Chào Các Bác, Em không học nghành điện tử nhưng trót đam mê cái món điện tử âm thanh dân dụng nên muốn nhờ Các Bác chỉ giáo cho nguyên lý của ampli từ input tới output của tín hiệu, phần nguồn hoạt động ra sao. Thú thiệt em không những mê âm thanh mà còn mê táy máy rất hay mở ra ngắm nghiá nữa, nhiều khi chỉ biết sơ sơ, nhìn thấy transformer, capacitor, transitor đã thiệt nhưng không lý giải được bực trong lòng lắm! Kính mong nhận được hỗ trợ của Các Bác! Thân!
Bởi vì chức năng của Ampli là khuếch đại tín hiệu từ những nguồn phát (CD, LP, ...) để đủ công suất đánh ra loa như vậy tín hiệu đầu vào phải được khuếch đại cả dòng điện và điện áp. Do đó cấu tạo của Ampli thường bao gồm những tầng sau: Input --> Tiền KD (PreAmp) --> KD Công Suất (Power) --> Loa Trong đó, phần PreAmp đảm nhiệm phần KD điện áp, thường được hoạt động ở class A. Tín hiệu từ tầng preAmpli tiếp tục được khuêch đại dòng ở tầng KD Công Suất, thường hoạt động ở class AB, A, B, ... Rồi sau đó đi đến loa. Ngoài ra, trong Ampli còn có các mạch cung cấp nguồn, mạch chỉnh âm sắc (baxandal), ... Trên đây là nguyên lý cấu tạo của ampli, để hiểu rỏ hơn bạn có thể tìm đọc các giáo trình về mạch khuếch đại. Thân mến.
Nếu có thời gian bạn nên đi học một lớp điện tử căn bản để có thể đọc được các bản vẽ sơ đồ máy điện tử
Em thấy lên diễn đàn này hỏi và học coi bộ nhanh và dễ hiểu hơn nhiều, từ những người như bác Vân đây chẳng hạn :lol:. Cái nào cần tìm hiểu thì tập trung vào đó mà hỏi tránh được việc phải đọc các tài liệu kỹ thuật lan man, khô khốc và khó hiểu :roll: Chúc vui.
Bây giờ nhờ các cao thủ lấy ví dụ bằng một mạch cụ thể để chỉ bảo cho anh em 1 tí thì tốt quá nhỉ. Ví dụ như thế này: tín hiệu từ dây interconnect tương tự như cái... sẽ đi qua chỗ có dấu + và _ nầy, sau đó đi qua cái này... thì nó sẽ trở thành cái gì...? thế mà sau khi đi qua cái kia nó lại to tướng lên... cuối cùng là chui ra ở chỗ này, đấu vào loa thế là nó thét lên. Người thông minh như em dạy cỡ đó chưa chắc đã hiểu ra cái gì nữa ấy chứ. Té thui
Trên diễn đàn thì chỉ học hỏi thêm được kinh nghiệm thôi...Chứ kô nắm vững lý thuyết thì giống như học võ mà chỉ học ngoại công kô học nội công vậy...Nên mỗi khi đấu nội lực thì nắm chắc phần thua rồi...
