CD tổng hợp này nghe cũng hay lắm các Bác ạ ! và còn dễ nghe nữa chứ ! CD Trung Quốc em mua hơn 10 năm nay rồi .
Cây piano nhóc nhà bác chơi em đoán không nhầm thì là Yamaha U3H thì phải . Chậc em tham gia 4rum chậm quá chứ không có khi bác lại là khách hàng của em cũng nên . Em hỏi khí không phải bác sắm cây đàn đó bao nhiêu $ đấy ah Em thì rất thích CD cổ điển Argenta thu thanh live tại Kingshall, London năm 1957 : Micro Senheiser , Monitor Tannoy Canterbury - phê lắm là phê , sân khấu cực rộng , âm hình rõ ràng hiển hiện ngay trước mặt khi nghe
Em thì rất thích bản này: các bác chỉ giáo thêm cho em với nhé. CONCERTO "MÙA XUÂN" - Antonio Vivaldi Vài nét về Âm nhạc Phục hưng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hoá, khoa học nghệ thuật và văn học, âm nhạc Phục hưng đã bắt đầu những bước non trẻ từ thế kỷ XIV và chỉ đạt tới những thành tựu xuất sắc vào thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Bên cạnh nền âm nhạc tôn giáo được coi là chủ yếu của thời kỳ trước, đến thời Phục hưng, âm nhạc dân gian và âm nhạc thế tục đã có được vị trí riêng của mình, nhưng vẫn phải dựa vào cơ sở của âm nhạc tôn giáo với những hình thức, thủ pháp vốn đã rất quen thuộc với quần chúng nhân dân để thể hiện những nội dung mới. Do vậy, nền âm nhạc phục hưng đã tiếp thu có chọn lọc các thành quả tiến bộ của thời trước để phát huy, sáng tạo. Ở thời kỳ này đã có hầu hết các thể loại âm nhạc, nổi bật là kịch múa, nhạc cho đàn clavecin ở Pháp, nhạc kịch, nhạc đàn ở Ý. Đã có các phong cách phức điệu nghiêm khắc và tự do; các thủ pháp hoà âm như chuyển điệu và ly điệu; các điệu thức trưởng, thứ, nguyên, hoá; các tiết tấu đơn, phức... Sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ xuất chúng đã tạo nên những cơ sở cho mọi nhân tố âm nhạc để các thời đại sau và cả cho tới ngày nay còn phải học hỏi, nghiên cứu và sử dụng. Âm nhạc Ý thời Phục hưng phát triển rất mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các trường phái nhạc kịch nổi tiếng như Floren (Florence), Rim, Maltui, Venise và Napoli. Trong nhạc đàn, người Ý cũng đã nhanh chóng tạo được bộ mặt độc lập, tạo nên những thành quả của riêng mình. Tiêu biểu là đàn Luth với Francesco thuộc trường phái Milan; đàn Organ với Gabrielli thuộc trường phái Venise và Landino của trường phái Florênc. Đặc biệt, nhạc cho đàn violon đã trở thành niềm kiêu hãnh của âm nhạc Phục hưng Ý, với các trường phái tiêu biểu như Bolon gồm những nhạc sĩ nổi tiếng Vitali, Corelli; trường phái Padui (?) với nhạc si Tactini... nhưng nghệ thuật sáng tác và biểu diễn nổi bật phải kể đến trường phái Venise. Bên cạnh đó, các tác phẩm của nhạc sĩ Scarlatti và Vivaldi tuy không dành riêng cho violon, phạm vi hoạt động của họ không bó khung trong nước Ý và họ cũng không lập nên trường phái, nhưng đã góp phần làm cho vườn hoa âm nhạc của nước mình thêm đa dạng về màu sắc, và gây được ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của âm nhạc châu Âu. Antonio Vivaldi sinh năm 1678 tại Venise. Không những là một nhạc sĩ tài năng trong sáng tác và chỉ huy, ông còn đóng góp nhiều thành quả làm phong phú và rạng rỡ cho nền âm nhạc Ý. Cả cuộc đời, ông đã từng đi khắp nơi trên đất nước mình và cả nước ngoài, được J.S. Bach đánh giá rất cao. Năm 1741 ông mất tại Vienna trong cảnh nghèo đói http://www9.ttvnol.com/forum/images/emotion/icon_s