Chào các bác. Như các bác đã biết, với những đôi loa khó đánh thì sẽ xẩy ra trường hợp kén ampli. Vậy nguyên nhân nào khiến nó kén ampli? Nếu trên lý thuyết một ampli thỏa mãn được yêu cầu về độ nhậy, trở kháng của nó có chắc chắn cho ra đúng giọng loa hay không? Một điều nữa em muốn hỏi là loa có độ nhậy thấp thì thường thường cần ampli công suất bao nhiêu? Tương tự với độ nhậy cao Khái niệm trở kháng, trở ra thì em mù tịt. Ví dụ loa có trở kháng 4 ôm thì cần điều kiện gì của amli và bao nhiêu? Tương tự với 8 ôm. Cám ơn các bác.
Theo em được biết thì VD loa có độ nhạy 90db/1W/1m Khi độ nhạy giảm 1db thì CS cần tăng gấp 3 lần để đạt được mức âm lượng như mong muốn ở đôi loa có độ nhạy 90db Còn vụ trở kháng thì bác lưu ý là trở kháng của loa Rloa >= Ramp. VD; Loa có trở kháng 4ohm thì đầu ra của Amp phải là 4ohm, Nếu loa 8ohm thì đấu vào đầu ra của Amp 8ohm và đương nhiên là có thể đấu vào đầu ra 4ohm của Amp Thân
Vậy độ nhậy loa cao hơn 1db thì CS có giảm được 3 lần không ạ, và hơn 2,3,4 db thì cứ theo tỉ lệ CS giảm 6,9,12 hả bác? bây giờ em mới biết điều này
Em đọc đâu đó trên forum thấy có bác nói loa khó đánh nên tìm ampli có dòng ra loa lớn, trở kháng ra loa càng nhỏ càng tốt. Vậy dòng ra loa và trở kháng ra loa là thông số nào trong list 'thông số kỹ thuật' do nhà sản xuất cung cấp. Ví dụ: http://www.audiohoanghai.com/?a=PD&hdn_product_id=2674 Các bác chỉ cho em với ạ.
Trở kháng và CS mà nhà sx có ghi ở hình dứoi này bác ơi 60W/CH và trở kháng là 8 ohm Khi biết được CS và trở kháng thì sẽ tính được dòng thôi P = U x I U = R x I >> I = Căn bậc hai của P/R
Em thấy ampli hầu như trở kháng 4 or 8 ohm, vậy chỉ còn P quyết định dòng I. Nhưng có những ampli công suất không lớn lại đánh rất tốt loa khó trị và ngược lại có những ampli công suất lớn hơn nhiều lại không trị được loa đó. Vậy công thức chọn ampli ở trên chỉ đúng 1 phần? Còn những phần khác là gì ạ? Mong các bác chỉ giáo tiếp.
Hì, bác lại hỏi khó Việc ghép Amp nào vào cho Loa nào để hay thì cái này em e là hơi khó, nhiều khi ông làm ra Amp cũng ko dám khảng định là sẽ ghép với loa gì để hay nhất, cái chính là ngừoi chơi phải thử cho hợp gu của của mình mà thôi. Còn như bác nói Loa khó đánh thì theo em hiểu ko phải cứ loa khó đánh là phải dùng Amp có CS lớn, Em VD đơn giản và dễ hiểu như có hai anh Chàng đi cưa một cô ấy Một anh đẹp trai cao to nhưng mà ăn nói lại ko khéo ( hơi khô khô) Một anh bình thường ko có gì nổi bật nhưng anh ấy lại có chất giọng hót như khướu :lol: Và kết cục là cô nàng lại say anh chim khướu kia như điếu đổ :lol: :lol:
Thì tại em đọc topic mới đây của bác quajgiaf thấy bác ấy nói loa khó đánh thì cứ kiếm ampli có dòng ra lớn, trở kháng nhỏ nên cứ tưởng kiếm được công thức vàng nên hỏi tí. Với lại nếu công thức đó đúng thì mọi người áp dụng vào cho đỡ hao tiền tốn thời gian ạ.
