Trao đổi về giải pháp nghe nhạc số với nguồn phát là PC

Discussion in 'Nguồn phát từ máy tính' started by apham, 16/10/13.

  1. 1000chuong

    1000chuong Advanced Member

    Joined:
    11/4/07
    Messages:
    522
    Likes Received:
    2
    Location:
    Huế Audio Group
    Mình cũng ủng hộ Windows PC .Mình cũng khoái ý kiến dùng file wav của bác !
    Mình chưa thấy bác nhắc đến máy tính có sẵn Digital out ,theo mình thì cũng nên quan tâm .Thân !
     
  2. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Em tiếp:

    B-2. Lựa chọn hệ điều hành và phần mềm chơi nhạc

    Phần này nhức đầu nhất, cãi nhau nhiều nhất và rất cá nhân, tùy theo sở thích và gu của mỗi người. Người dùng máy MAC khác hẳn so với Windows PC, cách thức khác nhau, chất âm khác nhau. Chưa kể đến chuyện phần mềm free hay mua bản quyền, v.v...

    Để nghe âm thanh đạt chất lượng thì còn phụ thuộc vào cách chỉnh bên trong software và những audio plugin...

    Apham dùng Windows nên không có nhiều sự lựa chọn so với MAC, do đó cần các bác góp ý hoàn thiện cho bài viết.

    Hình minh họa dùng phần mềm chơi nhạc lossless
    [​IMG]

    Các lưu ý khi chơi nhạc trên PC:
    - Tắt các chương trình đang chạy ở background: chúng ta không hề muốn đang lim dim thưởng thức nhạc thì có tiếng bong bong báo hiệu có email đến hay tin nhắn từ facebook, đúng không?
    - Nếu được hãy dùng OS có bản quyền: apham đã từng chứng kiến dàn nhạc ở nhà anh bạn cứ mỗi 30 phút Windows báo hiệu phải activation
    - Nên tắt wifi, bluetooth và các ứng dụng không cần thiết khác trên máy PC khi nghe nhạc
     
  3. sonar4x

    sonar4x Advanced Member

    Joined:
    21/12/07
    Messages:
    826
    Likes Received:
    718
    Location:
    0983613218
    Cá nhân tôi cũng dùng PC rất lâu rồi (trước 2000) và cũng đã vài lần chuyển sang Mac, nhưng vì không quen giao diện và giá khá đắt nên rốt cục lại quay về PC. Tôi làm công tác đạo diễn và biên tập phim ở VTV nên cũng khá thân thuộc với anh em ở phòng thu Studio, hầu hết họ đều khen ngợi tính thân thiện và ổn định của Mac và do có sẵn tiền của nhà nước nên các phòng thu được trang bị rất khủng (nhìm thấy thèm và mơ ước) nhưng vì mình nghèo nên chỉ dám đầu tư PC. Tất cả những vấn đề rắc rối với PC lắp ráp mà bác nói tôi đều gặp phải và rất mất công trong việc khắc phục. Gần đây do đã có tuổi nên tôi đành phải chọn giải pháp lưu Lossless trên ổ NAS, chuẩn DNLA (WD 4T) phát qua mạng Wifi (N) sau đó dùng bộ thu của Stream Magic 6 giải mã hoặc đôi khi dùng như tranport qua một Tube Dac khác tới ampli và loa (Linn) Việc điều khiển từ xa tôi dùng Ipad thấy cũng khá tiện. Tuy vậy niềm đam mê với PC vẫn còn đó (do công việc ngồi với máy tính khá nhiều) nên tôi vẫn phải dùng 1 bộ Destop vừa làm việc vừa nghe nhạc. Tôi cũng thay nhiều loại card (khoảng 10 cái) nhưng vẫn không ưng và thấy mệt mỏi vì nhiều lỗi, nên đành chấp nhận giải pháp digital out (coxial to Dac Conrad-johnson) ra bộ ampli loa monitor nghe trong lúc làm việc. Thấy các bác đào xới và phân tích việc này, tôi rất quan tâm và hy vọng các bác tìm ra một giải pháp ngon bổ rẻ nhất...
    - Trong các mục bác nêu trên, mục A tôi thấy như bác đã nói: Nguồn lossless rất nhiều và rất khó kiểm chứng, vậy thì nên chăng các bác giới thiệu cho anh em 1 phần mềm checking hàng fake và 1 phần mềm quản lý đống data khổng lồ ấy (dạng excel hoặc searching.... tạo index...) Một trong những lý do chính của việc thiếu ổn định và thuyết phục trong việc chuyển sang âm thanh số chính là từ nguồn gốc, cách quản lý và chất lượng của nguồn nhạc, tôi biết nhiều người sở hữu những kho nhạc khổng lồ (lên đến trên 10T) nhưng có tới 50% là hàng fake, đã thế khi tìm kiếm bài hát thì không dựa theo bất cứ 1 tiêu chí nào (đúng thói quen của người Việt) tiện đâu thì tìm ở đấy...
    - Mục B1 cũng mong bác viết kỹ hơn và có thêm những hình ảnh minh hoạ cận cảnh vì nhiều người cũng lúng túng cái mục ráp máy này. Bác có thể giới thiệu một vài samples cụ thể và giá tham khảo cho anh em biết
    Thân
     
  4. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Mục B1 thì VNAV có 1 topic riêng rồi nên em nghĩ sẽ không cần viết thêm đâu nhỉ. Em làm cho 1 hãng máy tính nên có điều kiện build máy bất kỳ cấu hình đời mới nào. Tuy nhiên mình chỉ dùng PC mà chơi nhạc thì MAC ưu việt hơn nhiều.