mile_dissapprove.gif Vivaldi là người rất quan tâm đến nghệ thuật sử dụng dàn nhạc, ông không ngừng tìm kiếm, thể nghiệm hiệu quả dàn nhạc và khả năng tạo màu sắc của nó. Ông đã để lại một số lượng khổng lồ các tác phẩm, gồm 332 nhạc kịch, 23 cantate, 23 giao hưởng, 73 sonate cùng nhiều loại tác phẩm khác, nhưng thể loại ông yêu thích hơn cả là concerto. Phần lớn các concerto của Vivaldi viết cho một nhạc cụ nào đó (như Flûte, Hautbois, Fagotto, Cor, Violon, Mandoline...) độc tấu với dàn nhạc đệm. Trong khoảng 450 concerto của Vivaldi, có 28 bản là concerto có tiêu đề. Trong số này, các concerto cho violon và dàn nhạc dây mang tên "BỐN MÙA" giữ một vị trí quan trong đặc biệt. Tác phẩm gồm 4 concerto mang tên Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mỗi concerto gồm 3 chương. Nhạc sĩ đã gắn cho mỗi concerto một bản Sonnet (một thể thơ cổ của Ý) phù hợp với từng đoạn trong mỗi bản nhạc, nội dung được miêu tả rất cụ thể bằng âm nhạc. Tác giả của những bản Sonnet này không thấy đề, có thể phỏng đoán là của chính Vivaldi. Các concerto này được viết tặng "Ngài Venceslav conte de Marzin" - ông hoàng Franz von Marzin, thuộc một gia đình quý tộc vùng Bome (Tiệp). Qua chuyện này, người ta biết Vivaldi đã cho biểu diễn các concerto "Bốn mùa" phục vụ Ngài Marzin với bản in các bài Sonnet kèm theo để người nghe nắm bắt sâu rộng hơn những hình tượng diễn tả. Bốn concerto trở thành những tác phẩm hay được biểu diễn nhất của ông. Như chúng ta đã biết, Vivaldi sáng tác rất nhiều concerto. Ông đặc biệt yêu thích thể loại concerto có tiêu đề và đã viết 28 bản, trong số đó, nổi tiếng hơn cả là các concerto "BỐN MÙA", mỗi bản tượng trưng cho một mùa trong năm. Concerto "Mùa Xuân" là bản đầu tiên, nội dung sáng tác dựa trên bài Sonnet như sau: (bản dịch này do thầy giáo của tôi - thầy Đại Đồng, giảng viên Nhạc viện Hà Nội - dịch từ bản in bằng tiếng Đức) Mùa xuân đã đến trong niềm vui hội hè Bầy chim chào xuân với tiếng hát vui tươi Và những nguồn nước ngọt ngào chảy Trong hơi thở của làn gió thoảng. Đột nhiên, bầu trời sầm tối Với chớp giật, sấm rung, mùa xuân báo là mình đã tới Rồi tất cả trở lại im lặng, và bầy chim Lại bắt đầu tiếng hát thần diệu. Và sau đó, trên thảm cỏ thân yêu đầy hoa Bên tiếng rì rào êm dịu, dưới bóng cây Những chú cừu thiu ngủ bên bầy chó trung thành Góp thêm vào âm hưởng rộn rã của cảnh sắc đồng quê Các thiếu nữ cùng các chàng chăn cừu vui nhảy múa Trong rạng rỡ của Mùa Xuân http://www9.ttvnol.com/forum/images/emotion/icon_s mile_shy.gif Các quy tắc sáng tác của tác phẩm cũng là thông lệ viết concerto của Vivaldi: gồm 3 chương tương phản nhau: Allegro - Largo - Allegro. CHƯƠNG I - giọng Mi trưởng (E Major): - Allegro Hình tượng âm nhạc mà chương I mang lại như muốn diễn tả một bức tranh sinh động về vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Sự tận dụng kỹ xảo của nhạc cụ độc tấu violon kết hợp với lối diễn tấu độc đáo của dàn nhạc dây đã nâng cao tính hiệu quả của thể loại âm nhạc có tiêu đề. Cấu trúc chương I gồm 3 phần chính. Phần thứ nhất là sự trình bày chủ đề chính của chương nhạc, với hai nhân tố mang những nét tương phản nhỏ về sự hoán vị tiết tấu, phản gương, mô phỏng - (phải chăng đó chính là những manh nha của sự tương phản giữa hai chủ đề ở hình thức sonate cổ điển sau này???) Ở phần thứ hai, những đường nét giai điệu được trình bày ở phần trên bắt đầu được phát triển bằng sự thay đổi âm hình tiết tấu, chuyển điệu, ly điệu liên tiếp tạo sự bất ổn định ...