Thế nào là hồi tiếp dòng và hồi tiếp áp ?

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by Rumbeng, 6/2/06.

  1. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Trưa nay, ngồi cà phê ở Trần Quốc Thảo , nghe mấy Bác nói mà em nuốt bánh mì không trôi .

    Cho em hỏi :

    1. 2 vụ đó cụ thể như thế nào ?
    2. ưu khuyết của từng món
    3. Cho mỗi ví dụ với bán dẫn và đèn

    Kính mời !
     
    Tags:
  2. predator

    predator Approved Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    43
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    vụ này em cũng đang đau đầu đây. hic hic! đọc mãi mà hổng có vào. Bác nào rành thì bổ khuyết dùm cái.

    thanx nhiều!!!
     
  3. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    7
    Location:
    Hà Nội
    Hồi tiếp là cách đưa một phần tín hiệu đầu ra trộn với tín hiệu đầu vào
    Chia theo cách đầu nối thì có hai cách là hồi tiếp dòng và hồi tiếp áp, cụ thể đó là cách ghép giữa hai nguồn tín hiệu: nguồn đầu vào V1 và nguồn hồi tiếp V2

    - Nếu hai nguồn V1 và V2 này được mắc song song với nhau thì ta có hồi tiếp điện áp
    - Nếu hai nguồn V1 và V2 này được mắc nối tiếp với nhau thì ta có hồi tiếp dòng điện

    Còn về mặt tín hiệu,
    - Nếu V1 và V2 đồng pha nhau, ta có hồi tiếp dương
    - Nếu V1 và V2 ngược pha nhau, ta có hồi tiếp âm

    Nôm na là như vậy, trong thực tế có thể nhìn sơ đồ là biết ngay là hồi tiếp âm hay hồi tiếp dương, nhưng để biết được là hồi tiếp dòng hay áp thì đôi khi cũng không đơn giản.
     
  4. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Tôi thì nghĩ đơn giản như thế này:
    - Hồi tiếp áp là lấy 1 phần điện áp ngõ ra đưa trở lại ngõ vào.
    - Hồi tiếp dòng là chuyển dòng ngõ ra thành áp rồi cũng đưa trở lại ngõ vào.
    Nếu tín hiệu đưa trở lại ngõ vào âm thì có hồi tiếp âm, còn đưa trở lại ngõ vào dương thì có hồi tiếp dương.
    Nếu tín hiệu đưa về mà song song với ngõ vào thì có hồi tiếp song song, còn nếu nối tiếp với ngõ vào thì có hồi tiếp nối tiếp (cái này rắc rối lắm và còn có các tổ hợp của nó nữa).

    Vì loa là cuộn dây đặt trong từ trường nên có đặc tính trở kháng thay đổi theo tần số và hoạt động nhờ dòng chạy qua. Do đó dòng chạy qua loa thể hiện chính xác hơn hiệu quả hoạt động của nó.
    Với các ampli dùng hồi tiếp áp, ta xem như loa có đặc tính tần số rất tốt rồi (nhờ các mạch phân tần bên trong thùng loa) nên ngõ ra ampli cũng có đặc tính tần số chuẩn.
    Trong thực tế, khi dùng loa toàn dải hay active crossover, thì loa được mắc trực tiếp với ampli, như vậy hiệu quả của loa sẽ không tương ứng với tín hiệu ngõ vào nếu dùng hồi tiếp áp.
    Do loa hoạt động nhờ dòng nên nếu ampli cung cấp dòng ra tải theo đúng tín hiệu ngõ vào thì tôi nghĩ hiệu quả sẽ tốt hơn.
    Để thử, tôi dùng mạch sau:
     
  5. gmar

    gmar Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    342
    Likes Received:
    1
    Location:
    TP HCM
    Sao không xem được hình vậy bác?

    Gmar.
     
  6. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Quái lạ, tôi gửi hình tốt, xem vài lần còn được, lâu sau lại xem không được, gửi lại 2-3 lần mới được, không biết sau này còn xem được hay không ?
     
  7. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Chương trình bị lỗi , post 1 lần, không sữa chữa, nếu sữa chữa sẽ tèo .
     
  8. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Gửi lại xem sao
     

    Attached Files:

    • cfb.gif
      cfb.gif
      File size:
      5,3 KB
      Views:
      805
  9. Number1gen

    Number1gen Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    72
    Likes Received:
    2
    Location:
    Sài Gòn
    Các mạch khuếch đại trong thức tế thường sử dụng hồi tiếp âm để ổn định nhiệt. Có thể giải thích đơn giản như sau:

    Giả sử khi nhiệt độ thay đổi làm cho hệ số khúêch đại của mạch tăng lên,
    Vo = KVi, tín hiệu ngõ ra tăng ,
    Vf = KfVo, tín hiệu hồi tiếp đưa về ngõ vào cũng tăng lên.
    Do hồi tiếp là hồi tiếp âm nên tổng tín hiệu ở ngõ vào (Vi = Vs - Vf) mạch khuếch đại sẽ giảm. Tín hiệu ngõ vào mạch khuếch đại giàm làm cho tín hiệu ngõ ra giảm.

    => Hệ số khuếch đại chung Vo/Vs sẽ ổn định.
     

Share This Page

Loading...