    Em kể cho các bác 1 câu chuyện:

    Cty em có thuê 1 bác có tên Will.I.Am làm giám đốc sáng tạo toàn cầu để promote cho dòng máy tính Ultrabook. Bác nào không biết Mr này thì xem ở đây
    http://en.wikipedia.org/wiki/Will.i.am

    Ông này coi như là sếp rất bự của em. Trong 1 lần conference bên Mỹ thì tụi em có dịp nói chuyện rất ngắn, có hỏi là mày có thử dùng Ultrabook để soạn nhạc chưa, cậu này trả lời luôn là tao dùng MAC mày ơi, vì phần mềm chuyên nghiệp của nó đáp ứng được, và tao làm rất productivity với MAC rồi. Chứ Windows thì không đủ sức phục vụ cho công việc pro này.

    Lý do vì sao thì các bac đón đọc phần tiếp theo: Pros & Cons khi dùng Win/ Mac
     
  5. sonar4x

    sonar4x Advanced Member

    Joined:
    21/12/07
    Messages:
    826
    Likes Received:
    718
    Location:
    0983613218
    Ông Will.I.Am này, tối qua vừa xem trên The Voice UK là thành viên ban giám khảo, trông khá lập dị và nghịch ngầm. Ông ta tự Intro ghê lắm, đã hợp tác và làm nhà sản xuất cho rất nhiều band nhạc và các đại thụ ca sỹ trên toàn thế giới
     
  6. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Em cũng may mắn được làm quen với vài bác làm phòng thu, chuyên thu cho các ca sĩ nổi tiếng. Sự thật là họ chuyên sử dụng mac (phần mềm pro tool), thậm chí hãng còn làm lại cả keyboard layout bằng silicon cho macbook. Tuy nhiên qua đây cũng chưa nói lên được điều gì, chưa kể đến họ chỉ làm phần recorrding. Và em cũng rất bất ngờ khi các bác này chê ỏng eo mấy chiếc sound interface hàng khủng mà quay sang khen đĩa than :lol:
     
  7. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.009
    Likes Received:
    678
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Trong các phần Apham đã viết thì câu này chính là một trong vài điểm mấu chốt quyết định đến việc có cần phải đầu tư ổ cứng lắp ngoài xịn, máy tính ít ồn rung, ổ cứng SSD hay việc chọn các cổng USB ít có can thiệp của các thiết bị ngoại vi khác nhau hay không.

    Hiện nay các với các USB DAC đời mới dùng Ansynchronous USB thì hoàn toàn không đòi hỏi phải truyền nhận dữ liệu theo thời gian thực nữa! Chính vì không cần thời gian thực nên việc lựa chọn máy tính MAC hay PC cũng không còn quá cần thiết nữa (miễn sao phần mềm phát nhạc và driver của USB DAC cho phép tryền dữ liệu "bit perfect" không chịu sự can thiệp của hệ điều hành là xong). Với các bác dùng máy tính để thu và mix nhạc thì lại khác vì lúc ấy họ làm ở thời gian thực và lúc này độ trễ latency của hệ điều hành và phần mềm là vô cùng quan trọng nên mới phải cân nhắc dùng hệ điều hành và phần mềm hỗ trợ tốt mà khoản này thì MAC có ưu thế hơn cũng như thường các thiết bị chuyên dùng này dùng giao tiếp Firewire 1394 vốn phù hợp hơn hẳn USB)
     
  8. kusanagi

    kusanagi Advanced Member

    Joined:
    9/11/11
    Messages:
    78
    Likes Received:
    3
    Bác Apham cứ thoải mái đi ạ.
    Em đồng tình với ý kiến của bác là khi chơi nhạc nên tắt các tác vụ, chương trình không cần thiết (có một số script để tối ưu phần này). Em đã thử nghiệm và cho kết quả khả quan hơn là PC để nguyên gốc khi chơi trên cùng 1 hệ thống phát nhạc

    Trên PC em sẽ đề cử 2 phần mềm là Jriver, Foobar. Nhìn chung hai phần mềm này đã phổ biến với chất lượng âm thanh tốt, có hỗ trợ control thông qua iOS/Android. Bác Apham cũng nên cân nhắc thêm 1 đề mục là "xây dựng mô hình phát nhạc trên PC" thay vì chỉ chọn phần cứng, phần mềm. Vì theo em ngoài chất lượng âm thanh thì tính năng + tiện dụng cũng là tiêu chí quan trọng của nguồn phát PC chuyên nghe nhạc. Em xin minh hoạ bằng một hình ảnh từ trang http://www.daphile.com/

    [​IMG]

    Dĩ nhiên đây chỉ là 1 mô hình đơn giản nhưng cũng sẽ giải quyết được các vấn đề động phím, chuột và điều khiển tiện dụng hơn. Thú thật chứ PC nghe nhạc được 1,2 bài là phải chạy tới chỉnh chỉnh thì em thấy cũng mất hứng lắm. Hi vọng thông qua chủ đề sẽ các bác chia sẻ thêm ý kiến để PC chơi nhạc hiệu quả và tiện dụng hơn ạ
     
    tvtruc and khohang108 like this.
  9. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Cám ơn 2 bác kusanagi và pc_chip, thông tin của 2 bác rất xác đáng và bổ ích, em sẽ đưa vào bài viết với quote rõ ràng từ 2 bác.

    Phần dùng thiết bị phụ trợ để làm cho hệ thống tiện dụng hơn thì em cũng đang viết nhiều rồi, chỉ chưa post lên đây thôi, đang chờ thêm ý kiến tổng hợp nữa.

    Mà các bác ít hứng thú thì em chỉ post phần nào các bác góp ý thôi nhá :)
     
    Giakiet likes this.
  10. vinhforever22

    vinhforever22 Approved Member

    Joined:
    8/7/12
    Messages:
    32
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hải phòng
    Ko phải ít người hứng thú đâu bác ơi ,có rất nhiều bác đang say sưa đọc bài của bác nhưng ko lên tiếng như em đấy .Vì có thể ko có cao kiến gì nên mọi người ko comment thôi ,cố lên bác - vẫn có rất nhiều người chờ đợi và ứng dụng mà :lol:
     
    tienthieu and Giakiet like this.
  11. vinhforever22

    vinhforever22 Approved Member

    Joined:
    8/7/12
    Messages:
    32
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hải phòng
    Bác có thể nói rõ hơn ở chỗ này " 4. Có cổng USB dùng bus riêng, độc lập cho Audio. " được chứ ah ? Làm thế nào để phân biệt PC của mình có cổng USB dùng bus riêng và bus chung ? Cảm ơn bác.
     
  12. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Trên máy tính nó có in ký hiệu cạnh ngõ USB, bác xem có ngõ nó vẽ chỉ là ký hiệu serial bus (data only), có ngõ nó vẽ thêm bên cạnh ngoài serial bus có thêm nguồn cấp để sạc các thiết bị ngoại vi.

    Nên cắm dây USB truyền dữ liệu nhạc số vào cổng chỉ mang data mà thôi.
     
  13. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Em tiếp:

    B-2-1: Dùng hệ điều hành Windows cho nguồn phát nhạc, điểm lợi và bất lợi

    Lợi: phổ thông, rẻ tiền và có nhiều software "chùa". Hầu hết người dùng phổ thông sử dụng Windows nên việc tận dụng máy tính này làm nguồn phát nhạc rất tiện lợi.

    Bất lợi: bản thân Windows là một hệ điều hành ôm đồm, đủ thứ plug in, drivers để cắm cái gì vào cũng được (bà con hay nói nôm na là thằng Win này rất bẩn) nên nó tiềm ẩn nhiều rủi ro như chạy nặng nề, dễ xung đột phần cứng, dễ nhiễm virus, treo máy, v.v... Do đó dùng máy windows để chơi nhạc phải lưu ý điểm này. Ngoài ra hệ sinh thái của Win không tốt bằng Mac nên các thiết bị phụ trợ kém đa dạng, không đẹp nên nhìn tổng quan hệ thống quản lý và chơi nhạc số cũng không tiện lợi bằng Mac.

    Lấy ví dụ các bạn chơi nhạc số thì muốn ngồi ở xa điều khiển máy tính chơi nhạc, chọn bài, sắp xếp playlist... nếu ở trên Mac thì chỉ cần đơn giản có 1 cái Mac mini, không cần màn hình luôn mà chỉ cần cầm 1 cái iPad ngồi ở salon rồi điều khiển Mac Mini thông qua 1 cái app của Apple rất tiện lợi. Trong khi đó máy Win thì các bạn chỉ có thể dùng bàn phím, chuột không dây để điều khiển từ xa. (hiện nay trên thị trường có 1 dạng keyboard, mouse thiết kế như remote control, giá tầm 500 ngàn đồng, có thể cầm để điều khiển thay cho cái keyboard to vật vã).

    Chia sẻ của bạn kusanagi: "Theo ý em vấn đề đầu tiên em không chọn máy Apple là vì nó khá đắt, cùng mức chi phí đó lắp PC thì sẽ có luôn USB Isolator, PSU linear hoặc thậm chí kèm cả 1 transporter tương đối. Ngay như Meridian Sooloos One thì thực tế cũng là 1 máy bộ PC bình thường kèm sound interface RME, network interface, bộ nguồn trong khi giá rất cao, em nhớ cục này cũng trên 2000 bảng và cả bộ gần 5000 bảng (http://www.stereophile.com/images/image ... rceOne.jpg)
    Như vậy giải pháp tự lắp PC làm nguồn phát thay thế thay vì chọn mua Networkplayer sẽ là giải pháp kinh tế và khả thi. Việc chọn hệ điều hành Windows có lợi điểm là phần mềm hỗ trợ đa dạng, khả năng tùy biến phần mềm, phần cứng cao, cộng đồng sử dụng đông. Tuy nhiên bất lợi là phải bỏ thời gian thay vì mua 1 sản phẩm chuyên dụng đã tích hợp sẵn nhiều tính năng."


    Apham thử qua vài máy tính dùng OS Win 7 và Win 8 thì thấy Win 7 cho chất âm khá nhất, còn Win 8 thì âm thanh có vẻ sáng và mỏng, nghe hơi chói nữa.

    Một số hiệu chỉnh dành cho Windows 7
    Lưu ý thay đổi setup ở Control Panel, hiệu chỉnh để đạt chuẩn bit-perfect.
    Vào Control Panel > Sound, click chọn thiết bị USB DAC, chọn Properties. Trong cửa sổ Properties, chọn thẻ Enhancements, đánh dấu mục Disable all enhancements. Sau đó, chọn thẻ Advanced, trong mục Default Format chọn 24-bit 192.000Hz và đánh dấu cả hai mục Allow application to take exclusive control of this device và Give exclusive mode applications priority.


    B-2-2: Dùng hệ điều hành iOS cho nguồn phát nhạc, điểm lợi và bất lợi

    Lợi: hệ sinh thái phong phú, nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc chơi nhạc rất đẹp và đa dạng. Ngoài ra hệ điều hành iOS nổi tiếng là ổn định và tin cậy, được thiết kế tối ưu cho xử lý đồ họa và âm thanh chuyên nghiệp

    Bất lợi: chi phí cao

    Với người dùng Mac sử dụng máy tính để chơi nhạc số rất tiện vì họ có iTunes quản lý file nhạc tuyệt vời, phần mềm chơi nhạc cũng tuyệt vời (chỉ tội giá license cao). Hệ thống kết nối nhìn rất pro.

    Tiện ích đáng kể khi dùng Mac OS là người dùng có thể đồng hóa, dùng iPod/iPad/iPhone với phần mềm Apple Remote để chọn và phát nhạc. Các phần mềm phát nhạc chuyên dùng cho Mac OS như Amarra, Pure Music đều tương thích, có thể hoạt động song song mà vẫn giữ nguyên giao diện quen thuộc của trình iTunes.

    Lấy ví dụ sử dụng máy Mac mini, không cần nối với màn hình luôn mà chỉ cần cầm 1 cái iPad ngồi ở salon rồi điều khiển Mac Mini thông qua 1 cái app của Apple là đã nghe nhạc rất tuyệt và tiện lợi.

    Hình minh họa dùng iPad kết nối wifi với MacBook để chơi nhạc lossless
    [​IMG]

    Hệ điều hành Mac OS X sử dụng trình phát nhạc iTunes có khả năng quản lý mạnh mẽ và trực quan. Tuy nhiên, nhược điểm của iTunes là không tự thay đổi tần số lấy mẫu tương ứng với track nhạc. Chẳng hạn: mặc định các track nhạc phát từ CD có tần số lấy mẫu theo tiêu chuẩn Red Book 44,1kHz, nhưng với file nhạc HD download từ HD Tracks có tần số lấy mẫu lên đến 96kHz. Để iTunes có thể phát file này với đúng tần số lấy mẫu, người chơi phải tự chọn tần số output Audio Midi Set-up tương ứng với tần số này là 96kHz. Nếu không, iTunes sẽ tự giảm tần số của file từ 96kHz xuống còn 44,1kHz. Như thế, chất lượng âm thanh sẽ giảm theo. Cho nên, người dùng phải dùng thêm phần mềm phát nhạc chạy song song và kết hợp với iTunes.
     
  14. dokien

    dokien Advanced Member

    Joined:
    1/6/06
    Messages:
    735
    Likes Received:
    157
    "Trong khi đó máy Win thì các bạn chỉ có thể dùng bàn p, chuột không dây để điều khiển từ xa. (hiện nay trên thị trường có 1 dạng keyboard, mouse thiết kế như remote control, giá tầm 500 ngàn đồng, có thể cầm để điều khiển thay cho cái keyboard to vật vã)"

    Bác xem lại đoạn này vì dễ làm windows fan nản lòng khi đọc thấy ko chỉnh đc như ios. Ngựợc lại là e thấy Bác Kusanegi ngồi từ xa dùng ipod để chỉnh jriver trên máy C.A.P.S cài win8 của bác ý (c.a.p.s thì ko cắm keyboard, mouse & màn hình). Cá nhân e thì dùng foocon chạy trên android tablet để chỉnh foobar trên laptop cài win7. Vậy cái gì làm đc trên ioS thì win cũng làm đc, thặm chí còn phong phú hơn vì ioS có rất ít tool để optimize ( vì ngoong rùi cần gì optimize nữa) :lol:
     
  15. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Riêng phần tô đỏ, nếu bác apham cho phép trong topic của bác em sẽ "đóng góp" 1 bài dịch của cá nhân em từ blog của Mojo - cty độ nguồn pc về vấn đề này mà trước có viết trong topic mac mini. Kinh nghiệm cá nhân em: Dac hiện nay >90% là async usb rồi nhưng Pc hay mac các máy khác nhau là có sự khác biệt thực tế test ( chạy cùng player) mặc dù ông Player nào cũng nhận là bit perfect, ông nào cũng load nhạc vào ram trước khi chạy... Máy tính hoạt động theo tần số của riêng nó, phải chơi thời gian thực, theo tần số lấy mẫu của bản nhạc, nghe có vẻ không quá khó nhưng bản chất pc cũng gặp vấn đề chung của audio dù ở mức độ thấp hơn vì ít dính tới cơ học: chất lượng transport. Thế nên em rất ủng hộ các bác việc xây dựng và hoàn thiện cách chơi sao cho chất lượng nhất. Một hạn chế lớn nhất của computer là chất lượng nguồn psu chứ ko phải cấu hình quá khủng.
     
  16. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    @Jacky5555: cám ơn bác rất nhiều, em đã xem qua nhiều chia sẻ của bác đặc biệt là em rất thích thông tin có trong trong topic dùng Mac mini làm transport/music server nên nếu được bác góp ý và bổ sung cho bài viết này chính xác thì tốt quá.
     
  17. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    @dokien: bác ơi bổ sung giúp em nhé vì phần này em chưa từng trải nghiệm dùng tablet với Win PC nên em sẽ cập nhật vào bài viết trên chia sẻ thêm của bác.
     
