Có mấy hộp trà ngưởi bạn ĐL mới gởi cho. Chưa thử chưa biết ngon dở thế nào so với mấy loại trước đây.
Bác Hai, Hộp trà trong hình không phải là trà DL mà là trà của China (mainland). Chử nó viết China rõ ràng. vã lại hàng của DL không bao giờ viết bằng chử Chinese simplified.
Hình bác Hai chụp mờ quá không đọc hết được, nhưng chắc hàng có xuất xứ Đại Lục hoặc xuất sang Đại Lục vì viết chữ giản thể. Sau này bác nên chụp rõ hết cả phần địa chỉ nhà sản xuất thì sẽ rõ ràng hơn. Hộp thứ nhất: Đông Đỉnh Ô Long trà - Đông Đỉnh Ô Long trà, thường gọi là Đông Đỉnh trà, là một trong những loại trà phổ biến ở Đài Loan, thuộc loại độ lên men từ nhẹ đến trung khoảng 30%; Còn gọi là "Thanh Hương Ô Long trà". Trà Đông Đỉnh sản xuất ở thôn Lộc Tục, huyện Nam Đầu, Đài Loan. Núi Đông Đỉnh thuộc mạch núi Phượng Hoàng, độ cao 700m so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân 22 độ C, lượng mưa bình quân 2200ml. Vụ thu hoạch trà Đông Đỉnh vào tháng 4-5 và 11-12 hàng năm. Lá trà tiêu chuẩn 1 búp 2 lá. Việc chế biến trà Đông Đỉnh đặc biệt ở chỗ, sau khi xao khô, lấy vải gói thành viên trà hình bán cầu (đây cũng là quá trình lên men của trà). Ngày 21 tháng 9 năm 1999, Đài Loan bị động đất, thôn Lộc Tục bị ảnh hưởng rất nặng nề, các cơ sở sản xuất trà bị phá hủy hoàn toàn, mấy năm gần đây đã dần khôi phục và ra loại "Đông Đỉnh Quý Phi trà" tương đối nổi tiếng. Thôn Lộc Tục hàng năm đều có cuộc thi bình chọn trà. Trà Đông Đỉnh có nước màu vàng xanh, vị ngọt thuần hậu.
Hộp thứ 2 Thụy Phong danh trà Trà trồng ở thôn Thụy Phong, Mai Sơn, huyện Gia Nghĩa, Đài Loan. Người Thụy Phong từ cuối thời Thanh đã biết khai thác và chế biến trà nhưng ở mức độ sơ khai. Sau có người ở thôn Lộc Tục tới trồng trà và thuê dân địa phương giúp việc hái và chế biến trà, từ đó người Thụy Phong biết trồng và chế biến trà. Trà Thụy Phong phát triển bắt đầu vào năm Dân Quốc thứ 69 (1980) do chủ tịch hội Nông dân Mai Sơn Ngô Tuyền Tòng khởi xướng. Ông cho khai thác trồng mới nhiều trà, lại cho mời các nghệ nhân chế biến trà ở Lộc Tục về truyền dạy kinh nghiệm. Trà Thụy Phong cũng đoạt được nhiều giải thưởng trong huyện và ở Đài Loan.
Hộp thứ 3 mờ quá em đọc lòi mắt không ra, nhưng nhìn thấy 2 chứ cuối "Ô Long" bằng chữ phổn thể, chắc hàng của Đài Loan các chú mang qua. Mờ quá nhưng em nghi cũng là "Đông Đỉnh" nốt, nhưng viết bằng chữ phổn thể.
Tôi chụp bằng cái phone camera xì cùn nên không focus cho nó rỏ được. Đây là trà của Ten Ren (nổi tiếng bên Mỹ do tiếp thị hơn là chất lượng thật sự). Một cái nó đề là trà ờ Alishan (núi Ali phải không?), một cái là ở núi Tung Ting. Cả 2 loại đều thường, uống tạm được thôi, thua trà Đại Vũ Lĩnh nhiều lắm. Trà Ali có màu vàng kim, theo quảng cáo trên nhãn bằng tiếng Anh tôi đọc được thì nói là trà được trồng trên núi cao, được chế biến bởi các tay làm trà giỏi của Ten Ren, có vị rõ rệt và sảng khoái, là 1 trong các loại Olong có chất lượng cao nhất :roll: Trà Tung Ting cũng được trồng trên núi cao ở Tung Tinh, nơi này núi đồi có sương mù bao phủ mổi sáng và chiều. Theo Ten Ren thì đây là loại trà được giới yêu trà cho là ngon nhất trong các loại Olong lên men 50%. Quảng cáo thôi các bác ạ, theo tôi thì chỉ đáng là trà hạng B thôi.
