Vài cd nhạc cổ điển dễ nghe

Discussion in 'Âm nhạc' started by lamphuong, 30/8/07.

  1. lamphuong

    lamphuong Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.245
    Likes Received:
    1
    Location:
    BTA - H.C.M
    @CRYSTAL01 :Thanks Bác cứu bồ ..
    Nói ra lại lan man các Bác ạ ..topic này chỉ đơn thuần ai nghe thấy nhạc cổ điển gì hay , dể cảm nhận thì giới thiệu lên cho các bạn khác cùng biết ..không nhất thiết phải hiểu biết nhiều ..Nhạc cũng tựa như chơi Audio máy mình nghe hay , người khác nghe không hay .. ca sỉ này mình nghe hợp ngừơi khác nói sến .. ngay album ca sỉ mình yêu mến .. không phải bài nào mình cũng thích.. nó mới đẻ ra collection ( cái này em có kinh nghiệm lắm vậy mà cũng không hài lòng hết mọi người :p )cái gì phù hợp với bản thân thì cứ nghe .Bản thân mình quyết định hết ..y chang chơi máy :D . @HST : Riêng cá nhân thì em chơi guitar thời học sinh nên mới đầu cứ chọn guitar làm tới ...nghe đoạn nào nhanh cho nó khoái ..không dám rờ vô mấy loại hoành tráng như Symphony ngay đâu ... chỉ tại nó dài quá nghe mau nãn , cả giờ mới đựoc 1 bài chán bà cố luôn .. nên cứ thoải mái ...thời gian sau nếu lên đô sẽ thấy thích .. rồi cứ con đường tình ta ..... tự đi.
    Để em kể thêm tí cho vui .. hôm đang lựa nhạc cho con ở Thanh nhàn .. em nghe Bác chủ tiêm .. bật bài nhạc cổ điển phê quá ... quay qua hỏi nhạc của ai .. có chú bé đứng kế bên độ chừng 12, 13t thôi : "BẢN symphony số 9 của BEETHOVEN đó BÁC , cháu đang thử " . tối đó về nhà phải lục ra nghe :p
     
  2. HST

    HST Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    1
    Location:
    Tân Bình - HCMC
    bác lamphuong chơi guitar lead được không? em khoái trống hơn, có dịp ăn nhậu ở đâu lụp xụp mình ráp vô quậy mấy bài c.c.r nhé.
     
  3. thomas

    thomas Advanced Member

    Joined:
    25/3/06
    Messages:
    1.432
    Likes Received:
    0
    Location:
    hcmc
    Anh HST ơi,
    Em thuộc lòng CD Gala Stradivarius Concert của anh burn cho em rồi, khi nào có đĩa mới anh copy cho em với nha.
    Cám ơn anh
     
  4. HST

    HST Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    1
    Location:
    Tân Bình - HCMC
    vâng, bác nào thích Gala Stradivarius Concert thi ới em burn cho nhé, em cũng mới chỉ nghe được mỗi cái Cd cổ điển này thôi ạ ! Sẽ sưu tầm thêm mấy album bác lamphuong giới thiệu phía trên về nghe thử.
     
  5. HST

    HST Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    1
    Location:
    Tân Bình - HCMC
    ok, thanks bác Mẫn. Em sẽ chép sẵn cho bác 1 đĩa, khi nào gặp anh em mình trao đổi.
     
  6. prince

    prince Advanced Member

    Joined:
    16/8/07
    Messages:
    81
    Likes Received:
    1
    Các bác lại cho em hỏi 1 tý vậy. E rất muốn làm quen với nhạc cổ điển. Các bác có thể giải thích giúp em 1 số khái niệm sau đc ko. E nghĩ là 1 số bạn cũng sẽ có chung thắc mắc như em mà ko có chỗ để hỏi. Các bác giúp em nhé:

    Em rất thấy mọi người và đài báo hay nói đến các cụm từ sau mà em ko hiểu:

    Sonatas là gì?
    Symphony là gì?
    Conceto là gì?
    Em thấy mọi người cũng hay nói giọng đô thứ hay đô trưởng, Si thứ Si trưởng gì đó mà e ko hiểu.
    hoặc viết cho piano và giàn nhạc là ntn??
    Hay là Pavarotti là người hát được nốt C cao (C5) huyền thoại. Nốt C cao là sao hả các bác. So sánh ntn để biết được thế nào là nốt C cao.

    Kính mong các bác giúp em.
     
  7. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    Sonatas là gì?
    Symphony là gì?
    Conceto là gì?

    Bác hỏi toàn câu ngắn tẹo mà ý thì bao trùm thiên hạ :lol: . Em sắp xếp lại theo thứ tự thì đầu tiên sẽ là Symphony, corcerto và Sonatas . Thứ tự sắp xếp này được dựa trên tính năng biểu diễn, độ hoành tráng của dàn nhạc, thời gian để diễn tấu. Để viết được một bài viết Symphony là gì ? Corcerto là gì ? Sonata là gì thì nếu tâm huyết chắc viết phải một tuần mới xong :D . Dưới đây em xin giới thiệu bác trước về thể loại nhiều người biết, nhiều người nghe nhất là Symphony, tài liệu trên em tổng hợp và lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhưng hy vọng nó sẽ giúp ích được phần nào cho bác và những người muốn tìm hiểu về nó:


    SYMPHONY ( GIAO HƯỞNG)

    Kể từ khoảng năm 1750, thuật ngữ “symphony[1]” (giao hưởng) được dùng với nghĩa “bản sonate dành cho cả dàn nhạc”. Trước đó, thuật ngữ này được dùng với nhiều nghĩa khác nhau.