Em chỉ mong hấp thụ đủ ngoại công để phòng thân với mấy tay không học tí ... võ nào thôi :lol: :lol: :lol:
Muốn học võ hay học văn...hoặc bất cứ thứ ngành nghề gì ...thì cách nhanh nhất vẫn là...học lóm : bác cứ chọn đại một mạch amply đèn hoặc TDA, LM mà trên diễn đàn đang bàn tán, xong mua đồ từng món về và cứ tập lọ mọ tháo tháo...lắp lắp...làm đến đâu hỏi tới đó là sẽ biết ngay thôi... Con đường nhanh nhất để tìm đến chân lý ...là...tự mình ...bước đi để vừa tìm vừa khám phá :? :? chớ có chỉ nghe hoặc đọc các quyển bí kíp khẩu truyền ...coi chừng tẩu hỏa nhập ma :evil: Chúc bác sớm đạt được sở nguyện :lol: :lol:
Có hai quan điểm trong công việc : 1) Chủ nghĩa kinh nghiệm 2) Chủ nghĩa lý luận Người làm việc theo kinh nghiệm thì phát triển chậm chạp , và hạn hẹp trong một khuôn khổ đã từng trải qua . Khi va chạm với một vấn đề mới thì xác suất thành công rất thấp . Ví dụ : Bạn lắp thành công con TDA 7294 chạy ngon lành . Nhưng nếu dính phải con STK 4152 thì .... lại mất thời gian học . Vậy thì học tới bao giờ cho hết được các con IC công suất âm thanh ? Ngay cả đến nguyên tắc khi đo lường cũng là một vấn đề lớn . Một cậu thợ của tôi khi đặt đúng thang đo cẩn thận . Nhưng sau khi chấm que đo vào mạch thì .... đi luôn đôi sò Fet . Sò Fet có độ nhạy cực cao , dòng điện vô cùng nhỏ của đồng hồ vạn năng đã đủ khả năng phá hủy chúng . Những kinh nghiệm như vậy làm sao mà học cho hết được . Cùng một " trệu chứng " hỏng hóc nhưng mình ôm trọn" toa thuốc " của ông bạn để " điều trị " con máy của mình có thể là một ...." đại hạn " Người học tập có hệ thống thì có thể phân loại các dòng họ linh kiện , cũng như phân ra các hệ thống nguyên tắc . Từ đó có thể giải quyết các vấn đề chưa từng gặp bao giờ . Ví dụ : dòng IC TDA72... khác với dòng IC TDA 20... như thế nào . Hoặc dòng IC STK 41.... khác vơí STK 40... như thế nào ..... Dẫu sao cũng phải biết kết hợp " Đông Tây Y " để phục hồi các sản phẩm điện tử của mình
3) Kết hợp hài hòa hai quan điểm trên. Cái này em khoái đây :lol: :lol: :lol: Miễn bàn. Xin trả lại chủ đề cho bác ngtatliem :wink:
Em thấy bác NDV nói đúng đấy...Các bác thực hành mà kô có lý thuyết thì sẽ trả giá đắt hơn, dễ bị "thuốc" hơn, sửa chữa khó khăn hơn nhiều...Còn chọn quan điểm nào là tùy các bác thôi...
Thôi tóm lại là em muốn học từ CD đi vào input ampli sau đó nó đi đâu nữa, giống như Bác Khanh-kool nói vậy ý!
Cấu tạo ampli bao gồm 3 phần: mạch tiền khuếch đại đầu vào , khuếch đại điện thế, và khuếch đậi tín hiệu ra, hay còn gọi là phần công suất. Công việc học, đầu tiên là phải tìm hiểu phần mạch tiền khuéch đại đàu vào như thế nào,mà muốn tìm hiểu được thì phải học về lý thuyết và đinh dạng cũng như nhận dạng các loại linh kiện điện tử và tìm hiểu luôn cách hoạt động của chúng, sau đó áp dụng chúng vào mạch tiến khuếch đại, và trên mạch tiền khuếch đại, lại phải tìm hiểu xem chúng hoạt động ra sao..... rồi thực hành trên test boar hoạc mạch tạm thời, cho đến khi rành. Sau đó đến phần tiền khuếch đại , phần này do đã hiểu về các linh kiện điện tử như khuếch đại là thế nào, hồi tiếp là thế nào , cách ly và cản dòng diện thế nào... thực hành cái mạch khuếch đại điện thế này trên boar... kế đến là nối mạch khuếch đại điện thế với mạch tiến khuếch đại, rồi phân tích ngược lại từ mạch khuếch đại điện thế về mạch tiền khuếch đại. Rồi đến mạch công suất, cũng tương tự. Nhưng trứoc tiên là phải có những cái cơ bản sau: _ Học lý thuyết và thực hành luôn các con linh kiện điện tử cơ bản. _ Học cách vẽ sơ đồ mạch, hoạc cách tính toán, để khi vẽ sơ đồ mạch xong ta có cơ sở để tính toán và phân tích mạch cho chuẩn. _Tổng kết nhữn gì đẫ học và đã phân tích, vào thực tế. _ Chuẩn bị tiền để mua các dụng cụ thực hành , như kìêm nhọn,kiềm cắt, mỏ hàn , thiết hàn, nhựa thông, nhíp..... khi đi mua linh kiện để thực hành, sẵn mua luôn các loại linh kiện sơ cua, để lỡ cháy nổ, còn có cái để tiếp tục. _ Cần có 1 quyển tập để làm sổ ghi chép, sau mỗi lần thực hành sai, hay đúng để rút tỉa kinh nghiệm, cho lần sau.
