Vì sao những đề mục nhạc cổ điển dễ tàn ?

Discussion in 'Âm nhạc' started by uotmi_01, 20/3/06.

  1. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Re: Vì sao những đề mục nhạc cổ điển dễ tà

    Có nhiều kiểu nghe nhạc:
    - Đọc review thấy bản nào người ta (những nhà bình luận âm nhạc đáng kính) bảo là hay, thì kiếm về nghe (có khi chẳng thấy hay gì cả, nhưng cũng có khi thấy hay). Sau đó, kiếm sách đọc về tên tuổi tác giả, lịch sử, dàn nhạc do mến mộ, và tìm hiểu kỹ càng về bản nhạc mình ưa thích, rồi chia sẻ với mọi người cảm nhận của mình. Số người có thời giờ làm việc này ít.
    - Nghe chỉ để thưởng thức: khi bạn yêu, thật khó tả cảm giác yêu. Khả năng cảm nhận, và khả năng mô tả cảm nhận của mình là hai loại khả năng hoàn toàn khác nhau. Nhiều người cảm nhận được, nhưng không mô tả được. Cho nên chủ đề này vắng là vậy. Chứ không phải ít người quan tâm.
    Nhưng nói gì thì nói, âm nhạc vẫn có đẳng cấp. Và việc cảm nhận âm nhạc cũng vậy. Nói đến đẳng cấp thì sẽ dễ gây tự ái cho nhiều người, nhưng tôi thấy là chẳng có gì phải tự ái. Bạn cứ hình dung thế này. Thuở nhỏ, bạn chỉ nói được những câu đơn giản, lớn lên bạn nói được những câu phức. Thuở nhỏ, tôi mê tiểu thuyết. Tôi đọc nhiều đến nỗi sau này, tôi chỉ cần đọc một vài chương đầu, là hình dung được kết cấu truyện, và dự đoán được câu chuyện sẽ kết thúc thế nào. Thế là tôi chán không đọc tiểu thuyết nữa, chuyển qua đọc thứ khác chứa đựng nhiều bất ngờ hơn.
    Nghe nhạc cũng vậy. Pop là thể loại nhạc đơn giản, dễ cảm nhận, nên nó rất phổ biến. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy là giai điệu pop quá đơn giản và nhàm chán. Hi hi... chính vì vậy bạn luôn đòi hỏi sáng tác mới.
    Và rồi dần dần, bạn sẽ tự nhiên có đòi hỏi thưởng thức những bất ngờ của sự phức tạp => cái này thì cổ điển có thể xem là kho tàng bất tận để bạn khám phá, mà không bao giờ sợ nhàm chán vì sự trùng lặp....
    Nói như thế, có nghĩa là bạn không cần tập nghe cổ điển. Một ngày nào đó, nhạc cổ điển sẽ đến với bạn, một cách rất tự nhiên. Và có thể, nó chẳng bao giờ đến với bạn, thì cũng không sao. Vì cuộc đời, cũng như cái sự nghe, có trăm, ngàn ngã rẽ... Nếu bạn đang cảm thấy nghe pop là hay nhất, thì chẳng có lý do gì để bạn không nghe pop... Tôi thấy cổ điển hay, vậy tại sao tôi lại không nghe cổ điển?
     
  2. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    36
    Location:
    nowhere
    Khiếp quá!
    Bác Iron này rớt từ Heavy xuống thẳng Classical ư? :roll:
    Bái phục!
     
  3. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Những gì tồn tại thì hợp lý. Những gì hợp lý thì tồn tại. Pop, rock, jazz, blue, classic... đều hay cả
     
  4. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Classical music


    Trong khi nhạc trẻ ngày càng thịnh hành và phát triển vô hạn độ, đồng thời không còn chuẩn mực của cái hay, cái dở, bạn có bao giờ nghe và suy nghĩ về nhạc cổ điển - một dòng nhạc có thể được coi là cổ nhất và cũng quan trọng nhất, là cội nguồn của những thể loại nhạc khác !?

    Hãy cùng tham gia và phát biểu những suy nghĩ của riêng bạn về Classical music tại đây: http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=687 ! Những thành viên của HAO đã và vẫn đang tiếp tục tranh luận và nêu cảm nhận về vấn đề này.



    Bài viết của Hoàng Phương Hạnh :

    Tôi là người thích nhạc cổ điển, thích chơi Piano, nhưng nhiều lúc tôi cảm thấy mình không có nhiều kiến thức cơ bản về nhạc cổ điển để bàn luận về loại nhạc này. Mong có dịp được học hỏi từ các bạn.

    Ở chỗ tôi mọi người yêu thích nhạc cổ điển một cách kì lạ, thậm chí có cả những chương trình giáo dục nhạc cổ điển cho trẻ em lớp một. Tôi rất thích các Dạ khúc của Chopin, có một vài lần tập qua một số bản nhưng rất khó thể hiện vì giai điệu, bè, phối hòa âm rất phức tạp và hết sức tinh tế. Càng tập nhạc của Chopin càng nhận ra sự non nớt, thô sơ, xù xì như một khúc gỗ chưa được đẽo gọt của mình, càng cảm thấy còn lâu mình mới trưởng thành. Đặc biệt, đánh nhạc của Chopin ban ngày và ban đêm thấy hoàn toàn khác biệt. Ban ngày, cùng một bản nhạc ấy nhưng thấy trong lòng êm ái , dường như mọi xô bồ của đời thường tan biết hết, nhưng nếu đánh bản nhạc đó vào ban đêm thì lại thấy nhớ nhà một cách da diết, thấy ám ảnh bởi những kỷ niệm xa xưa, nhiều khi thấy run rẩy bởi những xúc cảm không nói nên lời.

    Dạo Đặng Thái Sơn biểu diễn ở Nhà hát Lớn mình có đi nghe. Khi ấy mình còn bé lắm, nhưng vì cả nhà đi, nên cả 3 đêm mình cũng đi cùng. Nhớ lại, đêm thứ nhất vừa nghe thấy nhạc là ngủ ngay, đêm thứ hai ngồi nghe lắc lư, đến đêm thứ ba thì mình đã ngồi há hốc mồm mà nghe, rồi yêu nhạc Chopin từ đó. Thú thật, nhiều lúc không hiểu lắm, nhưng cảm thấy bị cuốn hút như thôi miên, thật khó diễn tả thành lời.