  18. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.009
    Likes Received:
    678
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Những màu xanh em quote lại ở trên thì có một vài điểm em cũng muốn bàn:
    - Trước đây bác có đề nghị không comment bên topic Mac Mini nên em không dám có ý kiến. Thật ra các ý trong bài post bên blog Mojo ấy không phải không có điểm đúng nhưng tựu chung lại đều xoáy đến một điểm là giao thức truyền USB hiện giờ không có cơ chế sửa lỗi truyền sai nên dữ liệu đến DAC có thể bị sai. Khoan đề cập đến việc có bao nhiêu khả năng dữ liệu bị sai với khoảng cách của một dây dẫn USB loại tốt (không nhất thiết phải là loại khủng) dài chỉ 1-2m và nếu có sai thì có bao nhiêu khả năng có thể nhận biết được! Bản thân giao thức USB hoàn toàn có thể có thể sửa lỗi khi nhận nếu sử dụng trên phương thức truyền dạng "Bulk Mode" (bản chất cũng hoạt động dạng asynchronous) và đã có hãng rất trung thành với phương thức này. Như thế, việc dữ liệu truyền bị sai là không còn nữa.
    - Bản chất của truyền asynchronous là không cần thời gian thực. Máy tính lấy dữ liệu cũng không cần thời gian thực vì nó có thể sửa lỗi cho đến khi dữ liệu rời khỏi cổng USB. (cái này blog Mojo cũng có đề cập).
    - Phần nguồn của PC chỉ có ý nghĩa nhiều nếu DAC USB vẫn dùng nguồn từ cổng USB của máy tính để nuôi board nhận tín hiệu USB (bus powered). Hiện nay rất nhiều DAC USB đã không dùng nguồn USB từ máy tính để nuôi board nhận tín hiệu USB mà tự cấp nguồn sạch từ DAC.
    - Một điểm nữa thường được đề cập đến khi đề cập đến nguồn của PC là việc nhiễu từ phần mass (ground) của máy tính vẫn có thể truyền sang đến phần mass của board USB ngay cả khi board USB ấy đã được cấp nguồn bằng nguồn của bản thân DAC: hiện khá nhiều USB DAC cũng đã giải quyết việc này bằng cách cách ly mass của máy tính với mass của board USB trên DAC (Galvanical Isolation). Do vậy phần nguồn của PC cũng không còn quá cần thiết như trước nữa!

    Ở post trước em có nói khá rõ ràng là việc không cần thời gian thực là một trong vài điểm mấu chốt. Một vài điểm mấu chốt khác mà em biết đấy chính là việc tách nguồn nuôi và mass của board nhận tín hiệu ra khỏi cổng USB của máy tính.
     
  19. kusanagi

    kusanagi Advanced Member

    Joined:
    9/11/11
    Messages:
    78
    Likes Received:
    3
    Chào bác em có thắc mắc về vấn đề bác đề cập. Em từng thấy một loại adapter USB như thế này
    [​IMG]
    Hoặc như hãng ifi-audio cũng có loại USB cable tách riêng 2 đường nguồn và data. Nếu sử dụng như vậy có thể cách ly được nhiễu được từ PC truyền qua DAC hay không ?
     
  20. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Em hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác pc_chip, bản thân em là dân IT nên thấy thông tin của bác rất xác đáng. Cám ơn bác, các chia sẻ này em đã cóp nhặt vào phần sau là USB và DAC rồi ạ.
     
    thanhthai63 likes this.
  21. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    B-2-3: Đánh giá về các phần mềm chơi nhạc thông dụng hiện nay

    Trường phái MAC
    - Audivarna: giá 74usd (xem ý kiến chia sẻ bên dưới)
    - Amarra: giá 149usd (xem ý kiến chia sẻ bên dưới)
    - PureMusic: giá 129usd. Phần mềm này cho chất âm không được chi tiết bằng 2 PM trên. Về tính năng advance, upsampling,... thì có lẽ nó chỉ sau Amarra, và cũng tích hợp cùng iTunes nên có thể điều khiển từ phần mềm remote như Amarra.
    - iTunes: Free (xem ý kiến chia sẻ bên dưới)

    Trường phái PC
    - JRiver: giá 50usd. Phần mềm này được đánh giá rất tốt, hoạt động rất hiệu quả, cung cấp nhiều tính năng phụ trội khác so với Windows Media trong việc trình diễn và biên tập lại nội dung. Chỉ có điều phải trả phí.

    Chia sẻ của bác kusanagi: Em có một số góp ý về phần mềm JRiver. Sau khi thử nghiệm kha khá các phần mềm trên PC thì em chọn JRiver là phần mềm chạy chính, các cấu hình C.A.P.S cũng khuyến nghị phần mềm này. Nhìn tổng quan về chức năng JRiver cũng hỗ trợ play nhạc trên RAM, hỗ trợ nhiều định dạng nhạc, phim, quản lý thư viện, tìm kiếm thông tin bài nhạc, album cover .v.v... không kém tính năng bất kì phần mềm nghe nhạc Hi-end nào khác. Phần mềm cũng hỗ trợ điều chỉnh sample rate khi chơi nhạc rất linh động, như thiết bị transport của em chỉ hỗ trợ tới 96khz nên em đã config nếu nhạc cao hơn sẽ tự downsample xuống

    [​IMG]

    Bản thân JRiver cũng tích hợp sẵn các giải pháp control không cần thêm 3rd software. Nếu không cầu kì thì có thể sử dụng Web services sẵn có trong phần mềm ( Webgizmo ) và dùng bất kì thiết bị phone, tablet, laptop .v.v... có thể truy cập wifi và setup chạy chung mạng để điều khiển, không cần cài thêm bất kì apps nào. Còn muốn UI tốt và nhiều tính năng hơn có thể cài thêm apps JRemote (iOS, apps này cho shutdown, restart máy luôn), Gizmo (Android - free). Lần đầu tiên sử dụng v16 em không ấn tượng lắm, chạy chậm hay crash, âm thanh tuy khá hay nhưng nghe hơi bí, nhưng từ bản 18 thì em thấy rất tốt, em đã chuyển từ foobar sang JRiver. Hiện tại JRiver đã có v19 từ lúc cài cho máy AGC trên win 8 em chạy tới nay rất ổn định, ko phát sinh lỗi, kết hợp kèm các script optimize thì chất lượng âm thanh trên JRiver cũng cải thiện hơn và em rất hài lòng

    Gần đây em thấy có nhiều opensource phát triển trên distro linux như daphile.com, ap-linux.com hoặc những giải pháp như raspyfi.com, squeezeplug.eu để cài trên các mainboard tích hợp giá rẻ kiểu Rashberry Pi và sử dụng như 1 network player. Sau khi test thử mặc dù em đánh giá chất lượng âm thanh chưa tốt như mong muốn nhưng có nhiều trải nghiệm thú vị. Linux cũng có nhiều phần mềm nghe nhạc tốt như DeaDBeeF, MPD,.v.v... tương lai càng ngày càng pháp triển tốt hơn (+free) thì hi vọng sẽ sớm đuổi kịp Mac, Win trong các giải pháp chơi nhạc số.