    Symphony qua những giai đoạn lịch sử:

    “Symphony” có căn nguyên từ tiếng Hy-lạp với nghĩa là “một chồng âm”. Người Hy-lạp cổ dùng từ này để gọi việc kết hợp các âm thanh một cách dễ nghe với dàn đồng ca. Về sau, tuy nó được dùng nhiều cách khác nhau, nhưng thường nhất vẫn là để chỉ một loại khí nhạc. Một ngoại lệ là trong tác phẩm “Sacrae symphoniae” (Giao hưởng thánh) của G. Gabrieli[2] và H. Schütz[3] nó lại được dùng để chỉ thể loại âm nhạc dành cho nhạc cụ và cả giọng hát. Tên gọi symphony đã được áp dụng cho các chương khí nhạc của một vở oper, như vở “Orfeo” của Monteverdi[4], cho phần mở đầu của tổ khúc nhạc khí, như trong “Sonate da camera” của Rosenmüller[5], cho phần dạo đầu của một cantata, như trong bản Cantata số 156 của Bach (Ich steh’ mit einem Fuss im Grabe), cho tên gọi overture (phần mở màn) của thể loại opera Ý, thậm chí cho phần dạo đầu của một ca khúc, hay bất thường hơn, được Bach dùng để gọi tên các inventions (ứng tấu) 3 phần của mình.

    Giao hưởng hiện đại vẫn duy trì hình thức tác phẩm độc lập, dựa trên mẫu từ ouverture Ý từ 1730 đến 1750. Các nhà soạn nhạc thành Vienne như Georg Monn, Georg Wagenseil đã thêm một chương minuet (menuet) vào kiểu tác phẩm 3 chương của ouverture Ý. Như vậy, người ta thường gọi Joseph Haydn là “Cha của giao hưởng” (Father of symphony) nhưng như thế không có nghĩa là ông đã sáng tạo ra nó, mà chỉ vì Haydn đã có nhiều cải cách quan trọng và có công phát triển thể loại mạnh mẽ này qua 104 bản giao hưởng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Trong số 30 bản giao hưởng đầu tiên của mình, Haydn còn trung thành với cấu trúc hình thức 3 chương. Về một mặt nào đó, chúng nghe như thể loại “concerto grosso” của thời Baroque với Bach, Händel, Vivaldi. Từ sau năm 1765, cấu trúc 4 chương mới thực sự phổ biến, và lúc đó, giao hưởng mới thoát khỏi những yếu tố tương đồng với concerto grosso, overture, v.v…

    Từ các giao hưởng được viết sau năm 1780, đặc biệt trong 12 giao hưởng Salomon sáng tác cho thành phố London (nên còn gọi là giao hưởng London, số 93 đến 104), Haydn đã chịu ảnh hưởng nhiều về sự tinh tế và duyên dáng của Mozart, nhà soạn nhạc thế hệ sau ông. Không chỉ có Haydn mà cả J.C.Bach[6] và các nhà soạn nhạc trường phái Mannheim (Đức) cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi cách viết giao hưởng của Mozart. Đặc biệt, qua 3 giao hưởng sau cùng (trong số 41 giao hưởng, viết vào năm 1788) của mình, Mozart đã vượt xa Haydn và được tôn vinh bởi sự cân bằng âm sắc, diễn cảm và cách tạo cấu trúc cho giao hưởng.

    Trong số 9 giao hưởng của Beethoven, symphony No. 3 - “Eroica” là giao hưởng đầu tiên theo phong cách mới. Nó được xem như tiền thân của Lãng mạn,và đặc biệt symphony No. 9 có quan niệm lớn nhất về cấu trúc hình của symphony trước khi những giao hưởng đồ sộ của Mahler[7] xuất hiện. Ở giao hưởng số 3, “Eroica”, cấu trúc hình thức được mở rộng và tính biểu cảm được thể hiện sâu sắc hơn. Nhưng chính hình thức âm nhạc mới là điều mà Beethoven đã thực sự tách ra khỏi truyền thống giao hưởng. Chương cuối cùng của giao hưởng này lại được viết theo hình thức biến tấu[8] (thay vì sonate allegro). Sự cải cách này được Brahms giữ lại trong chương cuối của bản giao hưởng số 4 nổi tiếng của mình.

    Trong bản giao hưởng số 9 của Beethoven, lần đầu tiên giọng người qua hình thức hợp xướng được sử dụng như một nhạc khí trong một thể loại thuần túy dành cho khí nhạc. Wagner[9] đã coi sự kiện này như “số phận không thể tránh khỏi” của âm nhạc kịch tính dành cho nhạc khí, phá vỡ biên giới giữa khí nhạc và thanh nhạc. Hợp xướng tiếp tục được khai thác nhiều trước khi có các giao hưỡng Mahler. Trong symphony-cantata “Lobgesang” (Bài ca ngợi) của mình, Mendelssohn[10] thậm chí còn để cho tính chất cantata (hợp xướng) nổi trội hơn giao hưởng.

    Bản giao hưởng số 6 của Beethoven, “Pastorale”, mở đầu cho khuynh hướng sáng tác thể loại giao hưởng có chương trình (program symphony), có tiêu đề. Trong đó, Beethoven đã đặt tên cho 5 chương của mình. Đây cũng là lần đầu tiên có thể loại giao hưởng 5 chương. Sau này Berlioz[11] đã nối tiếp sáng kiến của Beethoven để viết “Symphonie fantastique” và giao hưởng bi kịch“Roméo et Juliette”. Hai tàc phẩm này được viết cho dàn nhạc và giọng hát nhưng lại theo một thể loại mới do Liszt[12] sáng tạo: thơ giao hưởng (Symphonic poem).

    Mặc dù còn có nhiều biến đổi nữa do nhiều tác giả làm phong phú thể loại giao hưởng, nhưng cho đến ngày nay, trong các giao hưởng hiện đại, người ta vẫn có khuynh hướng viết theo cấu trúc 3 hoặc 4 chương. Trong số rất ít nhà soạn nhạc thuộc dòng nhạc bác học của Việt Nam, có rất ít người viết thể loại giao hưởng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự hào với nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam[13], tác giả của 8 giao hưởng, trong đó có một số giao hưởng đã được các dàn nhạc quốc tế dàn dựng (tại Nga, Mỹ).

