Nhà ngoại em (ông bà ngoại) trước cũng ở Khâm Thiên, ông bà ngoại em ở Ngõ 132 (ngày xưa gọi là ngõ Sơn Nam) một đầu ở phố Khâm Thiên, đầu kia đâm vào ngõ Văn Chương, cửa sau nhà ông em thông sang ngõ chùa Liên Hoa. Bà cả (ông ngoại em 2 vợ, bà ngoại em là bà 2 :mrgreen: ) ở bên ngõ Lệnh Cư. Hồi nhỏ em dặt dẹo ở Khâm Thiên suốt. Lang thang chơi cùng ông anh hết Văn chương, Liên Hoa, Lệnh Cư, Cống Trắng... Em cũng có nhiều kỷ niệm với phố Khâm Thiên lắm. Em nhớ hồi nhỏ được ông bác ruột cho đi ăn chè thập cẩm ở một hàng em không nhớ nữa, nhưng hình như cả phố có mỗi một hàng thì phải. Sao ngày xưa chè nó ngon thế nhỉ??? Chắc tại... thiếu đói. :lol:
Hàng chè này bây giờ bị lu mờ bởi những chè Hàn Quốc, sữa chua đánh đá rồi bác ơi :lol: Đôi nét về phố Khâm Thiên : Một chút mở đầu về phố Khâm Thiên: Phố Khâm Thiên dài 1170m nằm trên địa bàn 2 phường Khâm Thiên và Thổ Quan. Bên chẵn đến số 404, bên phải đến số 305. Cái tên Khâm Thiên đã có từ rất lâu bắt nguồn từ Khâm Thiên Giám. Khâm Thiên Giám là nơi theo dõi thời tiết, nghiên cứu thiên văn-lịch pháp của các triều Lý-Trần-Lê. Khâm Thiên ở trên 1 vùng đất cổ, qua các truyền thuyết dân gian, thần phả của các đình,chùa,đền, miếu 2 bên phố đã chứng minh truyền thống yêu nước từ xa xưa của mảnh đất này. Vào thời của Hai Bà Trưng ở khu vực ngõ Thổ Quan có 3 chị em họ Đào.Theo tiếng gọi của Vua Bà 3 chị em đã tham gia cuộc khởi nghĩa Mê Linh đánh đuổi giặc Hán thu lại non sông. Trong khu vực phường Văn Chương, cách đây 6thế kỷ 1 con ng kiệt xuất trong lịch sử VIệt Nam,vua Lê Thánh Tông đã ra đời ở đây. Trong thời kỳ chống thựuc dân Pháp, số nhà 312 Khâm thiên đã trở thành nơi họp bàn và ra đời của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng.(6/1929) Trong những ngày toàn quốc kháng chiến những trận đánh ở phố Khâm Thiên nhằm giữ nhà dầu Shell đã đi vào lịch sử với tư cách là 1 trong những trận đánh oai hùng nhất nhằm giữ vững thủ đô Trong năm 1972,khu vực đầu phố Khâm Thiên đã trở thành 1 nghĩa địa lớn, nơi quân Mỹ đã thả 10 quả bom 1000kg xuống đầu phố và từ đó ngày 21/11 âm lịch trở thành ngày giỗ của cả phố Khâm Thiên Trước CMT8, Khâm Thiên khét tiếng ăn chơi. Khâm Thiên Ngoại ô ngày trước Heo hút phố dài truỵ lạc Cuộc sống dậy về đêm Máu đọng bầm ngọn đèn Nước mắt chìm trong tiếng phách Cổ những cô Kiều nhợt nhạt Hửng đông không dám trông lên Khâm Thiên ngày ấy nổi tiếng với các xóm cô đầu, nhà thổ,các tiệm nhảy,sòng bạc.....Khâm thiên thưở đó là vậy. Nhưng trong cao trào cách mạng Khâm Thiên cũng nổi lên như là cái nôi của Cách mạng. Nơi đây là 1 địa điểm của VNTNCMĐCH, là nơi thành lập của Đông Dương Cộng sản Đảng. Và cũng tại nơi đây, lịch sử đã ghi dấu Khâm Thiên với những trận đánh giam chân địch trong suốt 60ngày Hà Nội khói lửa. Và rồi cũng chính tại nơi đây, nhân dân cả nước đã khóc trước tin Khâm Thiên bị huỷ diệt.