    - Foobar: Free. apham đang dùng cái này, ngon bổ rẻ. Chỉ có điều giao diện rất đơn giản, nhìn xấu và quản lý sắp xếp nhạc rất dở hơi, liệt kê 1 lèo y như windows explorer. Được cái là chơi nhạc khá rất hay so với tầm tiền, mà tiền thì =0, free mà.

    Bác dokien có hướng dẫn cách setup để dùng tablet android chỉnh từ xa foobar 2000 trên nền Win7 Ultimate. Mời các bạn xem qua dưới đây:
    Cũng tương tự như Jriver thì phần remote controller Foobarcon cũng sử dụng webservice của google để khiển foobar trên máy tính. Cách cài đặt rất đơn giản như sau:

    - Vào https://sites.google.com/site/foobarcon/ để cài theo hd trong đó, đương nhiên trên foobar component của máy tính cũng phải cài foo_httpcontrol. Android tablet thì vào Gôgle play tải foobarcon.
    - Sau khi cài xong mọi thứ, vào foobar 2000 kích hoạt foobarcon & chọn theo thứ tự sau (CTRL +P -->tool --->Foobarcon -->Open http:// 127.0....)
    - Sau khi kick vào Open http:// 127.0.... thì trình duyệt sẽ bật lên cửa sổ trong đó co ghi Installed templates ---> chọn foobarcon --> hiện lên cửa số báo FoobarCon is installed successfully với cái biểu tượng Foobar to vật vã.
    - Bật Foobarcon ở tablet lên thì nó sẽ bắt nhập IP của máy tính đang chạy. Nhập IP xong thì có thể dùng tablet để khiển foobar trên máy tính.

    Minh họa dùng smartphone điều khiển foobar2000 để playlist
    [​IMG]

    Các tính năng chính của Foobarcon tóm tắt như sau:
    * Quản lý playlist, library, xem file
    * Có khả năng search trong library (gồm cả extended search)
    * Hình ảnh album (có cache)
    * Xem biography của ban nhạc/ca sỹ
    * Wake On Lan (WOL)
    * Lyrics support
    Các bác xem hình tham khảo: https://picasaweb.google.com/111314447341974804461/Foocon


    - Windows Media Player: có sẵn với Win OS, ở nhà mình dễ tìm cái này chùa nên coi như free.

    Trường phái khác
    Ngoài ra có thể nghe file lossless với smartphone/ tablet Android thì dùng software như jet audio hay neutro player rồi lấy tín hiệu ra DAC.

    Phần này apham không dùng qua nên có làm 1 bài interview anh PeterPham và được chia sẻ như sau:

    Peter cũng không đi sâu, chi thấy nghe Audirvana âm thanh nó hay hơn và nó không bị Jitter (giựt nhạc) có hỗ trợ DSD-348 và kết nối với iTunes hay hơn Amarra và PureMusic.

    Còn các app này đều nhận hết loại đuôi lossless và cả ba đều hát Bit-Perfect từ computer ra DAC.

    Audirvana rẻ nhất nhưng lại hay nhất trong hệ thống của Peter và nó cũng thắng giải Music Software Of The Year ComputerAudiophile.

    Hình chụp minh họa dùng Audirvana để hát nhạc
    [​IMG]

    Peter chỉ dùng iTunes chỉ để quản lý kho nhạc thôi, còn dùng Audirvana để hát nhạc. Lý do tại sao dùng như vậy là vì:

    1) iTunes không hát Bit-Perfect và không cho ra 24 bits-192. Nó chỉ cho ra CD RedBook thôi cho nên nó giới hạn. Chính vì thế mà mới có những cty làm software để hát Bit-perfect và chất lượng cao. Những software Audirvana, Amarra PureMusic thông thường cho ngừoi dùng kết hợp với iTunes làm thành một hệ thống. Những cty third-party này không có trình quản lý nhạc đươc như iTunes. Cho nên Peter và rất nhiều người trên thế giới dùng cả 2 để có Best-of-both-world scenario.

    2) Còn lý do khác nữa là iTunes (Apple) không hổ trợ dạng FLAC và một số dạng khác. Lý do là nó bán nhạc trên iTunes và hỗ trợ MP3, ALAC và AIFF là dạng của chính hãng. Nhưng thông thường trên thị trường thì download và mua nhạc thì download hầu hết là FLAC. Chính vì thế mà ngừoi ta mua Audirvan, Amarra, Puremusic, Foobarr, iRiver, v.v... để hát FLAC trực tiếp mà không cần phải chuyển qua lossless khác.

    Còn Peter thì lại chơi theo kiểu là convert hết FLAC qua AIFF (Apple) để quản lý trong iTunes... Lý do quan trọng và sao Peter chọn giải pháp này là vì iTunes hổ trợ AIFF native và cho ta tag ALbum Arts. Cho nên apham thấy là iTunes của Peter rất sạch sẽ và đẹp mắt vì tất cả album và bài nhạc đều có hình bìa của nó...

    3) FLAC là open-source vì thế Apple không hổ trợ vì sợ làm hư hệ thống con bò vàng của nó là iTunes.. Cho nên thế giới chơi lossless và audiophile thì một số ghét Apple vì không hỗ trợ FLAC. Nhưng Apple có lý do của nó và Peter cũng đồng ý và dùng theo kiểu hiện tại là tuyệt nhất.