đi lên cao trào, sau đó giảm dần cường độ và ổn định trở lại. Phần thứ 3 tái hiện tái hiện có thay đổi phần thứ nhất, có sử dụng phương thức mô phỏng. Trong chương này, tác giả đã sử dụng cả lối nhạc chủ điệu và phức điệu để phát triển chủ đề. Nó mang những đặc điểm của thể loại rondo thể hiện ở tính chất âm nhạc tươi vui, ở sự nhắc lại chủ đề nhiều lần. Chương I mang những nét khác biệt với concerto cổ điển, là không viết ở hình thức sonatê, tuy nhiên, với sự trần thuật những nhân tố âm nhạc tương phản, sự phát triển các nhân tố ấy và việc tái hiện lại các nhân tố ở điệu tính chính có thể coi là bước khởi đầu, là sự đặt nền móng cho thể sonate cổ điển sau này. CHƯƠNG I: 01 - Concerto in E Op. 8 No. 1 Spring Allegro (http://apomethe.dajoob.com/The%20four%20Seasons%2 0-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/01%20-%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring% 20Allegro.wma) CHƯƠNG II - giọng Đô thăng thứ - Largo Ở các concerto, chương II thương có tốc độ chậm. Chương II của "Mùa xuân" cũng không nằm ngoài thông lệ đó. Nó mang những nét tương phản với chương I và chương III trước hết ở tốc độ chậm, sau đó mới đến màu sắc điệu tính. Hình tượng âm nhạc mà chương II thể hiện cũng cùng một mục đích như chương I và chương III - tả cảnh mùa xuân - nhưng tính chất âm nhạc của chương II không sôi nổi mà rất sâu lắng, da diết; một vẻ đẹp không rực rỡ mà dịu dàng kín đáo của Mùa Xuân. Chương II viết ở hình thức hai đoạn cổ, là hình thức rất phổ biến trong nhạc đàn thời Phục hưng. Đoạn thứ nhất có thể coi là chủ đề của chương nhạc vì nó trình bày những nhân tố tiết tấu và chất liệu âm nhạc chính.. Đoạn thứ hai là đoạn phát triển. Chương II được viết hoàn toàn ở lối nhạc chủ điệu, giai điệu chính hoàn toàn do bè violon solo diễn tấu, bè dầy trầm không thay đổi trong cả chương nhạc giữ hoà âm nền, còn lại bè dây cao làm nhiệm vụ tô điểm cho bè giai điệu như một khúc hát ngân nga trữ tình. Nếu ở chương I, âm nhạc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ của Mùa xuân, thì chương II có thể coi là sự thể hiện tâm trạng trong sáng nồng hậu của con người trước thiên nhiên tươi đẹp. CHƯƠNG II: 02 - Concerto in E Op. 8 No. 1 Spring Largo e pianissimo (http://apomethe.dajoob.com/The%20four%20Seasons%2 0-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/02%20-%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring% 20Largo%20e%20pianissimo.wma) CHƯƠNG III - giọng Mi trưởng (E Major) - Allegro Vào thời Phục hưng, phong trào "Nghệ thuật mới" trong âm nhạc do nhà Lý luận Pháp nổi tiếng F.Vitry đề xướng được lan truyền và phát triển rộng rãi với những cải cách tiến bộ làm cho âm nhạc trở nên tinh tế và giàu sức diễn cảm hơn. Những người theo trường phái này "cấm đường chuyển động theo quãng 5 và quãng 8 song song, coi lối chuyển động đó gây nên sự trống rỗng nghèo nàn cho bản nhạc. Họ đề cao lối chuyển động quãng 3 song song các bè, vốn đã được dùng từ rất lâu trong âm nhạc dân gian cũng như âm nhạc chuyên nghiệp thế tục, vào những năm sau đó. Có lẽ Vivaldi cũng là một nhạc sĩ yêu thích phong trào "Nghệ thuật mới" vì trong các concerto nói chung và trong concerto "Mùa Xuân" nói riêng, chúng ta rất hay gặp lối chuyển động