Vui tìm đến-Rắc rối tìm đi. Đĩa CD, nếu không chứng minh được nguồn gốc,dù có đẹp,chỉ chấp nhận trả đến 100 ngàn là cùng. Sống thực dụng,chừng mực. Hê...hê. :lol:
Các bác nghĩ ra nhiều tiêu chí quá! he he. Cái tiêu chí em nêu là do cụ Nhà văn Nguyễn Tuân viết đấy ợ. các bác thử xem trong các tác phẩm của cụ có đoạn nào nói về người Hà Nội Gốc không? em khoái văn phong của cụ Nguyễn Tuân nhất là cái đoạn cụ viết về phở. cụ cũng viết nhiều về các món ăn và cách thưởng thức nữa. Nhận xét sâu sắc, góc nhìn đặc biệt. Trong đoạn cụ Viết về phở em nhớ có đoạn (Ngày nay nhiều người ăn phở tái để cho bổ. theo tôi muốn bổ ta có thể uống B1, tiêm CT3. Nhưng phở thì phải ăn phở chín mới thơm ngon......) có thể em nhớ không đúng từng câu chữ nhưng ý của cụ là thế. Rất tinh tế và hóm hỉnh
Tình hình là sau khi mở rộng địa bàn , có thể hiểu người HN gốc là như thế nào đây.Ngày xưa hình như chỉ gói gọn trong 5 cửa ô thôi Bây giờ ,theo định nghĩa của bác chủ Topic thì người HN gốc chỗ em nói tiếng Kinh không thạo bằng tiếng Mường :wink: Các bác cứ lên Lương sơn mà xem :lol:
Hà nội gốc là gì nhỉ? Lịch sử mà nói thì tỉnh Hà Nội được thành lập từ thời Minh Mạng khoảng năm 1831. Tỉnh Hà Nội gồm có gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Thời điểm này Hà nội có 15 huyện. Đến năm 1888, Pháp ra quyết định thành lập thành phố Hà Nội (chỉ có kinh thành Thăng Long), các phủ còn lại tách thành tỉnh Cầu Đơ, tỉnh này đến thế kỷ 19 chuyển tên thành Hà Đông. Như vậy, nói đến Hà Nội gốc, nghĩa là Hà Nội khi mới được sinh thành cái tên đó, hay là thời Minh Mạng. Người Hà Nội gốc là thế nào? Đơn giản là người đã vinh dự sống vào thời điểm bắt đầu có từ Hà Nội. Như vậy là toàn bộ người kinh thành cũ, Sơn Tây, Hà Tây, Hà Đông. Thế còn kinh thành Thăng Long, từ khi xuất hiện, có lẽ, chưa bao giờ là của người Hà nội gốc lập ra. Vì đó là kinh đô của các đời vua, mà chưa có đời vua nào xuất thân từ Hà Nội.
Ở SGN cũng không có mấy người Hà nội gốc đâu ạ, càng ngày càng thấy nhiều người Hà Lội tràn ngập khắp nơi, nhất là ở mấy nơi buôn bán sang trọng ví dụ như Diamond Plaza hay Phú Mỹ Hưng. Những người này có thể tạm gọi là người Hà Nội "mới". Mô tả chung của những người Hà nội mới (còn gọi là người Hà nội mới "chuẩn" - chuẩn nhưng vẫn cần chỉnh :lol: (theo nhận định của riêng em) là: nam thanh nữ tú, tóc húi cua hoặc để trọc (nếu là nam), trắng trẻo, cao ráo, phốp pháp, vòng 1 và 3 rất ... "khoẻ" (nếu là nữ), trang phục sành điệu, phụ tùng đầy mình, lên xe xuống ngựa (ô tô hoặc là piagio), nghêng nghêng ngang ngang, ăn rất dữ, mà nói cũng rất nhiều và lớn tiếng, các anh thì giọng ồm ồm đầy oai phong, các chị thì nói tốc độ rất nhanh và chói với tần số cao (làm em cảm giác cứ ra đường là được nghe opera suốt ngày, mà bản nhạc đầy những từ đầy xúc cảm ví dụ như "đeo thêm dấu sắc". Nói chung Hà Nội hai mươi mấy năm trở lại "chuyển mình" với tốc độ chóng mặt, một trong những "tiến bộ" rõ rệt nhất là con người và giọng nói. Bố em cứ bị sốc mãi chuyện này: ông ý đang đèo mẹ em đi xe máy ngoài đường, một cặp teen Hà nội lượn vượt lên lúc trời mưa đường trơn suýt va vào 2 ông bà. Ông già nói với theo: "Đi cái kiểu gì thế?" Tưởng đã xong, đi lên 1 đoạn đã thấy cặp nam thanh nữ tú lúc nãy dựng xe chắn ngang ngay giữa đường, anh thanh niên Hà Nội chỉ thẳng vào mặt ông già, quát: "ĐM, mày nói gì "bố mày"???" Bà già phải xin xỏ:"Cháu đừng chấp làm gì, ông ý khùng ấy mà" mới được "tha". Chuyện thường ngày ở "Hà nội mới" thôi. Cho nên đi vào cơ quan làm việc thì không có gì chứ ra đường em cứ phải rón rén vì ai cũng là bố mình cả. Em cứ thắc mắc mãi, các cụ ạ. "Nhờ " đâu mà Hà Nội được "tiến bộ' như ngày hôm nay????