Đài tưởng niệm những người đã mất trong đêm 26/12/1972 đã đc lập nên để lưu lại tội ác dã man của đế quốc Mỹ. Ngày nay,chiến tranh đã lùi xa 35 năm.Dấu vết của vệt bom B52 giờ chỉ còn lạ ở đài tưởng niệm với pho tượng người phụ nữ ôm đứa con bị bom sát hại trên tay. Khâm Thiên giờ đã khác, các ngôi nhà khang trang bề thế mọc lên san sát,mở bung ra là 1 loạt các cửa hàng xe máy, may đo,các tiệm vàng... càng nói lên cái vẻ giàu đang lên của khu phố. Nói đến Khâm Thiên là nói đến phố thợ may. Trên phố thật dễ dàng để tìm ra 1cửa hàng may mặc, từ may đo đến may sẵn,từ cổ đến kim cái j cũng có,từ cái nịt ngực,xà lỏn cho đến những bộ comple.Đến đây khách hàng có thể làm thượng đế. 21/11 âm lịch ngày giỗ của phố Khâm Thiên,tưởng niệm những người đã mất trong vụ giải thảm B52 36 năm trước ,tưởng nhớ về 1 Khâm Thiên anh hùng trong chiến đấu chống đế quốc và anh dũng tiến lên trong thời đại đổi mới. http://myhanoigroup.com/forums/showthread.php?t=278
Nhắc đến phố Khâm Thiên thì có rất nhiều điều để nói. Đây là một con phố khá to và dài, đặc điểm rất nhiều ngõ nghách chằng chịt luồn với nhau không thể liệt kê hết được. Một số ngõ nổi bật mà em hay lui tới : - Ngõ chợ Khâm Thiên: Như đã giới thiệu sơ qua, đây là một con ngõ mà độ phức tạp và tệ nạn thuộc loại nhất Hà Nội, ai đã từng đi qua phố Khâm Thiên chả một lần nghe và run lên khi nhắc đến NCKT. Cũng giống như trên các bãi , dân tứ xứ thuộc đủ các loại thành phần tụ về đây, nghiện ngập, cave, tứ chiếng giang hồ ...vì giá nhà cũng như cho thuê ở đây rất rẻ. Những ổ thuốc phiện, thuốc lắc, cần sa và nhiều thứ khác đều ở đây cả. NCKT đặc biệt rất nhiều gái xinh và chất chơi, có thể nói chiếm đến 70% của phố Khâm Thiên. Hàng vịt quay Quảng Đông nổi tiếng ở đầu NCKT nay đã chuyển về đầu ngõ Văn Chương. -Ngõ Cống Trắng: Khánh Trắng một thời vang bóng từng ở đây, ngõ này cũng rất tệ nạn, ngày xưa có hồ là nơi tụ tập hút chích của các con nghiện. -Ngõ Văn Chương: Trung tâm của phố, gọi là ngõ nhưng đây thực chất là một khu phố lớn có thể luồn ra nhiều nơi khác như ngõ Trung Tả, Tôn Đức Thắng, ngõ Văn Hương, Trần Quý Cáp. Ngõ Văn Chương tập trung nhiều nam thanh nữ tú ăn chơi có hạng, nhân tài thời nào cũng có. Trường trung học Huy Văn là lò đào tạo xuất sắc sản sinh ra những thanh niên manh động, những vụ chém nhau, trấn lột, cướp giật đều tập trung nhiều ở đây. -Ngõ Thổ Quan: Đầu ngõ có rạp chiếu phim Dân Chủ. Mặt bằng chung dân hiền và không chợ búa như các ngõ trên nhưng lại tập trung nhiều anh hùng có tiếng nói ở phố. Gái thì khách quan mà nói ...chẳng có gì đặc sắc :lol: Tệ nạn thì mỗi thứ một chút. Khoảng độ 10 năm trước phố Khâm Thiên là thời hoàng kim của nghiện. Đến nỗi treo quần ...sịp còn bị mất, đôi dép tổ ong cũng phải cất vào góc cẩn thận. 