    Cấu trúc thể loại giao hưởng cổ điển:

    Như đã nói ở trên, tuy có nhiều biến đổi, nhưng thể loại giao hưởng, symphony, vẫn cấu trúc cơ bản là của giao hưởng cổ điển. Cấu trúc đó gồm 4 chương như sau:

    Phần Mở đầu: Có thể có hoặc không. Trong 12 giao hưởng London của Haydn luôn luôn có phần mở đầu trừ Symphony No. 95. Giữa phần mở đầu và chương I là cả một sự tương phản về điệu thức (âm thể) và về tiết tấu (thường mở đầu rất chậm).

    Chương I: Allegro. Chương này thường có tốc độ nhanh (Allegro) nên còn được gọi là chương Allegro. Hình thức chính của chương này là Sonate như chúng ta đã đề cập đến trong số báo trước. Ở đây có 2 chủ đề, thường gọi là chủ đề chính (principal theme – hay chủ đề 1) và chủ đề phu (subordinate theme hay chủ đề 2). Tư tưởng của tác phẩm luôn được thể hiện trong chương này. Đặc điểm của nó là tạo sự xung đột, căng thẳng giữa những ý nhạc tương phản của 2 chủ đề và nhiều hành động kịch tính phát triển mạnh mẽ, nhằm thể hiện một nội dung đấu tranh quyết liệt của tác phẩm.

    Chương II: Chương này thường có tốc độ chậm: Andante (Khoan thai) hoặc Adagio (rất chậm) với tính chất trữ tình (lyric) hoặc bi thương (pathétique), tiêu biểu cho hình tượng tương phản với những tình cảm suy nghĩ liên quan đến thế giới nội tâm củacon người, cũng có khi liên quan đến hình tượng thiên nhiên. Hình thức âm nhạc thường được dùng ở đây là biến tấu (variation), ba đoạn đơn, ba đoạn phức tạp hay sonate không có phần phát triển. Ngoài ra, các nhà soạn nhạc còn dùng thể loại có tốc độ chậm, gọi là hành khúc tang lễ (funeral march; marche funèbre).

    Chương III: Tốc độ nhanh. Trong âm nhạc thế kỷ XVIII, chương III thường mang tiết tấu múa của điệu nhảy Menuet. Nhưng ở các giao hưởng của Haydn, Menuet không còn mang tính qúy tộc, cung đình mà thay vào đó là không khí của các vũ khúc nông dân. Đến Beethoven, ông đã thay nó bằng chương mang tính Scherzo (hài hước), cũng ở nhịp 3 nhưng sinh động và hiện đại hơn. Gọi là scherzo vì tính chất âm nhạc ở đây thường vui tươi, nhí nhảnh hoặc mỉa mai, đôi khi lại mang tính triết lý. Có trường hợp chương III là một điệu Valse hay được xây dựng trên một tiết tấu mạnh mẽ của nhịp hành khúc. Chương này tạo sự tương phản về thể loại, gây yếu tố mới cho toàn bộ sự phát triển của tác phẩm. Nó vừa tạo tính tương phản với chương II vừa chuẩn bị cho chương kết (chương IV). Chương này thường được viết ở hình thức 3 đoạn phức tạp: A B A. Đoạn B còn được gọi là đoạn Trio. Sau đoạn A, có thể thêm phần Coda để có hình thức: A - B - A. Coda.

    Chương IV: Chương kết (Finale). Nhịp độ rất nhanh (Molto Allegro hay Presto).

    Nhiệm vụ của nó là tổng kết toàn bộ tác phẩm. Đặc biệt đối với giao hưởng cổ điển, chương này có chức năng đa dạng, phức tạp, thường thể hiện một thế giới quan trong sáng, yêu đời. Có khi chương kết này mô tả những cảnh sinh hoạt vui tươi của quần chúng hay cảnh lễ hội tưng bừng. Chương IV thường có quan hệ trực tiếp, gần gũi với chương I góp phần tạo nên tính thống nhất cho toàn bộ tác phẩm. Trong các giao hưởng cổ điển, đặc biệt của các nhà soạn nhạc trường phái Vienne (Haydn, Mozart, Beethoven), chương kết này thường ở hình thức Sonate Allegro. Ngoài ra có tác giả còn dùng hình thức Rondo Sonate với cấu trúc: A B – A C – Coda hay dùng thủ pháp phát triển theo kiểu biến tấu (variation) hoặc đa âm (polyphony).

    Beethoven là người đã có những cách tân quan trọng đối với thể loại giao hưởng, đưa nó lên đỉnh cao nghệ thuật âm nhạc của nhân loại. Ở chương II của các giao hưởng, ông còn dùng hình thức hành khúc tang lễ, thậm chí cả Scherzo (thay vì ở chương III). Ông đưa hợp xướng vào chương kết của symphony No. 9 tạo thành dấu ấn không phai mờ trong lịch sử âm nhạc thế giới. Ngoài ra, ông còn sáng tạo loại giao hưởng 5 chương có tiêu đề cho từng chương và đặc biệt là các chương được trình bày liên tục, không có sự ngừng nghỉ (ví dụ chương III và chương IV của symphony No. 5, chương III và IV, thậm chí cả giữa chương IV và V của symphony No. 6). Với các giao hưởng của mình Beethoven đã xác lập một thể loại nghệ thuật kịch giao hưởng.

    Tác dụng nghệ thuật của âm nhạc giao hưởng rất lớn, nó có khả năng diễn đạt nhiều vấn đề của cuộc sống, con người, xã hội. Nội dung nghệ thuật của giao hưởng đa dạng và phức tạp. Giao hưởng là một đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc. Qua từng thời kỳ lịch sử âm nhạc, các nhà soạn nhạc lớn đều chú ý đặc biệt đến thể loại này trong gia tài sáng tác của họ.

    ( Trích nguồn: Giai điệu xanh)
     
    minhlong1012 likes this.
  8. Kogan

    Kogan Advanced Member

    Joined:
    14/11/06
    Messages:
    557
    Likes Received:
    5
    Em thì chẳng hiểu nhạc cổ điển là gì ? :roll:
     
  9. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội


    Em cũng chẳng hiểu nó là cái gì cả :lol: , chỉ biết nó có từ mấy trăm năm nay thôi :lol: ? Quan trọng nhất nghe thấy thích thấy hay mới là điều đáng để nói, đáng để bàn :shock: .

    @ Bác Kogan: Mãi tận hôm nay mới thấy bác vào Sì Pam topic :cry: , sì pam xong bác type cho anh em mấy bài thưởng lãm, dù gì bác cũng là dân cổ điển chuyên nghiệp, iem chỉ giỏi bồ hóng thôi, chứ bảo em viết em ngại lắm, chịu :roll:
     
  10. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    Conceto là gì? Phần đầu


    Em xin giới thiệu tiếp khái niệm về Concerto, một thể loại khá phức tạp trong âm nhạc, bài viết dưới đây em đã trích lược lại nhằm để các bác đọc đỡ đau đầu



    Concerto - Bản sonate cho David và Goliath



    Concerto: một trong những thể loại phức tạp nhất viết cho dàn nhạc. Đặc trưng của thể loại này ở chỗ người biểu diễn được đặt vào một hoàn cảnh khó khăn mà chỉ trong âm nhạc mới có: người độc tấu phải chứng tỏ ưu thế nhạc cụ của mình trong cuộc đua tài với hàng chục nhạc cụ khác.

    Concerto ngày nay được hiểu như một liên khúc sonate dành cho một nhạc cụ độc tấu đối thoại với dàn nhạc: chàng David đối đầu với Goliath!. Thật ra, kể từ khi được hình thành, thể loại này đã trải qua nhiều dạng thức phát triển. Khái niệm “concerto” đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy mỗi thời đại.


    Từ “concerto” trong tiếng Ý được xuất phát từ động từ “concertare” nghĩa là “cạnh tranh, ganh đua”. Ở đây, là sự ganh đua giữa một nhạc cụ độc tấu với cả dàn nhạc. Nhưng cũng có người cho rằng, nguồn gốc của tên gọi “concerto” là từ một danh từ La-tinh: “consortio” nghĩa là “sự hiệp nhất lại”. Ở đây, là sự hiệp nhất giữa hai bè: độc tấu và dàn nhạc, để diễn tả cùng một nội dung.


    I. Những khái niệm khác nhau của "Concerto" qua các thời kỳ:


    Vào khoảng năm 1600, lần đầu tiên trong trường phái Venise (với Gabrieli và Monteverdi và học trò người Đức của hai ông là Schütz) xuất hiện tên gọi “concerto” để chỉ chung các tác phẩm hoặc viết cho nhiều ban hợp xướng, hoặc phối hợp giữa thanh nhạc và khí nhạc. Cuối thế kỷ XVII, khái niệm “concerto” được coi như là một nguyên tắc thể loại để tạo nên các hình thức như: concerto grosso, triosonate, các motet dành cho solo hay hợp xướng. Đỉnh cao của thể loại này là vào khoảng từ 1700 đến 1750, có các tác giả như: Corelli, Händel, Vivaldi và Bach. Từ lúc ra đời đến nay, concerto đã lần lượt mang nhiều ý nghĩa khác nhau:

    1) Để gọi tên một tác phẩm viết cho một hay nhiều bè giọng hát có nhạc cụ đệm. Ví dụ như; “Concerti ecclesiastici a 8 voci” (1595) (Concerto giáo đường viết cho 8 giọng) của Banchieri; ” Concerti ecclesiastici a una, due, a 3 & 4 voci, con il Basso continuo per sonar nell’organo” (1602) (Concerto giáo đường viết cho một, hai, 3, và 4 giọng, với bè trầm liên tục có orgue đệm) của Viadana. Tuyển tập thứ 7 các madrigal của Monteverdi được đặt tên là “Concerto”. Tên gọi theo ý nghĩa này tồn tại mãi đến đầu thế kỷ XVIII. Chính Bach là người đã đưa ra tên gọi “concerto” với ý nghĩa trên cho một số bản cantate nhà thờ của ông.

    2) Đó là một tác phẩm được viết cho vài nhạc cụ, trong đó có nhạc cụ diễn loại bè trầm đánh số (figured bass, basso continuo) và thường có giai điệu tương phản với các nhạc cụ khác. Thể loại concerto này tồn tại trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Ví dụ, 6 bản “Concerto Brandenburg” của Bach. Đặc biệt của thời kỳ này có các thể loại:

    a/. Concerto grosso: là một tác phẩm dàn nhạc có vài chương, trong đó, theo tập quán, có những đoạn dành cho một nhóm nhạc cụ độc tấu (gọi là concertino) diễn tấu tương phản với đoạn tutti (diễn theo bè trầm đánh số, figured bass) do toàn thể dàn nhạc (concerto grosso). Nhóm nhạc cụ độc tấu này thường gồm có: 2 violon và một cello. Tuy nhiên, người ta có thể thêm nhiều nhạc cụ khác vào nhóm độc tấu này. Ví dụ, trong bản “Concerto Brandenburg số 2” của Bach, nhóm nhạc cụ độc tấu gồm có: kèn trumpet, recorder, oboe và đàn violin.

    b/. Concerto độc tấu: là loại concerto mà chúng ta thường gặp ngày nay, ttrong đó, có một nhạc cụ cụ độc tấu diễn tấu cùng dàn nhạc. Khái niệm này có từ đầu thế kỷ XVIII, và lúc đó, violon là nhạc cụ thường được dùng để độc tấu. Có một số concerto của Bach dùng với độc tấu của một hoặc nhiều clavecin, nhưng đó chỉ là cải biên của chính tác giả từ những concerto cho violon mà thôi.

    Các Concerto dành cho đàn organ của Händel được viết theo nhu cầu riêng là để làm các đoạn chen cho những buổi trình diễn các oratorio của ông. Vào cuối thế kỷ XVIII, concerto độc tấu đã trở thành một thể loại thông dụng, và có nhiều concerto cho đàn phím được viết bởi C.P.E. Bach, Haydn và Mozart. Cũng có những concerto theo phong cách trên đây nhưng được viết cho nhiều nhạc cụ khác nhau, như: “Concerto cho sáo và đàn Harpe” (K.299) và “Concerto cho 2 đàn piano” (K.365) của Mozart.