Nhiều vấn đề lắm bác ạ nhưng tóm gọn mấy ý chính thì thế này : - Amp có các mức trở kháng ra thích hợp với loa như 4, 8, 16 omh - Công suất ghi sau loa chỉ là công suất chịu đựng, nó ko đồng nghĩa với chuyện phải dùng amp có công suất bao nhiêu thì hợp. Theo khuyến cáo của một số hiệp hội nghe nhìn thì để đạt tiêu chuẩn Hifi nghe trong gia đình công suất ampli nên đạt tối thiểu cỡ 15-25W/kênh. - Với loa độ nhạy thấp nên dùng amp có hệ số DF cỡ 200 trở lên. Đô nhạy cao thì cỡ vài chục cho đến trên 100 - Loa và ampli hợp nhau về âm sắc. Chuyện này mới chính là cái làm mọi người đau đầu nhiều nhất - Loa và ampli hợp với không gian phòng nghe. Đau đầu thứ nhì - Loa, amp, phòng hợp với gu tai của gia chủ hay ko ? - ...................
Nhiều vấn đề lắm bác ạ nhưng tóm gọn mấy ý chính thì thế này : - Amp có các mức trở kháng ra thích hợp với loa như 4, 8, 16 omh - Công suất ghi sau loa chỉ là công suất chịu đựng, nó ko đồng nghĩa với chuyện phải dùng amp có công suất bao nhiêu thì hợp. Theo khuyến cáo của một số hiệp hội nghe nhìn thì để đạt tiêu chuẩn Hifi nghe trong gia đình công suất ampli nên đạt tối thiểu cỡ 15-25W/kênh. - Với loa độ nhạy thấp nên dùng amp có hệ số DF cỡ 200 trở lên. Đô nhạy cao thì cỡ vài chục cho đến trên 100 - Loa và ampli hợp nhau về âm sắc. Chuyện này mới chính là cái làm mọi người đau đầu nhiều nhất - Loa và ampli hợp với không gian phòng nghe. Đau đầu thứ nhì - Loa, amp, phòng hợp với gu tai của gia chủ hay ko ? - ...................[/quote] Bác vẫn còn thiếu ý quan trọng nhất......Đó là ampli hay pre, pow phải hợp với cái ví của gia chủ :lol: cái này mới thực sự đau đầu. :lol: :lol:
Cám ơn bác. Bác cho em hỏi thêm trở kháng và trở kháng ra nghĩa là thế nào? Em thấy từ này rất khó hiểu.
trở kháng(tk) là khả năng gây cản trở dòng điện của một mạch điện. đơn vị đo là ohm. tk ra và tk vào là những khái niệm điện tử để sử dụng cho vui. :cry: tk ra=tk vào thì công suất đạt max. nếu bác không là dân điện thì trên diễn đàn khó nói hết ý lắm bác ạ. ngoài ra có tk động ...