    Bài viết của Ngô Văn Sáng:

    Đọc bài viết của chị, em cảm thấy xấu hổ bởi vì kiến thức về nhạc cổ điển của mình quá hạn hẹp. Em chưa nghe nhiều nhạc của Chopin, lại cũng không biết chơi nhạc, nên em thấy rất vui khi được biết những cảm xúc của chị. Em thì từ trước đến nay chỉ nghe nhiều nhạc của Beethoven vì bố em là người rất thích nhạc của Beethoven. Hồi nhỏ, em nhớ cứ đến bữa ăn tối là bố em lại bật giao hưởng. Lúc đầu em nghe thấy buồn ngủ, giống y như chị, rồi dần dần thì thấy hay và thích Beethoven từ lúc nào cũng chẳng rõ. Em thấy là hình như nếu mình chịu khó tìm hiểu về lịch sử bản nhạc, hoàn cảnh sáng tác, và nếu có được kiến thức về âm nhạc như chị chẳng hạn thì sẽ dễ cảm nhận hơn. Có gì xin được chị chỉ bảo thêm.



    Bài viết của Bùi Linh Ngân:

    Tôi phải công nhận những lúc cần sự yên tĩnh thì không gì bằng nghe nhạc cổ điển. Tôi thích nhạc của Vivaldi và Beethoven. Nhạc của Bach khá là hay. Nhưng bản mà tôi thích nhất vẫn là: "Carmen" - Bizet. Tuyệt vời! Có lẽ do tôi thích những tiếng nhạc vui vẻ nên Carmen hợp với tôi hơn cả. Dù sao thì nhạc cổ điển vẫn là loại nhạc không thể thiếu đối với tôi, đôi khi còn quan trọng, hơn cả Rock nữa. Carmen làm lu mờ tất cả những bản nhạc khác của Bizet.



    Bài viết của Phan Thu Hà :

    Tớ cũng mê nhạc cổ điển lắm, dù rằng cũng chẳng có kiến thức gì, mà cũng không nghe một cách hệ thống. Carmen thì tớ cũng mê mẩn, mấy năm rồi. Nghe liên tục mà lần nào cũng bị cuốn hút, cũng thấy hào hứng vô cùng. Bạn thân của tớ mê nhạc cổ điển kinh khủng, nên mình cũng bị "lây". Đúng là vào ban đêm, nếu được ở một mình mà nghe nhạc thì không còn gì bằng. Tớ rất thích piano và violin. Những người trẻ tuổi bây giờ cũng nghe nhạc cổ điển khá nhiều. Tất nhiên là không nhiều như nghe pop, nhưng đôi khi gặp được những người có tâm huyết thì sung sướng vô cùng. Ở Hà Nội có cafe Nhạc Tranh hay tổ chức các buổi hoà nhạc cổ điển. Hồi trước chỉ có guitar cổ điển thôi, bây giờ có thêm violin nữa. Vì nghe violin khó hơn và cũng ít người nghe hơn nên cũng không đơn giản để nuôi được chương trình. Tuy thế, anh Sơn chủ quán đó là một người vô cùng có tâm huyết. Hy vọng mọi người sẽ nói chuyện nhiều hơn nữa về chủ để này.



    Bài viết của Bùi Linh Ngân:

    Violon có tiếng thật là hay, êm dịu. Tuy nhiên tôi không thích Vanessa Mae lắm. Style của cô ta mang nhiều phong cách hiện đại quá. Dù sao thì có lẽ người chơi Piano được biết đến nhiều nhất là Richard Clayderman. Tôi thích Bach nhất. Nhạc của Chopin thì không hợp tai tôi lắm.



    Bài viết của Nguyễn Anh Tôn:

    1/ Theo tôi, Vanessa Mae mang phong cách hiện đại quá nhiều không thể được coi là chơi nhạc cổ điển.
    Tôi không cho rằng Richard là một nghệ sĩ tầm cỡ thế giới. Những bản nhạc Clayderman chơi có chút gì đó đã hòa lẫn với pop. Nhưng có một điều đáng buồn rằng, rất ít nghệ sĩ chơi piano được biết đến. Nhưng tôi để ý thấy rằng có những người còn không biết Richard là ai mặc dù họ có nghe nhạc cổ điển.

    2/ Nói qua một chút về Carmen của Bizet. Phải nói rằng đó là một tác phẩm tuyệt vời. Tôi đã được nghe Carmen từ khi còn bé tí ti cơ. Âm hưởng của Carmen không dễ gì để người ta nghe xong rồi lại quên đi. Lúc thì hoàng tráng, lúc thì dịu dàng êm ái, lúc thì gay gắt... Ấn tượng nhất là bản "Habanera" (một phần nhỏ của bản Carmen). Hình như bản Carmen có lịch sử của nó. Khá hay! Tôi đã được nghe nói nhưng không được đầy đủ cho lắm. Ngoài Carmen, Bizet còn một số bản nữa ví dụ như "L' Arlesiennre". Nhưng những bản đó hơi khó nghe và không dễ đi vào lòng người như Carmen.

    3/ Bây giờ nói đến tiếng đàn Violin và Piano. Mỗi tiếng đàn đưa đến cho người nghe một cảm xúc khác nhau nhưng em nghĩ điều này còn tùy thuộc vào người chơi nhạc. Thường thì tiếng đàn violin dễ đi vào lòng người hơn bởi sự du dương, êm ái của nó. Ai đã từng nghe Niccolo Paganini thì biết rồi đấy. Ông chơi đàn hay như vậy thì hỏi xem có ai mà không xúc động cơ chứ? Giống như người ta bảo "bóng đá là môn thể thao vua" thì violin chính là vua trong tất cả các loại nhạc cụ âm nhạc. Bản thân em là một người chơi piano nhưng có khi em lại thích violin hơn. Nhất là khi piano và violin cùng hòa tấu. Khi ấy dường như những gì tinh túy của nhạc cổ điển đạt đến đỉnh cao của nó.




    Bài viết của Ngô Văn Sáng:

    Về Bizet thì đây cũng chẳng phải là một nhân vật quá nổi tiếng. Ông ta không quá nổi tiếng ngay cả ở Pháp. Ngoài Carmen đúng là một đỉnh cao thì ông này cũng còn có một bản giao hưởng nghe được. Nhưng nói chung là chẳng gây được ấn tượng gì.