quãng 3 song song và cách khai thác chất liệu từ âm nhạc dân gian, nhất là ở chương III. Nhìn chung, chương III có những nét tương tự với chương I về điệu tính, tốc độ. Về cấu trúc cũng có thể chia làm 3 phần nhưng về chi tiết, chương III có nhiều khác biệt với chương I. CHƯƠNG III: 03 - Concerto in E Op. 8 No. 1 Spring Danza pastorale - Allegro (http://apomethe.dajoob.com/The%20four%20Seasons%2 0-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/03%20-%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring% 20Danza%20pastorale%20-%20Allegro.wma) Concerto "Mùa xuân" của Vivaldi thiên về tính tạo hình rõ nét. Sự tận dụng kỹ xảo của nhạc cụ độc tấu và cách khai thác hiệu quả của dàn nhạc dây đã mang lại màu sắc âm thanh đẹp, đồng thời đảm bảo việc diễn tả hình tượng âm nhạc có tiêu đề. Về cấu trúc, chịu ảnh hưởng của âm nhạc thời Phục hưng, hình thức cấu trúc các chương còn chưa định hình rõ, trừ chương II thuộc thể 2 đoạn cổ. Các thủ pháp cấu thành âm nhac dựa trên những đặc điểm của âm nhạc chủ điệu pha trộn với âm nhạc phức điệu. Nhạc cụ độc tấu cũng không hoàn toàn giữ vai trò chủ yếu diễn tấu giai điệu chính, mà chỉ trần thuật một phần giai điệu, làm nhiệm vụ dẫn dắt các nhạc cụ khác thi đua cùng diễn tấu. Welcome http://www9.ttvnol.com/forum/images/emotion/icon_s mile_rose.gif ____________________________________ Bài viết của Fleur-de-Lys (http://www.nhaccodien.info/forum/member.php?u=72)
Topic này thú vị quá em vừa sao chép hết phần kiến thức mà bác Crystal thu thập được , cảm ơn bác Crystal, bác chủ topic và các bác khác . Nhân tiện em gửi tặng các bác ảnh một số album mà em mua ban đầu vì tò mò, nhưng nghe cũng thấy thích và nay thì vì sẽ được trang bị phần kiến thức của các bác thu thập
Bản này thì rất nhiều phiên bản vì nó quá nổi tiếng , hầu như tất cả các dàn nhạc cùng các Solist tên tuổi đều thu âm vì vậy những bản thu của tác phẩm ngoài thị trường rất nhiều . Để tìm bản thu âm hay, chất lượng cao bác thử tìm bản thu của EMI do Anne Shophie Mutter chơi, chất lượng rất tốt hoặc cũng của EMI nhưng Solist khác như Salvatore Accardo thì kỹ thuật trình diễn còn có phần trội hơn. Nếu là CD của Anh Ba thì em thấy trên Tự Lập hoặc 135 vẫn còn bán.
Em hơi ngờ phong cách chơi của Anne Shophie Mutter bởi có lần em nghe bác khen em Tây này body chuẩn chứ có nói chơi hay đâu?
Nói gì thì nói, nghe gì thì nghe... ví dụ như có quá ấn tượng với phong cách đậm đà day dứt của Leonid Kogan hay Michael Rabin đi chăng nữa, khi nghe lại tiếng đàn của Mutter vẫn thấy xao xuyến bởi sự trong sáng rực rỡ... Vì thế mà những tay gian ngoan, xảo quyệt rất hay nghe tiếng đàn của chị để che giấu đi bản thân mình :lol: :wink:
Cái này hơi ko dễ nghe nhưng... em mới cóp trên mạng được Không mấy khi mà các bạn có dịp nghe và thấy các nghệ sĩ nữ của 1 dàn đồng ca hùng dũng và trang nghiêm lại sướng lên những câu như "Ôi, số phận đã đánh gục 1 chàng trai mạnh mẽ, các bạn ơi, hãy cùng tôi than khóc cho anh ta" ("since Fate strikes down the strong man, everyone weep with me!") , hoặc trong 1 cảnh vui vẻ hơn "Sự trinh trắng ngây thơ làm tạo ra tính hiếu động (như 1 đứa trẻ con) trong tôi, vẻ ngoài xuyềnh xoàng đã giữ tôi lại (khỏi những chưng diện, xum xoe hút các chàng trai). Ôi ôi ôi, (giờ thì) tôi đang bùng nổ, và đến với thế giới của mình (của tình yêu và tình dục)" ("My virginity makes me frisky, my simplicity holds me back. Oh, Oh, Oh, I am completely coming to life"). Đấy là nữ, còn nam thì còn tệ hơn, sốc xếch trong bộ quần áo la lết nhậu nhẹt, đánh bài, và suốt ngày than vãn khổ cực. Họ bắt đầu tham muốn ăn chơi của mình bằng ... "Ta thèm muốn những khoái lạc thể xác hơn sự cứu rỗi (của thánh thần). (Thánh thần ko có nghĩa gì nữa) vì tâm hồn ta đã chết, thế nên phải đi tìm "thịt" thôi" (voluptatis avidus; magis quam salutis; mortuus in anima, curam gero cutis.) ... rồi thì bắt đầu than khóc khi bi lột sạch quần áo trong quan rượu "Wafna ! Wafna ! Mày đã làm gì, số phận khốn khiếp này" (Wafna, wafna! quid fecisti sors turpissima) ... rồi lại thèm "thịt" thế này đây "Ôi. Xin chúa ban cho điều con đang nghĩ: con muốn fá sạch những xiềng xích đang trói chặt trinh tiết của cô ấy" (Vellet deus, vellent dii quod mente proposui: ut eius virginea reserassem vincula.) Thế nhưng tất cả những chuyện trên và còn nhiều nữa chính là 1 phần của tác phẩm Carmina Burana (vt-Carmina), 1 trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong thế kỉ 20 dành cho dàn hợp "sướng" và dàn nhạc. Phần mở đầu và kết thúc của Carmina có lẽ là thân thuộc với bạn nhất. Nó đc sử dụng rất rộng rãi trong mọi kiểu nghệ thuật, từ phim quảng cáo, nhạc nền show truyền hình, phim truyện, và ngay cả trong các bài nhạc khác. Nó nổi tiếng như vậy chính vì sự hùng dũng của lời ca với tiếng nhạc thúc giục làm nền phía sau. Cực kì ấn tượng. Tuy thế Carmina không chỉ có vậy, nó còn có rất nhiều đoạn với các đoạn nhạc và lời ca trữ tình, tươi vui và tất nhiên là cả những bài hát với chủ đề về nhậu nhẹt và tình dục. Lịch sử Vào năm 1847, nhà nghiên cứu âm nhạc Johann Andreas Schmeller tìm ra 1 bộ sách nhạc có tên Carmina Burana (có nghĩa là "Các bài hát của vùng Beuern") có từ thế kỉ 13. Những bài hát và thơ này mang nội dung về cuộc sống chơi bời nhậu nhẹt, bù khú, đàng đúm trai gái, tình dục, cờ bạc, và sự cùng quẫn khổ cực nói chung là tất cả mọi thói xấu. Beuern thuộc lãnh địa Bavaria nước Đức, chính là nơi đặt cung điện của triều đại Benediktbeuern (thời cai trị của nhà thờ, giáo hoàng hiện nay có tên hiệu Benedict, và ông cũng sinh ra tại vùng này). Hầu hết các bài hát trong bộ này là tiếng Latin (Ý) 1 số bài còn lại thì đc viết bằng tiếng Đức. Người ta cho rằng (và hiển nhiên rằng) những bài này do những tu sĩ lang thang theo dòng Goliards chuyên đả kích sự cai trị và những điều luật hà khắc nhà thờ. Những người này thích nhậu nhẹt, cờ bạc và tình dục hơn là thờ cúng thần thánh. Và họ đã dùng chính những lời thơ ca để tả về cuộc sống thường nhật của mình với đủ mọi tật xấu với phương châm "Ăn nhậu và hưởng thụ như ngày mai là ngày cuối cuộc đời" hoặc như chúng ta hay nói "Sống hôm nay không biết ngày mai". Trong tuyển tập này còn có cả những bài do chính các tu sinh trong nhà thờ viết để bày tỏ bức xúc. Cuối cùng vào thế kỉ 13 nhà thờ đã ra tay trừng trị nhóm nguời này, tước áo tu, truất bỏ danh hiệu, và bêu xấu. Trên đây là lịch sử của bộ thơ ca Carmina Burana gốc. Sau bao nhiêu thăng trầm thì cho đến khi tìm lại đc nó cũng ko yên ả đc lưu giữ mà 1 lần nữa lại bị lãng quên sau khi Schmeller công bố, có lẽ là do những lời văn ko hợp thời của nó. Mãi đến năm 1935 Carl Orff tình cờ đọc được và ngay lập tức bị cuốn hút. Sau khi đọc toàn bộ bộ Carmina, Carl Orff đã quyết định viết 1 bộ tác phẩm khổng lồ dành cho dàn đồng ca và dàn nhạc gọi là Trionfi bao gồm Carmina Burana, Catulli Carmina, và Trionfo Afrodita với nội dung là 1 số bài thơ và ca trong bộ Carmina. Trong số 3 bộ thì Carmina Burana là nổi tiếng nhất, nó đc trình diễn lần đầu tiên vào năm 1937 . Kể từ đấy sự nghiệp sáng tác và phong cách viết của Carl Orff đã trở nên khác hẳn, ông đã tự nhận xét rằng chỉ đến khi viết Carmina ông đã tìm ra phong cách riêng của mình. Âm Nhạc Orff đã rất táo bạo khi viết lại hoàn toàn giai điệu mới cho tác phẩm của mình chứ không dùng những giai điệu cũ trong bản gốc Carmina, chính điều này đã giúp Carl Orff đưa vào đc phong cách hiện đại của thế kỉ 20 cho 1 tác phẩm cổ. Sự đan xen này cộng với nội dung "gần gũi" của nó đã giúp tác phẩm trở nên rất nổi tiếng, dễ nghe dễ hiểu. Thực tế là các giai điệu trong tác phẩm rất đơn giản và thường đc lặp lại nhưng chính sự góp mặt của 1 dàn nhạc và đồng ca khổng lồ đã giúp tạo ra nét hoành tráng và tràn đầy giai điệu (nhưng lại đơn giản) cho nó. Đc đánh giá là chiến thuật "Tổng lực", những điểm đặc biệt của dàn nhạc và dàn đồng ca đc sử dụng trong tác phẩm gồm có: - Carl Orff đặc biệt nhấn mạnh đến bộ gõ/trống. Có đến 5 người chơi với vô số các nhạc cụ. - Sự góp mặt cùng lúc của 2 piano trong dàn nhạc cũng là 1 điều hiếm có. - Ngoài ra bộ dây cũng rất đông. - Dàn đồng ca của Carmina Burana cũng đông khác thường với sự góp mặt cùng lúc của 1 dàn đồng ca thính phòng (gồm soprano, alto, tenor, bass) và 1 dàn đồng ca thiếu nhi. - Cuối cùng còn cần phải có đến 3 nghệ sĩ vocal gồm cả Soprano, Tenor , và Baritone. Tất cả cùng hoạt động (ngoại trừ anh chàng Tenor khốn khổ chỉ đc hát 1 bài .... con thiên nga quay (tuyệt vời !)) và hoạt động hết công suất trong vòng 1 tiếng liên tục đem lại cho người nghe rất nhiều cảm xúc. Lúc thì rất hùng dũng, lúc thì lệu thệu buồn bã, lúc thì ấm áp tình cảm. Carmina Burana đc xem là rất thích hợp để dành cho giới trẻ làm quen với thể loại cantata, 1 bước đệm lên opera, họ sẽ thấy rằng cổ điển và opera ko phải là khoa học nguyên tử mà phải sợ cũng như tránh né. Cấu trúc & Sơ lược nội dung Toàn bộ tác phẩm Carmina Burana của Orff đc chia làm 3 phần chính gồm có: "Mùa xuân", "Trong quá rượu", và "Tình yêu phong nhã". Tất cả sau đó đc "đóng khung" lại bằng bài "Fortune, Empress of the World" (Thần định mệnh, nữ hoàng của thế giới). Bài này rất nổi tiếng như đã giới thiệu ở trên. "Fortune, Empress of the World" Choáng ngợp ! Ấn tượng ! Có lẽ đó là từ để tả về bài này. Fortune là 1 vị thần đc thờ ở Hy Lạp và Ý, vị thần định mệnh này cùng với bàn xoay định mệnh đã đc vẽ trong bản gốc của Carmina. Chiếc bàn xoay này miêu tả vòng quay của số phận "Regno, Regnavi, Sum sine regno, Regnabo" [tôi đang thống trị, tôi đã thống trị, tôi chưa đc thống trị, và tôi sẽ thống trị] hiểu theo tiếng Việt thì có lẽ là "tôi đang gặp thời, thời của tôi đã qua, tôi chưa gặp thời, và thời của tôi sẽ đến". Bất kì số phận của ai cũng tràn đấy éo le và những lúc "lên voi xuống chó", có lẽ đó lả ý nghĩa có nó. Bài này đã hay lại hoàn toàn phù hợp với vai trò mở và đóng lại toàn bộ tác phẩm với những sự kiện, những cuộc sống thường ngày trong những phần tiếp theo để thấy rằng cái bàn cũng như số phận của con người luôn quay, luôn thay đổi. Và để thể hiện sự tréo nghoe của số phận này, nó đã bắt đầu với dàn đồng ca của