Sao bác mua đắt vậy! Mấy thứ này bây giờ mới mắc chứ 4-5 năm trước trên ebay rẻ lắm! Vừa rồi em nhớ có shop trên này nhập về bán giá hình như 1,5 hay 1,6tr.
Cái này nguyên lý nó khác với Head Demagnetizer bác ạh! Và không thể dùng Head Demagnetizer của Cassette và R2R để khử từ cho kim của Turntable bác ạh.
Cụ Zorro cho em hỏi loại này dùng khử từ cho đầu cassette có OK không. 400k VND có nên mua không? Thanks cụ!
Máy xài sau 10h hoặc 15h thì bắt đầu bị nhiễm từ. Nếu nghe bình thường sẽ không nhận ra, nhưng nếu có thiết bị khử từ và sau khi khử thì âm thanh thâu và phát sẽ nét hơn 1 chút (1 chút thôi, hơi khó nhận thấy nếu băng thâu không tốt hoặc thiết bị phát không tốt lắm). Quan điểm của em là có khử từ hay không khử từ cũng không quan trọng lắm, nhưng nếu đã mua khử từ rồi thì nên xài!
bác nào đã mua rồi thì nên xài thường xuyên , còn ai chưa mua thì để tiền uống cà phê cho chắc ....... :lol:
và đây là đường link tài liệu của Magentic Reference Laboratory (Hãng chuyên sản xuất băng chuẩn dùng để chỉnh sưả tất cả đầu thu, đầu phát máy băng cối và máy dùng băng cassette). Trong bài này mói rất rõ nguyên nhân tạo ra từ tính và cách khử từ. Xin lỗi các Bác bài viết bằng tiếng Anh. Né6u các Bác co yêu cầu e se dịch ra hầu các Bác ome.comcast.net/~mrltapes/mcknight_demag.pdf
Tiếng anh không phải ai cũng đọc hiểu được, Phiền bác dịch giúp rồi paste vào đây cho anh em học hỏi. :arrow:
thực ra bài này cũng rất dài, bài này dùng để reference thì tốt hơn là dịch nguyên con, để e xem có thể nào tóm tắt những ý chính cần thiết rồi post lên đây
Đây là phần 1; còn phần 2 là phần cuối cùng Khử Từ máy phát băng John G. (Jay) McKnight Magnetic Reference Laboratory 1/- Điều gì làm nhiễm từ ở mấy phát băng? Tấc cả bộ phận nào có chứa sắt, kền hoặc cobalt đều có thể nhiễm từ . Từ trường sẽ suy giảm tùy theo khoảng cách xa gần, do đó chúng ta chỉ quan tâm vấn đề nhiễm từ ở các vị trí: Đầu Từ - Trục Hướng Dẫn Băng – Trục Capstan. Vật liệu dng để làm đầu từ và vỏ bọc đầu từ rất dễ cảm ứng từ ( điều đó có nghĩa nó rất dễ trở thành nam châm) Các bộ phận như trục dẫn băng, trục capstan đòi hỏi phải được chế tạo từ loại vật liệu chống bào mòn (vì băng chạy qua thường xuyên) và phải chống nhiễm từ ,đó là thép không rỉ. Nhưng chống nhiễm từ ở đây phải hiểu là những vật liệu này không được dùng để làm nam châm chứ không phải vật liệu này không bị nhiễm từ hoàn toàn 2/- Đầu Từ và các trục quay nhiễm từ như thế nào? 1 cách dễ nhất để làm các bộ phận này nhiễm từ đó là đưa 1 cục nam châm vào gần, hoặc SỬ DỤNG TUỘC NÔ VÍT ĐÃ NHIỄM TỪ ĐỂ CHỈNH SỬA ĐẦU TỪ HOĂC ĐỂ GẦN ĐẦU TỪ . 1 cách nữa là dùng máy đo Ohm DC 9ể check continuty đầu máy cũng có thể gây nhiễm từ 1 cách nữa là có thể do ampli hoặc preampli trong thời gian hoạt động hoặc lúc mở tắt gây nên dòng điện vào đầu từ . Nguyên nhân này rất khó phân tích và ít khi xảy ra . 3/- Vậy ai quan tâm đến việc nhiễm từ nhỏ bé vậy? Chúng ta, nhiễm từ sẽ gây ra độ méo ở tần số cao khi đang thu, tiếng ồn ở tần số thấp ( Rumbling and Popping), và tiếng hiss ở tần số cao. Việc nhiễm từ cũng xóa đi 1 phần những tín hiệu đã thu – đặc biệt những bước sóng ngắn được thu ( đó là những tần số cao, đặc biệt ở tốc độ chậm) 4/- Làm sao ta biết là đã bị nhiễm từ? Nếu bị nhiễm từ nặng, ta sẽ nhận thấy – nghe được - tất cả triệu chứng đã kể trên. Nhưng điều bạn thực sự cần là hạn chế bị nhiễm từ TRƯỚC khi bạn bắt đầu thu băng hoặc làm hỏng 1 cuộn băng gốc hơn là SAU KHI ĐÃ BỊ NHIỄM TỪ. Tìm ra nguyên nhân bị nhiễm từ, mức độ bị nhiễm từ, tại sao bị nhiễm từ sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nhiễm Từ khi Thu Băng: (phần này giải thích tại sao khi thu bị nhiễm từ, tác giả dùng nhiều khái niệm kỹ thuật, để các chuyên gia đọc,) Magnetization in recording occurs because of unidirectional magnetization at a point where an alternating magnetic bias field is present. Such a point would be at the recording head, the erasing head, or both2. This magnetization causes high second-harmonic distortion, high recorded background noise — mostly rumblings and poppings — and clicks at splices. Magnetization in reproduction occurs Nhiễm Từ khi máy đang Play Magnetization in reproduction occurs because of unidirectional magnetization at a point where there is no alternating bias field, such as the reproducing head, guides, and capstan shaft. It causes increased noise — mostly highfrequency noise, and erasure of signals — mostly highfrequency signals.
Cảm ơn bác rất nhiều vì đã bỏ công ra dịch thuật lại cho anh em tham khảo. Tuy hơi khó hiểu nhưng em nghĩ rất hữu ích. Một lần nữa cảm ơn sự nhiệt tình của bác... Em chờ bác dịch tiếp!
Em hiểu thô thiển như thế này: thu băng là tác động từ trường lên băng để bột từ xoay theo hướng nào đó. Vì đầu từ là thiết bị tạo ra từ tính nên sau khi dùng một thời gian thì có từ dư trên đó, đây là hiện tượng đầu từ bị nhiễm từ. Khi nhiễm từ thì chất lượng âm thanh suy giảm vì bản chất băng từ chạy qua đầu từ cũng biến từ trên băng thành dòng điện, nếu đầu từ bị nhiễm từ thì sẽ bị mất tần số, đặc biệt ở dải cao. Đó là lý do nhà sản xuất khuyên nên khử từ đầu từ sau một khoảng thời gian sử dụng để đảm bảo chất lượng âm thanh phát lại. Trên thực tế người sử dụng ít có cơ hội để khử từ, vì không có thiết bị hoặc vì không để ý. Năm xưa sửa máy cassette Sharp WF-939z đầu từ xoay, khi đó có đầu từ mới ngoài chợ em hay mua thay, thay xong tiếng nghe hay hơn hẳn. Sau đó em phát hiện ra không cần thay mà khử từ đi thì tiếng còn hay hơn cả đầu từ mới (loại đầu từ mới này lắp vừa nhưng không giống hệt đầu từ nguyên bản). Nhờ các bác chỉ bảo thêm ạ.
Bác thay đầu từ mới mua ở chợ, thường là đầu từ của TQ, Thái lan, Taiwan...có trở kháng khác, độ từ thẩm của khe từ khác nên nghe thường lợi dải cao. Hồi xưa em cũng thay cho mấy ông thợ buôn đồ suốt, nhiều treble nên dễ bán vì hồi đó ai cũng thèm nghe treble, nhiều vị còn đặt thêm treble cóc lên nóc thùng loa cho phê :lol:
Ngày xưa em cũng thường thay đầu từ casette. Nhưng chỉ khi mòn thôi. Còn hiện tượng nhiễm từ thấy rất ít gặp. Nhưng ngày đó khử từ cũng dễ. Vì em đưa cái mỏ hàn vô gần đầu từ rồi lấy ra là xong...... :lol: