Dưới đây là danh sách những chiếc ampli hai kênh trên thị trường mà Nghe Nhìn Việt Nam đã tổng hợp với các tính năng, mức giá được xem là tốt nhất nhằm giúp người chơi âm thanh có thể dễ dàng lựa chọn được một chiếc ampli phù hợp với nhu cầu công năng, ngân sách cũng như gu âm thanh. Những chiếc ampli hai kênh ngày nay không còn được chế tạo đơn giản như trước đây. Thời điểm chúng chỉ được trang bị ngõ vào và ra analog cùng một cặp jack kết nối loa đã qua lâu rồi. Trước xu thế nguồn nhạc phát trực tuyến từ máy tính xách tay, điện thoại thông minh trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, ampli stereo cũng phải thay đổi theo thời đại. Hiện có nhiều bộ ampli đã tích hợp cả bộ chuyển đổi kỹ thuật số sang analog (DAC), phono stage cho mâm than hoặc kết nối USB và chức năng Bluetooth streaming. 1. Pioneer A-70DA Pioneer A-70DA chính là đại diện tiêu biểu cho xu thế thiết kế ampli hai kênh thế hệ mới với đầy đủ công năng trong một thiết bị nhưng vẫn có được một bo mạch khuếch đại cao cấp và xử lý rất tốt can nhiễu. Ấn tượng đầu tiên của ampli này chính là thiết kế ngoài vintage tinh tế (nhất là phiên bản màu silver) như một chiếc ampli thập niên 80. Pioneer A-70DA không có gì phô trương nhưng bên trong lại sở hữu toàn diện các tính năng từ mạch DAC on-board hỗ trợ PCM 384/32 bit và Quad-DSD (11.2 MHz), làm preamp kết nối trực tiếp với poweramp và đặc biệt cho phép kết hợp với mâm than chơi được cả kim MM/MC. Về thiết kế mạch khuếch đại, Pioneer A-70DA có công suất đầu ra 65W với mạch full balance cùng 2 bộ cọc loa A/B cho phép đấu bi-wiring. Bên trong khoang máy được chia làm 3 khu vực độc lập có vách ngăn tránh nhiễu gồm pre/power/power supply (cấp nguồn). Ngoài ra, nhà sản xuất trang bị đến 2 biến thế nguồn riêng biệt cho mạch tiền khuếch đại và mạch công suất giúp giảm nhiễu tối ưu và đồng thời tăng chi tiết đầu ra. Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn lại ưu điểm bộ gen hoài cổ “classic” của Pioneer A-70DA. Bạn sẽ thấy lại được thiết kế mặt máy phay xước, những núm xoay cổ điển nhưng được hoàn thiện ở một cấp độ tinh xảo hơn, và đâu đó là bộ 3 núm hiệu chỉnh âm sắc quen thuộc bass/treble/balance cùng nút Loudness “thần thánh” mà hầu như ampli sò đời xưa nào cũng phải có. THÔNG SỐ KỸ THUẬT Công suất: 65W/8ohm (full balance) Điều khiển từ xa: có Ngõ phono: MM/MC Đầu vào kỹ thuật số: S/PDIF đồng trục, Toslink USB: Có Bluetooth: không Đầu ra tai nghe: Có Kích thước (cao-rộng-sâu): 435 x 141.5 x 361.5mm/ 17kg Lý do nên mua Một thiết kế classic không tuổi, chỉnh chu ở mạch khuếch đại, toàn diện về công năng. Điểm trừ Sẽ có mức giá hơi “chát” nếu như người dùng không có đầu đĩa than. 2. Cambridge Audio CXA81 Dù trông rất giống với người tiền nhiệm của mình, nhưng tất cả các cải tiến ở bên trong mới là ưu điểm nổi trội của Cambridge Audio CXA81. Các kỹ sư của Cambridge Audio đã nâng cấp hầu hết các op-amp trong đường dẫn tín hiệu, cũng như các tụ điện trong cả phần tiền khuếch đại và công suất. Ngoài ra, chiếc ampli này này còn được tích hợp mạch DAC mới với chip giải mã danh tiếng ESS Sabre ES9016K2M cùng ngõ vào USB được cải tiến nhằm hỗ trợ âm thanh độ phân giải cao 32 bit/384kHz và DSD256. Tất cả điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là sẽ có một thế giới khác biệt khi Cambridge Audio CXA81 trình diễn. Nó mạnh mẽ về mọi thứ, với chất âm mạnh mẽ, táo bạo. Nhưng