    Nếu một ngày nào đó mà iTunes hỗ trợ FLAC và cho ra Bit-Perfect, thì chúng ta không cần Audirvana, Amarra và PureMusic nữa và những cty này sẽ bị tự đóng cửa vì không có lý do cho người chơi Lossless dạng cao như bây giờ rả tiền mua bản quyền và phải chơi 2 hàng như vậy. Nhưng ngày đó thì còn xa lắm...

    Mặt khác cho câu trả lời vì sao không chọn iTunes:
    Cụ thể là khi Peter hát bài 24bits-192khz qua iTunes rồi vô DAC thì trên cái DAC chỉ hiển thị là 44.1khz thôi. Nó không phải là Bit-Perfect, iTunes downsample từ 192 xuống 44.1 rồi cho ra DAC.... Nhưng khi dùng AUdirvana, Amarra và PureMusic thì đưa cái bài 192khz qua DAC thì ra Bit-Perfect 192khz, không bị resample. Chỉ có là nếu cái DAC có bộ phận upsample thì mình có thể chọn theo ý thích. Giống như cái DAC của Peter nhận 192khz từ AUdirvana, rồi convert qua DSD rồi mới ra Amply.

    Còn về phần tại sao Peter chọn Audirvana mà lại bỏ Amarra là, sau một thời gian dùng thì Peter cảm thấy âm thanh của Audirvana sạch hơn cho nhiều thể loại nhạc và nhiều sampling rate (44.1, 88.2, 192 vvv) Hơn nữa kết nối với iTunes thì Audirvana có vẽ ăn khớp với iTunes nhất và cho phép điều khiển iTunes giống như natively. Cái nữa là Amarra hay bị treo máy và rớt cho nên theo Peter không stable cho lắm. Khi hát bài nhạc thì Audirvana hiển thị thông số nhạc vô là bao nhiêu và định dạng bài nhạc, ví dụ hiển thị (AIFF 24/192kHZ) và bên phải là thông số đưa ra DAC (24/192kHZ). Bên Amarra không có phần này và rất bực mình khi muốn biết là mình đang hát bài gì, dạng gì và sample rate là gì. Đồng thời nếu DAC không có màn hình thì AUdirvana cho biết là DAC đang chơi ở sample-rate nào, rất hay. Ví dụ như cái dCS Debussy hôm trước, không có màn hình LCD cho biết sample rate như cái Esoteric của Peter thì trong trường hợp này Audirvana rất tiện đê mình biết DAC đang hát thông số nào...

    Audirvana có phần cho mình setup RAM buffer để nó chuẩn bị nhạc trước không bị lag, không bị jitter khi chuyển bài. Amarra lâu lâu phải đợi cả 25 giây mới hát bài kế tiếp. Rất bực mình và không cho ta nghe nhạc đều mà nhiều khi cứ tưởng như máy bị vấn đề.. Tuỳ theo máy tính của mình, cái MacBook Pro của Peter có 4mg RAM và Peter dùng 3mg ram cho buffer Audirvana vì không làm gì với máy hết, để chết một chổ nghe nhạc thôi thì allocate càng nhiều càng tốt thì Audirvana sẽ chạy rất smooth.

    Tuy nhiên Audirvana chỉ có cho MacOS thôi, không có cho Window. Giá của nó là $74, nhưng có thể trial 15 ngày free. Audirvana có thể hát DSD, DST & SACD ISO luôn mà khộng cần giải nén.

    Audirvana có hệ thống rất hay đó là hát theo dạng INTEGER MODE. Có nghĩa là nó đi thắng vô MacOS Audio Level mà không qua sound-card gì hết. Đi thẳng vô low-level sound luôn thì sẽ cho âm thanh sạch và ổn định hơn.. Cho nên khi hát thì Audirvana sẽ hiễn thị một chữ INTEGER MODE (xanh lá cây) cho thấy là đang hát ở dạng hay nhất có thể không qua nhiều giai đoạn DAC trong computer, mà bypass hoàn toàn.

    Nó dùng 64-bits processing cho nên không bị mất dung lượng trong lúc nén hoặc giải nén. Nói chung là 64-bits là hay nhất có thể trong computer audio hiện tại.
     
  22. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Bác pc_chip viết rất thấu đáo, nếu bác có các dẫn chứng cụ thể hơn về các dac mà bác nói để em tham khảo thêm. Việc cách ly mass hay tự cấp nguồn board usb trên dac theo em không quá phức tạp với các nhà sản xuất, nếu chỉ cần giải quyết bài toán này để dân chơi được ""piece of mind" vấn đề transport thì hạnh phúc quá. Bản thân em luôn gắn với thực tiễn nghe, mac mini hay macbook pro nghe khác nhau trên nhiều dac mà em nghe tại nhà, kể cả Bricasti hay Dcs debussy.... PC với Jriver lại càng là sự khác biệt về tiếng. Và chính vì thế những topic thế này mới có ý nghĩa.
     
