Tuyến tính là gì ? Liệu tai người có tuyến tính ?

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by tuhodogo, 18/2/09.

  1. tuhodogo

    tuhodogo Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    895
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    Nhân câu hỏi của bác VQ_audio, em có tí thắc mắc, xin các bác cho biết:
    - Tuyến tính là gì ?
    - Liệu tai người có, hay không có tuyến tính ?
    (không biết mới hỏi, mong các bác vui lòng giúp đỡ :D )
    Thân mến !
     
    Tags:
  2. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    261
    Tuyến tính là khi mà y=ax ( cái này cô cháu gái em học lớp 11 bảo thế )

    Vụ tai người, em đoán bác hỏi về độ nhạy phải không ạ ? theo em được biết thì tai người có độ nhạy tính theo hàm Logarith nghĩa là nó không có tuyến tính, do đó chiết áp chỉnh Volume cũng được thiết kế theo bậc tăng giảm Logarith, thường ký hiệu bằng chữ A hoặc G.

    Trong kỹ thuật điện thanh còn nhiều thứ liên quan đến cái hàm Log này, ví như muốn loa kêu to gấp đôi thì đòi hỏi công suất áp vô lớn gấp 10.

    Trình còi của em chỉ tới đó, xin mời bà con bàn tiếp

    Thân mến.
     
  3. hamzui

    hamzui Advanced Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    2.310
    Likes Received:
    70
    Chỉnh 1 cái: phương trình tuyến tính được viết như sau: y= ax + b (đứa cháu lớp 6 bảo em thế :lol: )
     
  4. SongAngel

    SongAngel Approved Member

    Joined:
    12/12/08
    Messages:
    18
    Likes Received:
    0
    Tuyến Tính (Theo Wiki)
    Có tính chất thẳng, tính chất của đường thẳng
    Có mối liên hệ giữa các giá trị (y với x) theo phương trình của đường thẳng
    Tai Người : lỗ tai (không biết nói sao :) )

    Em nghĩ anh muốn nói "Tai Người" ở đây chắc là ngưỡng nghe.
    Tai con người chỉ cảm thụ được những dao động có tần số từ khoảng [ 16Hz đến khoảng 20.000Hz ] (tùy vào độ nhạy thính giác của mỗi người) . Những dao động trong miền tần số này gọi là dao động âm, những sóng có tần số trong miền đó gọi là sóng âm, gọi tắt là âm.

    Có những thiết bị âm thanh ghi là 5Hz, nghĩa là không nghe thấy, nhưng sao gọi là âm thanh ? Em nghĩ là không nghe thấy nhưng vẫn có 1 phần tác động (rất nhỏ), rung động nơi não cảm nhận.

    Thính giác và (hay) cảm nhận nơi não phù hợp nhất, dễ chịu nhất -> cho ta 1 cảm giác hay, tuyệt vời.
    Nên em nghĩ âm thanh hay : 1 âm thanh phù hợp với người nghe (phần lớn gần giống nhau)

    Mong các bậc tiền bối chỉ bảo thêm.
     
  5. danlangven

    danlangven Advanced Member

    Joined:
    26/5/06
    Messages:
    2.086
    Likes Received:
    9
    Location:
    SG-HN
    Khái niệm tuyến tính chủ yếu được dùng trong đại số,đặc biệt khái niệm tuyến tính gắn liền với vecto!Trong toán học có hẳn 1 ngành gọi là đại số tuyến tính chủ yếu nghiên cứu về vecto.Các biến đổi tuyến tính chuyển các phần tử trong một không gian vectơ này sang không gian vectơ kia.Bài toán cơ bản của đại số tuyến tính là tìm nghiệm x của phương trình ma trận sau:
    Ax = b
    (Thằng Gúc lớp 5 nó nói vậy) :lol:
     
