Cám ơn Bác Khaiaudio chia sẻ cảm xúc thời xưa đó. Giọng văn của Bác mộc và chậm rãi như âm thanh analog. Em lại muốn được cafe cùng Bác. Kính,
Sao bữa nay viết có bấy nhiêu thôi quý ngài TA. Cái chân đau sắp khỏi hẳn chưa, để còn đi B'lao chơi chứ.
không biết nói gì hơn - tâm trạng theo bài viết của bác cũng đưa em về với thời gian xưa cũ . không trật lấy 1 li , hoàn cảnh ấy em cũng đã trãi qua ... nếu có đi đâu về - ghé qua chổ em chơi nhé
Hum qua em ghé ngang thấy có Bác nào gởi ở đó cặp AR3 mới lắm! Về nhà cứ vật lên vật xuống! Khổ thật! :lol:
Những hoài niệm thời thơ ấu Ngày hôm sau, bác tôi rủ tôi vào rừng câu cá. Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị hành trang gồm cần câu, dao rừng và một ba lô các thứ linh tinh, bác tôi bảo chúng sẽ hữu dụng trong rừng. Con đường ra sông rất xa, chúng tôi mải miết đi qua các sườn đồi cỏ tranh lúp xúp, những đợt gió thổi qua làm chúng uốn lượn, như những đợt sóng hùng vĩ nối đuôi nhau chạy xa tít tắp. Chợt một khung cảnh hiện ra trước mắt tôi như trong truyện cổ tích. Giữa cánh đồng đất đỏ tươi rói, ngôi nhà nhỏ xinh xắn bên trên có ống khói đang nhả những dải lụa xám lên bầu trời màu ngọc bích thanh bình. Bác tôi bảo: -Đây là điền trang của ông Xu-Tiêng, một người dân tộc CHÂU MẠ lai PHÁP, có lẽ bác cháu ta phải nghỉ lại đây trước khi đến sông mất. Người chủ điền trang chạy ra đón chúng tôi trong tiếng chó sủa đinh tai nhức óc. Đó là một người đàn ông ngoài 50 nhưng vẫn rất cường tráng với làn da nâu đồng, bộ râu quai nón bạc phơ. Tôi chợt nhớ đến HEMINGWAY và câu chuyện về ông già trên biển cả. Tại điền trang của ông Xu-Tiêng, tôi được ru vào giấc ngủ bởi giọng ca ELVIS PHƯƠNG, Jo-Marcel...phát ra từ đầu băng cối AKAI M-8, và bởi men rượu của thứ rượu lạ đựng trong chai dẹp whiskey cũ, mà tôi cứ bị ép uống cho bằng được, "để mau thành người đàn ông" như lời ông ta nói. Giữa cái yên lặng gần như tuyệt đối của bốn bề núi rừng, chỉ có tiếng xình xịch của máy phát điện và âm nhạc, tôi biết mình sắp bước vào một cuộc phiêu lưu mới, đầy mạo hiểm và cũng không ít điều kỳ thú.