Em đồng ý với bác Nobita và Nguyendinhvan. Trước đây em cũng từng học qua cái điện tử cơ bản nhưng giờ cũng có biết tí gì đâu (Bỏ lâu quên hết cả rồi ). Cho nên bây giờ chịu chết chẳng biết tính toán làm sao cả -> nhờ các cao thủ tính toán giùm rồi cho em xin cái sơ đồ :mrgreen: Sướng thân! :mrgreen: Do vậy, các bác muốn mày mò thì ít nhất phải nên học qua lớp điện tử cơ bản. còn không thì giống như em thôi các bác ơi! Như vậy buồn lắm. Hì, hì,... nhiều khi học xong thì đổi ý không muốn DIY nữa đấy chứ :mrgreen: cái món này nhức đầu lắm :lol:
Bác Tất Liêm đã nghiên cứu thêm được gì chưa? Riêng em thì nhân tiện có một "danh nhân" đã nói rằng "dề hay nhất là không có dề" em xin phỏng vấn các bác một chút theo lý thuyết con gà: Bác nào tường tận về lịch sử ngành điện tử có thể cho biết lịch sử phát triển của máy tăng âm được không ạ? Theo em thì: tăng âm tích hợp có trước tiên, sau đó thì người ta mới tách riêng ra phần pre và phần pow cho nó chuyên nghiệp và dễ cải thiện từng phần có đúng không ạ? Hay là ngay từ đầu tăng âm chỉ có mỗi pow? về sau người ta mới nhớ ra là phải làm một cái pre? Mong các bác chỉ giáo (nhất là bác "danh nhân")
Có mấy bác ở AES biết đó, bác Kool à: http://www.aes.org/aeshc/docs/audio.his ... eline.html Dịch thử 1 đoạn bác coi xem sao nhá: Lược sử Audio Con đường dẫn dắt chúng ta từ ống ghi hình trụ bằng thiếc của Edison đến âm thanh DVD hôm nay là một đại lộ quyến rũ với những con người tài năng, những sáng kiến và phát minh đáng chú ý. Những thành tựu quá khứ ấy đã góp phần làm nên cuộc sống của chúng ta hôm nay, và tương lai chính là sự truy tìm vĩnh cửu để thấy được những gì khả dĩ trong âm thanh. Vào năm 1997, phiên họp kỷ niệm lần sinh nhật thứ 50 của AES (Audio Engineering Society) đã xem xét vấn đề “Chúng ta đang ở đâu và chúng ta đã đạt được những gì trong thế giới âm thanh ?”, hàng loạt nỗ lực sau đó góp phần hình thành bản tổng kết sơ bộ hay còn gọi là “Lược sử Audio” này. Tài liệu này giống như chính cái tên của nó là chưa đầy đủ, và có lẽ chưa bao giờ có thể gọi là đầy đủ, bởi vì những phát minh về âm thanh hầu như xuất hiện hàng ngày và việc xác định chính xác thời gian của phát minh dựa trên trí nhớ cùng tài liệu lưu trữ là một công việc mang tính chính xác tương đối. Nhóm biên tập “Lược sử Audio” luôn mong mỏi độc giả phản hồi thông tin bổ sung để tài liệu ngày càng hoàn chỉnh. AES – 17 tháng 10 năm 1999 Nhóm biên tập: Bruck, Al Grundy và Irv Joel. Mã tài liệu: V --1999-10-17 Lược dịch: Aries 1877: Thomas Alva Edison làm việc trong phòng thí nghiệm của mình, ông đã thành công trong việc ghi lại bài hát “Mary's Little Lamb” trên một mảnh giấy thiếc cuộn lại xung quanh một hình trụ . Phát minh trên của Edison được giới thiệu tại văn phòng Scientific American và máy hát phonograph chính thức khai sinh từ sự kiện này. 1878: Bản nhạc đầu tiên được trên thế giới được ghi âm chính thức là bản "Yankee Doodle." do Jules Levy chơi. 1881: Khi Clement Ader sử dụng microphones màng than và headphones đã ngẫu nhiên tìm ra hiệu ứng âm thanh stereo. 