Theo em khái niệm người HN gốc xuất phát từ thời Pháp thuộc. HN lúc đó là nơi đặt bộ máy cai trị của Pháp, một số lớn viên chức trong bộ máy đó là những người đc đào tạo theo nền giáo dục Âu hóa, vợ con của họ, dân buôn bán ở 36 phố phường, một số người giúp việc cho các gia đình quyền quý...Dân số tổng cộng chỉ độ một hai trăm ngàn người. Về ý thức của những người đc giáo dục bởi nền văn minh Pháp thì chắc ko phải bàn. Những người dân buôn bán ở khu vực 36 phố phường thì đa phần là dân các làng nghề quanh HN lúc đó như Ngũ xã (đúc đồng), Định công (làm bạc), Nhị khê (tiện gỗ)...kéo nhau lên quây tụ lại thành từng phố nghề, mỗi phố nghề đều gìn giữ các bản sắc của làng mình, những bản sắc này dưới thời gọi là thực dân phong kiến rất nghiêm ngặt chứ ko lộn xộn bừa bãi như ngày nay. Những người dân này đa phần là giàu có so với dân làng mình, phú quý sinh lễ nghĩa cộng với sự giao thoa với nền văn minh Âu hóa họ dần tạo cho mình một phong cách riêng, ứng xử riêng rất nền nã, nhẹ nhàng, lịch sự, tinh tế....mà ngày nay chúng ta vẫn còn bắt gặp đâu đó trong các tác phẩm văn học hoặc ngoài đời ở những cụ ông cụ bà khoảng 70, 80 tuổi
Tên topic của cụ mới nghe thì có vẻ "nhảm"(thôi chết rồi, em bị nhiễm cái topic bên kia rồi) nhưng nghĩ kỹ có nhiều cái hay đấy. Em ủng hộ... Nhưng mà bây giờ toàn cầu hoá rồi mình cũng không nên bàn vấn đề "gốc gác" nữa. Em nghe có người nói ở London bây giờ cũng không có người Luân Đôn gốc, chỉ có người ... Ấn Độ 'gốc' thôi.