    3) Khái niệm “Concerto” còn được các nhà soạn nhạc hiện đại dùng với ý nghĩa tương tự như ở mục 2) trên đây, nghĩa là một sáng tác cho một nhóm nhạc cụ hòa tấu (ensemble) nhưng không dùng đến nhạc cụ (thường là đàn organ) để diễn bè trầm đánh số (figured bass). Ví dụ: Concerto cho dàn nhạc của Belá Bartók.

    4) Concerto theo phong cách Ý (Concerto nach Italienischen Gusto) thường được gọi là “concerto Ý”, là một tác phẩm độc tấu của đàn clavecin, mô phỏng theo thể loại concerto độc tấu với dàn nhạc bằng cách làm nổi bật sự tương phản giữa nghệ sĩ độc tấu với phần “Tutti” .


    Nguyễn Bách
     
  11. prince

    prince Advanced Member

    Joined:
    16/8/07
    Messages:
    81
    Likes Received:
    1
    Em đang ở chỗ làm. Đọc thấy bài của các bác viết em mừng quá. Tối nay về nhà e se ngâm cứu kỹ càng. Ở chỗ làm đọc ko tập trung đc. Em rất cảm ơn các bác đã rất nhiệt tình với những người mới như em. Ngoài ra nếu các bác có thêm những kiến thức cơ bàn gì cần bổ xung cho những người mới như em thì post lên nhé..hiii...hiii.
     
    minhlong1012 likes this.
  12. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    Conceto là gì? Phần tiếp


    Trên đây là cấu trúc chương, hồi và môt số hình thái của thể loại Concerto




    1. Concerto cổ điển :


    Thể loại concerto cổ điển được thiết lập bởi Mozart. Đó là một tác phẩm thường gồm 3 chương, có cấu trúc tương tự như chương I, chương II và chương IV của một bản sonate và giao hưởng. Mục đích chính của nhà soạn nhạc khi viết loại concerto này là nhằm vào nhạc cụ độc tấu, phần đệm do dàn nhạc gồm có bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và dây đảm nhiệm. Do đó, chất liệu chủ đề phải đảm bảo điều kiện tạo thuận lợi nhất cho nhạc cụ độc tấu, và dàn nhạc chỉ làm nhiệm vụ tô điểm, tạo phần nền hấp dẫn cho phần độc tấu bên trên.

    Chương I của concerto thường ở hình thức sonate allegro nhưng có đặc điểm khác với hình thức sonate của bản giao hưởng và bản sonate ở những điểm sau:
    * Có 2 phần trình bày: lần đầu do dàn nhạc biểu diễn, lần thứ hai do nhạc cụ độc tấu nhắc lại có mở rộng.
    * Trước phần tái hiện hay trước phần coda có một đoạn dành cho nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng để trổ các ngón kỹ thuật. Đoạn này gọi là cadenza, được thực hiện với phần dàn nhạc nghỉ, không diễn tấu. Theo nguồn gốc, đây sẽ là phần để nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng trên các chủ đề của chương I. Ngày nay, đoạn cadenza thường không là hoàn toàn ngẫu hứng, nhưng được các tác giả vừa là người biểu diễn viết trước. ví dụ ở Beethoven, Brahms, Paganini, Rubinstein,v.v.. Ngoài ra, đôi khi còn có một cadenza ngắn hơn xuất hiện ở chương II và thường là chương kết.


    Chương 2 thường được viết theo hình thức ca khúc đơn giản với sự thay đổi luân phiên giữa chủ đề và các biến tấu. (Ví dụ: chương II “Romanze điệu thức Si giáng Trưởng” của “Concerto cung Ré thứ” cho piano và dàn nhạc của Mozart).


    Chương 3 có thể mang hình thức rondo hay chủ đề và các biến tấu (variation).
    Ở concerto phải có sự phối hợp cần thiết giữa bè độc tấu với bè đệm để cả hai cùng thể hiện một nội dung nhất định. Có lúc dàn nhạc ngừng nghỉ để người độc tấu trổ tài nghệ; có lúc dàn nhạc lại như ngắt lời người độc tấu để nổi bật lên; cũng có lúc hai bè lại như đối thoại với nhau, hoặc hòa lẫn vào nhau.


    2. Concerto Lãng mạn :


    Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn tài năng. Họ có nhu cầu biểu diễn tài nghệ của mình với dàn nhạc. Thể loại concerto với một nhạc cụ độc tấu trở nên thành phần không thể thiếu được của một buổi diễn bên cạnh các thể loại khác như giao hưởng, ouverture, tổ khúc,.. Nhiều nhà soạn nhạc Lãng mạn cũng là các nghệ sĩ biểu diễn piano như: Weber, Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt, Brahms và Rubinstein. Họ đã góp phần đáng kể cho việc phát triển và hoàn thiện thể loại concerto. Cũng có những nghệ sĩ biểu diễn violon vừa là nhà soạn nhạc, như: Spohr, Paganini, Vieuxtemps, Sarasate, Wieniawski và Joachim đã viết những concerto tuyệt vời cho nhạc cụ chuyên môn của họ.
    Nhìn chung, concerto Lãng mạn vẫn còn giữ cấu trúc hình thức của concerto cổ điển đã được Mozart thiết lập. Nghĩa là vẫn gồm 3 chương với chương đầu được viết ở hình thức sonate allegro, sau đó là một chương chậm và chương kết. Liszt là người biệt lập chính muốn tách khỏi cấu trúc hình thức phổ cập này của concerto. Trong 2 concerto cho piano nổi tiếng viết ở cung La thứ và Mi giáng trưởng của mình, Liszt đã thử nghiệm cách xóa nhòa các yếu tố phân biệt các chương để tạo thành loại concerto một chương. Mặc dù hai tác phẩm này rất thành công, nhưng thể loại mới của ông không được mấy nhà soạn nhạc dùng đến.