Phố núi cao phố núi đầy sương Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn Anh khách lạ đi lên đi xuống May mà có em đời còn dễ thương Em Pleiku má đỏ môi hồng Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông Nên tóc em ướt và mắt em ướt Nên em mềm như mây chiều trong Phố núi cao phố núi trời gần Phố xá không xa nên phố tình thân Đi dăm phút đã về chốn cũ Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng Xin cảm ơn thành phố có em Xin cảm ơn một mái tóc mềm Mai xa lắc trên đồn biên giới Còn một chút gì để nhớ để quên Còn một chút gì để nhớ để quên đoạn bài hát này gợi nhớ đến lần em đi tuần trăng vỡ mật :lol: đi từ Sài gòn đến Nha Trang rồi lên Đà Lạt.bác tài xế kiếm đâu ra CD Khánh Ly nghe mới hay làm sao,đây cũng là lần đầu em biết đến hoa cúc quỳ đẹp đến mê hồn. cám ơn bác Khải về những bài viết đầy cảm xúc
Mới gần bốn giờ sáng, tôi đã bị đánh thức dậy bởi tiếng lịch kịch của những người nhà đang chuẩn bị cho ngày làm việc mới. Không thấy bác tôi nằm bên cạnh, tôi lò dò bước xuống bếp, đã thấy bác tôi và ông Xu-Tiêng đang ngồi đó từ bao giờ. Hai người đang chuyền tay nhau chiếc tẩu thuốc nặng trịch. Tôi ngồi xuống cạnh bác tôi, ông Xu-tiêng lấy cho tôi một quả bắp nướng nóng hổi, xoa đầu tôi và nói giọng lơ lớ: -Tướng này mai mốt sẽ lấy phiêu bạt giang hồ làm nhà cho mà xem. Chợt ..."huỵch...ẳng ẳng...", một con cọp khá lớn nhảy qua dãy hàng rào lưới B40 cao hơn bốn mét, vồ ngay chú chó đang ngái ngủ nơi cửa bếp. Nó ngoạm con chó tội nghiệp rồi nhảy ra một cách nhẹ nhàng, biến mất trong bóng tối. Những chú chó hung dữ khác cũng hoảng vía, cụp đuôi vào bụng rồi lếch thếch trốn trong gầm giường, miệng rên ư ử. Ông Xu-Tiêng bảo con cọp ấy ăn quen nên dạn dĩ lắm, thường xuyên mò ra bắt gia súc và không quên dặn chúng tôi phải cẩn thận khi vào sông câu cá.
Mặt trời ló dạng sau đỉnh núi, chúng tôi tiếp tục lên đường trong tiếng chích chòe than lảnh lót trên các tàng cây. Qua những cây cầu bằng thân cây bắc qua các con suối nhỏ, những con dốc dài tít tắp, đã đến dòng sông.Đó là một nhánh thượng lưu của con sông Đồng Nai hung hãn. Nó uốn lượn qua những thung lũng vách dựng đứng, qua những gềnh đá lởm chởm, tạo ra vô số con thác nhỏ ngoạn mục. Bác tôi dẫn tôi men theo trảng cỏ thoai thoải xuống bờ sông, tôi liên tục giật mình thon thót vì những con kỳ đà mốc thếch, nghe tiếng động bỏ chạy xoành xoạch xuống mép nước, hay những con chim mỏ nhát vỗ cánh bay mất hút khỏi tầm mắt. Ngồi trên một thân cây đổ ra giữa sông, bác tôi bắt đầu buông cần. Mồi câu là một loại lá cây nhỏ hái dọc đường đi. Cá ở đây nhiều vô số kể, chưa đầy mươi phút, bác tôi đã kéo lên một con cá rất lớn sau một hồi kịch liệt giằng co với nó. -Con này gọi là cá "me", thịt rất ngon, nhất là cái đầu đấy. Bác tôi giải thích như vậy. Tôi được giao cho việc đi bứt dây rừng xỏ những chú cá thành một xâu dài. Đến xế trưa, tôi bắt đầu lo ngay ngáy, chẳng hiểu thế nào mà bác cháu tôi khiêng nổi số cá này về đây?
Trời oi bức lạ thường, những đám mây nửa đen nửa trắng ở cánh rừng phía tây đang đùn lên rất nhanh. Đâu đó ở xa xa có tiếng lục bục nho nhỏ. Bác tôi chợt thu cần câu và nghe ngóng: -Không xong rồi, phải rút nhanh thôi. Lũ rừng đấy. Nói rồi ông khoác ba lô lên vai, một tay cầm dao, một tay lôi tôi chạy thục mạng lên sườn đồi. Tôi ngoái lại tiếc rẻ: -Thế đống cá thì sao hở bác? -Không kịp đâu cháu à, đành bỏ lại thôi. Tiếng động ở phía xa đã trở thành tiếng ầm ì như sấm rền. Từ trên cao tôi thấy chỗ chúng tôi ngồi câu cá lúc nãy biến thành biển nước ngầu đỏ, cơn lũ cuốn phăng những thân cây to, nhấn chìm vào dòng xoáy như các miệng phễu khổng lồ. Sét đánh chớp lòa và đanh như xé vải, cơn mưa dông trút xuống ào ạt khiến chúng tôi ướt như chuột lột. Hai bác cháu núp mưa dưới tảng đá hoa cương, cái cạnh nghiêng nghiêng của nó như một mái hiên, phủ đầy dây leo lòng thòng, đã giúp chúng tôi lấy lại chút hơi ấm qua cơn mưa rừng lạnh buốt.