Đơn giản thôi bác , cái bản sắc gì đó , cái văn hiến gì đó nó mong manh quá , nó không có sức đề kháng nên nó gặp cơn gió đã lăn way Bây chừ thế giới người ta đều hội nhập , đều phát triển cả , đều có sự cọ xát giữa các nền văn hóa ,không ai đóng cửa để bảo tồn 1 cái gì đó được . Vấn đề cái bản sắc của mình thực sự có sức sống hay không mà thôi . Nếu nó tiến bộ , tốt đẹp , cao quý thì chả ai có thể giết chết được nó cả .Bản sắc dân tộc ta cả ngàn năm bị đô hộ , bị đồng hóa nó có chết đâu
Đấy đấy, ông Cai đấy.. Các bác nói khẽ, kẻo ông ý cho lên bốt Hàng Đậu hết bây giờ :lol: :lol: @các bác: cái bệnh viện hộ sinh Hàng Bún giờ không còn nữa bác nhé, bác nào mà trót nhìn đời từ đó thì ko được tính là HN gốc nhớ :lol:
Nhân bác có câu hỏi như vầy, thêm nữa là cũng có một số bác chất vấn, em xin có giải trình dư lày: Mục đích chính của em mở topic này không phải hoàn toàn là để thư giãn đâu các cụ ạ. Hiện em đang ứng cử 1 chân vào tổ "quạt mo" của UB tổ chức đại lễ 1k năm TL. Đề án thử việc của em là xây dựng định nghĩa - tiêu chuẩn người HN gốc, bởi vì em hóng hớt được là : ngoài các khoản kinh phí khổng lồ dành cho việc sơn phết các di tích+ phố cổ cho tươi mới, bắn pháo hoa, cải tạo ao Rùa...nghe đâu còn có một khoản cũng khơ khớ chia đều cho các bác, các cụ đạt chuẩn HN gốc :lol:
Hà nội gốc với em đó là Nhạc sỹ Nguyễn Cường, Nhac sỹ Trọng Đài . và một chút gì đó Phú quang dù phú quang bị lẫn chút sài gòn rồi. Cái hồn hà nội e thấy chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được ạ. Chứ mấy cái tiêu chí bây giờ để thành người hà nội em thấy nó sao sao ấy.
Cái đó tương tự như bây giờ người ta hay gọi là di sản văn hóa phi vật thể gì gì đó Tất nhiên cái này chưa được ai xếp hạng Tiêu chí kỹ thuật , số đo đưa vô chỉ cho biết sơ sơ cái vỏ , không nói ra hết được cái hồn nên bác cảm thấy rứa là phải Ơ mà không khéo lại đụng chạm , nhọc lắm :mrgreen:
Em kết câu này trong bài hát "Hà Nội và Tôi": "Những ngày đi lang thang, tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội" Vậy thì: Người Hà Nội phải đi lang thang giống như tác giả??? :lol:
Bác yên tâm, tay tác giả kia hem phải dân HN đâu. Hồi sáng tác bài nì hắn đang dạt ở xóm liều Thanh Nhàn đấy. Nếu theo tiêu chí của tay này, thì em có thừa... :mrgreen:
Cũng là một ý hay, để em đưa vào đề án của em ở mục điều kiện đủ. Tuy nhiên, cái điều kiện cần mà em định tham mưu cho các cụ ở UB là khó lắm đấy, vì định nghĩa C.an HN gốc nó rất là...mù mờ.
Nguyên văn là "Những ngày tôi lang thang" chứ có phải hò nhau đi bụi đâu. Các bác bây giờ quen vè vè xe máy, chân teo bụng nở rồi quay ra đả phá môn tản bộ Theo bác tai_trau nói làng Thanh Nhàn không phải là Hà Nội thì cụ trưởng thôn (làng Mai Động) là dân tỉnh lẻ chắc :mrgreen: --> HLGA hân hạnh có vĩ nhân tỉnh lẻ :lol: :lol:
Cái xóm liều đó thì Hà Nội quá đi chứ. Nhưng mấy anh cư ngụ ở đó thì khó nói lắm. Bác BAB nhầm giữa "Đất Hà Nội" và "Người Hà Nội" roài...... :mrgreen:
Úi anh BAB, vì wá xúc cảm nên em sai 1 chữ trong câu hát "đi" thay vì "tôi" :lol: . Ôi thế hóa ra trưởng ban chè nước (bác Người ...hép) của HLGA là "Tôi ở ngoại ô...1 căn nhà tranh có hoa thơm trái ngọt à?" :lol:
Ôi, hồi bé em bị bên Tân Lập trấn suốt, chả thấy mấy anh ấy nói ngọng bao giờ. Hay như bác quang_lan nói, không nói lẫn l n không phải là Hà Nội gốc ? :roll: @Mike: bác Người thép mới gọi là nhập môn thôi, trưởng thôn nhà em hoành tráng hơn nhiều. Đến Thăng Long đệ nhất chém gió còn phải nể :mrgreen:
Em để ý người HN cổ (em ko dám dùng từ gốc vì còn nhiều vấn đề phải bàn) hay dùng một số từ như : Nhời (lời), Giời (trời), Lại (lạy), Hăm, lăm (hăm lăm đồng thay vì hai mươi nhăm đồng)...