chúng ta gần như gọi là "gầm thét" cho đến 1 mức độ không thể nghe nổi nữa, còn dàn nhạc thì chơi cật lực, tiếng trống hùng hục. Cuộc đời và số phận của chúng ta trắc trở thế đấy các bác ạ. "Springtime" [Mùa xuân] Phần nội dung thứ nhất của Carmina đón chào sự xuất hiện của mùa xuân. Một niềm vui rạng rỡ, nhẹ nhàng và hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người. Xuân đến mang theo gió xuân, hoa lá đua nhau nở, sắc màu lan trải khắp mọi nơi. Những những chú chim đua nhau hót, cô gái nô đùa nhảy múa, mong chờ tình cảm từ những chàng trai. Báo cáo là tình hình rất là đẹp ạ . "In the Tavern" [Trong quán rượu] Có lẽ sung sướng lạnh phúc quá đâm ra lại sinh tật. Khi những cô gái đã đi nghỉ ngơi sau bao nhiêu buổi hội hè nhảy múa thì cánh đàn ông bắt đầu .. nhậu. Giọng ca baritone người Anh Thomas Allen quá đỗi hay của chúng ta bắt đầu xuất hiện với lời ca miêu tả sự khổ cực thiếu thốn của cuộc sống và họ chỉ còn cách đàng đúm nhậu nhẹt trác táng để xoa đi những phiền muộn. Nhậu nhẹt rồi thì đánh nhau, bài bạc, rồi thì lại nhậu nhẹt. Tất cả mọi người ai cũng nhậu, trắng nhậu, đen nhậu, khôn nhậu, xxx nhậu, trẻ nhậu, già nhậu, người này nhậu người kia cũng nhậu ... các bác cứ cho bất kì danh từ, chủ từ nào vào trước chữ "nhậu" thì cũng có cả ạ, túm tóm lại là tất cả mọi người (trừ tdev). Trong phần này còn có sự xuất hiện (và cũng là duy nhất) của 1 bài dành cho Tenor, bài "Con thiên nga quay" (quay để ăn í ạ) hehe 1 bài cực kì vui và hay nói về tâm sự của con thiên nga với số phận hẩm hiu bị bắt, quay đỏ hỏn trên lửa để phục vụ cho đám dân nhậu. Giọng tenor trong bài này cực kì khỏe, tdev cũng đã có lần bảo với bạn rằng "tôi thực sự cảm thông với vợ con anh chàng Lopardo này, về nhà mà thét 1 tiếng chắc hồn vía bay hết lên mây" . Courtly Love" [Tình yêu phong nhã] Nói là phong nhã nhưng cũng tầm thường lắm ạ. Phần này như tựa đề đã nói, nội dung chính là nói về tình yêu trai gái, những thèm muốn cá nhân (của 2 người và giữa 2 người mà ko tiện nói ra ). Chàng trai thì mong chờ 1 nụ hôn, thèm muốn đc ở gần cô gái. Cô gái cũng ko thua kém luôn ngóng chờ chàng trai mong ước của mình. Có lẽ vì lễ nghi và phép tắc ngày xưa mà họ đã ko đc bộc phát ham muốn của mình. Vâng ạ, tác phẩm này là dùng để nói về sự nổi loạn, do đó "ngưu tầm ngưu , mã tầm mã". Trai gái đến đc với nhau, vất bỏ toàn bộ sự e dè, quê mùa, khép nép của mình để đến với tình yêu rực cháy, hừng hực trong người. Đến đoạn cao trào rồi thì chả ai cần e thẹn gì nữa vì ko thể nào chịu nổi đc nữa "đến đây em, nguoi yêu, đến đây mau lên, đừng để anh/em chết vì chờ " ... và rồi thì tất cả cùng đồng thanh (trừ tenor khốn khổ của chúng ta) ..... Oh! Oh! Oh! Ôi ôi ôi totus floreo, Anh/em sắp nổ tung ra đây iam amore virginali Đây tình yêu đầu đời của tôi totus ardeo, Anh/em như đang rực cháy bên trong novus, novus amor tình yêu, 1 tình yêu mới est, quo pereo. nó chính là thứ anh/em sẵn sàng chết để có đc ! Tầm thường quá trong thời đấy phải ko ạ, nhưng các bác hiểu cho, tình yêu nó luôn thế ạ . "Fortune, Empress of the World" Rồi thì vòng quay của số phận lại tiếp tục quay mà ko ai biết điểm kế tiếp là gì. Đó là cuộc sống. Buổi trình diễn & Những nghệ sĩ trình bày Soprano: Kathleen Battle Baritone: sir. Thomas Allen Tenor: Frank Lepardo Chỉ huy: Seiji Ozawa Chỉ huy dàn nhạc Seiji Ozawa người Nhật đã có 1 buổi để