Uống trà nhiều khi cần đồ nhắm. Tôi thích loại kẹo này, chỉ có tại phi trường Hongkong, the dragon beard candy, có lẽ dịch là kẹo râu rồng! Cách làm khá phức tạp giống như kẹo kéo của chúng ta nhưng được kéo ra vô chừng .. 20000 lần thành ra tơ mịn, xong gói lại với mè, đậu phộng và sơ dừa. Ngày xưa loại kẹo này dành riêng cho vua Tống và giới quí tộc cùng thời. Tôi được 1 người bạn biếu cho vài hộp, có lần thấy ở HK nhưng không mua vì tưởng là xoàng. Cắn một miếng, kẹo vở toang ra như kiếng và tan thật nhanh trong lưỡi. Mùi dừa, mè, và đậu phộng thơm phừng lên, xong uống 1 miếng trà nóng làm tăng thêm hương vị của kẹo. Đến khi uống lần thứ hai thì mùi trà nổi bậc hẳn lên, thơm hơn, ngon hơn, khi cái ngọt của kẹo dịu hẳn lại. Sau đó là uống trà một mạch mà không sợ bị "SAY" trà (do cafein quá nhiều...)
-Ten Ren, đọc là Thiên Nhân tên của nhà cung cấp/nhà phân phối các sản phẩm trà, hay nói cách khác là họ mua trà các nơi rồi về đóng hộp bán. - Hộp bên trái Tung Ting chính là loại trà Đông Đỉnh kể trên bác ạ. - Alishan: A Lí Sơn tên một địa danh sản xuất trà ở Đài Loan, độ cao 800 - 1400m so với mực nước biển. Núi này sáng chiều mây phủ, làm cho lá trà giảm độ đắng, tăng độ ngọt. Nghe quảng cáo thì trà nào cũng hay, bác nhỉ.
Bác nói rất đúng, tất cả 3 hộp đều từ Đông Đỉnh ĐL do công ty Tenfu sản xuất cả. Tôi coi lại thì thấy nó viết tiếng Anh phía sau và đều xuất xứ tại ĐL chứ ko phải China (đố mà mấy ông ĐL này dám tặng tôi trà Tàu ) Ai muốn mua trà Đông Đỉnh thì xem sau đây: www.tenfu.com email: tenfu@mail.tenfu.com Loại trà này thơm hơi nhạt, vị hơi ngọt dễ chịu, chát 1 tí thôi. Tôi dùng nó hôm nay thấy nó ko bằng trà Đại Vũ Lĩnh tuy ngon hơn trà Ten Ren 1 chút.
Rất khâm phục kiến thức về trà của bác liming, nhứt là về trà DL của bác. Đúng như bác nói TenRen là công ty cung cấp phân phối các sản phẩm trà, chỉ mua nơi khác rồi về đóng hộp bán. Ông chủ TenRen làm giàu nhờ buốn bán trà sau đó expanse business sang các ngành khác như ngân hàng và công ty chứng khoáng nhưng thất bại và vở nợ và bi bankruptcy. Hiện tại công ty nầy đã dời địa bàn hoạt động ra ngoại quốc và China, còn bên DL thì hình như không còn hoạt động nửa. Nó chung thì TenRen chỉ là tra hang B như bác nói. Website của bác cho bên dưới không phải là của TenRen mà là của 1 công ty co tên là TenFu (Thiên Phúc), công ty nầy của Trung Quoc, sản phẩm họ bán đa số xuất xứ tù TQ. Không biết nó có liên quan gì với TenRen hay không nhưng thấy LOGO của nó giống y như là của TENREN. Trong Grand Century có 1 tiệm bán trà của người Việt, tôi thấy có trà TENREN. Ở Fremont trên đường Mission BLVD ngay exit của Freeway 880 có 1 tiệm chuyên bán trà DL, chỉ bán tra DL thôi rất khá. Hôm nào tôi chỉ bác. Lần nầy tôi di TQ sẽ ghé DL, sẽ mang về cho bác 1 vài thứ OOlong đặc biệt khó có thể mua ở nước ngoài. Lúc trước không biết bác khoái trà nên không có mang cho bác.