  6. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.998
    Likes Received:
    875
    Location:
    Hanoi
    Dạo này dân audio mắc bệnh sính chữ, động cái gì cũng lôi thuật ngữ ra dùng. Vì thế mà có tờ tạp chí hàng đỉnh cao về audio (vì chả có đỉnh nào khác) một bài rì viu dùng tới mấy chục từ "tuyến tính": VD như âm bass tuyến tính, dải cao tuyến tính, trở kháng tuyến tính, màng loa tuyến tính, cuộn dây tuyến tính... đọc cứ lùng bùng chả hiểu gì, gấp sách lại đọng trong đầu mỗi từ tuyến tính. Giờ lại đến vụ tai tuyến tính :mrgreen: :lol:
     
  7. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    261
    Chị không tham gia thì thôi đừng có ném đá nhé :mrgreen: Chờ em gúc 1 tí rồi cãi tiếp nhé
     
  8. tuhodogo

    tuhodogo Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    895
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    Không phải là "mắc bệnh sính chữ" đâu chị ... ơi, :D mà là do chơi Audio lâu ngày, leo gần đến "đỉnh" rồi thì mới dùng đến "thuật ngữ" cho nó tự nhiên ... thôi ạ :D Vì là "thuật ngữ" nên em có hỏi cháu em (dang học lớp 9 hẳn hoi chứ không phải lớp 6) mà nó cứ giải thích lằng nhằng, em chẳng hiểu gì sất nên mới mong các bác chỉ bảo cho biết ... thôi ạ :D
    Mờ không chỉ có "đỉnh cao về audio (vì chả có đỉnh nào khác)" như bác nói đâu, em còn thấy có "đỉnh Ô-lim-pi-a" mà bác, & TV có hẳn 1 chương trình "đường lên đỉnh Ô-lim-pi-a" tuần nào các cháu nó chả trèo ... :D
    Vì mãi chả hiểu tuyến tính là gì nên em chả biết là tai người có tuyến tính hay không có tuyến tính nữa (?) Còn ngưỡng của tai người thì do hóng hớt các bác lâu ngày em biết rồi. Chỉ trong tầm 20Hz to 20KHz. không những chỉ hẹp như vậy mà lại còn chỉ nghe rõ ở khoảng 1500Hz to 3500Hz thui, còn càng về hai đầu dải thì càng không nghe rõ (bị điếc... ạ) Nếu thể hiện trên đồ thì là đường chóp nón, hay là hình nón cụt (với x là tần số & y là khả năng nghe) Không hiểu với đồ thị như vậy thì là thể hiện của phương trình nào (?) Liệu có phải là "tuyến tính" ... :lol:
    Rất mong được các bác chỉ bảo ... tiếp cho ạ !
    Thân mến !
     
  9. donothing

    donothing Advanced Member

    Joined:
    1/11/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Em nhớ láng máng ở đâu đó thì biểu đồ mô tả đáp ứng âm thanh của tai người là nhiều đường cong hay sao ý ?! Tức là không phải y=ax.
    Bác nào có cái biểu đồ ý chưng ra cho mọi người xem tí. :roll:
     
  10. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Em nhớ láng máng ở đâu đó thì biểu đồ mô tả đáp ứng âm thanh của tai người là nhiều đường cong hay sao ý ?! Tức là không phải y=ax.
    Bác nào có cái biểu đồ ý chưng ra cho mọi người xem tí. :roll:[/quote]


    Nhiều đường cong là của nhiều người, còn một đường cong là của một người.
    Phải vậy không các bác?
     
  11. donothing

    donothing Advanced Member

    Joined:
    1/11/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Đúng rồi đó, người mà không có đường cong thì khó nhìn lắm nhẩy. :lol:
     
  12. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Các ampli,preampli có nút loudness được thiết kế theo biểu đồ logarith này.

    Tai người kém nhạy nhất ở vùng tần số cực thấp và cực cao(gần 20khz) nên để cảm giác âm thanh đến tai đồng đều ở mọi tần số thì biên độ trên toàn dải tần không phải thẳng tưng mà theo đường cong như hình vẽ.
    1 điều quan trọng nữa là tùy vào mức âm lượng(lấy tần số 1 khz làm chuẩn) mà tai người lại nhạy hay kém nhạy với 1 tần số chứ không luôn theo 1 đường cong nhất định với mọi mức âm lượng.
    Mạch loudness đáp ứng theo yêu cầu này,khi âm lượng nhỏ thỉ cần phải tăng bass,treble.Khi âm lượng vượt quá ngưởng nào đó thì không cần thiết phải tăng nữa.
    Làm như thế này thì sẽ rất nịnh tai,Equalizer cũng thường được chỉnh theo đường cong này.
    Hiện tại các thiết bị âm thanh được thiết kế theo đường cong này được giới chơi audio gọi là Low-end??? :roll:
    Thân.
     
  13. Hai Lúa-USA

    Hai Lúa-USA Advanced Member

    Joined:
    8/2/08
    Messages:
    1.480
    Likes Received:
    24
    Bác có lẽ nói chơi phải không? Tụi hãng hi-end nào cũng phải theo cái curve này đó bác. Bác không tin hỏi Krell, McIntosh, Classe, JBL... là rõ. Chỉ có mấy ông DIY vớ vỉn tin vào tai mình mới ko theo nó mà thôi.
     
  14. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Các bác thiết kế loa cũng ứng dụng đường cong này để làm mạch phân tần thụ động trong thùng loa-họ thường cắt rất mạnh tay ở tần số chung quanh 3Khz.
    Em lại tội nghiệp các chị làm ampli phải cho ra đáp tuyến thẳng tưng sau đó đưa qua thùng loa nhờ các bác làm phân tần gọt đi cho nó lên đồi xuống ruộng :lol:
    Thật không hiểu nổi!
     
  15. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Em không nói chơi ạ.
    Cái lạ của anh em chơi audio VN mình là vậy.
    Em biết ở nhà(trong phòng riêng) cũng có rất nhiều bác nhấn loudness,hoặc tăng bass,treble nhưng đi giao lưu,nghe,đánh giá,...tuyệt nhiên là không làm động tác này.Làm vậy sợ người khác thấy,đánh giá là nghe kiểu...xập xình,kẹo kéo :(
    Có lần em chọn 1 ampli hiệu pioneer ngoài cửa tiệm thì anh chàng bán hàng nói cái này rẻ hơn cái kia,em thắc mắc sao cùng hãng,cùng công suất,ruột gan gần giống nhau mà rẻ hơn,anh này nói tại nó có loudness ??? :lol:
    Thật lòng em vẫn nghe thấy hay khi có loudness,nhưng hổng dám nói ra... :lol:
    Chắc em cũng bị bệnh...sỉ
    Hi hi
     
  16. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Đừng lo bác ơi, các ông phòng thu đã làm việc này rùi, nên bác cứ thiết kế amp có tuyến càng thẳng càng tốt :p
     
  17. tuhodogo

    tuhodogo Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    895
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    Khà ... khà ... khà ... :lol:
    Càng khó hiểu thì mới càng Hi-end mờ bác ! (Hi-end vốn dĩ đã là một phạm trù khó mà nói cho dễ hiểu được ... khà ... khà ... :lol: )
    Thân mến !
     
  18. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Thật ra thì em cũng hiểu người nào làm việc ấy thôi.
    Cái ampli nó chỉ là cái máy khuyếch đại,nên càng giống tín hiệu vào càng tốt.Nên cứ phải thẳng tưng...
    Cái loa thùng phát ra âm thanh đến tai người nghe thì nó phải làm sao để nghe thấy hay nên phải theo theo đường cong trên
    Cái nhà mixer thì làm sao để nhạc cụ nào ra nhạc cụ đó,lúc nào cần đưa anh nào lên thì đưa,khi nào cần cho chị nào xuống thì cho (để người nghe cảm thấy hay) nên cũng cần cái đường cong này
    Thế nên đây là phạm trù kết hợp yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật,dùng kỹ thuật để làm cái nghệ thuật (phi kỹ thuật) đáp ứng yêu cầu cụ thể và cũng rất không cụ thể là cái sự nghe bằng tai... :lol:
    Hi hi
     
  19. alibabashop

    alibabashop Advanced Members

    Joined:
    22/2/09
    Messages:
    314
    Likes Received:
    6
    Topic hay quá. Em đang hào hứng theo dõi. Phải nói "Trong nghệ thuật không đòi hỏi sự chính xác" hihihih :mrgreen: ....... Thà "Sai mà đẹp chứ còn hơn đúng mà xấu" , thầy dạy mỹ thuật ứng dụng của em bảo vậy, câu nhớ ghi suốt đời. Vì thế các bác cứ " thẳng đi rồi nghệ thuật nó bẻ cong lại hết" hihihi.... Vài dòng vui không có ý gì.... các bác cứ bình luận, em đang theo dõi đây... :wink:
     
  20. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Dưới đây là biểu đổ các mức âm lượng (tính bằng db) thông thường mà con người phải tiếp xúc hàng ngày.

    Các bác bình luận xem cần tìm ampli công suất bao nhiêu W? loa có độ nhạy bao nhiêu dB? để thích hợp với tai và phòng nghe của mình nhé.
     

    Attached Files:

  21. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    36
    Location:
    nowhere
    Không có tai tuyến tính hay không tuyến tính, nhưng não thì có bác ạ! :mrgreen:
     
  22. HUNGTMI

    HUNGTMI Advanced Member

    Joined:
    13/10/06
    Messages:
    127
    Likes Received:
    22
    Cho e xin góp gạo nhé!
    Một trong các thông số kỹ thuật người ta thường quan tâm trong audio là tiêu chí đáp ứng tần số (Frequency Response hay System Response) mà tần số đáp ứng của loa với dải âm thanh mà tai người nghe được hay còn gọi là khả năng phát lại các tần số âm thanh. Một bộ loa được đánh giá là tốt phải có khả năng phát lại dải âm thanh từ 20Hz cho đến 20kHz, đây là dải tần số thể hiện các âm trầm nhất cho đến cao nhất mà tai người bình thường có thể nghe được, tuy nhiên khả năng nghe được dải tần số này lại phụ thuộc nhiều đến sinh lý và độ tuổi của người nghe, thực chất có một số người có tai với đặc tính sinh lý tốt vẫn có thể nghe tới 30kHz – điều này lý giải cho trường hợp họ rất khó chịu khi nghe các âm thanh có tần số cao như tiếng còi tàu, tiếng mài kim loại của máy cắt,… với tuổi tác tăng dần người ta càng khó nghe được các dải tần số cao.
    =>Do đó có khi nào các bác tự đi kiểm tra thính giác mình chưa nhỉ ?! để còn biết chọn đồ audio thích hợp!;và lúc trẻ nên đầu tư audio là thích đáng!
     
  23. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Em thấy cái loa nào cũng phát ra được dải tần số này nhưng ở biên độ như thế nào trên toàn bộ dải tần thì mới là yếu tố mấu chốt.
    Nếu tại 1 khz phát được mức âm lượng đến 80 db nhưng tại 20 khz chỉ phát có 30 dB thì coi như là không có phát ra 20khz ạ!
    Thông thường họ ghi +/- bao nhiêu db gì đó thì thông tin đó mới có nghĩa,nếu ghi đáp ứng tần số là 20-20khz( hoặc 35-35khz...) thì hoàn toàn vô nghĩa.
    Thân.
     
  24. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Bác cho em hỏi trên dải tần đó thông thường có bao nhiêu điểm đo mà em thường thấy nó trơn thế, ít gồ ghề thế.
    Thân.
     
  25. haiQ

    haiQ Advanced Member

    Joined:
    23/1/07
    Messages:
    496
    Likes Received:
    5
    Location:
    TP CỤ HỒ
    nếu có +\- 3 dB 35-35khz nghĩ là sao hả bác?
     

Share This Page

Loading...