1887: Emile Berliner phát minh máy quay đĩa (gramophone), đánh dấu thời kỳ sản xuất hàng loạt các loại đĩa nhựa LP sau đó. 1888: Edison giới thiệu động cơ điện dùng trong các máy hát phonograph. 1895 : Marconi thành công trong việc truyền tín hiệu audio không dây từ Italy sang Mỹ. 1898: Valdemar Poulsen sáng chế ra "Telegraphone" – ghi lại tín hiệu bằng từ tính trên dây kim loại. 1900: Poulsen giới thiệu phát minh trên tại triển lãm Paris. Cũng trong năm đó, nhà hát Boston khai trương thành công nhờ áp dụng các nguyên tắc thiết kế âm học của Wallace Clement Sabine. 1901: Công ty Victor Talking Machine được thành lập bởi Emile Berliner và Eldridge Johnson. 1906: Lee DeForest sáng chế ra ống phóng điện tử chân không, tiền thân của các amplifier đèn điện tử sau này. 1910: Buổi truyền thanh đầu tiên trên sóng điện từ phát đi tại nhà hát opera Metropolitan - NYC. 1912: Major Edwin F. Armstrong phát minh ra mạch tái tạo sóng điện từ, mở đầu cho việc thu sóng vô tuyến. 1913: Phim nói đầu tiên trên thế giới được giới thiệu bởi Edison bằng cách đồng bộ hóa thiết bị phát thanh với máy chiếu phim.
Có lẽ cốt lõi của vấn đề là ở năm 1906: 1906: Lee DeForest sáng chế ra ống phóng điện tử chân không, tiền thân của các amplifier đèn điện tử sau này. Vấn đề là chiếc amply đầu tiên là amply gì nhỉ? tích hợp hay pow không? Bác Nguyễn Tất Liêm đâu rùi, bác thử điều tra bằng google xem nào :wink: Em vừa tìm ra cấu tạo của amply như thế này :idea: . Rất đơn giản, gồm 3 phần: tầng khuếch đại điện áp + tầng khuếch đại công suất + phần nguồn để chạy 2 em trên :?: Chẳng hiểu gì cả, thôi đi chén đã :lol:
Tôi mới tham gia diễn đàn thấy các bác bàn luận về điện tử hay quá, nhưng khổ nỗi mình chả biết gì cả chắc phải học một lớp điện tử căn bản, bác nào biết trung tâm nào dạy tốt, uy tín ko cho anh em mít đặc chúng tôi được biết để còn bổ xung kiết thức cho nó bằng chị bằng em? Xin cảm ơn.
Chao cac bac, Em dang muon tim mot giao trinh day ve ly thuyet am thanh ma chua thay dau. Bac nao biet thi chi cho em voi. Cam on cac bac nhieu!
VNAV là một trung tâm "dạy nghề" đặc biệt đó bác, ai cũng vừa là thầy vừa là trò cả :roll: Thầy đã tham quan hết các "lớp" ở đây chưa ạ :?: :lol: :lol: :lol:
Topic này hay đây : Lý thuyết cấu tạo Amply thì nhiều trường phái lém, nhìn từ góc độ nhà chế tạo, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp ... thì rất khác nhau. Tôi Xin có vài ý kiến nhỏ nhìn từ góc độ DIY thế này : * Amply đèn thì điều khiển, phối ghép, khuếch đại bằng điệu áp. * Amply bán dẫn thì điều khiển, phối ghép khuếch đại bằng dòng điện. * Amply chạy IC thi khi DIY các tay chơi hầu như không phải suy nghĩ tính toán gì bởi nhà sản xuất đã làm và tích hợp đủ các đặc tính trong đó. Vài lời mông muội mời các bác tiếp.