không vì vậy hãng hy sinh độ chi tiết của chiếc ampli này, vì nó vẫn có thể xử lý gọn gàng và nhanh nhẹn những bản nhạc mà bạn cung cấp cho nó. Với việc bổ sung aptX Bluetooth tích hợp truyền phát lên đến 24-bit/48kHz, rõ ràng bạn đã có bộ khuếch đại âm thanh stereo tốt nhất ở tầm giá này. THÔNG SỐ KỸ THUẬT Công suất: 80W mỗi kênh Điều khiển từ xa: Không Ngõ phono: không có Đầu vào kỹ thuật số: S/PDIF đồng trục, Toslink USB: Có Bluetooth: Bộ thu aptX HD tích hợp Đầu ra tai nghe: Có Kích thước (cao-rộng-sâu): 11,5 x 4,3 x 34,1 cm Lý do nên mua Thể hiện đầy mạnh mẽ với không gian và chi tiết tuyệt vời. Điểm trừ Không có gì đáng chê trách ở tầm giá này. 3. Marantz PM 6006 Hãng Marantz đã nỗ lực trong việc sản xuất để thực hiện một số cải tiến nhỏ cho chiếc ampli hai kênh PM 6006. Những cái tiến này bao gồm tích hợp thêm đầu vào optical thứ hai, chân máy mới để giảm rung chấn không mong muốn từ bên ngoài. Ngoài ra, bên trong bộ nguồn của PM 6006 cũng được cải tiến và bọc vỏ kim loại chống nhiễu để hạn chế hơn nữa sự tác động của giai đoạn kỹ thuật số đến tín hiệu analog. Phiên bản này của PM 6006 sẽ mang lại sự tập trung và chi tiết hơn cho bữa tiệc âm nhạc của bạn. Việc thiếu Bluetooth hoặc đầu vào USB có thể quan trọng đối với một số người, nhưng bù lại nó được tích hợp cổng phono MM dành cho những người mê âm thanh của chiếc đĩa than. Có thể nói chiếc ampli này sẽ dễ dàng kết nối với bất kỳ bộ dàn hi-fi có ngân sách tốt nào. THÔNG SỐ KỸ THUẬT Công suất: 45W mỗi kênh (8 Ohms) Điều khiển từ xa: Có Ngõ phono: MM Đầu vào kỹ thuật số: quang/đồng trục USB: Không Bluetooth: Không Đầu ra tai nghe: Có Kích thước (cao-rộng-sâu): 10,5 x 44 x 37 cm Lý do nên mua Chất âm mượt mà và sâu lắng, độ động rất ấn tượng, có ngõ vào phono và bộ kết nối digital. Điểm trừ Không có đầu vào USB và Bluetooth. Còn tiếp Nguồn : Nghenhinvietnam
Viết cho mạng nghe nhìn nhưng xem ra tác giả thiếu chút nghiệp vụ (Giai đoạn phono: MM??), cũng đáng trách cho bạn nào biên tập và cho up bài này và còn thiếu giá cho đọc giả lựa chọn
Chắc là bác ấy lấy trên trang nước ngoài, auto translate by google bác Hội ạ P/s: Dạo này bác còn sửa amp nữa không ạ?
Chào bạn, dạo này mình tập trung vào sửa cơ than cho bà con, có sửa băng cối, cassete, thỉnh thoảng sửa amply cho người quen thôi
truongthinhblue bạn ơi , cục đẩy mà giới chơi karaoke hay gọi thì nó chính là phần power ampli trong âm ly của giới chơi Hifi đó . Trong bộ " Rề Pao " của giới chơi Hifi thì Rề là pre ampli còn Pao là power ampli , người ta tách ra hai âm ly đó để xử lý tín hiệu và công suất riêng biệt cho đỡ bị can nhiễu , chất âm hay hơn , công suất lớn hơn , và pro hơn đó . Âm thanh của karaoke thì linh kiện nó rẻ , không cầu kỳ chi tiết và đắt tiền như Hifi được . Nếu bạn muốn cục đẩy của giới Hifi audio cũng có chẳng qua là khác nhau về cách gọi giữa dân Karaoke và dân Hifi mà thôi và nó vẫn làm nhiệm vụ như nhau. ( Hifi : Đầu cd -> pre ampli -> power ampli -> Loa ) còn ( Karaoke : Đầu karaoke -> vang số -> cục đẩy -> Loa )
Việc này chưa ai xác nhận được hay và dở ở đây đc. Về xu hướng hiện tại cho HIFI đều là amply tích hợp. Việc chọn lựa và phối ghép đều mang tính chất thỏa mãn đam mê âm thanh. Bác chủ úp bài mà ko cho giá cho anh em tham khảo !
Chắc cũng không rẻ, xem vậy mới thấy cứ hàng hi-en bãi mà chơi ngon bổ rẻ mà chẳng thiếu gì, mấy cái đời mới được cái tích hợp sẵn DAC thôi.