đời với rất nhiều lời khen ngợi. Ông chỉ huy dàn nhạc Berliner Philharmonikar danh tiếng, họ đã chơi rất rất hay, đặc biệt là bộ gõ/trống, yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm này. Soprano Kathleen Battle đối với nhiều người chính là lí do để xem tác phẩm này, hãy xem bà trình diễn 2 câu cuối chỉ vỏn vẹn 30 giây của phân khúc "Dulcissime" đoạn cuối phần "Tình Yêu" bạn sẽ đủ hiểu tdev nói gì (và 1 nghệ sĩ violin trong chính dàn nhạc nghĩ gì khi cứ cười tủm tỉm như thế ạ), hay mà ko biết nói thế nào, chỉ biết sướng mà cười. Baritone Thomas Allen với khuôn mặt giọng ca Anh ko để đâu hết Anh cũng đã có 1 buổi trình diễn rất ấn tượng, tdev đã nghe rất nhiều Carmina và thấy rằng giọng ca trẻ oai phong thẳng thắn của Thomas Allen chính là điểm khác của lần trình diễn này với các lần khác. Frank Lopardo "the" Tenor tội nghiệp của chúng ta thì như có nói lúc nãy ... quá chuẩn và khủng. Dịp kế tiếp khi giới thiệu La Traviata của Verdi các bác và các bạn sẽ có cơ hội gặp lại Lopardo với vai Alfredo (giãi nghĩa: có cơ hội hát nhiều hơn ) thời điểm 5 năm sau lần trình diễn Carmina này, nhìn khá khác nhưng giọng thì khiếp như xưa. Dàn đồng ca Shenji-kai của Nhật có lẽ tạng người bé nên tiếng không đc hay như của nước ngoài nhưng phải nói rằng họ đã trình diễn rất tốt. Nếu để đem so sánh buổi trình diễn này với những buổi khác thì tdev thấy rằng cho dù dàn hợp sướng khó có thể so sánh đc tuy thế dàn nhạc Berliner cùng với bộ 3 vocals lừng lẫy có lẽ đã tạo nên chuẩn mực trình diễn cho tác phẩm này. Video buổi biểu diễn. (đã thu nhỏ) Lời kết Một tác phẩm không thể không biết đến ! Và buổi trình diễn này là 1 buổi không thể không xem qua. Thật tình là tdev đã rất phấn khích va háo hức đc giới thiệu đến các bác và các bạn, tuy nhiên gặp 1 số khó khăn bất ngờ nên bài viết cứ phải viết đi viết lại. Nhưng cũng trong thời gian vừa qua cũng đủ để tdev thực hiện bổ sung SubTitle cho video này nhằm giúp mọi người theo dõi libretto và ý nghĩa của nó đc dễ dàng hơn, từ đó sẽ có nhiều cảm xúc, thích thú , và yêu cổ điển (cũng như jazz ) hơn.
Dễ thôi bác, khi có ai hỏi: " Bác nào có đĩa cổ điển không dùng" bác cứ trả lời: "không phải em, không dùng em cũng không cho "
em buồn cười nhất là một số bác cứ nghe những loại đĩa "thuốc" có trích vài đoạn cổ điển hoặc vài đĩa cổ điển cóp loại cho...trẻ con nghe để phát triển thông minh và cứ khăng khăng rằng dàn mình thể hiện tốt lắm, thật lắm nhạc các loại nhạc cụ. Hỏi bác nghe thật cổ điển bao giờ chưa và được đáp "chưa, nhưng tao thấy nhạc cụ thật lắm"
Cóc hiểu gì cả!!! Thấy thế nào thì bảo vậy chứ có sai đâu? 1 đoạn cũng có thể biết được như thế nào mà!!?? hay phải nghe hết các chương thì mới biết dàn mình nó kém thế nào? Đứng trên góc độ nghe để thử máy thì theo em chỉ cần 1 đoạn thôi ah! Còn các đĩa mà bác bảo là "thuốc" kia đang là cầu nối đơn giản nhất giúp những người chưa thích và chưa nghe nhạc cổ điển đến với nhạc cổ điển đóa ah! Có gì không phải mong bác bỏ quá :wink:
Cái này thì đc liệt vào dạng cổ điển hay cho trẻ con hah các pác, nhưng tai em nó thấy hay là đc, dễ nghe :lol:
Sweet Dreams For Children Of All Ages. Mặc dù ghi là đĩa dành cho trẻ em nhưng đẳng cấp của người kéo cello thì cũng ở hàng Top của thế giới, và các bản nhạc được chọn trong album này cũng không hề trẻ con chút nào. Người lớn nghe cũng thấy phê lắm.