  23. kusanagi

    kusanagi Advanced Member

    Joined:
    9/11/11
    Messages:
    78
    Likes Received:
    3
    Em có một số góp ý về phần mềm JRiver. Sau khi thử nghiệm kha khá các phần mềm trên PC thì em chọn JRiver là phần mềm chạy chính, các cấu hình C.A.P.S cũng khuyến nghị phần mềm này. Nhìn tổng quan về chức năng JRiver cũng hỗ trợ play nhạc trên RAM, hỗ trợ nhiều định dạng nhạc, phim, quản lý thư viện, tìm kiếm thông tin bài nhạc, album cover .v.v... không kém tính năng bất kì phần mềm nghe nhạc Hi-end nào khác. Phần mềm cũng hỗ trợ điều chỉnh sample rate khi chơi nhạc rất linh động, như thiết bị transport của em chỉ hỗ trợ tới 96khz nên em đã config nếu nhạc cao hơn sẽ tự downsample xuống

    [​IMG]

    Bản thân JRiver cũng tích hợp sẵn các giải pháp control không cần thêm 3rd software. Nếu không cầu kì thì có thể sử dụng Web services sẵn có trong phần mềm ( Webgizmo ) và dùng bất kì thiết bị phone, tablet, laptop .v.v... có thể truy cập wifi và setup chạy chung mạng để điều khiển, không cần cài thêm bất kì apps nào. Còn muốn UI tốt và nhiều tính năng hơn có thể cài thêm apps JRemote (iOS, apps này cho shutdown, restart máy luôn), Gizmo (Android - free). Lần đầu tiên sử dụng v16 em không ấn tượng lắm, chạy chậm hay crash, âm thanh tuy khá hay nhưng nghe hơi bí, nhưng từ bản 18 thì em thấy rất tốt, em đã chuyển từ foobar sang JRiver. Hiện tại JRiver đã có v19 từ lúc cài cho máy AGC trên win 8 em chạy tới nay rất ổn định, ko phát sinh lỗi, kết hợp kèm các script optimize thì chất lượng âm thanh trên JRiver cũng cải thiện hơn và em rất hài lòng

    Gần đây em thấy có nhiều opensource phát triển trên distro linux như daphile.com, ap-linux.com hoặc những giải pháp như raspyfi.com, squeezeplug.eu để cài trên các mainboard tích hợp giá rẻ kiểu Rashberry Pi và sử dụng như 1 network player. Sau khi test thử mặc dù em đánh giá chất lượng âm thanh chưa tốt như mong muốn nhưng có nhiều trải nghiệm thú vị. Linux cũng có nhiều phần mềm nghe nhạc tốt như DeaDBeeF, MPD,.v.v... tương lai càng ngày càng pháp triển tốt hơn (+free) thì hi vọng sẽ sớm đuổi kịp Mac, Win trong các giải pháp chơi nhạc số
     
  24. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Em xin phép quote chia sẻ của bác kusanagi lên trên nhá.
     
  25. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.009
    Likes Received:
    678
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Bác Jacky: em không phủ nhận hiện giờ rất nhiều USB DAC vẫn nghe rất khác nhau trên các máy với cấu hình phần cứng khác nhau! Theo em thì công nghệ sản xuất các chip nhận tín hiệu USB sang DAC vẫn chưa hoàn thiện mà lý do có lẽ các nhà sản xuất đang cố tìm cách khắc phục các điểm yếu của một giao thức USB vốn dĩ không được thiết kế nhằm mục đích để streaming audio như hiện giờ! Thật sự đây là điều làm em rất ngạc nhiên vì các thiết bị chuyên dùng đã dùng Firewire từ khá lâu rồi nhưng lại không được hỗ trợ từ các hãng làm thiết bị cho người dùng phổ thông.

    Trở lại ý bác hỏi về ví dụ một số DAC để minh hoạ ý em đề cập ở trên thì cũng có khá nhiều và cũng khá lâu em không theo dõi nhiều về nó nữa nên có thể không được cập nhật cho lắm.
    - Về USB DAC dùng "bulk mode" thì các giải pháp của M2Tech hay các hãng dùng công nghệ của M2Tech đều đi theo hướng này.
    - Về USB DAC có áp dụng "Galvanical Isolation" (có thể dưới dạng ở ngay đầu vào USB hoặc giữa phần output của board USB và phần DAC) thì có nhiều: có thể đơn cử như các DAC của Resonessence, e20 của ExaSound, D2 của Anedio, Femto của Calyx, ... Các DAC đi theo hướng này thường cũng tự cấp nguồn cho board nhận tín hiệu USB chứ không dùng nguồn từ USB bus của máy tính.

    Hiện trên thị trường cũng chỉ có một vài hãng chuyên sản xuất các chip nhận tín hiệu USB tốt và phần lớn các hãng làm DAC cũng sử dụng các giải pháp của các hãng chuyên cung cấp các chip nhận tín hiệu USB mà thôi.

    Một điểm tiện thể em cũng muốn nhắc lại là cá nhân em vẫn thấy là các phần mềm phát nhạc phổ biến hiện nay (Amarra, Audirvana trên MAC, hay Foobar2000 các bản từ 1.0, Jriver, XXXHighend trên PC,...) đều có vẻ can thiệp vào âm thanh chứ không thuần tuý để "mộc". Việc này trước đây em có đề cập đến qua việc thử nghiệm phát file Wav bằng DAC Firewire trên nền PC và trên MAC (Hackintos) thì thấy chỉ có tiếng từ Foobar2000 bản 0.8.3 trên PC và trực tiếp từ Itunes trên MAC là cho tiếng gần với Transport phát qua Coaxial vào cùng cái DAC ấy (tuy rằng có thể tiếng không "hay" bằng tiếng của các phần mềm khác).

    Theo ý kiến cá nhân của em thì do các giải pháp nhận tín hiệu USB vẫn đang tiếp tục được cải thiện nên hiện giải pháp an toàn nhất vẫn là đầu tư một DAC truyền thống thật tốt và dùng một bộ chuyển đổi tín hiệu từ USB sang S/PDIF rời để chơi. Sau nay nếu có công nghệ tốt hơn thì nâng cấp riêng cái bộ chuyển đổi này sẽ dễ dàng hơn.

    Cảm ơn bác Apham đã có một topic rất công phu và bàn đến rất nhiều khía cạnh trong cách chơi Audio bằng máy tính này.
     
    thanhthai63 likes this.

Share This Page

Loading...