    Paganini thì khỏi phải nói rồi. Bọn ghen ghét ông cắt đứt dây đàn violon của ông, chỉ để lại có một dây mà ông vẫn biểu diễn được thì còn gì để nói nữa đây?

    Tôi cũng thích nghe violon hơn piano. Thực ra trong một dàn giao hưởng thì violon cũng như anh em của nó (viola, violoncelle, contrebass) là những nhạc cụ giữ vai trò chủ yếu. Thỉnh thoảng mới có một tác phẩm có sự tham gia của piano (như các concertos viết cho piano hòa tấu cùng dàn nhạc... ). Tiếng violon nghe vô cùng da diết, nhưng cũng có khi đầy sự hào hùng, hoành tráng. Nếu bạn nghe Serenade của Schubert bạn sẽ có cảm giác như bạn đang đắm mình trong hoàng hôn cạnh một bờ hồ vắng chờ người yêu, bởi những tri thức khác của bạn sẽ bị tiếng nhạc réo rắt, tha thiết cuốn bay đi hết. Còn nếu bạn nghe violin sonata "Spring" của Beethoven thì dù bạn đang ở vào giữa mùa đông, bạn vẫn sẽ như cảm giác được cái ấm áp, vui vẻ của mùa xuân dường như đang tràn về.


    Nếu bạn chưa từng nghe nhạc cổ điển, hãy thử nghe một lần, bạn sẽ tìm thấy ở đó một thế giới tràn đầy sắc màu âm nhạc, có đủ cả sự mạnh mẽ của rock, sự nhẹ nhàng của pop, cả giai điệu vui vẻ của những bài dân ca nữa. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người chơi nhạc, thì việc bắt đầu nghe dưới sự chỉ dẫn của một người sành nhạc cổ điển sẽ giúp bạn dễ khám phá hơn những điều kỳ diệu, và sẽ tránh cho bạn sự chán nản giữa chừng khi bạn cảm thấy dường như nhạc cổ điển "hàn lâm" quá, "khó hiểu" quá.

    (Nguồn: http://www.hn-ams.org)
     
  5. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Điều kỳ diệu của nhạc Mozart

    TTO - Mozart được nghe nhạc trước khi sinh ra và chưa đầy 4 tuổi ông đã bắt đầu soạn nhạc. Tất nhiên không phải trẻ em nào cũng có thể soạn nhạc ngay từ trong bụng mẹ và trong những tháng đầu tiên của cuộc đời có thể chơi được nhạc như thiên tài của chúng ta.

    Nhưng theo ông Don Campbell, một nhạc sĩ, là thầy giáo, cũng là tác giả của đĩa nhạc bán chạy nhất năm 1997 "The Mozart Effect", một bản nhạc nhỏ nhưng đưa lại cho ta một kho tàng lợi ích quý báu.

    "Sức mạnh của âm nhạc đã làm được với những chuẩn mực và sực hài hoà của nhận thức" Campbell cho biết. Những gì chúng ta tìm kiếm từ âm nhạc là kiểu mẫu, sự duyệt tập các ngón tay liên tục, biến tấu, sự rõ ràng, bao gồm tất cả nhưng không quá nhiều.

    Campbell là một người Mỹ đã đi khắp thế giới giảng dạy về những lợi ích của âm nhạc, và cũng là người đã cho ra đời một seri CD "Ảnh hưởng nhạc Mozart" (Mozart effect) với những bản biên soạn dành cho đứa bé từ những bào thai còn chưa được sinh ra đến những đứa bé chập chững đi học.

    Những đĩa nhạc này không có mục đích tạo ra những đứa trẻ phi thường hay khuyến khích bố mẹ đề cao Mục đích chính của nó là khuyên bố mẹ, giáo viên, thấy được vai trò của âm nhạc như là "chất xúc tác đầy quyền năng để chữa những tổn thương, tạo ra sự sáng tạo và phát triển.

    Khi nghe những đĩa nhạc này có thể bạn trở nên thông minh hơn, và ru ngủ được trẻ em. Những cái đó được gọi là nhận thức âm nhạc. Âm nhạc đi vào tài chúng ta như một ngôn ngữ nó trở thành công cụ của cảm xúc và biểu hiện

    Âm nhạc cũng được oi như là liều thuốc để được hạnh phúc hơn, khoẻ mạnh hơn, trẻ em hội tụ được nhiều hơn. là phương pháp đẩy lùi các tệ nạn.

    Nghiên cứu của các chuyên gia được xuất bản năm 1997 đã phát hiện rằng những đứa trẻ trong thời kỳ mang thai được nghe nhạc cổ điển trong thời kỳ được chăm sóc chu đáo thì nặng cân hơn, xuất viện sớm hơn và có cơ hội sống sót nhiều hơn so với những đứa trẻ không nghe nhạc

    Một bảng thống kê năm 1998 được thực bởi một trường đại học của Mỹ chuyên thực hiện những bài kiểm tra năng khiếu trong học tập đã chỉ ra rằng những sinh viên nào từng hát hay chơi một nhạc thì điểm cụ nào đó thì điểm số cao hơn đến 52 so với những người không chơi một nhạc cụ gì.

    Không những vậy âm nhạc cũng có thể làm nhữgn điều kỳ diệu với người lớn. Những nhà khoa học của trường Đại học Washington đã thấy rằng độ chính xác của 90 văn bản soạn thảo tăng lên 21,3% khi họ nghe nhạc cổ điển.

    NHƯ BÌNH (Theo Reuters)
     
  6. Tuananhmaungo

    Tuananhmaungo Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    456
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hà Nội
    Re: Vì sao những đề mục nhạc cổ điển dễ tà

    Đọc bài này thì thấy quả là Bác hiểu tâm lí và diễn biến nội tâm Con người "Trái Đất" chúng em.Không biết có phải khi xuống "Hành Tinh" này có người đã bật ngay Symphonie Nr.09 của Betthoven để Bác thưởng thức hay Bác thấy ở trong thông điệp gửi Vũ Trụ của chúng em mà biết địa chỉ xuống đây thăm thú tìm hiểu về "Thế Giới" này trong đó có Âm Nhạc?Mong khi nào gặp được Bác để chúng ta trao đổi hiểu biết thêm thông tin giữa 2 nền Văn minh :D
     
  7. casauhoaca

    casauhoaca Advanced Members

    Joined:
    15/3/06
    Messages:
    263
    Likes Received:
    14
    Location:
    Saigon
    Theo quan điểm cuả em thì những người yêu thích dòng nhạc cổ điển thường là xuất thân từ những gia đình có truyền thống về âm nhạc hoặc là biết chơi một nhạc cụ nào đó.