    3. Concerto thời kỳ Hiện đại :


    Concerto ở thế kỷ XIX thường chỉ được xem như một tác phẩm dùng để làm cho khán thính giả phải sửng sốt trước tài nghệ điêu luyện của nghệ sĩ độc tấu. Với mục đích này, vai trò dàn nhạc như bị lu mờ và cốt chỉ để làm nền cho phần độc tấu. Tuy có những đoạn chen của dàn nhạc, dành chỗ cho nghệ sĩ độc tấu nghỉ ngơi, nhưng trung tâm của sự chú ý vẫn là ở nghệ sĩ độc tấu với kỹ thuật tinh luyện của mình. Tuy nhiên, nếu nhận xét như vậy về concerto Lãng mạn, thì cũng cần phải để ý đến một số ngoại lệ. Chẳng hạn, Brahms đã viết các giao hưởng với phần piano (hay violon) bắt buộc, hay nói cách khác, là một thành phần chính của dàn nhạc thay vì là phần độc tấu của nhạc cụ đó đối ứng với dàn nhạc; Liszt cũng có những giao hưởng thơ viết cho piano và dàn nhạc (chứ không là concerto cho piano và dàn nhạc).
    Ở concerto của các tác giả hậu Lãng mạn như: Tchaikovsky, Rubinstein, Grieg, v.v… không còn quan hệ đối giọng (antiphony) giữa bè độc tấu và dàn nhạc nữa và sự cân bằng về mức độ quan trọng của mỗi bè cũng biến mất.
    Concerto Hiện đại có khuynh hướng tái tạo lại phần dàn nhạc để giữ vai trò nghệ thuật cân bằng với kỹ thuật của nghệ sĩ độc tấu. Như vây, nghệ sĩ độc tấu không còn là trung tâm thu hút khán thính giả nữa. Và đã có lúc, thể loại concerto độc tấu gần như biến mất khỏi các chương trình biểu diễn. Trên sân khấu xuất hiện nhiều nhà chỉ huy tài danh và họ trỡ thành đối tượng thu hút khán thính giả, thay cho các nghệ sĩ độc tấu trước kia. Mà đã không có nghệ sĩ độc tấu thì không có được thể loại concerto chính thống. Trong thời gian gần đây, thể loại concerto theo phong cách Cổ điển và Lãng mạn đang có dấu hiệu hồi phục.
    Concerto Hiện đại gắn liền với tên tuổi các nhà soạn nhạc như: Stravinsky, Rachmaninov, Sibelius, Berg, Bartók và Prokofiev ở Âu châu và: Piston, Copland, Sessions, Gershwin và Barber ở Mỹ.

    Nguyễn Bách
     
  13. lamphuong

    lamphuong Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.245
    Likes Received:
    1
    Location:
    BTA - H.C.M
    Cám ơn Bác CRYSTAL01 bài viết hay quá .. không biết có sách để mình đọc thêm không Bác .. chắc phải nâng cấp rồi .
    Vài dòng spam chia xẻ với mấy Bác về thú vui nghe nhạc .. hồi trước em có quen với mấy Bác . bàn về cái vụ ngồi nghe mà cũng thấy hay , mổi người mổi vẻ Bác thì lim dim lắc lư như lên đồng , ông thì vừa nghe vừa nhâm nhi ly rựou nhỏ mà phải là Hennessy ... lảo thì bôi dầu cù là vào trái tai ... có ông chồng của cô làm cùng cơ quan về tới nhà nhảy tót vào phòng chẳng hiểu làm gì mấy tiêng đồng hồ trong đó mà ra là tóc tai bù xù (tay này em biết nhiều nhạc cổ điển lắm mà chưa khai thác được ). .. riêng em thì luôn là 1 ly cafe đá và cũng lắc lư , chân thì nhịp đùng đùng .. mổi ngưởi mổi kiểu chẳng hiểu thế nào .. không biết mấy Bác thì sao . Cái cảm giác nghe nhạc cổ điển xong nó không giống như những loại nhạc khác ... cứ như vừa bước ra khỏi phòng masage :? ... nhẹ nhàng ... bàng hoàng và vẫn còn bâng khuâng :p .. cứ nghỉ âm nhạc luôn là món quá vô giá.. phí vô cùng nếu mình không tận hưởng nó .. và không hiểu sao chỉ với 7 nốt nhạc đơn giãn mà mấy Ông đó lại có thể viết được những tác phẩm tuyệt vởi như vậy .. vài dòng vui vui với mấy Bác.
    @HST : em làm thêm cho Bác cái này EPICS của Erich Kunzel chơi mấy bài nhạc film khá hoành tráng . Không như Paul pop hóa nhạc cổ điển , ông này có vẻ ngược lại .
     
  14. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Càng học nhiều, càng biết nhiều càng thấy mình ... chẳng hiểu hả bác. :)

    Gửi các bác cái này để nghe cho vui.
     
  15. HST

    HST Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    1
    Location:
    Tân Bình - HCMC
    @bác Lamphuong: thks bác nhé. Em tò mò nếu giữa đi massage với đi nghe nhạc cổ điển bác chọn cái nào?
     
  16. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    @ Bác Lamphuong: Sách thì nhiều lắm bác ạ, đặc biệt rất hay nếu chuyên viết về cổ điển nhưng mà toàn bằng tiếng Anh, tiếng Tầu, tiếng Ý ko? Đọc ko sao hiểu nổi mà có hiểu được vài trang chắc đau vỡ đầu vì ngồi ôm chắc quyển từ điển :lol: . Bí quyết của em là cứ cho mấy cô cậu sinh viên trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, time rỗi nhiều đam mê nhạc cổ điển mượn về dịch chơi, sau đó em thu hồi lại cả bản mềm và bản cứng là ngon, , một vốn bốn năm lời mà lại nhàn cái thân.
     
