Trao đổi về giải pháp nghe nhạc số với nguồn phát là PC

Discussion in 'Nguồn phát từ máy tính' started by apham, 16/10/13.

  1. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Nhờ bác dokien giúp đỡ qua phone nên em đã cái được application Foobarcon trên nền tablet android chỉnh từ xa foobar 2000. Thật đơn giản. Cám ơn bác nhiều.

    PS: Em phát hiện ra lỗi hôm nọ gặp phải và vừa nãy không thể dùng được đó là em xài máy cty cung cấp để chơi nhạc, máy này security quá nhiều và mình không có quyền admin nên hệ thống PC và smartphone không cho phép kết nối. Giờ chuyển sang máy cá nhân của mình thì chạy quá ngon :)

    Em mở topic này lợi quá, được bao nhiêu bác vào giúp, thật sướng :)
     
  2. kusanagi

    kusanagi Advanced Member

    Joined:
    9/11/11
    Messages:
    78
    Likes Received:
    3
    Đồng ý với bác apham là chơi lossless nên open mind 1 và chịu khó thử nghiệm công nghệ mới, dù em rất khoái tiếng DAC NOS đời cổ :lol:
    Post trước em từng đề cập hệ thống Meridian Sooloos One dùng sound RME Hammerfall DSP 9632 để lấy đường xuất digital. Việc dùng soundcard để xuất digital theo em cũng là giải pháp tốt đặc biệt là mấy soundcard cao cấp như Lynx, RME. Tuy nhiên soundcard thì ko dùng linh động với laptop hay nguồn phát khác được.
    Em xin góp thêm 1 danh sách DAC list để tra cứu, thông tin, giá, thông số rất chi tiết, rõ ràng
    http://www.alldacinfo.com/?page_id=242

    P/S: Bác apham có bộ headamp/dac ngon quá, em cũng khoái ba món headphone lắm hi vọng sẽ có dịp được giao lưu với bác :wink:
     
  3. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Giữa DAC và máy tính thì chỉ có mỗi sợi USB thôi bác ơi. Còn tất nhiên em cắm mấy cái thiết bị điện này vào nguồn điện có BACL và lọc nguồn.
     
  4. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    @kusanagi: bác cứ yên tâm vì BQT VNAV bật đèn xanh cho em làm buổi giao lưu DAC sớm rồi. Bác Aries xung phong làm bộ nhạc lossless tuyển chọn để share free tại buổi này, các bác mang về test bộ dàn của mình luôn (bảo đảm giống đĩa thuốc Ultimate Colllection mà mấy shop audio hay dùng để thuốc các bác, hehe).
     
  5. Blues

    Blues Advanced Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    563
    Likes Received:
    5
    Không biết chức năng lower jitter ở DAC DIY thế nào các bác nhỉ? Dac Thi Văn nhận luôn tín hiệu 24/192 qua cổng USB hả hác apham?
     
  6. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    @Blues: em trả lời bác ở phần sau nhé. Cứ nghìn lẻ 1 đêm - xem hồi sau sẽ rõ cho nó hấp dẫn

    @bác dokien, em đã hoàn thành, có hình báo cáo ngay ạ

    Dùng smartphone điều khiển foobar2000 để playlist
    [​IMG]

    [​IMG]
     
  7. dokien

    dokien Advanced Member

    Joined:
    1/6/06
    Messages:
    735
    Likes Received:
    157
    Lúc chiều trao đổi qua đt với bác e cũng nghi là do k có quyền admin nên máy lap bị chặn kết nối. Chúc bác vui với đồ chơi mới :D
     
  8. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    C-1: Đồng bộ hay không (dị) đồng bộ

    Phần này em xin quote nội dung chia sẻ của bác nhimi khá cụ thể cho vấn đề này

    Trước hết, về lý thuyết để truyền dữ liệu số giữa hai bên người ta có thể sử dụng hai cách truyền đồng bộ (synchronous) và dị bộ (asynchronous). Với cách đồng bộ thì hai bên thu phát sử dụng cùng tín hiệu đồng bộ để thu và phát thông tin. Việc lệch pha tín hiệu đồng bộ này (jitter) sẽ làm dữ liệu bị lỗi. Cái này giống như dò đài phát thanh. Chừng nào chưa đúng tần số phát thì sẽ không nghe được hoặc chất lượng rất kém.

    Truyền dị bộ thì bên thu tự đồng bộ theo tín hiệu truyền mà không cần duy trì tín hiệu đồng bộ giữa hai phía.

    Về căn bản, cả hai cách truyền đều cần tín hiệu đồng bộ và sai lệch tín hiệu đồng bộ (jitter) đều có thể xảy ra với cả hai cách. Như vậy vấn đề là xử lý dữ liệu bị lỗi như thế nào. Có hai lựa chọn: 1- Không làm gì cả (Lỗi thì kệ lỗi); 2- Yêu cầu bên phát gửi lại cho đến khi nào hết lỗi thì thôi. Với cách thứ 2 thì loại bỏ được các vấn đề về nhiễu hay lỗi dữ liệu trong quá trình truyền. Khi này việc truyền dữ liệu ít bị lệ thuộc vào dây dẫn hơn so với truyền dữ liệu tương tự.

    Khái niệm jitter ở bài viết có lẽ không rơi vào trường hợp này vì rằng khi này dữ liệu bị hỏng hết. Cũng như vậy khái niệm Asynchronous USB DAC không liên quan gì đến việc truyền dữ liệu dị bộ cho dù giải thích sơ bộ thì nó có vẻ giống.

    ****
    Về việc yêu cầu truyền dữ liệu thời gian thực qua USB có lẽ không phản ánh hết thực chất. Theo tôi nên là truyền dữ liệu với độ trễ xác định :) Đây có lẽ mọi người muốn đề cập đến chế độ truyền dữ liệu của kênh USB nhằm đảm bảo tốc độ tối đa (độ trễ tối thiểu) cho các ứng dụng cần (nhạy cảm) thời gian thực. Đơn giản là với 2 kênh stereo 16 bít/44KHz thì cần tốc độ tối thiểu là 2x16x44K bít/s (1,4Mbits/s). Nếu tốc độ này không đảm bảo thì sẽ không nghe được đúng chất lượng.

    Vấn đề với cách truyền dữ liệu này là không có xử lý lỗi trong quá trình truyền. Nghĩa là dữ liệu nhận được hoàn toàn có thể là rác do nhiễu hay "jitter". Còn nếu muốn nhận được dữ liệu đúng (perfect) thì phải truyền lại và tốc độ sẽ bị giảm đi. USB 2.0 có băng thông là 480Mb/s thì quá thừa để quản lý 2 kênh 24bits/192KHz (~9Mbit/s). Việc truyền dữ liệu không xử lý lỗi chỉ hợp lý khi dùng kênh USB 1.1 có tốc độ thấp (12Mbits/s). Khi này việc chọn cáp chất lượng cao mới có tác dụng lên chất lượng thu.

    ****

    Về vấn đề chất lượng của tín hiệu clock trên máy tính có chất lượng thấp thì tôi hơi băn khoăn. Bởi vì máy tính cần xử lý khối lượng dữ liệu lơn và tốc độ cao hơn rất nhiều (tính bằng GHz) so với các thiết bị âm thanh. Như có thể thấy với 2 kênh âm thanh 24/192KHz tốc độ mới chỉ là 9Mbit/s.

    Ở đây có lẽ mọi người muốn nói đến việc dùng tín hiệu dữ liệu trên kênh USB để sinh ra tín hiệu clock dùng cho DAC. Cái này theo tôi thì không ổn ở chỗ chu kỳ xung nhịp trên kênh USB thay đổi theo dữ liệu. Ví dụ với chuỗi 1111 thì chu kỳ xung nhịp sẽ khác với 0000. Cũng phải nói thêm người ta có giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng này lên việc đồng bộ xung nhịp ở đầu thu.

    Với DAC tôi cho rằng cần tối thiểu hai xung nhịp (clock). 1 xung nhịp dùng để nhận dữ liệu từ kênh USB, 1 xung nhịp dùng để khôi phục tín hiệu âm thanh từ chuỗi bít 1,0 nhận được từ kênh USB. Theo tôi cái xung nhịp thứ 2 này mới ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Trên nguyên tắc thì xung nhịp này phải giống với xung nhịp dùng để biến đổi tín hiệu âm thanh thành chuỗi 1,0 (bộ ADC). Bất cứ sai lệch nào với xung nhịp "gốc" (jitter) sẽ ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh.

    Thú thực là nếu như tôi biết được bộ DAC nào không có mạch riêng sinh xung nhịp thứ 2 này thì tôi chắc tẩy chay hãng đấy. Theo như tôi thấy bèo như con chuột máy tính còn có mạch sinh xung nhịp riêng. Dù sao thì cũng phải nói lại :) nếu nhà sản xuất thấy không cần mạch riêng thì có nghĩa là đã đủ tốt.


    Hình minh họa 1 DAC có bộ tạo xung nhịp (clock) trong bản thân DAC, nhận tín hiệu USB không đồng bộ và cho phép nâng tần số lấy mẫu (upsampling data)
    [​IMG]
     
  9. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Do nhận được một số yêu cầu từ PM và điện thoại hỏi thăm về DAC nên em biên tập lại phần này cho đơn giản và dễ hiểu, chỉ tập trung vào nguồn phát là PC.

    C-2: Các cổng input thông dụng trên DAC hiện nay

    Hình minh họa các ngõ tín hiệu trên DAC hỗ trợ cả USB và S/PDIF (coaxial & RCA)
    [​IMG]

    Hiện nay DAC xử lý tín hiệu nhận từ PC phổ biến nhất là nhận tín hiệu thông qua cổng USB và SPDIF (DAC có ngõ SPDIF và USB in). Phần này em xin quote chia sẻ của bác giahuy mà em thấy rất hay.

    Chất lượng âm thanh nằm ở chỗ này:

    1. Trực tiếp xuất SPDIF on board trên máy tính -> DAC có SPDIF in
    Giải pháp 1 là giải pháp cho chất âm tệ nhất vì các lý do: đường SPDIF onboard rất nhiễu và đường Mass chung với Mass máy tính rất nhiễu dù có đầu tư cho DAC thật nhiều tiền cũng không giải quyết được, nếu sử dụng đường Toslink thì giải quyết được phần nhiễu mass vì cách ly tuy nhiên do tốc độ phát nhận của TOSLINK không đủ nhanh, do đó ở đầu tiếp nhận hình dạng sóng SPDIF bị biến dạng nhiều ảnh hưởng chất âm chưa nói tới chất lượng cáp quang.

    2. Xuất qua USB-SPDIF converter -> DAC có SPDIF in
    Giải pháp 2 là giải pháp thông dụng nhất hiện nay tuy nhiên chất lượng sẽ tùy thuộc vào thiết kế bộ USB- SPDIF converter. Trước tiên là giao tiếp USB máy tính - USB trên converter cần biết tín hiệu truyền qua cổng USB là tín hiệu nối tiếp và có kiểm tra tính toàn vẹn của thông tin (bit perfect) do đó nếu chất lượng dây USB kém, chất liệu chế tạo cổng USB kém tín hiệu không bị sai lệch dữ liệu nhưng sẽ bị kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần gây trễ và khi chuyển đổi qua SPDIF sẽ bị Jitter giữa 2 data liên tiếp nhau gây biến dạng âm thanh tái tạo sau này (bác nào sử dụng dây USB nối ổ cứng ngoài thì dễ thấy ổ cứng bị đọc chậm khi dây dài hay dây dỏm mặc dầu vẫn chép file không bị hư). Kế đến là bộ convert từ tín hiệu USB sang SPDIF và chuyển theo dây coaxial đi đến DAC, do tần số tín hiệu SPDIF lên đế hơn 30 MHZ nên dây Coaxial rất chi là quan trọng.

    Một số bác có hỏi apham là muốn tận dụng con DAC hiện có của mình (DAC cho CD) mà chỉ có input là coaxial hay optical mà không có USB thì phải dùng thiết bị gì để nối với cổng USB trên máy tính? Các bác xem hình dưới đây sẽ rõ cho thiết bị này mà phần trên bác giahuy có để cập đến (em sưu tầm trên mạng, sau này sẽ có dịp chụp ảnh lại thiết bị cho đúng nguyen tắc của mình về bản quyền)
    [​IMG]

    [​IMG]

    Tuy nhiên đây là giải pháp tạm thời vì nếu các bác đi theo hướng nghe nhạc lossless lâu dài, chơi âm thanh thật hay thì nên đầu tư thẳng vào 1 cái DAC đời mới chuyên dụng vì mua 1 cục chuyển đổi USB- SPDIF converter loại tốt không hề rẻ (trên 200usd mới nghe tầm tầm).

    3. Xuất thẳng vào DAC có cổng USB
    Giải pháp 3 thường các DAC có USB in là DAC chuyên dụng cho âm thanh hi end - tuy nhiên dây dẫn USB cũng quan trong như ở giải pháp 2 ở trên. Giải pháp này là giải pháp mà apham đang sử dụng và thấy rất nhiều phòng nghe tham chiếu cũng dùng cách này.

    Ngoài ra theo bác giahuy, loại DAC sẽ cho chất lượng tốt nhất cần có cấu tạo như sau :
    1. Có cổng USB và cổng I2S (dành cho các nguồn phát có I2S như transport, card sound có I2S vì đường I2S bảo đảm nghe hay hơn tìn hiệu SPDIF)
    2. USB convert trực tiếp ra I2S (hay chuẩn digital khác tương thích với DAC) không qua trung gian tin hiệu SPDIF ( thường sử dụng các loại XMOS , Xylin không sử dụng các con SPDIF-> I2S như CS8414 ...)
    3. Có giải pháp cách ly với tín hiệu digital với DAC
    4. Sử dụng các con DAC gấu
    5. Xuất âm đèn
    6. Tụ, trở linh kiện tốt
    8. Tần số lấy mẫu chọn lựa được
     
  10. Blues

    Blues Advanced Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    563
    Likes Received:
    5
    Cho em thắc mắc mấy vấn đề. Có bằng chứng nào khẳng định cổng i2s nghe hay hơn spdif? Cái này vẫn đang cãi nhau thì phải. Giải pháp cách ly tín hiệu digital với DAC là như thế nào? Sử dụng các con DAC gấu là sao? Tại sao phải xuất âm đèn? Tần số lấy mẫu chọn lựa được với tự động hơn kém nhau cái gì?
     
  11. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Em đề nghị bác Blues không nên quote 1 đống như vậy, bác cứ trao đổi hoặc quote phần nào cần hỏi ở đây là đủ. Vì nhìn quote cả bài rất khó theo dõi và nó không có ý nghĩa.

    Cám ơn
     
  12. Scorpio

    Scorpio Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    7.238
    Likes Received:
    3.297
    Location:
    VNAV
    Đã sửa bài của bác Blues rồi... Mời các bác tiếp tục
     
  13. alibk

    alibk Advanced Member

    Joined:
    15/10/07
    Messages:
    61
    Likes Received:
    1
    Location:
    SG
    Trang trước em có thấy bác nhắc tới Rasberry Pi là một dạng máy tính tích hợp nhỏ gọn, sử dụng chip ARM ram 512Mb chạy hệ điều hành Linux :D
    Số là em cũng có một em đã lâu, tính lấy về định làm music server. Mày mò các kiểu nhưng khi phát nhạc qua Dac USB ( em dùng V Dac ii) thì tiếng nổ như ngô rang. Em lấy làm thất vọng tràn trề vì nghĩ đó là vấn đề của thiết kế phần cứng. Cuối cùng đành để nó làm nhiệm vụ xem film HD qua cổng hdmi.
    Hôm nay tình cờ mò lại vào trang RaspyFi thấy nó release bản chính thức 1.0 em mới run run down về.
    Được quảng cáo là dành cho audiophile, hỗ trợ nhiều loại Dac Usb và xuất bit-perfect audio giống như em đọc của các bác bên trên. Và thật bất ngờ là nó hoạt động thật hoàn hảo, âm thanh không có một lỗi nhỏ. Có thể dùng máy tính, iphone, ipad, android phone điều khiển thật dễ dàng, hỗ trợ cả airplay. Nói về sự tiện lợi thì không gì sánh bằng :D còn chất lượng thì với bộ loa và cái tai em thế là đủ .
     
  14. kusanagi

    kusanagi Advanced Member

    Joined:
    9/11/11
    Messages:
    78
    Likes Received:
    3
    Em ko biết món này có được xem là PC ko nữa :lol: Bác nào chịu nghiên cứu mod miếc, cải tiến thêm phần âm thanh ngon ngon nữa thì hay lắm, hỗ trợ nhiều ngõ ra thông dụng như USB, HDMI và cả I2S. Món này làm nguồn phát lossless là rẻ vô đối rồi ( 600,700k/ bộ ) :D
    Em vọc phần mềm của nó sơ sơ, ban đầu em cài squeezeplug ( nền tảng này sử dụng trên squeezebox của logitech) nhưng config cũng khá rườm rà chạy hơi chậm, với ko chơi được file 24bit, em cũng bị tình trạng lốp bốp như bác nói. Sau em chuyển qua RaspyFi thì khả quan hơn hẳn, nhạc 24bit chạy ngon. Em nó cũng nhận được nhiều loại DAC em test 4,5 loại gì đó đều ngon. Hiện tại em đang chờ vài món đồ để thử setup 1 bộ NAS nhỏ cho em nó, chứ usb bất tiện là mỗi lần vào e phải scan list nhạc lại. Cái bộ của em thì nhìn hơi bị dị hợm, vọc vạch vui là chính ... còn nghe cũng ... ổn ổn :lol:
    [​IMG]
     
  15. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Cái này bán ở đâu vậy bác ?
     
  16. alibk

    alibk Advanced Member

    Joined:
    15/10/07
    Messages:
    61
    Likes Received:
    1
    Location:
    SG
    Vậy là có bác giống em rồi hehehe
    Cái rasberry pi giá cũng chỉ 6-7 trăm tới 1tr là cùng có thể mua dễ dàng tại Hn hoặc Sg rồi. Chip xử lý đồ hoạ của rasberry tốt decode film 1080 vô tư nên hỏng cái nọ vẫn dùng làm cái kia được :D có thế xuất ra i2s cho dac. Em nghĩ cũng nên cải tiến phần nguồn cho nó.
    Hồi đầu em cũng vật vã về phần mềm config nọ kia nhưng không thành công. Hôm qua em thử file 24/96 chạy vô tư không vấp, bản trước đó của raspyfi chạy cũng như rang lạc nhé nên không dùng được. Em dùng nas chứa nhạc, config qua web trên raspyfi rất đơn giản tắt đi bật lại không phải thay đổi gì, không phải scan lại list nhạc.
     
  17. apham

    apham Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    751
    Likes Received:
    179
    Location:
    HCM City
    Nếu bác nào thích công nghệ, thích tốn tiền hơn 1 chút thì có thể ngó qua cái này. NUC kích thước nhỏ xíu nhưng nó có cấu hình mình có thể mua CPU về ráp, hỗ trợ Haswell đời mới nhất (core i thế hệ 4). Máy không dùng quạt gì hết, xài SSD nên nghe nhạc lossless rất tĩnh, em đã thử rồi.

    [​IMG]

    Nguồn:
    http://www.phamhongphuoc.net/2013/07/20 ... g-ban-tay/
     
  18. giahuy

    giahuy Shop

    Joined:
    25/5/11
    Messages:
    701
    Likes Received:
    4.599
    Em giải thích mấy câu bác hỏi nhé:
    1) I2S nghe hay hơn SPDIF vấn đề này chỉ nằm ở lý thuyết truyền data , Data đọc từ file losless sẽ được chuyển cho cardsound theo PCI (dữ liệu //) tại DSP ở card sound sẽ chuyển thành 2 dạng SPDIF hay I2S , I2S gôm 3 đường tín hiệu riêng biệt // nhau : đường CLK (xung nhịp chính để DAC giải mã) , Data(16 ,24 bit cho mỗi kênh) , LR CLK ( để chuyển kênh phải , trái khi lấy data)
    SPDIF thì chỉ có 1 đường truyền nối tiếp tổ hợp cả 3 đường tín hiệu nói trên
    Trước mắt sẽ thấy tần số truyền của I2S sẽ nhỏ , chỉ bằng 1/3 tín hiệu SPDIF , khi truyền đi qua DAC tín hiệu SPDIF hay I2S đều không được kiểm tra độ chính xác của dữ liệu truyền dẫn , nếu truyền với tần số cảng cao thì dây dẫn càng phải tốt chống nhiễu tốt , điện dung của dây nhỏ ( điện dung lớn tần số cao thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều)
    Thường đường truyền SPDIF được cách ly bằng biến áp cách ly cao tần chất lượng biến áp sẽ ảnh hưỡng đến dạng xung , trong khi đó I2S truyền theo chuẩn TTL nếu các transport gấu đường I2S khi truyền qua DAC có thể dùng IC đệm truyền TTL với tần số thấp , nên chất lượng dây dẫn và các ảnh hưỡng nhiễu lên ít hơn nếu sẽ dễ tốt hơn
    Thêm vào đó khi tín hiệu SPDIF triuyền tới DAC , chắc chắn phải giải mã tín hiệu SPDIF thành I2S (bằng CS8414 hay DIR 9001 hay con khac tường đương) để cấp cho DAC ( bác có thể thấy phần lớn các DAC đều hoạt động bằng 4 cổng MCLK ,CLK,DATA,LRCLK , việc mã hóa và giải mã sẽ ảnh hưởng đến chất lượng data đến DAC , trong khi đó I2S thì cấp trực tiếp vào DAC nên ảnh hưởng của việc giải mã sẽ bị loại trừ
    Tuy nhiên cả 2 cách truyền này đều không bằng USB asynchronous do cách truyền này có kiểm tra tính toàn vẹn của data khi truyền giữa 2 thiết bị , mặc dầu đàng sau nó vẫn tồn tại việc truyền dữ liệu không kiểm tra
    2)Giải pháp cách ly tín hiệu digital và DAC nhằm triệt tiêu xung nhiễu từ nguồn máy tính và cach ly mass máy tính với mass của DAC
    khi truyền dẫn USB , thì có 2 cách cách ly
    1. cách ly tín hiệu USB được áp dụng khi truyền bằng USB 1.1 ( do tốc độ thấp , sử dụng CMOS isolator 100mbs)
    2. Khi dùng USB 2.0 cách ly được áp dụng cho 3 đường tín hiệu cấp cho DAC (CLK,LRCLK,DATA)
    Cách ly tín hiệu mang hiệu quả làm giảm thiểu tín hiệu nhiễu lan truyền qua mass và qua nguồn 5V của cổng USB
    3) Dac gấu và xuất đèn ảnh hưởng đến chất âm thì em khỏi giải thích vì có nhiều trường phái khác nhau , người thì thích TDA1541 , người thì thích PCM_xx , người thì thích AD_XX
    thậm chí trong DAC dual (10,000 obama) sử dụng DAC ráp bằng điện trở rời R2R
    4) Chỗ này do em sử dụng từ tối nghĩa , Tần số lấy mẫu chọn lựa được thực ra là tần số lấy mẫu khi phát từ PC thì DAC tự động chọn , nhưng có chức năng cho mình chọn bằng tay tần số Oversampling trước khi giải mã để thay đổi theo mình muốn
    Ngoài ra em xin bổ sung vần đề CLOCK trong DAC cũng cấn quan tâm đặc biệt như bác Nhimi đã giải thích nhất là đối với trường hợp USB asynchronuos
    Chất lượng CLOCK trong DAC quyết định Jitter
     
  19. thanhnos2112

    thanhnos2112 Advanced Member

    Joined:
    10/10/07
    Messages:
    1.020
    Likes Received:
    613
    Chủ đề topic rất bổ ích, quánh dấu theo dõi để config lại source phát nhà mình.
    Thank bác apham nhiều!
     
  20. Blues

    Blues Advanced Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    563
    Likes Received:
    5
    Ồ, tức là sự hơn kém giữa cổng i2S và spdif chỉ dùng trong trường hợp lấy tín hiệu qua cardsound, còn nếu qua cổng USB thì hoàn toàn vô nghĩa rồi còn gì.
    Vụ DAC xuất âm đèn thì em nghĩ là do gu nghe, người thích đèn người không thích, chứ không thể khẳng định DAC xuất âm đèn sẽ cho chất lượng tốt nhất được, phỏng ạ.
    Còn vụ clock trong DAC thì em hoàn toàn đồng ý với bác, bời trước em cũng đã chơi 1 con clock rời nằm giữa transport và DAC nên rất hiểu tầm quan trọng của nó.

    Cảm ơn những câu giải đáp của bác giahuy.
     
  21. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.009
    Likes Received:
    678
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Nếu tách phần USB DAC ra làm 2 phần: phần USB và phần DAC thì kết nối giữa 2 phần này (trong nội bộ cái USB DAC) hiện thời vẫn tồn tại 2 hướng đi song song nhau: một hướng chuyển tín hiệu thành I2S rồi chuyển đến phần DAC và hướng còn lại chuyển thành S/PDIF và chuyển đến phần DAC. Về cơ bản có thể bảo là cách đổi qua lai thành S/PDIF không tốt bằng nhưng phía nhà sản xuất lựa chọn cách này lại lý luận là họ sẽ cách ly được hoàn toàn phần USB và phần DAC.

    Với phần lớn các DAC USB hiện tại, phần nhận tín hiệu USB cũng đóng vai trò là nguồn Clock để truyền đồng bộ tín hiệu cho phần DAC phía sau. Đây cũng là lý do hiện giờ phần nhận USB này vẫn đang là điểm thắt cổ chai vì bây giờ các hãng chuyên về phần này vẫn đang vừa làm vừa cải thiện (cả phần nguồn, nhiễu, clock,... cũng như cách ly của riêng phần này). Phần lớn các con nhận tín hiệu USB đầu bảng hiện nay đều dùng 2 clock chính xác ngay cạnh nó để tạo clock truyền đồng bộ tín hiệu cho phần DAC phía sau: 1 clock sẽ là bội số của 44.1kHz và 1 sẽ là bội số của 48kHz. Một số con DAC IC "gấu" lại có thêm riêng 1 con Clock cho bản thân đặt ngay cạnh nó nếu nó có thêm cơ chế khử jitter nữa!


    @Apham: ở trên bác viết chơi nghiêm túc nên đầu tư 1 con USB DAC mà không nên đầu tư dạng 1 bộ USB Converter và 1 DAC là không hoàn toàn chính xác. Nhiều con USB DAC rất gấu hiện giờ nhưng lại có phần USB không được đánh giá là xuất sắc. Một trong những ví dụ điển hình là con Debussy DAC có phần nhận USB không xuất sắc như phần DAC của nó nên nhiều người chơi đã thử ghép nó với những bộ USB - S/PDIF converter được đánh giá cao sau đấy đưa tín hiệu vào phần S/PDIF của nó để nhận kết quả tốt hơn.

    Thị trường USB DAC giờ cũng rất là vô chừng, trong số đấy có không ít con hoặc chỉ chú trọng đến phần USB hoặc chỉ chú trọng đến phần S/PDIF nên không phải lúc nào so sánh các kiểu kết nối trên cùng 1 con DAC cũng thể hiện đúng bản chất về chất lượng của kiểu kết nối ấy!

    Ps: nick của em bên vnphoto là chipvn và em cũng đã đề cập bên ấy là nên tập trung phần trao đổi kỹ thuật sang vnav vì nó sẽ tập trung được nhiều ngươi có kinh nghiệm vê kỹ thuật hơn.
     
    thanhthai63 likes this.
  22. luuly

    luuly Advanced Member

    Joined:
    22/5/12
    Messages:
    1.220
    Likes Received:
    3
    Thanks bác Chip đã cho em biết thêm thông tin. :wink: :D

    Em hỏi thêm là muốn chơi thử món này thì nên mua bộ USB Converter và DAC gì cho phù hợp với bộ dàn nhà mình vậy? Thanks bác thêm lần nữa :roll:
     
  23. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Không biết bác đang chạy đời nào nhưng con em nghịch (mua cách đây nửa năm) thì là CPU hàn cứng và chạy khá nóng. Chất lượng âm thanh tốt. Hồi đó em chưa optimize Win mà nghe cũng ổn hơn cái Macbook còi của em rồi.

    P/S. Em đã từng làm vỏ cho chú này bằng nhôm khối phay. Bác nào cần bản vẽ thì PM em.
     
  24. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Đồng ý với bác là clock ảnh hưởng đến jitter nhưng không phải yếu tố quyết định. Clock chỉ là yếu tố quyết định với những DAC đơn giản và đồ DIY. Những hãng có nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này họ xử lý bằng nhiều cách : dùng các ic đệm, ic thuật toán, dùng ic chức năng chuyên dụng hoặc mới nhất là dùng FPGA. Những hãng này thường dùng crystal bình thường trong mạch clock chứ không cần dùng đến TCXO.
     
  25. giahuy

    giahuy Shop

    Joined:
    25/5/11
    Messages:
    701
    Likes Received:
    4.599
    Dạ em phải nói rõ là trong hệ thống USB asynchronous Tín hiệu không còn theo thời gian thực nữa(không phụ thuộc Jitter của PC) mà được lưu giữ trong FIFO Ram sau đó chuyển qua cho DAC chỗ này nếu CLOCK giữa DAC và IC chuyên dụng mà thực chất là vi xử lý (XMOS,FPGA) sẽ ảnh hưỡng chính đến Jitter do đó Master Clock hoặc nằm gần vi xử lý và phát xung nhịp cho DAC , hoặc Clock nằm gần DAC và cung cấp master clock cho vi xử lý . Do thiết kế mạch tốt (DAC và vi xử lý nằm sát nhau và đo đạc kiểm tra chính xác một số hãng dùng crystal bình thường . Tuy nhiên các DAC đắt tiền đều quan tâm đến CLOCK giữa DAC và vi xử lý ví dụ như Calyx Femto DAC (6000-8000 ÚD)sử dụng bộ clock có Jitter xuống tới vài trăm femto second 10 lũy thừa -15 second , trong khi crystal thông thường Jitter tính bằng pico second .
     

Share This Page

Loading...