    Người xuất thân từ những gia đình có truyền thống âm nhạc thì một là đã "lỡ" mang dòng máu này rồi, hai là chắc chắn trong tuổi thơ họ cũng đã từng được nghe qua rất nhiều tác phẩm, không nhất thiết là cổ điển nhưng âm nhạc đã thấm đẫm trong con người nên họ sẽ dễ dàng cảm nhận được cái hay của âm nhạc, nhất là nhạc cổ điển.

    Còn những người đã chơi qua 1 nhạc cụ nào đó thì chắc chắn rằng không thể không biết nốt nhạc, cường độ, trường độ, cao độ...và chắc chắn cảm nhận được cái hay của nhạc cụ mà mình chơi từ đó cảm nhận được cái hay của âm nhạc mà đỉnh cao là nhạc cổ điển.

    Để nghe và thích được nhạc cổ điển trước tiên phải nghe và thích được những bài với giai điệu hay nhưng đơn giản và ngắn. Điều này sẽ giúp ta dễ cảm nhận hơn từ đó yêu thích nó. Nhạc Mozart có thể là một lựa chọn ban đầu cho người muốn nghe với những giai điệu thường vui tươi và nhanh như "hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ" hay bản giao hưởng số 40 cung Sol thứ .v.v. Ngoài ra đúng là chúng ta nên xem các phim hoạt hình nhất là Tom and Jerry :lol: Trong phim chúng ta sẽ bắt gặp được những giai điệu rất hay và quen thuộc của nhiều thể loại nhất là cổ điển, nào là Hungarian Dance trong những cảnh rượt đuổi, Raphsody do nghệ sĩ Tom chơi rất ăn khớp với các ngón tay cực kỳ dẻo...

    Vài dòng đóng góp cho chủ đề, xin các bác tiếp tục.

    Thân
     
  8. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Không hẳn như thế. Tôi nghe cải lương từ nhỏ nhưng chưa bao giờ cảm thấy cải lương hay. Nhưng nhiêu người mê cải lương từ nhỏ.
    Nghe nhạc nó có cái "cơ duyên".
    Tôi đã nghe qua các CD collectioncủa các bạn ở diễn đàn này. Chẳng có người nào giống người nào cả.
    Bởi mỗi người có cái "cơ duyên" khác nhau. Cái "cơ duyên" đó nó quyết định bạn sẽ nghe nhạc gì, thích nhạc cụ gì. Chẳng hạn, cũng là cổ điển nhưng trong CD của bạn Gà chất chứa nội tâm sâu thẳm qua sự réo rắt của cây violon là chính. Còn của UOAT thì chất chứa chút gì u ám, lãng mạn, đong đưa đến mơ hồ. Còn TT thì thích sự phá cách trong logic.
    Tóm lại là trong cái sự nghe, thì chẳng ai dạy ai được cả. Chúng ta ở đây bàn luận là trà dư tửu hậu cho vui thôi.
     
  9. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    36
    Location:
    nowhere
    Nhạc gì ... hay thì nghe, và cũng tuỳ tâm trạng, không gian, thời gian, ngữ cảnh...!
    Ơ hay, mà bác nguoi_ngoai_hanh_tinh mà lại "mê cải lương từ nhỏ" ư? khó hiểu quá!
    Tôi nghe nói ở xứ ngoài hành tinh, mọi người đều không có tuổi cơ mà? :mrgreen:
    Thân mến / TDT
     
  10. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Hình như tôi đã nói ở đâu đó, là nhạc cổ điển có những bài phổ biến hơn cả nhạc Pop. Với những bài này, thì không việc gì phải tập nghe, vì bạn có thể nghe thấy nó ở tất cả mọi nơi. Và hầu hết đều thích nó ngay từ lần đầu tiên nghe.
    Tôi đồ là bản "hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ" thì bất kỳ người nào cũng thuộc (chỉ có điều không biết tên nó thôi), và bất kỳ người nào cũng thích nghe nó ngay từ lần đầu tiên nghe. Nói lần đầu tiên nghe thì cũng không đúng, phải nói là lần đầu tiên nghe mà biết tên nó. Bởi không biết tự khi nào, bạn đã được nghe nó rồi.
    Nhạc cổ điển, theo hiểu biết hạn hẹp của tôi, thì có ít nhất khoảng hơn 100 bản như thế
     
  11. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    21
    [color=] [/color]Vì vậy cũng cùng một bài hát , mà có người hát ta thích và người khác hát thì không thích.
     
  12. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Theo suy nghĩ cá nhân của tôi thì, cảm thấy hay thì nghe, không hay thì... dẹp. Chẳng có gì phải lăn tăn suy nghĩ.
     
  13. casauhoaca

    casauhoaca Advanced Members

    Joined:
    15/3/06
    Messages:
    263
    Likes Received:
    14
    Location:
    Saigon
    [/quote]

    Hình như tôi đã nói ở đâu đó, là nhạc cổ điển có những bài phổ biến hơn cả nhạc Pop. Với những bài này, thì không việc gì phải tập nghe, vì bạn có thể nghe thấy nó ở tất cả mọi nơi. Và hầu hết đều thích nó ngay từ lần đầu tiên nghe.
    Tôi đồ là bản "hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ" thì bất kỳ người nào cũng thuộc (chỉ có điều không biết tên nó thôi), và bất kỳ người nào cũng thích nghe nó ngay từ lần đầu tiên nghe. Nói lần đầu tiên nghe thì cũng không đúng, phải nói là lần đầu tiên nghe mà biết tên nó. Bởi không biết tự khi nào, bạn đã được nghe nó rồi.
    Nhạc cổ điển, theo hiểu biết hạn hẹp của tôi, thì có ít nhất khoảng hơn 100 bản như thế[/quote]

    Chắc chắc là không hẳn rồi bác ngoài hành tinh à. Ở đây em chỉ nói là thường thôi.Còn những bài ngắn và có giai điệu hay như bác đã nói thì khi nghe xong thì mới nhớ ra đã từng nghe qua nó rồi. và cũng thường thì họ sẽ không biết được cái tựa của nó.