- Trở kháng ra thực ra đọc cho đúng phải là "trở kháng đầu ra". Nó chỉ mức độ mang tải mà mạch khuếch đại có thể cõng hiệu quả nhất . Dưới mức đó có thể gây hại, trên mức đó thì ko tần dụng hết năng lực của bộ KD - Trở kháng thì rất nhiều tài liệu đã đề cập đến, muốn hiểu kỹ thì bác lục đọc lại nhé. Còn nói nôm na thì nó chỉ điện trở tổng của tải bao gồm trở thuần, dung kháng và cảm kháng. Dung kháng và cảm kháng còn phụ thuộc vào tần số làm việc. Thường trong các tài liệu người ta mặc định mạch đo với tần số 1KHz
Amply hợp với loa theo em có 2 nghĩa bác à: 1) Hợp về công suất và trở kháng: - Đối với các loa mà nhà sản xuất khuyến cáo công suất của amply ví dụ như BW 683: công suất amply được khuyên dùng là 50w-200w ở 8Ohm, Avalon StudioPro: công suất khuyến cáo là >200wpc ở 4Ohm, thì việc chọn amply cho phù hợp CS và trở kháng của loa theo nguyên tắc càng tiệm cận với CS max của khuyến cáo càng tốt. - Đối với loa chỉ công bố công suất chịu đựng min và max, thì tương đối khó hơn, cần tham khảo độ nhậy của loa, với loa có độ nhậy trung bình (90dB) thì công suất của amply sẽ nằm ở khoảng giữa của công suất min và max của loa, nếu loa có độ nhậy thấp thì cs amply phải càng gần CS chịu đựng max của loa càng tốt và ngược lại, nếu loa có độ nhậy cao và siêu cao thì công suất của amply có thể về gần CS min của loa. - Cần lưu ý trở kháng của loa là một trở kháng biến đổi chứ không phải cố định: ví dụ với loa có trở kháng là 8Ohm nhưng khi phát ra âm thanh, trở kháng của loa ở 1 thời điểm nhất định có thể xuống đến 4Ohm hoặc thấp hơn (nhất là ở dãi trầm), do vậy amply cũng phải đạt được công suất cao ở các dãi tầm thấp hơn 4Ohm. Các loa có trở kháng 4Ohm thì càng đòi hỏi amply phải có độ động về công suất rộng hơn nửa. 2) Hợp về âm sắc: Đây là cái gây nhức đầu và tranh cải nhiều nhất trong giới audiophiles. Mặc dù các hãng âm thanh đều tuyên bố lấy âm thanh trung thực làm thước đo cho sản phẩm của mình, nhưng thực tế thì mỗi loa đều có một âm sắc riêng, mỗi một amply cũng có âm sắc riêng, các CDP cũng vậy, không có cái nào giống cái nào và tai họa hơn nửa là tai nghe mỗi người lại mỗi khác. Do vậy, chuyện hợp nhau về âm sắc giữa amply, loa, CDP đòi hỏi chủ nhân phải đi nghe thử và tự quyết định thôi.
khái niệm công suất này em mới biết. công suất loa có 2 số cần lưu ý : - nominal power : công suất loa chơi thoải mái trong 1 thời gian dài mà không gây cháy cuộn dây voice coil. - max power, peak power : công suất đỉnh mà loa chịu được trong 1 thời gian ngắn, nếu bât công suất mức này, trong thời gian kéo dài sẽ gây cháy loa. loa bass nhà em công suất max là 400-500w, 92db, em dùng ampli đèn 12W oánh bass ra ầm ầm.
