CAHN gốc thì em chịu, .. Còn trước, ông thầy giáo của em nói người HN gốc là ít nhất có 5 đời sống ở HN... Còn bác nào muốn tìm hiểu về HN và người HN hơn nữa thì tìm mấy cuốn sách giá trị viết về HN của ông Tô Hoài ý... Đọc là biết liền..
Th.S (thạc sỹ) Phùng Quang Trung- Phòng Xây dựng Nếp sống và Gia đình, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch HN: -..."chúng tôi xác định tiêu chí của người Hà Nội thanh lịch là yêu nước, có tâm huyết, trách nhiệm với thủ đô; có lối sống tự trọng, nghĩa tình, nếp sống văn hóa trong gia đình và nơi công cộng." - ..."Quán triệt việc phải giáo dục nhân cách người Hà Nội là văn minh, thanh lịch, cấp tiến, hội tụ và tỏa sang. Người Hà Nội thanh lịch đã có truyền thống ngàn năm, từ ăn uống, đi lại, nói năng, rồi trong phong tục, trang phục" -..."Chúng tôi xác định, khi có sự hội nhập, sự mở rộng địa giới của thủ đô thì với số lượng 29 quận, và số người dân, thì đối tượng rất là đa dạng. Người Hà Nội gốc hiện không còn nhiều, nhất là người Hà Nội ở các phố cổ." :mrgreen: Nguồn: http://vovnews.vn/Home/Toa-dam-Nguoi-Ha-Noi-thanh-lich/20099/120753.vov Bác này là thạc sỹ ngành gì nhỉ, các bác???
Đoạn này em đọc mãi mà không hỉu :? "MC: Thưa GS Phan Khanh, người ta có thể hiểu thế nào về truyền thống thanh lịch của người Hà Nội? Sự thanh lịch ấy có từ bao giờ, vì sao mà có được và nó được thể hiện ra sao? GS Phan Khanh: Nói về vấn đề người Hà Nội thanh lịch là vấn đề rất thú vị và có thể nói rất dài. Muốn hiểu một người Hà Nội thanh lịch, người ta phải hiểu được cụm từ “thanh lịch”. Từ “Thanh” trong cụm từ “thanh lịch” có nghĩa là trong sáng, không thô, không tục; còn “lịch” là lịch lãm, lịch thiệp, lịch sự; người ta còn nói đến thanh nhã nghĩa là vừa trong sáng, vừa nhã nhặn lại vừa lịch sự. Thanh lịch có nghĩa là vừa trong sáng, vừa lịch sự, lịch thiệp, nhã nhặn. Như thế, khác hoàn toàn với sự thô tục, với những gì đục, không thanh thì người ta gọi là thanh lịch. Người ta đã dùng cụm từ “thanh lịch” để nói về người Hà Nội từ lâu lắm rồi, ít cũng một vài thế kỷ. Cách đây trăm năm, sự thanh lịch của người Hà Nội đã đi vào ca dao, tục ngữ. Hà Nội vốn là nơi hội tụ nhân tài từ khắp bốn phương, chứ không phải chỉ có người Hà Nội: có người về làm vua quan, có người làm thầy, có người làm thợ… Tất cả họ đều là những người giỏi, khi về đất Thăng Long, làm cho Hà Nội trở thành nơi hội tụ những người giỏi, luôn luôn sôi động bởi sự cạnh tranh của những người giỏi luôn muốn làm ra những sản phẩm có chất lượng. Khi mà ai cũng làm ra những sản phẩm chất lượng cao, muốn hàng hóa của mình bán được đòi hỏi họ phải có sự khéo léo, nói năng ngọt ngào, cho bùi tai người ta, đặc biệt là chữ tín để người ta mua hàng nhà mình, để người ta còn giới thiệu tiếp cho những người khác đến mua hàng. Thanh lịch cũng chính là sự tự trọng, có tự trọng mới lịch sự, có tự tin mới lịch sự được." Như vậy là thanh lịch để dễ bán hàng à, các bác??? Nguồn:http://vovnews.vn/Home/Toa-dam-Nguoi-Ha-Noi-thanh-lich/20099/120753.vov