    Cho nên dù là có rất nhiều bài như vậy, rất tươi vui, rất dễ nghe như của Rossini hay Brahms với giai điệu rất quen thuộc nhưng nhiều người không hề biết tựa và chưa chắc biết đó là 1 bài nhạc cổ điển. Vì vậy nếu là người biết sao chúng không giới thiệu những bài này để âm nhạc cổ điển ngày càng được biết đến nhiều hơn.

    Thân
     
  14. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Nhất trí với bạn!
    Nhạc cổ điển trải qua nhiều thời đại, và cứ qua mỗi thời, người ta chơi lại với những phong cách khác nhau. Và được đánh giá là hay (dở?) tùy giới thưởng thức. Và luôn có sự mâu thuẫn giữa những người bảo thủ (và cách tân). Kỳ thực thì nhạc cổ điển chơi theo kiểu truyền thống, nhất là giao hưởng thì rất khó tái hiện trong quá trình ghi âm, phát lại, dù thiết bị có tốt đến đâu. Và không phải lúc nào cũng có điều kiện để nghe nhạc sống, nghe nhạc máy thì không đạt.
    Do vậy, người ta có những cách khác để thể loại này dễ cảm nhận hơn như dùng phương pháp mô phỏng qua nhạc cụ điện tử. Khi nghe, vẫn có thể cảm nhận cái hoành tráng có vẻ như có cả trăm nhạc cụ cùng tấu, nhưng thực sự thì không phải như vậy. Đồng thời, quá trình mô phỏng này, người ta cũng tình cờ (hoặc sáng tạo) lồng thêm được vào những âm thanh, mà chỉ chơi bằng những nhạc cụ truyền thống, thì không thể nào thể hiện được, như tiếng còi tàu, ngựa hí... lạm dụng quá đến mức bị... những người bảo thủ...??? nhưng cũng nhiều ngừơi khen.
    Âu cũng là phục vụ nhu cầu nghe thôi. Cá nhân tôi, thì thấy là sự phối hợp vừa phải giữa nhạc cụ truyền thống, nhạc cụ điện tử + kỹ thuật phòng thu, làm nhạc cổ điển trở nên dễ tiếp nhận hơn (hi hi... nịnh tai hơn). Ai mà chẳng thích nịnh ???!
    Nói nhiều chẳng ích gì, để tôi tìm lại và giới thiệu với các bạn một số đĩa cổ điển chơi theo kiểu này.
    Bác Celist rất chính xác, giao hưởng thì đến nhà hát mà nghe, ở nhà chỉ nghe những loại ít nhạc cụ thôi thì mới mong nghe được lối chơi theo kiểu truyền thống.
    Điều này có lẽ chỉ đúng với những người chơi âm thanh khó tính, còn nghe nhạc thôi thì cứ vô tư
     
  15. serenade

    serenade Advanced Member

    Joined:
    6/5/06
    Messages:
    81
    Likes Received:
    26
    Các anh/Chị có biết vì sao nhạc cổ điển lại dễ chết tại nước ta không? Đơn giản bởi vì chúng ta không có người hướng đạo. Chẳng có 1 tạp chí tại VN nào nói chuyện về cổ điển, đi mua đĩa cũng khó. Thật sự nghe nhạc cổ điển cần phải có 1 chút kiến thức về âm nhạc 1 cách nhất định, Theo em nghĩ thì trước hết chúng ta phải phổ cập hóa từ từ, nhiều lúc em đây đi mua đĩa mà cái Ông/bà gì bán dĩa ở Nguễn Huệ ấy cứ gọi là vênh mặt lên. Có anh chàng Danh ở góc quận 1 và chỗ Thủ Khoa Huân là tạm được. Ông ở Lý Chính Thắng đâu có bán nhạc cổ điển. nói chung là nhạc ổ điển tại nước ta quá khó tiếp cận, thành thử ra ít người nghe, dẫn đến các diễn đàn mở ra là chết hết.
    Em nghĩ anh em hãy lập ra 01 diễn đàn và khuyến khích hướng dẫn mọi người về nghe nhạc cổ điển.
    Bên TTVNonline có diễn đàn hay lắm các bác ạ
    Link của nó: http://www4.ttvnol.com/ncd.ttvn
    Mong các anh chị cùng trao đổi nhé.
     
  16. Vincin

    Vincin Advanced Member

    Joined:
    3/3/06
    Messages:
    863
    Likes Received:
    6
    em thì nghĩ không đến nỗi khó nghe, cũng không cần phải có kiến thức âm nhạc. Nhưng đừng tự "ép" mình nghe nhạc cổ điển, tới một lúc nào đấy tự nhiên bắt trúng đài thôi.

    nếu bị hạn chế không gian và giàn máy, em thấy nghe giao hưởng qua một cặp headphones tốt tốt một tí cũng rất hay, headphones có cái hay là ít bị ồn và âm sắc thường chuẩn hơn rất nhiều loa...

    chúc các bác enjoy.
     
  17. uotmi_01

    uotmi_01 Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    75
    Likes Received:
    0
    Ban Serenade có ý tưởng rất hay, mình biết ngay trong vnav cũng có nhiều thành viên rất đam mê và tâm huyết với nhạc cổ điển. Đã có nhiều bài viết rất hay, chuyên sâu của bác cellist, nguoi-ngoai-hanh-tinh, rumbeng...về nghe và thưởng thức nhạc cổ điển nhưng diễn đàn vẫn không duy trì được lâu bạn ạ.
    Theo mình nếu bạn là người có đam mê thật sự bạn hãy là người bắt đầu một topic mới đi, mình rất ủng hộ, luôn đón chờ những bài viết, ý tưởng và kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực nghe và cảm thụ âm nhạc cổ điển
     