Xin chào các bạn ! Bàn về phối hợp trở kháng giữa loa và ampli 1. Đầu tiên phải hiểu thế nào là trở kháng loa. Trở kháng loa là cảm kháng của loa ở điều kiện đo tiêu chuẩn 1KHZ 2. Trở kháng ra của ampli là khả năng chịu được tải ra ( là loa) cũng ở điều kiện tiêu chuẩn 1KHZ vậy có người nói ghép cái Ampli trở kháng ra 8Ohm với cái loa có trở kháng 8Ohm là OK. Rất tiếc là nhận định trên là hoàn toàn không chắc chắn tí nào. Bởi các lý do sau đây. - Sét về trở kháng loa: Trở kháng loa Z = Zl(cảm kháng) + R(điện trở thuần) : Vì vậy trong một giải tần động (20Hz -->20khz) ví dụ với loa 8Ohm. ( L = Zl/f = 8/1000 = 0.008 henry) Trở kháng loa sẽ có dải trở kháng thay đổi là : ( f*L= 20*0.008= 0.16 Ohm + R(thuần) ----> 20000*0.008= 160 Ohm) + R(thuần) ) Tùy vào từng chiếc loa khác nhau mà R(thuần khác nhau) R có thể từ (0.1 Ohm -->4Ohm) Nhận sét: ở tần số thấp Trở kháng loa == R(thuần) rất nhỏ - Sét về Ampli (nói riêng 2 chỉ số quan trọng đó là công suất trung bình và công suất tối đa.) Công suất ampli là khả năng tiêu tán năng lượng điện trên tải TRUNG BÌNH trên 1 giờ . Công suất tối đa đó là khả năng sinh công tối đa trên một đơn vị thời gian đủ nhỏ, nói cách khác đó là dòng điện Max mà ampli có thể sinh ra trên tải ở điều kiện phù hợp. Nhận sét: Công suất tối đa của 1 ampli có công suất trung bình 300Wat chưa chắc đã lớn hơn công suất tối đa của 1 ampli có công suất trung bình 200Wat. Từ 2 lý do trên mà ta thấy một ampli tốt là một ampli phải đảm bảo chính xác biên độ tí hiệu ở một dải tần rộng (20 -->20KHz) nghĩa là ampli phải có dòng đủ lớn để không bị méo biên độ ở tần số thấp. Kết luận: để phối hợp với 1 cặp loa bạn phải tìm hiểu các thông số của loa và ampli càng chi tiết càng tốt từ đó lựa chọn đc 1 cặp phù hợp, thường thì dòng Max của ampli càng lớn càng tốt đặc biệt với các cặp loa có R(thuần) nhỏ. Ghi chú( bạn có thể đo trở thuần Loa = đồng hồ đo Ohm kế rất đơn giản )
Em thấy chỗ này có cái nhầm lẫn ợ. Khi độ nhạy giảm xuống 3dB thì cần tăng công suất lên gấp 2 lần để đạt được mức dB SPL trước đó. Thông số trở kháng ghi trên cọc đấu loa sau amply (VD 4 ôm, 8 ôm, hoặc 4 ~ 16 ôm) không phải là mức trở kháng danh định ngõ ra của amply, mà là thông số trở kháng của tải mà cái amp đó có thể kết nối mà vẫn đảm bảo thời gian hoạt động ổn định, an toàn. Trở kháng ngõ ra của amply = trở kháng tải / damping factor Ta cũng thấy là damping factor của amply không phải là hằng số. Nó sẽ thay đổi tỉ lệ thuận với trở kháng tải.
làm cho hay mới là vấn đề cần bàn,thôi bàn tiếp đi ae. giờ đến vấn đề tiền nong,bác chủ thử thêm tiền vào xem nào nếu hay hơn nhớ khao em cafe nhé
Tiếp này : Ghép hợp hay không hợp tôi xin chia xẽ thía này : có 2 phần để đánh giá : 1- Về kỹ thuật được đánh giá bằng con số đó là hệ số đamping, cách tính theo công thức như sau : Hệ số đamping (DF) DF = Eno load/(Eno load-Eloaded) Hệ số đamping (DF)= điện áp không tải/ điện áp có tải (dùng sóng sin đưa tới đầu vào amp và đo điện áp này ở đầu ra amp (cọc loa) Ví dụ Nếu Eno load = 20 volts và Eloaded =19.95 volts thì : DF=20/.05 >>DF=400 Damping là 400, Với mỗi cặp loa , bộ dây loa, tần số, công suất sẽ cho mỗi mức damping khác nhau. Về lý thuyết hệ số này càng nhỏ thì hệ thống phối ghép hiệu quả. Cô bác nào thích mỳ ăn liền thì điền số liệu đo vào công thức ở trang này : http://www.bcae1.com/dampfact.htm 2 - Về Nghệ thuật : phối ghép ngoài tính kỹ thuật còn mang tính nghệ thuật, có nghĩa là nhìn đẹp mắt, nghe khoái cái lỗ tai, cái này thì còn tùy mỗi người và độ " tẩu " của người đó Mời các bác tiếp.