Cụ cho em ý kiến tý: Thứ nhất, có nhiều địa danh của Trung Quốc mà ở Việt Nam cũng có. Thứ hai, ở Trung Quốc không có Tràng An chỉ có Trường An thui. Kính bác! :mrgreen:
Em thấy có giả thuyết mới của mấy vị sử học. Tràng an là địa danh ở Ninh bình thời vua Đinh. Không biết có phải chỉ kinh đô của Đại Cồ Việt không nữa ? :roll: Còn Hoa lư thì sao ?
Theo em nói đến thanh lịch của người Hà Nội gốc có lẽ tranh cãi mãi cũng chả đến đâu. Em xin kể một câu chuyện thế này. Trong xóm em có một cụ làm nghề giáo từ thời Pháp thuộc (giờ cụ đã mất) sinh ra trong một gia đình tư sản dân tộc, cụ có 2 vợ đều là con gái của các nhà tiểu thương khá giả (thời Pháp và thời sau 45 người ta gọi là tiểu tư sản), bà cụ vợ cả em không được biết nhưng bà cụ vợ 2 của cụ thì là con gái của nhà làm bánh cốm nổi tiếng An Ninh ở 11 dôc Hàng Than. Em học cùng và chơi thân cùng cháu nội của cụ nên từ nhỏ hay lên nhà cụ chơi (cùng một số nhà là một cái biệt thự cổ từ thời Pháp, thực ra cả cái xóm nhà em là của cụ, sau này "hiến" cho nhà nước chỉ giữ lại 2 căn phòng ở tầng 2 trong cả căn biệt thự cổ đó). Cụ làm giáo viên nhiều trường trung học tại Hà Nội từ thời Pháp, sau 54 cụ dạy Trường PTTH Lý Thườn Kiệt nay là Việt Đức. Cụ thông thạo (có thể làm phiên dịch hay dịch sách chứ không đơn thuần là nghe nói) khoảng 5 ngoại ngữ, có thể nói được 8 ngoại ngữ. Trong gia đình cụ trên thuận dưới hòa, con cháu lễ phép đi thưa về hỏi. Thời kỳ bao cấp khó khăn cả nhà cụ trông chờ vào nghề làm bánh gia truyền của cụ bà. Em hay lên nhà chơi thỉnh thoảng được ăn bánh, còn ăn vét nồi thì vô biên nào cốm, nào đậu xanh, nào miếng cạo bàn khi làm bánh khảo... Cuộc sống khó khăn nhiều khi người ta cãi nhau chửi nhau ầm nhà ầm xóm, nhà cụ từ khi em biết đến bây giờ có lẽ cũng 30 chục năm có dư chưa bao giờ thấy to tiếng cãi vã chứ đừng nói đến chửi bới. Giờ thì có đến 4 thế hệ: hai người con dâu, 2 cháu dâu nói chung em thấy đại gia đình họ hòa thuận chan hòa với hàng xóm láng giềng, con cháu lịch sự lễ phép ăn nói nhẹ nhàng. Nói chung người nhà nhà cụ cả xóm ai cũng tôn trọng, quý mến. Theo em đó là nét văn hóa đáng quý và đáng gìn giữ của người Hà Nội gốc, mà trong câu nói " Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" muốn nhắc đến. Em, một người không phải Hà Nội gốc, rất trân trọng và mong muốn được học hỏi. Một người thật việc thật mà em muốn đưa ra để ta cùng suy ngẫm. @ Cụ đã mất cách đây gần chục năm nhưng con, cháu, chắt cụ vẫn sống tại đó (cùng địa chỉ với em vì chung một số nhà). Cụ họ Bùi tên Khang (em họ Hoàng nhé, không các bác lại hiểu nhầm em thì chít :lol: ).
Chuyện bác kể dài quá, đọc rất hay nhưng đọng lại trong em điều khoái nhất : Người HN gốc phải có từ 2 vợ trở lên. Các bác cứ chê người HN gốc nữa đi. Xách dép nhá :mrgreen: Em đùa chút cho vui, bác đừng giận nhé
Vụ này thì cụ nào chả thích, dưng mà nói be bé thôi, mấy bà vợ mà nghe thấy là rách chuyện đóa cụ :lol:. Cơ mà đúng thật, mấy cụ ngày trước ở HN mà tư sản, tiểu tư sản... thường cứ là 2 bà trở lên, khoái... thật
Cảm ơn bác Phidiep đã cho một ví dụ rất sinh động về cái ae mình đang nói tới ! Em cũng có biết tí tẹo về Đại Gia đình này,đúng là họ sống như vậy thật dù qua bao thăng trầm của CS ! Rất đáng quí... @khivang : Điều bác " khám phá " ra dù là vui vui thôi nhưng quả thật Ông Ngoại em có 03 vợ,ông Nội em chỉ có...02 !!! Em cũng muốn giống Ông lắm...Nhưng quá khó,yêu thì OK,em có thể yêu cùng một lúc mấy bà được ! :mrgreen: Nuôi các bà mới là cả một vấn đề đấy ạ...Ko thì có ngày ra ngã tư ngồi như cái Avatar của bác Phidiep mất ! :lol:
Chút Hà nội xưa xưa đầy kỷ niệm lúc em còn thơ ấu ! Em nhớ " nhảy tàu " quá ! Nhìn cái ảnh này mà lệ sắp trào... taudien
Đến năm lớp 6 của em thì kô còn cái này nửa. Thiệt là bùn. Dưng mờ ở HK giờ vẫn có tàu điện khu Central, nhưng dân họ hổng có nhẩy. :lol:
Cái này cũng tùy thôi bác, em thấy người Hoa người ta không nói từ Tràng An, Tràng Giang mà họ chỉ nói Trường An, Trường Giang => đây là một bác gốc Hoa nói với em thế ạ. Ngược lại trong câu"Chẳng thơm..." em cũng chả thấy ai nói là Trường An cả. Kính! Theo em từ Tràng là do người Việt ta cứ đọc trại đi mà thành và chỉ có ở Việt ta mới dùng lẫn lộn như vậy như kiểu cầu Trường Tiền hay Tràng Tiền. Tuy nhiên theo em cầu Trường Tiền ở Huế mới là đúng, dùng từ Tràng Tiền là sai đóa cụ. Ở HN có mấy tên phố mà dân ta đọc sai bét xờ nhè như: phố Tạ Hiện đọc thành Tạ Hiền, phố Nguyễn Thiếp đọc thành phố Nguyễn Thiệp... bác nào biết thêm thì bổ xung nhé :mrgreen: !
Người Hoa mà biết tiếng Việt là họ sẵn sàng nói Tràng giang đại hải ngay. Tiếc là họ không biết. Thế nên các bác mới phải cãi nhau thế này. Tự nhiên em nhớ bà Hồ Xuân Hương quá. Ngày xưa các văn nhân hay ra ngắm quả Chuông Quy Điền để làm thơ, không hiểu giờ quả chuông đấy đi đâu rồi các bác nhỉ?
Bác tham khảo cái này nhé. Trước đây em đã đọc ở quyển sách nào đó về cảm thụ văn học có câu này nên em nhớ mang máng như vậy http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0ng_An
Em xem hình này của bác cũng muốn khóc như bác, em là điển hình của những em bé nhảy tàu điện vì số lần nhảy tàu là....không đếm được. Hồi xưa còn bé, nhà em ở Láng. Những năm 80s, thường kiếm gỗ xà cừ ven sông Tô lịch, cả lũ trẻ con đi bộ ra Ngã Tư Sở rồi nhảy tàu điện lên Tô Tịch tiện quay, về chơi và bán lại cho những đứa cùng xóm. Có thời gian ngày nào em cũng nhảy tàu. HÌnh như hồi xưa, tuyến tàu điện tới Ngã Tư Sở là tuyến dài nhất rồi... Hồi đó em nhảy tàu thuộc loại "thợ". Chỉ một phát là lên được chỗ giữa 2 toa, "chú" soát vé nhìn thấy mà chịu chết không bắt được, chỉ đứng chửi thôi .
Xa nhất cũng là tuyến đấy nhưng không phải chỉ đến Ngã Tư Khổ đâu bác mà vào đến tận Hà Đông cơ bác ơi!
Cụ nói thế... mang tiếng quá :mrgreen: , đâu có cãi nhau đâu. Tranh luận cho zui thôi bác. Người Trung Hoa nói từ "trường" có nghĩa là dài, chứ "tràng" thì có nghĩa gì đâu. Còn phát âm của người Việt nhiều khi là do đọc trại âm Hán Việt đi hoặc do đặc trưng vùng miền nên phát âm có khác nhau. Câu thành ngữ "tràng giang đại hải" là của Việt Nam 101% cụ ạ. Còn em xin khẳng định người Hán hay người Trung Hoa trong ngôn ngữ của họ hoàn toàn không có từ "tràng" và hai từ đó không thể thay thế cho nhau như người Việt vẫn lầm lẫn khi sử dụng. Thân! @ Cái này em tham khảo một người Việt gốc Hoa và đang là giảng viên khoa Tiếng Trung của một trường đại học tại Hà Nội.
Đọc cái link này thì em thấy các cụ làm sử nhà ta bậy thiệt. Râu ông nọ cắm cằm bà kia. Khu danh thắng toàn là hồ nước với hang động lấy đâu ra người thanh lịch mà xưng xưng nhận nhằng
HN mình bây giờ chém nhau như cơm bữa, thành Hong Kong năm 95 rồi :mrgreen: Em kết anh Gà Rừng nổ đĩa
Các cụ nhà ta có nói:'' Cầu trước bắc đâu cầu sau bắc đấy''.Mà mỗi người phải học tập để làm gương để có được lớp con cháu xứng đáng là CỦA ĐỂ DÀNH CHẤT LƯỢNG CAO
Chính xác là tuyến xa nhất là vào Hà Đông,bời vì những hôm em bị "đình chỉ học tập" em vẫn giả vờ xách cặp đi học nhưng thực ra em lên tàu điện đi chơi,lúc lên Thụy khê,lúc vào Hà Đông để giết thời gian ! Bác chắc cũng biết rõ kĩ thuật nhảy tàu nhỉ??? Em nhảy cũng vào loại Bố tướng lúc đó...Nhảy xuôi chiều,ngược chiều em chơi được tất...Nghĩ cũng thấy kinh kinh,dù tàu chạy chậm nhưng ối bác mất chân thủa đó vì...tàu điện ! :mrgreen:
Mời bác đọc cái này hộ em rồi hẵng lớn tiếng nhé :wink: : http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A ... C3%A0ng_An http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=95626 http://vn.360plus.yahoo.com/theduc1977/ ... 918&fid=-1 ......................................