  17. Kogan

    Kogan Advanced Member

    Joined:
    14/11/06
    Messages:
    557
    Likes Received:
    5
    Em thấy rằng, các khái niệm thường mang tính tương đối và theo thời gian, theo dân tộc nó bị thay đổi ít nhiều.
    Với các khái niệm, thuật ngữ âm nhạc cổ điển ở VN, do được biết đến từ khá nhiều nguồn như Pháp, ý, Đức , Nga. Ngoài ra, nhiều khi người học nhạc không thật giỏi ngoại ngữ. Người học ngoại ngữ thật giỏi thì lại không có nhiều kiến thức về nhạc v.v... Nên như bác Thanh Chi nói, khi càng đọc lắm, càng nghĩ lắm càng lằng nhằng.
    Bài của bác Crystal rất mang tính học thuật nhưng rắc rối quá :lol:
    Mấy bữa nữa rảnh, em sẽ dành thời gian lược bớt mấy cái thuật ngữ trên cho đơn giản, dễ hiểu theo hiểu biết chủ quan của em và chắc sẽ có nhiều sai sót :oops:
    VD; concerto là 1 hình thức trong âm nhạc. Nó thường được viết cho 1 nhạc cụ, đôi khi là 2 hoặc 3 nhạc cụ trình tấu( có phần đệm của dàn nhạc) nhằm thể hiện khả năng của nhạc cụ đó. Chính vì vậy, các bản nhạc thường thể hiện khả năng kĩ thuật, nổi trội so với dàn nhạc.
    Cách hiểu trên có thể dùng cho cả symphony concerto của Bela Bartok với ý nghĩa khả năng biểu hiện phong phú, kĩ thuật của dàn nhạc.
    Em có cô bạn, tên Ngọc Anh, rất yêu nhạc classic và có kiến thức đang viết về classical music cho tờ Tia Sáng. Các bác thử tìm đọc xem.
    Kính!
     
  18. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Bác cho địa chỉ điện thoại Ngọc Anh đi, em sẽ tìm đọc và cố gắng hiểu thật sâu nàng :lol:
     
  19. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    SONATA là gì ?


    Danh từ sonate xuất hiện ở Ý vào đầu thế kỷ 17, và chỉ có nghĩa đơn giản là một khúc khí nhạc nhỏ. Tuy cũng gồm nhiều chương với nhịp độ khác nhau, nhưng sonate ở thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 cũng chỉ có tính chất gần với tổ khúc (suite) nhạc múa, và được gọi là sonate tiền cổ điển (sonate thời baroque). Domenico Scarlatti (Nhạc sĩ Ý, 1685 – 1757) đã có những đóng góp đáng kể trong việc hoàn thiện hình thức sonate. Ông viết tất cả 555 sonate. Trong đó ông bắt đầu sử dụng các kiểu chủ đề tương phản, làm cơ sở cho sự phát triển hình thức sonate sau này. Cho đến Philipp Emanuel Bach (1714 – 1788), con trai của J. S. Bach, hình thức sonate có thêm nhiều tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở sự kết hợp tinh tế giữa chất trữ tình du dương và chất suy tư, kịch tính của ngôn ngữ âm nhạc. Những nhà soạn nhạc vĩ đại của trường phái cổ điển Vienne (Haydn, Mozart) cũng đã có những đóng góp quý báu cho thể loại này. Nhưng công lao to lớn nhất phải dành cho nhà soạn nhạc bậc thầy Beethoven, người đã hoàn chỉnh thể loại sonate một cách tuyệt vời, đưa hình thức này lên đỉnh cao nghệ thuật, thể hiện được một cách tài tình những tư tưởng lớn của thời đại và những diễn biến sâu sắc nhất của tâm hồn con người.
    Liên khúc sonate cổ điển là một tác phẩm gồm nhiều chương liên kết lại với nhau, trong đó mỗi chương mang tính độc lập tương đối. Ngoài ra, yếu tố cần thiết và quan trọng của thể loại liên khúc sonate cổ điển là: trong số các chương trong tác phẩm, nhất thiết phải có một chương (thường là chương I) được viết dưới hình thức sonate. Về bố cục, thể loại liên khúc sonate cổ điển thường gồm có ba hoặc bốn chương với tốc độ khác nhau:

    a. Chương I: Thường được viết ở hình thức sonate với nhịp độ nhanh, sôi nổi (nên thường được gọi là sonate allegro). Do biểu tượng và ý đồ nghệ thuật của hình thức sonate nên chương một nhằm giới thiệu tập trung nội dung của tác phẩm. Hai chủ đề phản ánh các mặt tương phản của cuộc sống, tư tưởng và tâm hồn con người. Do đó, có thể nói chương I đã thể hiện phần nào tư tưởng và quan điểm của tác giả.

    b. Chương II: Thường được viết ở nhịp độ chậm như: Andante, Adagio hay Largo. Chương II thường có giai điệu trữ tình như một ca khúc. Đôi khi, nó cũng mang tính chất suy tư hoặc bi thương (như trong Sonate số 12 của Beethoven, chương chậm là một hành khúc tang lễ – marche funèbre).

    c. Chương III: Các nhà soạn nhạc ở thế kỷ 18 (như Haydn, Mozart) thường chỉ viết sonate ba chương, riêng Beethoven đã sáng tạo ra sonate bốn chương. Trong thể loại sonate bốn chương này, Beethoven đã đặt giữa chương hai và chương cuối một chương có nhịp điệu Scherzo. Tính chất nhạc ở đây khi thì vui nhộn, khi thì hóm hỉnh, châm biếm, nó khác điệu Menuet ở chỗ không bị gò bó vào tiết tấu vũ khúc, mà có phong cách tự do và giàu sức diễn tả hơn .