  18. serenade

    serenade Advanced Member

    Joined:
    6/5/06
    Messages:
    81
    Likes Received:
    26
    Bạn Uotmi_01 ơi, Mình cũng nghĩ là mở 1 chủ đề mới về âm nhạc cổ điển, nhưng sau khi lướt web 1 vòng thấy các anh/chị đã nói hết rồi. Bên TTVNonline nói rất kỹ. Mình theo dõi chủ đề bên đó gần 4 năm, nói chung có rất nhiều bài viết hay và tâm huyết.
    Điều bây giờ mình nghĩ là nên làm 1 topic về chủ để " chia sẻ sự hiểu biết về nhạc cổ điển" Trong đó chúng ta những anh em nào có đĩa hay nên chép ra-( Bán rẻ hoặc tặng những bạn mới buớc đầu vào nghe nhạc cổ điển) như vậy may ra mới vực nổi nhạc cổ điên.
    Hồi mình mới nghe nhạc cổ điển, thật sự tìm đỏ mắt mới có cái dĩa mà nghẹ Vậy hỏi làm sao mà giới trẻ nó thích cho đươc.
    Bây giờ hàng TQ khá nhiều chư hồi trước nghe Sym No 9 Của BET- tìm muốn chết- cuối cùng ra Nguyễn Huệ mua giá cắt cộ Buồn quạ
    ủng hộ này
     
  19. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    @ Serenade : Mod. của box Nhạc cổ điển - ttvnol chính là thành viên Apomethe - VNAV đó bạn.

    Tiếc là dạo này anh ấy hơi bận nên ít tham gia.
     
  20. quyda

    quyda Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    370
    Likes Received:
    3
    Cho em hỏi ké chút, em đang cần tìm CD Schubert - Songs without words, không biết có đĩa Tầu không và ở cửa hàng nào (Hà Nội)
    Bác nào biết chỉ dùm em nhé!
     
  21. NoDIY

    NoDIY Advanced Member

    Joined:
    3/4/06
    Messages:
    96
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hanoi
    [Nói như thế, có nghĩa là bạn không cần tập nghe cổ điển. Một ngày nào đó, nhạc cổ điển sẽ đến với bạn, một cách rất tự nhiên. Và có thể, nó chẳng bao giờ đến với bạn, thì cũng không sao. Vì cuộc đời, cũng như cái sự nghe, có trăm, ngàn ngã rẽ... Nếu bạn đang cảm thấy nghe pop là hay nhất, thì chẳng có lý do gì để bạn không nghe pop... Tôi thấy cổ điển hay, vậy tại sao tôi lại không nghe cổ điển?]

    Câu này hay lắm, quả là có triết lý.

    Xin chia sẻ với các bác về kinh nghiệm nghe nhạc cổ điển của em.
    Đúng là những người nghe nhạc cổ điển ít và hiểu nhạc cổ điển thì lại càng không nhiều, cơ mà điều đó có quan trọng để nghe nhạc cổ điển không nhỉ? Tôi thì nghĩ là không. Nghe nhạc (đối với tôi) thực ra hay hay không là do cảm nhận và liên tưởng. Ngày xưa lúc mới nghe nhạc cổ điển chả hiểu gì cả, cũng chả liên tưởng gì cả, chỉ thấy nhức đầu. Sau này được cậu bạn sành nhạc hướng dẫn cho đôii chút, thấy hay hơn. Càng lớn và càng nghe nhiều càng thấy hay. Mỗi bản nhạc cũng giống như một câu chuyện, một cuốn sách về thiên nhiên và cuộc sống vậy, chỉ có điều, thay vì viết bằng văn, thì người ta viết bằng nhạc. Thay vì đọc thì nghe. Và mỗi bản nhạc là một câu chuyện tuyệt vời về cuộc sống do những thiên tài viết ra. Lúc đầu "đọc" những câu chuyện ấy bằng ngôn ngữ âm nhạc không hiểu lắm, vì thế mà không thấy hay. Điều đó kích thích trí tò mò và tôi quyết tìm bằng được tài liệu nói về nội dung của các bản nhạc ấy, và đọc. Thế là từ lần sau nghe thấy rõ hơn, thấy câu chuyện hay hơn, xảy ra như lúc đọc sách vậy. Rồi mỗi lần nghe, lại thấy mình hình dung ra câu chuyện một cách khác nhau, với khuôn mặt và hành động của nhân vật khác đi một chút, thế là thấy càng nghe càng khám phá ra nhiều điều hay. Ví như các bản nhạc kịch của Tchaikovxki hay Bizet, mỗi lần nghe đều thấy các nhân vật của mình khác, dừong như mình hiểu họ rõ hơn, hiểu hoàn cảnh và cuộc đời của họ hơn.

    Rồi có những bản nhạc mà tác giả chẳng nói rõ họ viết về cái gì. Thế là đánh đố nhau rồi!!! Lúc đó cách mà tôi nghe là tìm hiểu xem tính năng và khả năng diễn đạt của mỗi nhạc cụ. Ví như cây đàn Violon là tiếng nói của bạn nữ, viola là hay cello là của đàn ông. Violon cũng diễn tả rất tốt các yếu tố màu sắc và âm thanh trong thiên nhiên. Đó là các màu tươi sáng và mạnh mẽ. Bản gian hưởng 4 mùa của Vivaldi là một kiệt tác của cho vilon. Nghe bản nhạc đó bạn sẽ nghe rõ tiếng những hạt mua tí tách của cơn mua đầu mùa, tiếng mua đá trút lên mái nhà và hàng cây trong mùa hạ, tiếng chó sủa, tiếng chim hót của mùa xuân, tiếng gió giật và cơn bão ập đến. Đó là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng âm nhạc. (bạn thử nghe bản này do Anne Sophie Mutter đánh cùng dàn giao hưởng Berlin do Von Karajan chỉ huy xem) .....Tiếng clarinet diễn tả sự bi thuong và ảm đạm, tiếng kèn và trống của tiếng xung trận...Clarinet có thể nghe nhạc Mozart, rất nhiều. Trống và kèn thì nghe nhạc Bêthoven. Mà nói về Beethoven, mỗi bản giao hưởng của ông là một bức tranh về cuộc sống đầy sống động và giàu chất nhân văn. Những cao trao trong mỗi bản giao hưởng là một cảm xúc mạnh mẽ của cuộc sống, đó là những khát vọng của tự do và khả năng tự bộc lộ bản thân một cách mãnh liệt. Bản giao hưởng số 9 là một kiệt tác, vì sao à? Vì với tôi đố là câu chuyện về con người mà ở dân tộc nào bạn cũng gặp. Vì âm thanh của nó là một sự hài hòa tuyệt diệu của ........âm thanh. Mỗi lần nghe bản giao hưởng ấy là một lần tôi thấy mình yêu quý con người hơn và trân trọng cuộc sống hơn.