Cơn mưa dông đến chớp nhoáng như thế nào, thì nó kéo nhau ra đi cũng nhanh như vậy. Bầu trời xanh lại hiện ra sạch sẽ như có ai vừa quét dọn. Trên đường trở về, dòng suối nhỏ hiền hòa ban sáng giờ réo lên sùng sục, cây cầu bằng thân cây ngập hơn mét nước, tạo thành một cái đập chắn các loại rác rến và cành cây mục trong rừng. Bác tôi bảo nếu đi một mình thì ông có thể liều bơi qua, nhưng lại có tôi nên đành chờ nước rút cho an toàn. Bóng đêm sập xuống rất nhanh. Bác tôi đỡ tôi trèo lên cây SONG MÃ bên bờ suối, leo mãi đến cái chạc ba chót vót trên cao. Tôi thò tay tính khều sợi dây màu trắng bạc, dèm dẹp vương ở khóm râu rồng bám trên thân cây(bây giờ nhớ lại, tôi thấy nó giống sợi dây loa NORDOST lắm). Bỗng "Phập", bác tôi rút dao chặt sợi dây đó đứt làm đôi,nó rơi xuống mặt đất và liên tục quằn quại. Ông xuýt xoa: -Tý nữa tiêu cháu tôi rồi, con BẠCH XÀ này cắn thì có mà hoại thư. Để cho an toàn, bác tôi rút dây rừng cột tôi vào thân cây, rồi ngồi phía dưới trông chừng. Ve rừng kêu như ma tru quỷ khóc. Những con heo rừng đi ăn đêm ủi sột soạt dưới gốc cây. Tôi sợ đến nổi không chợp mắt được một giây nào dù đã mệt mỏi ê ẩm. Bỗng ..."boong krỏi...boong krỏi..." tiếng chim đêm kêu đâu đó xa xa. Bác tôi khều nhẹ: -Suỵt, cháu ngồi cho chắc nhé, cọp đấy. Tiếng chí chóe của các chú heo rừng non im bặt. Giây phút chờ đợi chúa sơn lâm thật rùng rợn...tôi cứ ngỡ thời gian không bao giờ trôi qua nữa. Rồi nó cũng đến, tôi nghe tiếng soạt...soạt, qua ánh trăng hạ tuần nhàn nhạt, con cọp vằn vện tỏa ra mùi khét lẹt hiện ra từ sau bụi dây mây. Nó bắt đầu gầm gừ, nghe như tiếng máy cày MARSEY FERGUSON của ông Xu-Tiêng khi đạp ga vượt qua mô đất. Tôi nhớ trong truyện Đất Rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, nhân vật AN đã hét lên một tiếng thật to, làm con cọp giật mình bỏ chạy, nhưng tôi không thể nào mở miệng nổi để hét như vậy. Dường như nó đã đánh hơi ra chúng tôi, nó bắt đầu dựng đứng lên quào quào vào thân cây chúng tôi đang ngồi. Con cọp phóng lên cây theo cái cách của những chú mèo con hay đùa nghịch, nhưng chưa tới nữa thân cây nó đã bị tuột xuống, hóa ra cọp vẫn có thể trèo cây, nhưng không giỏi. Nó quanh quẩn một hồi lâu rồi bỏ đi, tôi nghĩ có lẽ nó tìm những con heo rừng sẽ dễ có một bữa tiệc ngon lành hơn hai bác cháu chúng tôi chăng? Chúng tôi ngồi mãi trên cây đến khi chim chóc hót vang lừng, mặt trời cũng vượt qua ngọn cây bên cạnh. Phía đầu cầu bên kia có tiếng động cơ nho nhỏ, rồi một chiếc LAND ROVER màu xanh olive với bánh xơ-cua gắn trên nắp Ca-pô hiện ra, ông Xu-Tiêng bước xuống xem xét cây cầu đã lộ ra do nước rút đi. Bác tôi tuột xuống trước và gọi: -Hú...hú...chúng tôi ở đây này! Ông Xu-tiêng đã tìm thấy chúng tôi, cười ha hả: -Tôi biết anh bị dính cơn lũ, tính vào cứu nhưng không thể nào qua suối được, đành chờ đến sáng thôi! Bác tôi kể lại chuyện con cọp ban tối, ông Xu-tiêng khen: -Chàng trai này cũng gan quá, không sợ ông ba mươi à? Tôi xấu hổ vô cùng, vì lúc đó thiếu điều chết cứng trên cây vì sợ. Buổi chiều hôm đó, ông Xu-tiêng đánh xe chở chúng tôi về thị trấn. Chiếc LAND ROVER lao trên con đường cao nguyên đâm thẳng vào mặt trời hoàng hôn đỏ lựng, trong cảnh vật và bầu trời tím ngắt. Bất giác tôi nhớ lời một bài hát tôi được nghe ngày hôm kia tại nhà ông già người dân tộc thiểu số vui tính: Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta Đời hằng mong thoát đi, đi khung trời xa Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm. Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm. Mặt trời không muốn sáng soi cho ta thấy nắng lên trong đêm dài, cho đời ta ấm áp. Nụ cười ta đánh rơi mất khi còn thơ, Chỉ còn hiu hắt trên đôi môi hững hờ. Từng niềm tin vỡ tan, bước xa mộng mơ. Mặt trời đen vẫn xua bóng đêm nhẩn nhơ Nụ cười chưa vang tiếng sao nghe nước mắt thấm lên đôi vai gầy.Ôi! buồn đau biết mấy. Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta. Đời hằng mong thoát đi thấy khung trời xa. Cuộc đời như thú hoang lang thang về đêm. Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm. Đời buồn mong quên hết, ta mong quên hết. Vứt đi bao âu sầu luôn tìm nơi nương náu. Sao ta vẫn thấy mặt trời đen, đen như mực. đen như đêm ma quái. Sao ta vẫn thấy mặt trời đen, đen như mực. đen như đêm ma quái.
Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng nhớ người Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi Sông này đây chẩy một giòng thôi Mấy đầu sông thẵm khóc người cuối sông Nhớ xưa em chưa theo chồng Mùa Xuân may áo áo hồng đào rơi Mùa Thu em mặc áo da trời Sang Đông lại khoác lên người áo hoa Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau Thôi thì em chẳng còn yêu tôi Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng Thôi thì thôi mộ người tà dương Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi Nhớ xưa em rũ tóc thề Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay Đợi nhau tàn cuộc hoa này Buồn như cánh bướm đồi Tây hững hờ Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng ngủ say Thôi thì thôi để mặc mây trôi Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan Thôi thì thôi chỉ là phù vân Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi Chim ơi chết dưới cội hoa Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà Mai ta chết dưới cội đào Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu. Xin chúc bác giữ mãi những ký ức tuyệt đẹp đó.
Biết đâu là thế nào cơ, chắc chắn bác sẽ khổ và sẽ khổ sở đến cùng cực của cuộc đời như một người nghiện ken đang đói thuốc và đang vật vã từng phút, từng giây một. Sống không được và chết cũng hỏng xong. Hãy nhìn xuống chân để lắng nghe nỗi bất bình Văng vẳng không xa trong túp liều tranh đơn sơ của đôi vợ chồng già nhà hàng xóm, tiếng hát ca sỹ Evis Phương chợt ngân nga trong đêm từ cái cát sết cũ kỹ, trách người, trách đời và hình như cũng đang tự trách bản thân mình !
Hy vọng sẽ có dịp ghé bác chơi biết đâu sẽ được "khổ" như bác Regular bảo vậy.[/quote] chẳng cần hy vọng chi hết - chổ em dể ợt hà - bác đừng nghe lời mấy cha ...ba xạo kia ... muốn đãi bác 1 ly cafe ...
a cám ơn bác về bức ảnh hoa cúc quỳ và bài thơ em ngoài bắc không có những cảnh hoa vàng cả thung lũng như thế được. @em nhớ mang máng là bài thơ này hình như đã được phổ nhạc thì phải :?:
Bài thơ này của tác giả Phạm Thiên Thư, sau đó bác Phạm Duy phổ nhạc. Em thì thích nhất câu : Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi Rất bí ẩn, chỉ có tác giả mới biết mà thôi.