'Nhẩy" được cái gì là đem ra chào hàng, "Em vừa lấy được lọ Clear..." mua về mở ra toàn nước rửa bát :lol: Đỉnh điểm nhất là thời gian xóm liều Thanh Nhàn bị ộp, dạt hết về Khâm Thiên khiến cho lực lượng nghiện hùng hậu hơn bao giờ hết, mùa mưa đi vào các ngõ thì có cả tỉ tỉ cái kim tiêm nổi lềnh bềnh vô tình tạo ra cái nghề nhặt kim tiêm lương 5 triệu một tháng :lol: Rất nhiều thanh niên lứa 80-90 ngõ Thổ Quan nói riêng và Khâm Thiên nói chung đã đi theo con đường này và...nằm xuống :mrgreen:
Em nghe Bằng Kiều tả tiếng leng keng tàu điện của phố Khâm Thiên hay thế mà giờ đọc bài của bác Ti Ngo ... Em choáng quá Khâm Thiên bây giờ thì sao bác Ti Ngo ơi ???
Nhà Bằng Kiều ở Ngô Sĩ Liên sau ga Hàng Cỏ bác ơi, trước ông này học Lý Thường Kiệt, ko học bên Văn Chương. Nghe phụ thân em kể Bằng Kiều có bà chị bán phở ngày xưa ở đây đẹp nổi tiếng. Ông này chơi cả mấy chú trong ngõ nhà em ngày xưa cũng có nhìn thấy vài lần. Khâm Thiên bây giờ đỡ nhiều rồi bác ạ. Những hiểu biết của em về phố Khâm Thiên qua gần 20 năm sống ở đây chưa ăn thua gì cả, còn nhiều thứ lắm. Cái thời ngày xưa Mỹ đánh bomb Khâm Thiên nghe người lớn kể phải đi sơ tán, ruột người còn lủng lẳng trên dây điện cơ :mrgreen:
Cái này thì em chưa có trải nghiêm thực tế vì chưa may quần áo ở đây bao giờ nhưng phố Khâm Thiên có nhiều cửa hàng may mặc lắm bác ạ. :wink:
Bác học LTK chắc là học chiều rồi,bác TN năm nào? Em ở phố Hàng Bạc,đến năm 2003 thì đi khỏi phố vì nhiều lí do ! Bây giờ thì em...chẳng có Nhà ! :mrgreen: .Cũng Buồn như phố HB bây giờ gần như 70% là người ở nơi khác đến.Bác có tin,từ ngày ra đi,em đều tránh đi qua phố vì nỗi nhớ nhà,nhớ phố đến lặng lòng.Nơi em sinh ra,bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời ! Vâng, em cũng rất nhiều tâm sự,đồng hành cùng nỗi buồn...Rất mong em và bác có ngày giao lưu,em Pm số đt của em cho bác nhé ! Hình như bác ở Phố Hàng Than đúng ko? Trước em có chơi và rất quí cậu em tên Hải,mẹ cậu ấy trước là phó Đồn CA Đồng Xuân ! Thân bác !
@baohun00 : Phố Khâm thiên theo trí nhớ sắp mai một của em thì hình như không có đường tàu điện ??? Cái này phải hỏi Nhà "Khâm thiên học" Tí Ngọ... :lol:
Vâng, em học chiều. Em học khóa 92-95, chắc em kém tuổi bác. Em SN 77! @ các bác TiNgocuatoi, khanhdq09: em đề nghị anh em mình thành lập hội những người yêu "HN thời đói khổ" đê. Rảnh offline mà "ôn nghèo kể khổ" với nhau cho thấy lòng thanh thản đê!