    Và rồi có những bản nhạc gắn với một kỷ niệm nào đó. Nó có thể là một bộ phim, một cuộc hẹn, có khi là một mối tình hay một buổi chiều buồn. Và mỗi khi nghe lại những bản nhạc ấy, cảm xúc thật là đẹp. Mỗi lúc giao mùa mang lại cho ta thật nhiều cảm xúc, và khi những cảm xúc đó gắn với một bản nhạc mà bạn yêu thích, khi đó cuộc sống thật là tuyệt diệu.

    Nghe nhạc cổ điển, không hay bị nhàm chán vì âm thanh và giai điệu ở đó thật phong phú. Một lần nghe bạn sẽ không hiểu hết, và mỗi lần nghe lại là một cảm giác và cảm xúc mới. Với tôi, nhạc cổ điển, cũng như nhiều thứ nghệ thuật khác, là một 'cách diễn đạt những điều, những bí ẩn, mà con người bằng các tu duy logic của mình không thể giải thích được. Và vì thế chúng luôn có vẻ đẹp huyền bí và thôi thúc sự khám phá. Có lẽ cũng vì thế mà càng nhiều tuổi, hay càng có học vấn cao, người ta càng dễ tìm đến với nhạc cổ điển hơn, hay ngược lại, nhạc cổ điển cũng kén cho mình những thính giả khó tính của nó.

    ....hm. hình như mình nói lan man lung tung quá nhỉ. Thôi không nói nữa không các bác lại bảo dở người, học nói khoác.

    Điều cuối cùng,chia sẻ củng các bạn: không phải dân chơi nhạc chuyên nghiệp hay thậm chí am hiểu âm nhạc nào cũng thích cổ điển đâu. Đối với họ, nghe nhạc cổ điển có khi đau đầu hơn cả chúng ta vì khi nghe họ thường phải tư duy nhiều: đại loại như phối bè chưa tốt, nhịp này mua quá, nhịp này chưa đủ dầy ......Một người bạn học nhạc cổ điển lâu năm (đã đến Phd rồi nhé) nói cậu đó thích nghe nhạc........... vàng hơn vì thư dãn hơn nhạc cổ điển.... Thế nên anh em cứ nghe đi và sẽ thấy một lúc nào đó nhạc cổ điển sẽ đến với mình, không cứ phải hiểu mới nghe được.

    Vài dòng tự sự của một fan audio còn nhiều ngù ngờ và cũng nhiều chân thật. Có chỗ nào ngớ ngẩn, mong các bác bỏ quá cho.

    have fun
     
  22. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Tuyệt vời, bác NoDIY nói thật hợp tâm tư của em đối với nhạc cổ điển. Theo em nhạc cổ điển phản ánh tư duy trừu tượng cao, có tính chất đặc thù là: ngoài các bản nhạc dễ nghe đã trở thành phổ biến, đi vào tâm hồn con người một cách rất tự nhiên, thì nó đòi hỏi người nghe phải tập trung tư tưởng và có sự tìm hiểu nhất định về những khái niệm cơ bản, tác giả/tác phẩm, các thể loại cũng như những giai đoạn phát triển của nó v.v. Nó có thể được ví như một món ăn khá cầu kỳ, không phù hợp với những ai nóng vội, thích sự dễ dãi. Mới đầu có thể sẽ hơi khó nhai, nhưng càng nhai càng thấy thú vị, thấm thía hương vị của nó.
    Yêu cầu về hệ thống thể hiện nhạc cổ điển cũng là một sự thách đố đối với audiophiles. Thú thật đi nghe giao hưởng ở sân khấu thực em cảm nhận được nhiều hơn so với nghe dàn máy hi-fi. Nhưng với nhiều người mà nhạc cổ điển đã trở thành món ăn tinh thần ưa thích của họ, thì có lẽ đây không phải là vấn đề quan trọng lắm?
    Sức sống mãnh liệt của nhạc cổ điển xuyên suốt bao thế kỷ đã nói lên giá trị của nó, đó là cuộc sống quanh ta, là tâm tư khát vọng cùng những khổ đau của con người, là thiên nhiên bất tận, là chiến tranh và hòa bình, là..nhiều quá không nói hết được :D .
     
  23. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Năm ngoái mình có gửi tặng bác ThuyLT cuốn "Để thưởng thức âm nhạc cổ điển Tây phương" do soạn giả Tiến Bách viết trước 1975 (nghe nói đó chính là bút danh của NS. Phạm Duy).

    Bác nào quan tâm tìm hiểu nhạc cổ điển một cách hệ thống thì mượn bác ThuyLT để copy lại.

    Rgds,
     
  24. mitdac

    mitdac Approved Member

    Joined:
    25/4/06
    Messages:
    39
    Likes Received:
    0
    nhạc cổ điển , hảy để âm nhạc có tiếng nói riêng của nó , mọi người trong cơ quan hay hỏi mình " nhạc nào hay " câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng thật khó để trả lời cho chính xác , cái chính vẫn là " thích nghe nhạc " , phải dành 1 chút tình cảm và thời gian cho nó , mình không thể nói với 1 bạn trẻ về giá trị của nhạc cổ điển để có thể thu hút được họ nghe nhạc cổ điển .gày xưa khi còn lê lết sang hết băng nhạc này đến băng nhạc khác , bác sang băng đã nói với mình : " nếu cậu mê nghe nhạc như thế thì cuối cùng cũng phải nghe nhạc cổ điển thối " . thắm thoát đã hơn 20 năm
     