Theo giới thiệu tại website: Tập đoàn Thiên Phúc thuộc tập đoàn Thiên Nhân ở Đại Lục. Hiện nay tại Trung Quốc, Thiên Phúc đã mở 963 cửa hàng chuyên doanh "Thiên Phúc danh trà". Tại các tỉnh Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Triết Giang, Vân Nam, Thiên Phúc đã mở tổng cộng 9 nhà máy chế biến trà, 2 bảo tàng về trà, 2 điểm dừng chân trên đường cao tốc chuyên doanh trà, 1 khu triển lãm điêu khắc "Đường Sơn quá Đài Loan", ngoài ra còn có 1 học viện nghiên cứu về trà. Thiên Phúc đoạt danh hiệu "Sản phẩm tiêu biểu" tại Trung Quốc.
Thế là 2 tập đoàn này cùng 1 ổ cả. Bác NoBG, tôi cũng biết mấy tiệm bác chỉ. Cái tiệm trên Fremont có 1 người bạn bảo mà tôi chưa lên bao giờ. Có lẽ vì mình được người ta biếu trà nhiều quá cọng thêm đa số mấy tiệm này giá mắc gấp đôi giá mua ngay bên ĐL. Có 2 hộp trà này tụi nó mới biếu, bác Lining và bác NoBG xem nó xuất xứ ra sao giùm tôi. Đều cùng một gốc nhưng làm 2 loại khác nhau.
Hộp thứ nhất: Tinh tuyển danh trà Hộp thứ hai: Cao sơn trà Thông tin về nhà sản xuất, nơi sản xuất hoặc loại trà bác phải chụp chi tiết hơn mới rõ được. Hàng Đài Loan. Theo em đây là loại trà No name. Loại trà phổ thông như thế này chủng loại, phẩm chất nhiều không kể xiết.
No name .... nghe như là DIY phải không bác ? Rất là nhiều loại từ thượng vàng đến hạ cám. Theo người bạn ĐL thì họ nghe tôi than phiền trà Đông Đỉnh ko ngon nên họ gởi cho tôi cái này.
Vâng, cái này thì phải thử thôi. Đông Đỉnh của Thiên Nhân - Thiên Phúc cũng là những nhãn hiệu trà rất nổi tiếng rồi - bị bác chê chứng tỏ bác nhu cầu ngày càng tăng Đài Loan còn có Thiên Nhất, Thiên Liên... Rất nhiều công ty trà có chữ "Thiên". Bác bảo người bạn Đài Loan tìm giúp bác thử Bạch Hào Ô Long trà xem sao. Trà nhiều khi cũng giống audio: Không cốt ở thương hiệu nổi tiếng, tin vào cảm nhận ở miệng mình mới là điều quan trọng. Bạch Hào Ô Long (Trà này hình như còn có tên thương phẩm là Đông Phương Mỹ Nhân trà)
Chữ Ô của chữ giản tự có mặt chữ được giản nhiều nét so với chữ Ô phồn thể. Chữ phồn thể viết theo dòng cuối cùng thật là khí phách hào hoa phong nhã.
