau mà nhà càng đông người càng tốt) rồi lại lắng nghe. Chỉ vỡ hết 1 rổ bát chắc chắn sẽ nghe ra âm thanh có dày có mỏng. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Dạ em cũng xin thưa thớt tí ạ: Như bác Tuan CD nói thì theo em không phải vì nếu lấy ví dụ như bác thì đó là nguồn phát âm phong phú nó sẽ thể hiện độ dày của nguồn âm chứ không phải là chất âm dày như mọi người bàn. Còn nếu như chỉ có 1 người gõ bát một tiếng mà thể hiện qua bộ dàn mà người nghe cảm nhận được thành âm thanh của đoàn tầu điện leng keng về bến thì có lẽ bộ dàn đó đã được xếp loại" The End". Cái này kể cũng hơi khó vì âm thanh có sắc nhưng vô hình mà mọi người lại có đưa ra một hình ảnh để định dạng nó cũng chẳng khác nào cuộc thi vẽ "Ma". Định dạng này có lẽ nó xuất phát từ hai từ Thick & Thin trong tiếng anh. Nhưng hai từ này cũng có nghĩa là gầy, béo... như vậy thì theo cách hiểu mà em cảm thấy tự sướng là âm thanh tròn trịa, mềm mại, tiếng căng mạnh đúng như trước đây em được nghe của các bác thợ buôn đồ điện tử là Bass tròn như quả bóng, căng như trống và mềm như bún. Treble mỏng như tờ giấy...
Cũng phức tạp gớm! Em thì chỉ tập trung nghe về số lượng cũng chưa xong. Với lại thiết bị còn hạn hẹp nên chưa biết thế nào là dày và mỏng.
Hi hi, bác dùng chữ liên tưởng là đúng quá, chứ gõ vào 2 tấm tôn đó nó ra âm thanh tần số khác hẳn nhau