Rồi, cái zụ này nhất định phải tìm hiểu cho nó...biết ! @baohun00 : Bác nhớ bài,lời hát mà Bằng Kiều hát ko? Em cũng nhớ hình như chưa có bài nào hát nào liên đới phố Khâm thiên với tàu điện leng keng cả??? Bác check lại cho em biết nhé ! Em khoái tìm hiểu,cái gì ko biết thì phải cố tìm cho ra lý do,nên em thích đọc,quan tâm đến Môn Lịch sử lắm...Hình như VNAV chưa có Box nào về lịch sử hay sao ý...hay tại em mới sinh hoạt nên ko biết nhiều ?! :idea: Thân các Bác !
Theo em Khâm Thiên không có đường tàu điện. Ông ngoại em ở đó từ thời Pháp thuộc, nhưng em chưa thấy ông bà bác nào nhắc đến đường tàu điện ở đây cả! :?
Khâm thiên không có tàu điện, chỉ có tuyến tàu điện chạy qua Hàng Bột thẳng xuống Ngã Tư Sở thôi các bác à. Xưa em cũng đánh đu tàu điện suốt, nói chung những bác nào tầm 75,76 trở về trước môn nhảy tàu điện đều phải học qua :lol:
Vâng không dám chắc 100% nhưng em cũng nghĩ Khâm Thiên không có đường tầu điện đâu vì không thấy người lớn nhắc gì đến cả. Em là thổ dân ở Khâm Thiên nên biết một chút về phố nhà mình thôi, ở nơi khác thì em cũng như ai :mrgreen: Lúc em sinh ra thì đã hết bao cấp rồi nên không có ký ức gì về thời gian đó cả. Nhưng cũng nghe phụ thân kể nhiều, thời gian đó bác sĩ, giáo viên bị nhân viên mậu dịch khinh bỉ coi thường lắm, hết bao cấp thì mọi giá trị đều trở về đúng vị trí của nó :lol:
Đấy,em nhớ chính xác mà...Bởi phố nào có đường ray tàu điện là em nhớ,bởi em rất hay cho lốp vào đường ray lắm...Nhớ đời nhiều trận cong vành,gãy Ghi đông,tung Gác đờ sen mà vẫn cứ...Té !!!! hehehe :lol: Em cũng công nhận Bác Tí Ngọ tuổi đúng là còn chưa Già ( Rất teen) nhưng kiến thức về mọi vấn đề...Hơi bị nể luôn ! :idea:
He he, thế thì bổ xung thêm 77, vì mấy ông 78 mình thấy môn này cũng kg biết, sau này ra tàu điện bánh hơi thì môn nhảy tàu thất truyền.
Em nhớ hông lầm thì khi tàu điện bánh hơi ra đời nó liên tiếp gây ra tai nạn với người đi đường nên chẳng bao lâu nó bị đào thải. Các phương tiện còn tránh xa nó, nó lại đóng cửa như xe bus thì ai mà dám nhảy cho nổi, thất truyền là phải :mrgreen: !
Nghe bg em kể Hàng Than ngày xưa toàn là ruộng phải ko các bác ? Em có bạn học tên Thiên Trang hồi cấp 2 Nguyễn Du nhà ở đây, cao cao, xinh xinh Ngày xưa đi học về thỉnh thoảng ra đây ăn caramen :wink: Chiến tích nhẩy tầu điện của bg em cũng ác liệt lắm. Còn đi vượt biên nữa cơ :mrgreen: Các bác sn 77 thì lúc đó chắc không biết vượt biên là gì :lol:
@bác Tingo:Trưng Vương học sáng, Đống Đa học chiều bác ah. Ngõ Thổ Quan thì dân KT hay gọi là ngõ Chạy Khách ( khi xưa em chào đời ở nhà hộ sinh trong ngõ đấy). Em dân Ngõ Chùa ah. @Phidiep: hehe eem biết bác con cháu nhà ai roài, với lại ngõ 132 là Xuân Nam chứ k phải Sơn Nam. Cái phố lắm ngõ nhất nhì Hà Nội này, mỗi ngõ đều có tên riêng gắn với lịch sử của riêng nó đấy bác. :mrgreen: