Kệ audio của em từ 2010 tự thi công đã hạ thổ , cách mặt sàn nền gỗ lát có 5cm thôi bác ạ Nguyên nhân là đi nghe Hi-end show về là em đã biết lý do tại sao cùng 1 bản thu mà khẩu âm, vị trí ca sỹ ở nhà mình khác và mờ tịt so với ở phòng nghe triển lãm rồi . Chính là cái chỗ bôi đậm chữ đỏ mà bác nêu ra đó.
Bác có bộ dàn chơi đồ Đức ngon quá. Em đang chơi đồ Anh, Mỹ, chắc sắp tới sẽ làm 1 món cdp Đức. Cám ơn sự chia sẻ của bác.
Chuyện này là do rung động chứ không phải do tĩnh điện đâu bác. Khi đặt thiết bị xuống sàn nhà thì chiều cao dao động nó giảm thì biên độ dao động nó giảm đi, nghĩa là thiết bị ít bị rung động hơn, nghe sẽ tốt hơn. Và nếu đặt trên đá granite thì sẽ càng tốt hơn vì tỉ khối đá granite cao nên tất cả những dao động hay rung chấn bên ngoài tác động vào nó hầu như đều bị triệt tiêu hết.
Câu chuyện của bác Chiêunam hạ thổ thiết bị Audio để "Triệt tiêu nhiễu tĩnh điện"...khác bản chất với hạ đất để giảm sự rung lắc ! Bác Chiêunam và các bác có ý gì khác, ngoài việc tiếp đất cho thiết bị để giảm bớt nhiễm điện ?.
Bác ấy nói hạ thổ mà có nói gì về việc triệt tiêu nhiễu tĩnh điện như thế nào đâu, nếu có ảnh hưởng tốt thì điều dễ thấy nhất đó là về cơ học. Tài liệu nước ngoài có nói, một trong những cách giảm tĩnh điện là tăng độ ẩm không khí, cho nên nếu bộ dàn ở tầng trệt, cho sát xuống đất là nơi ẩm nhất trong nhà thì sẽ giảm tĩnh điện. Còn trong phòng có máy điều hòa không khí luôn khô ráo thì hạ thấp bộ dàn khó có tác dụng hạn chế tĩnh điện nhờ ẩm độ cao hơn, mà nhờ giảm rung lắc. Các nước vào mùa lạnh và khô ráo thì tĩnh điện cực kỳ rõ, hồn nhiên sờ vào tay nắm cửa bằng kim loại thì sẽ giật mình. Nước ta khí hậu ẩm, có vài tháng hơi hanh khô, nhưng khó nghiêm trọng như ở nước ngoài.
Hạn chế hiện tượng nhiễm tĩnh điện: 1. Nối đất cho thiết bị; 2. Bộ phận có thể bị nhiễm tính điện được đặt trong luồng khí đã ion hoá; 3.... https://www.amazon.co.uk/Aerostat-Ionizing-air-blower-Anti-Static/dp/B0772L49TL
3, Vòng đeo tay chống tĩnh điện. 4, Thanh khử tĩnh điện được gắn hoặc đặt gần một số vị trí để nó trung hoà các ion tạo ra. 5,...
E phán bậy chút: để thấp, khoảng không giữa 2 loa sẽ thoáng do vậy sân khấu âm hình tốt hơn để trên kệ cao (do bị kệ che chắn 1 phần nào đó nên làm sân khấu, âm hình giảm đi rõ rệt). Các bác chém e tiếp đi ạ!
Em còn mấy cái vòng khử tĩnh điện bữa nào mời bác lại nhà đeo vòng nghe nhạc xem có hay hơn ko . Em đeo 1 chiếc bác đeo một chiếc còn bà xã của em thì ko cần vì mặc định rùi.
@ Vòng đeo tay chống tĩnh điện, găng tay, quần áo, quạt thổi ion, sàn nhà... được dùng rất nhiều trong dây chuyền lắp ráp điện tử, trong công nghệ đặc thù...gần như bắt buộc. Câu chuyện các thiết bị chống tĩnh điện...có tác dụng nhiều, hay ít và ảnh hưởng của sự nhiễm điện đến âm thanh như thế nào lại là một chuyện có nhiều điều thú vị... @ Chiếc CD sau khi được khử từ...nghe được sự thay đổi về độ động cũng như miêu tả âm hình tốt hơn.
Cũng tùy chứ bác, với bộ dàn mà ca sĩ núp sau loa hay sau kệ máy thì điều bác nói có thể đúng, còn với bộ dàn mà ca sĩ cứ đòi xuống giao lưu với khán giả thì chắc không ảnh hưởng gì.
Con cdp sony dỏm đo dưới nền xi măng biến áp nguồn nó rung cỡ này khi chống rung tốt thì chắc tốt hơn
Để máy xuống sàn mà khử được tĩnh điện, nghe hay hơn ... Vậy sao dây loa để xuống sàn lại nhiễm tĩnh điện, nghe dở hơn khi kê lên cao cách mặt sàn vài cm...
Khi bộ dàn được nối đất thì không phải mọi thành phần trong từng thiết bị được nối đất, có một số thành phần không được nối đất, đo thì thấy có điện tích ở những thành phần đó, xả điện tích đó đi, có khi tốt hơn có khi tệ hơn. Ví dụ hộp kim loại ốp bộ phân tần, hộp này không ăn mass gì với mas mạch hay đất của bộ dàn, nối đất cho 2 hộp kim loại này ở 2 loa thì nghe hay hơn, không gian âm hình đã hơn. Một bạn trẻ chơi dàn phụ là Tannoy DC8T, mỗi thùng loa có 4 cọc loa (biwire hay để chơi biamp) còn có thêm cọc thứ 5 để nối đất, có lẽ để xả nhiễu cho hộp phân tần, khi nối đất vào cọc này (cùng nguồn nối đất với bộ dàn), nghe tốt hơn, cho tới khi dùng RP7 chùi thật sạch cọc nối đất trên thùng loa nối đất cho loa nghe hay đến mức muốn bật ngửa !!! Tuy nhiên vỏ kim loại của loa super treble em chơi cũng có điện tích, xả nó vào đất, cho dù là đất chung của bộ dàn, hay vào đất riêng xa cọc đất của bộ dàn thì nghe chán hơn. Vì sao? tiếng trong trẻo thêm, chi tiết thêm, những tiếng rất nhỏ trước đây hơi mờ bây giờ nó rõ như ban ngày, nghe có vẻ to hơn, âm thanh đó tới gần hơn, làm cảm nhận về không gian sai hết! Nếu ai chơi nhiếp ảnh đều biết khái niệm lấy nét. Nếu hình âm (sound image) là 1 tấm ảnh, thì đối với những bài jazz vocal đĩa chuẩn đời đầu thì sẽ cảm nhận được điểm lấy nét chính là ở vị trí ca sĩ: giọng hát rất nét, rất focus, lớp lang nhạc cụ đâu ra đó; Những nhạc cụ đứng hàng cuối cùng thì âm lượng nhỏ hơn và tiếng mờ hơn, thì mới tạo ra cảm giác cho người nghe về không gian thực. Nói theo ngôn ngữ nhiếp ảnh chính là lấy nét tại chủ thể chính hay vài điểm chính. Còn làm cho những âm thanh nhỏ xíu bây giờ nghe lớn lên, rõ ràng hơn, và nhất là nét hơn, thậm chí nét như chủ thể chính thì điều đó lại tạo tranh chấp với giọng hát hay nhạc cụ chính đang được highlight. Theo ngôn ngữ nhiếp ảnh là lấy nét tại mọi điểm, tấm hình chẳng còn nghệ thuật gì, cảm giác chính phụ, xa gần biến mất hay không còn bao nhiêu, âm thanh tái tạo nghe cường điệu mà thiếu sắc thái, có vẻ máy móc, chẳng có cảm xúc gì, hay nói một cách là "vô hồn". Hết hồn lại tháo đất ra khỏi vỏ super treble. Mặc dù âm lượng của super treble rất nhỏ nhưng nó cộng hưởng với 2 dãy dưới, thay đổi chất âm 1 cách kinh khủng. Xả kiểu này chẳng tốn kém gì, các bác có thể thử, nhưng phải thật tỉnh táo. Tới đây lại một lần nữa bài học cũ nhưng không bao giờ cũ, đó là không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng sắc nét như nhau đều tốt!
@ Không có cái máy ảnh sắc nét và đôi mắt nghệ thuật sắc sảo (mắt cũng như một cái máy ảnh) của nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, thì khó có bức ảnh đẹp để đời. Đi xem triển lãm ảnh, thấy mấy bác nhiếp ảnh người thì lùn, đeo cái máy ảnh có ống kính cứ dài dài... @ Em thấy dùng RP7 để làm sạch cọc tiếp đất ...nên nhắc thợ ngồi bệt dưới đất, nếu có ngã bổ ngửa ra đất thì cũng đỡ nguy hiểm. @$ Bác Chiêunam nêu chủ đề: Triệt tiêu nhiễu tĩnh điện cho hệ thống Audio, để mọi người viết bài chia sẻ là bổ ích và lý thú. @ Em thỉnh thoảng cũng làm vài động tác để triệt tiêu sự nhiễm điện trên CD và làm sạch mắt đọc của đầu CDP, thì khi nghe bản nhạc và giọng ca cảm nhận thấy có hồn hơn đấy .
Trong các nguồn phát (đĩa CD, băng từ, đĩa than...) thì có thể đĩa than là nguồn âm phát sinh nhiễu tĩnh điện nhiều nhất khi hoạt động vì stylus luôn trượt trên các bề mặt trong của rãnh ghi trên đĩa. http://www.trekinc.com/products/esd_voltmeters.asp https://www.monroe-electronics.com/ESD/voltmeters.html
@ Không nên quá lệ thuộc vào máy vì nhiều khi máy nhìn qua có vẻ hiện đại, nhưng quay lăn đùng chết bất đắc kỳ tử lúc nào không biết, hoặc chỉ số liên thiên. Khử từ cho CD bằng chiêu thủ công:
@ Gọi là chiêu thủ công, nhưng đòn tay phải có khăn chuyên dụng và cần có cách lau đúng mới thấy tác dụng khử từ cho CD là cần thiết và hay. Hôm trước vì hết khăn chuyên dụng, ra cửa hàng mua tạm khăn lau cho màn máy tính thấy cũng tạm ổn.