    d. Chương kết: Thường có nhịp độ rất nhanh (vivace, presto). Nó có nhiệm vụ tổng kết các chương trên và nêu ra kết luận chung cho toàn bộ tác phẩm. Chương kết có thể được xây dựng trên cơ sở một điệu múa dân gian, khúc biến tấu (variation) của một chủ đề mang tính ca khúc, hoặc được viết theo hình thức Rondo. Từ thế kỷ 18 trở đi, do nhu cầu diễn đạt nội dung ngày càng sâu sắc và phong phú, nên chương kết cũng có thể được viết ở hình thức sonate. Trong trường hợp này, chương kết có vị trí quan trọng trong việc tổng kết vấn đề đã nêu ra trong tác phẩm, khẳng định một kết luận bằng những hình tượng âm nhạc tràn đầy kịch tính và sức diễn tả (ví dụ: chương kết trong bản sonate “Ánh trăng“ của Beethoven).
    Như vậy, chúng ta cần phân biệt đâu là hình thức (musical form) đâu là thể loại (musical style) khi nói về sonate. Có thể tóm tắt những điều phân tích trên đây bằng kết luận: Khi nói, “Bản sonate số 10”, đó là một thể loại âm nhạc như nhiều thể loại khác. Trong bản sonate đó, có ít nhất là một chương được viết ở hình thức sonate allegro, gọi tắt là sonate. Hình thức sonate allegro này không chỉ có trong thể loại sonate mà còn có trong nhiều thể loại khác như concerto, symphony, v.v…


    ( trích nguồn : Giai điệu xanh)
     
  20. lamphuong

    lamphuong Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.245
    Likes Received:
    1
    Location:
    BTA - H.C.M
    anh em mình già rồi chắc nên dễ tính 1 tí hả Bác HST :p .
    vụ guitar bỏ lâu rồi không biết có theo nổi Bác không .. hát hò thì tạm chơi được .
    @cd sẽ gửi cho Tranman luôn nhé.
     
  21. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    240
    Chắc là phim tên là Amadeus đó bác.
    http://vnav.vn/forum/viewtopic.php?t=18 ... ht=amadeus

     
  22. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    23
    Location:
    Hà Nội
    Bác 01-hòn là bác nào mà có nhiều nguồn cổ điển hay thế nhỉ? Những nguồn bác trích dẫn ra rất hay song đọc mang nhiều tính học thuật quá, nhiều lúc điên cái đầu. Em thấy bác viết cũng rất thuyết phục, nếu có thể, bác diễn nôm cho lũ ngọng như em hiểu thêm được không ạ?

    Đề tài của bác lamphuong rất thiết thực với những ai đang có nhu cầu bước chân vào thế giới của âm nhạc cổ điển, nhạc giao hưởng, thính phòng... Mỗi bác đến với nhạc cổ điển theo một cái "duyên" khác nhau, do đó nếu đưa ra 1 cái công thức nên nghe sonata trước hay symphony hoặc concetor e hơi khiên cưỡng.

    Có thể tùy vào cái gu thưởng thức của từng người, tùy vào tâm trạng, hoàn cảnh mà ở thời những thời điểm khác nhau khi thưởng thức nhạc cổ điển, người nghe sẽ đón nhận nó trọn vẹn nhất - đơn giản là nghe... vào nhất.

    Nhưng dễ nghe nhất theo em, vẫn là tìm đến các bản nhạc kinh điển, thường xuyên được các dàn nhạc lớn dàn dựng, các solist tên tuổi biểu diễn các hãng thâu âm lớn sản xuất. Nếu list ra đây thì, he he, lại thành hàng ngàn tác phẩm mất. Em chỉ rón rén ví dụ thôi:

    1 - Beethoven:
    - Symphony no 3, Symphony no 5, Symphony no 9
    - Sonata violin & piano no 5, no 9
    - Conertor piano
    ...

    2 - Shostakovic:
    - Symphony no 5, no 6, no 9, no 12

    3 - Mendelson:

    - Concertor violin E minor
    - The mid summer night dearm Overture

    4 - Vivaldi:

    - Concetor 4 seasons

    5 - Tchaikovski:

    - Concertor piano
    - 1812 overture
    - Concertor swan lake (I, II, III)

    6 - Sebastian Bach:

    - Concertor violin (bản nào em nghe cũng hay hết á ;- )
    - Symphony form Cantata

    7 - Malher:

    - Symphony no 5, no 6

    8 - Bizet:

    - Carmen fantasia

    Ngoài ra hàng loạt các concerto, sonata oánh số từ 1 đến... vài chục của Mozart, Chopin, Schuman, Debussy, Rachmanioff..., rất dễ nghe.

    Mỗi bản nhạc này có rất nhiều phiên bản của các dàn nhạc, nhạc trưởng, hãng thâu âm, solist... khác nhau trình bầy. Các bác càng sưu tầm được nhiều, càng phong phú, từ đấy lại chọn riêng ra cho mình cái gu thưởng thức riêng trong cái biển nhạc cổ điển này.
     
  23. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.888
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Em thấy cái CD này cũng dễ nghe nè:
    CD Audophile- Best Of Chesky - Classics & Jazz, Audiophile Test Disc Volume 3
     
  24. lamphuong

    lamphuong Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.245
    Likes Received:
    1
    Location:
    BTA - H.C.M
    Bác Chich_bong _oi rất hiểu ý của em khi lập topic này .. chỉ đơn giãn là cái sự nghe , cái phê ,cái sướng ... muốn chia xẻ với anh em ...khi cảm thấy thế rồi ... mọi cái sẽ dể dàng hơn ..em sẽ giới thiệu vài album nữa ... rồi sẽ dành chút thời gian .... chọn 1 album liên quan tới những gì anh em bàn trong topic âm nhạc này .. ví dụ như : bán SONATA của TARTINI ,mà Bác LOVING giới thiệu rất hay ,,, 4mùa của VIVALDI được chơi bằng 3guitar ...vv...để anh em có thể tiếp xúc 1 cách thực tiển hơn .... hy vọng anh em sẽ có 1 cái nhìn mới về âm nhạc nói chung và nhạc cổ điển nói riêng .
     
  25. Nacon

    Nacon Advanced Member

    Joined:
    16/11/06
    Messages:
    894
    Likes Received:
    5
    Location:
    HN
    Các bác có thể tìm mua bộ New Year concert của GNGH Vienna.

    Rất tươi sáng,dễ nghe.
     

Share This Page

Loading...