XX tặng các bác CLB trà 1 album để nghe trong khi đang thưởng thức (bài viết của 1 người bạn vong niên) TASTE ZEN IN TEA – ZHANG WEI LIANG (The Ultimate CD Sound) Có lẽ, Zen (một trường phái thiền tông của Nhật Bản”) đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người, nhưng sự quen thuộc đó không nằm trong những ngôi chùa, đền đài mà nó len lỏi vào đời sống thường nhật của không những người dân Nhật mà còn rất nhiều nơi trên thế giới. Nó gắn liền với nhiều bộ môn nghệ thuật mà mục đich cuối cùng của nó nhăm hướng con người đến hai chữ Tâm Tịnh. Zen, có thể nó là kiếm đạo, có thể nó là thư đạo, cũng có thể nó là hoa đạo, nhưng có lẽ, trà đạo được nhiều người yêu thích hơn cả. Nói đến trà đạo, ngoài phần nghi lễ pha trà, rót trà và mời trà thì những dụng cụ pha trà, nguyên liệu pha trà là vô cùng đặc biệt. Có thể tóm gọn lại trong 5 chữ: Nhất thủy, nhị trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh. Trà đạo bao gồm những nghi lễ thiêng liêng thấm đượm chất tâm linh tôn giáo, khiến cuộc thưởng trà trở thành một cuộc lễ. Muốn thưởng thức được vị trà, hương trà, ảo trà, và linh trà (tức là mùi vị của trà, mùi hương của trà, sự biến ảo của hương vị thông qua cách pha trà và trình độ của người pha trà và quan trọng nhất là linh hồn của buổi trà đạo) thực sự chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị, một kiến thức nhưng hơn cả là một cái tâm hướng về trà, một cái tâm hướng đến sự thanh tịnh. Và đó cũng là một yêu cầu đặc biệt khi nghe album này. Hơn thế nữa, người nghe nhạc cũng có thể nói là đang thưởng thức trà đạo qua không gian âm nhạc, và giờ, chúng ta hãy bắt đầu “thưởng thức”. “Essence of green”. Trà xanh vốn được nhiều người yêu thích nhất, Trà xanh Nhật Bản khác rất xa với Trà Xanh của Việt Nam, nhưng có lẽ, điều cuối cùng mà trà đạo muốn nói đến chỉ là một chữ Xanh. Màu xanh luôn tượng trưng cho thiên nhiên, cho sự hòa hợp, cho sự sinh trưởng và hơn thế nữa, cho sự thanh tịnh. Mở đầu album, tiếng sáo vang vẳng như tiếng gió trên những đồi chè, hay trong những rừng trúc ngập tràn màu xanh. Và màu xanh cứ thế lan tỏa cho đến hết tiệc trà, đến hết album. Điều đặc biệt của album này là tác giả Trương Duy Lương sử dụng những nhạc cụ bộ dây của phương Tây như violin và bằng máy tính hòa âm (MIDI) để tạo nên một sự cộng hưởng về không gian thưởng trà với thưởng nhạc. Từ đó làm nổi bật lên những nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc như Sáo trúc, cổ cầm, đàn tranh … “River of fragrance”. Người xưa khi nói cách uống trà theo kiểu sành điệu, “tao nhân mặc khách” vốn có câu “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Điều đó đã khẳng định trà ngon, quan trọng nhất là ở Nước. Chi tiết hơn, nước uống trà thường thì cũng phải là “nước không rễ”, tức là nước mưa hứng ở trời, sành hơn nữa thì người uống trà còn đi lấy nước từ các nguồn suối thiên nhiên, hay giếng không bị ô nhiễm. Nhưng trong album này, khi nghe có cảm giác như nước pha trà còn phức tạp hơn thế nhiều, cảm giác như những hạt sương ban mai đọng lại được những bàn tay nhỏ nhắn của những thiếu nữ hứng trong tiếng bình minh. Những âm thanh của cây cổ cầm như xóa tan màn đêm, nhẹ nhàng, êm ái như bước chuyển của thời gian. Tiếng đàn du dương cũng như những bước chân nhẹ nhàng của những cô gái hái trà, hứng nước từ những hạt sương mà tôi có cơ hội chứng kiến khi cùng đi hái chè ở đồi chè Đà Lạt. Ánh sáng chiếu nhẹ trên gương mặt các cô, cái lạnh buổi sớm không làm cho nụ cười trên môi các cô tắt, mà còn làm khung cảnh trở nên đẹp lạ thường. Và mỗi khi nghe bài này, những hình ảnh đó lại hiện lên chân thực đến lạ thường. “Intoxicating Colors of Tea”. Những âm thanh bắt đầu lan tỏa như những bọt nước đang sủi lên trong bình trà. Nhiệt độ khoảng 80 độ C, không quá hơn vì nếu để sôi trà sẽ bị cháy và sẽ mất hết hương vị của trà. Nước ấm được từ từ rót lên làm ấm chén, hơi nước như làn sương lan tỏa trong trà thất. Không gian dường như lắng đọng lại, người pha trà lấy từng muỗng trà bột bỏ vào tách uống trà, màu xanh của trà thật đẹp như chính màu xanh của thiên nhiên. Con người như hòa mình vào đất trời như chính tinh thần của trà đạo “Hòa Kính Thanh Tịnh”. Người pha trà từ từ rót nước vào tách, những giọt nước len lỏi trong màu xanh của trà, màu xanh chìm ẩn trong làn khói và càng trở nên đẹp hơn khi người pha trà dùng chasen (dụng cụ nhỏ bằng tre có hình dạng như cái đánh trứng) đánh nhẹ dần lên cho đến khi trà sủi bọt. “Drunken is the bone”, “Awaken is the soul” .Nguời uống trà để 2 tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người rồi cung kính nâng tách trà lên bằng tất cả tấm lòng, tay cầm tách cũng rất đặc biệt. Trước khi uống, xoay tách ba lần theo chiều kim đồng hồ sau đó từ từ uống. Uống xong, xoay tách theo chiều ngược lại rồi nhẹ nhàng để tách xuống. Mọi động tác thật chậm rãi, uyển chuyển như mây bay, nhẹ nhàng như sóng gợn. Người uống như say trong vị trà, ngất trong hương trà, cảm giác thật thư thái, quên đi mọi ưu phiền của cuộc sống. “Both are forgotten”, “Taste Zen in Tea”, “As Free as the clouds”, “Nothing at all” . Con người như vượt lên trên những giới hạn tương đối và một thoáng nhìn vào vĩnh cửu. Ấm trà được sắp lên toả hương thơm thanh cao, tinh khiết như mục tiêu của con người muốn vươn đến. Chén thứ nhất thấy lòng tĩnh lặng, tâm không còn dao động, tự soi được vào cõi tâm mình. Nhà thiền gọi đó là trạng thái vấn tuệ. Chén thứ hai thấy nơi ấn đường ấm nóng, tư duy thiền sắp được khai thông, sắp đi vào trang thái nhập định. Uống xong chén thứ ba cả hai trạng thái trên đều biến mất. Both are forgotten. Thân xác như hoà vào trời đất. Chẳng còn ta, chẳng còn trà, chẳng còn trời, chẳng còn đất. Nothing at all. Đấy là đạt tới thiền và là cảnh giới cuối cùng của Trà đạo. Ở 4 bài này, tiếng sáo trúc vang vẳng như lời của người tri âm, mây trắng lững lờ bay theo những âm thanh huyền của của cây đàn tranh, để rồi tiếng đàn thất huyền cầm đưa ta vào sự an lạc, thanh bình nơi tâm hồn. Không còn một suy nghĩ, rỗng tuyêch, tâm hồn được tự do, nhẹ nhõm vô cùng. Track List: 1:Essence of the Green 2:River of Fragrance 3:Intoxicating Colors of Tea 4runken is the Bone 5:Awaken is the Soul 6:Both are Forgotten 7:Taste Zen in Tea 8:As Free as the Clouds Download Link APE Part 1: http://www.mediafire.com/?8dkmrzmmjlr Part 2: http://www.mediafire.com/?4yyn2mhn12u Part 3: http://www.mediafire.com/?12mizmbnnng Part 4: http://www.mediafire.com/?2bodmmmcumh Part 5: http://www.mediafire.com/?d0yzjzzywzb Part 6: http://www.mediafire.com/?7zm0gott4d5
Cảm ơn bác đã chia sẻ em đang download nhưng có điều thắc mắc: Rốt cuộc là album này nói về trà Tàu hay trà Nhật hả bác? Em thấy bài viết của bác nào đó và hình ảnh thì bàn về trà Nhật, còn album thì Trung Quốc 100%, tác giả Trung Quốc, ghi âm ở Bắc Kinh. Em xem lại mấy cái ảnh về trà ở bài viết trên: - Ảnh thứ nhất: không phải trà Nhật (có vẻ như trà Việt Nam) - Ảnh thứ hai: Phong cách ấm chén Trung Quốc, trà có lẽ là Ô Long. - Ảnh thứ ba mới là trà Nhật.