[Thanh lịch cũng chính là sự tự trọng, có tự trọng mới lịch sự, có tự tin mới lịch sự được." Như vậy là thanh lịch để dễ bán hàng à, các bác??? Nguồn:http://vovnews.vn/Home/Toa-dam-Nguoi-Ha-Noi-thanh-lich/20099/120753.vov[/quote] Bán hàng là "Sales". Khi bác được 1 tiếp thị viên hay nhân viên sales gõ cửa hay mời chào đương nhiên là bác muốn người ăn mặc, nói năng thanh lịch chứ bác muốn họ ăn mặc nhếc nhác, mặt mũi ăn nói bặm trợn à? :lol: . Em mà gặp thanh lịch em vui chứ gặp thô lỗ em chạy mất dép. :lol:
bác cauyem đả cho biết muốn gặp người hà nội gốc phải vào saigon muốn gặp ngưới saigon gốc phải qua cali
Em nghĩ muốn găp người Sài gòn gốc phải sang....Tàu vì theo lịch sử thì đất Gia định chủ yếu do người Tàu khai khẩn. Sau đến hồi 79 thì...họ lại chạy về cố hương :mrgreen:
Em đọc ít hiểu ít , nhưng em ngợ ngợ câu nói:'' Chẳng thơm cũng thể hoa nhài . Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng an'' chỉ là một câu thơ của một nhà thơ xưa viết trong một bài thơ khi người viết đang phê về cảnh và người Hà nội lúc đó thôi,khi em còn bé cũng ít thấy mọi người hay nói và bàn tán câu này như bây giờ. Nhưng bây giờ như một tiêu chí nói về người Hà nội bản thân em thấy câu này có hợp với người xưa không thì em không biết, còn hiện nay với em câu thơ này là hơi kiêu ngạo và phản cảm . Em là người sống ở Hà nội xong em lại rất dị ứng câu thơ này.
Em cũng sinh ra và lớn lên ở HN nhưng em cũng không phải HN gốc (em quê "Hà Toi" có con bò vàng :mrgreen: ), nhưng em lại rất thích câu nói '' Chẳng thơm cũng thể hoa nhài . Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An'' vì em học, chơi và chung sống trong môi trường cùng với kha khá người là HN gốc và quả thật đến những gia đình HN gốc có nền nếp và gia giáo thì thấy rất "khác" và hiểu vì sao có câu nói đó. Bác sống ở HN nhưng bác cũng giống em không phải HN gốc nên bác "dị ứng" câu nói đó chăng??? Nghe câu nói đó sẽ có cảm giác chút gì đó là "phân biệt chủng tộc" nhưng thực ra nếu không câu nệ và tự ti (do mình không phải HN gốc) thì đó cũng là cái nét văn hóa hay đáng để học tập.
Em ứ phải người HN gốc vì ông bà em là dân từ nơi khác về lập nghiệp ở đây, nên em thấy hơi ghét dân ở nơi khác mới đến sau này theo tâm lý :"mày là cái thá gì mà cũng đòi bằng tao" :wink: . Vợ em là dân quê chính hiệu lên đây học xong xin được việc ở HN thì cực kỳ ghét những ai giống mình (trừ em là chồng) chứ không phải hơi ghét như em :wink: , thế mới kỳ cục :lol: . Mà dân HN có đến 98% là dân từ tứ xứ đến nên rất hay......ghét nhau :mrgreen:
Em có 5 năm sống ở HN thời sau '90, nhiều hơn 5 năm sống ở SG. Giờ về quê cách HN 80Km và ước mong là đi SG để thăm vài người bạn cũ. HN khoảng 1 tháng phải đi 1 lần và đa số lần lên HN về là buồn với người HN, chả biết những người em gặp ở HN là người HN gốc hay lai nữa. Nếu nhìn bề ngoài thì em đâu có thấy người HN nào gốc đâu.... ????
Đợt Tết vừa rồi, chiều ngày 30 em với ông bạn rủ nhau đi bát phố; công nhận là sướng và thảnh thơi thật, các bác ạ. Người HN đi đâu hết, HN rộng ra gấp mấy lần so với ngày thường.