  25. Cellist

    Cellist Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    181
    Likes Received:
    31
    Em chào các bác, lâu em không viết lách gì về nhạc cổ điển vì cảm thấy hết từ hết ý. Công lực con người có hạn, nhất là dạng lắm sở thích nhiều người yêu như em.
    Kể ra, em mạn phép mượn chữ Duyên của Phật để nói về việc nghe nhạc (mà Phật thì dành nó cho vạn sự) của chính em thôi. Ngày em còn nghe Rock- tạp đánh guitar cổ điển, em cũng chỉ mua có duy nhất một đĩa cổ điển thực sự là cái cassette 3 cái sonate số 8 "Pathetique", số 14 "Moonlight" và số 22 "Appassionata" của Beethoven do Rudolf Serkin biểu diễn. Lúc đầu em cũng không thích ngay đâu- cũng cảm thấy được được nhưng Metallica, Guns & Roses, Nirvara rồi Queen, Pink Floyd đánh lùng nhùng màng nhĩ cả, cả có lúc nào tai óc được yên tĩnh để ngồi vắt hết từng nốt nhạc của Beethoven. Có lẽ em phải nghe cái băng đó đến 1 năm trời mới thấy quen, thích thích. Sau em mua thêm một băng Mozart, một Tchaikovski, một Chopin. Gia tài nhạc cổ điển của em trước khi em dời Hà nội sang Berlin đây (cách đây 7 năm) chỉ có vậy.
    Sang đây thì nhờ Duyên, em gặp được mấy cao thủ thực sự- không chỉ nghe cổ điển mà còn xuất thân từ gia đình nghệ sĩ lớn + trí thức có hạng ở VN. Sau vài bài viết loăng quăng cãi nhau về những thứ (mà tuổi mới lớn thích khoe khoang như em) BIG WORDS như Phật học lão học, âm nhạc, văn học, thi ca .v.v. em được mấy sư phụ ấy mời đến chơi, ăn nhậu giữ ở lại nhà ngủ qua đêm. Lúc ăn nhậu no say các sư phụ mới nói đến chuyện âm nhạc và đến lúc đó em mới toát mồ hôi. Thực ra thì không phải toát mồ hôi, nhưng nghe xong 2 người nói chuyện một đêm, em bị câm- về đến nhà hôm sau vẫn câm, câm lặng cả một ngày- nằm yên như con gián bị cán không tài nào nhắm mắt được vì không hiểu sao có những người tài giỏi nhiều mặt như thế và hiểu âm nhạc khiếp như thế (về sau em mới biết một sư phụ là dân chuyên nghiệp - học violin ở tận Juliard School New York, từng là học trò Perlman còn 1 là con bác Concert Master giàn nhạc đài tiếng nói VN .v.v.).

    Sau thời điểm đó, em mới tập trung nghe cổ điển (khoảng 20 tuổi). Rồi cũng nhờ Duyên- có một năm trời em sống kiểu thực vật - bỏ học, không bước chân ra khỏi phòng riêng- bật nhạc gần như 24 trên 24 và nhờ hồi đó còn giàu- em mua đĩa cổ điển vô tội vạ. Sau 1 năm chán đời trầm trọng như vậy, em mới thực sự bước vào được nhạc cổ điển. #

    Thú thật là không nhờ mấy cái Duyên đó, có lẽ em không bước vào được nhạc cổ điển thực thụ, mà nếu có, có lẽ cũng nông hơn bây giờ rất nhiều. Chỉ trong cái hoàn cảnh chán đời của em, các cảm giác của em nó mới dễ bị kích thích đến mức nhận ra nhạc Chopin rất buồn, nhạc Mozart rất buồn- nhưng nhạc Rachmaninov thì tưng tửng chả có cái quái gì là đau khổ cả- suốt từ đầu đến đuôi. Trước đó- không bao giờ em cảm nhận được sự buồn trong các bản Waltz nổi tiếng lãng mạn, bóng bẩy kiểu ăn chơi- salon của Chopin, cũng không thể thấy được Mozart buồn ghê gớm như vậy. Trong giai đoạn nhạy cảm ấy- em không hề dám nghe Chopin, Mozart, Wagner mà chỉ bật mấy cái concerto tưng tửng của Rachmaninov hay Beethoven để tâm lý được thảnh thơi khỏi nghĩ ngợi đến những thứ tiêu cực.

    Khi nào có Duyên tự dưng các bác sẽ lao vào được nhạc cổ điển. Đối với em nhạc cổ điển cũng chỉ là một loại nhạc, đa số các tác phẩm cổ điển hay hơn đa số các bài hát nhạc Pop bởi vì nó được viết công phu hơn, sâu sắc hơn. Em không có thành kiến gì với các thể loại nhạc khác- em nghe cổ điển chẳng qua vì theo đánh giá của bản thân em thì nếu cứ xếp hạng mọi tác phẩm âm nhạc lại thì tác phẩm hay từ số 1 đến 1000 có lẽ toàn là nhạc cổ điển. Tức là tội gì mà không chén cái ngon nóng sốt trước đã sau đó chán rồi hãy tợp các thứ khác. :D

    Tuy nhiên có cái vấn đề là như em bây giờ- sau khi đã chán cổ điển, lại cũng không nghe được các loại nhạc khác- mà phải nhảy sang nghe nhạc cổ điển hiện đại (tên gọi hơi dở hơi của nó)- nghe những thứ phi giai điệu (không phi cấu trúc), phi ý tưởng (không phi ý thức) như Stockhausen, Boulez hay bọn Atonal như Schoenberg, bọn Minimalism như Glass. Cũng chính vì thế nên em không viết lách gì về nhạc cổ điển ở trong này- vì viết về mấy thứ ngày xưa thì em không có hứng nữa, viết mấy thứ mới thì nhạc lý của em chưa đủ, cũng như chính em nghe còn chưa cảm nhận được nhiều.

    Trước em có viết một topic giới thiệu các tác phẩm nhạc cổ điển cũng là vì em nghĩ rằng giới thiệu từng nhạc sĩ một thì không biết bao giờ mới xong và sẽ lặp phải kịch bản cải lương của hầu hết các bác viết về nhạc cổ điển là luôn ca ngợi các nhạc sĩ và các tác phẩm bằng các loại tính từ hoa mỹ nhất (nhưng rất xến thưa các bác). Âm nhạc trừu tượng hơn ngôn ngữ, nên hà cớ gì ép nó - như một thứ không gian 3 chiều quái lạ ấy xuống không gian 2 chiều phẳng toẹt của ngôn ngữ. Thế nên em chỉ giới thiệu tên các tác phẩm để các bác đỡ mất thời gian đọc tràng giang đại hải các bài viết tế thần, ngợi ca của các tín đồ cổ điển. Mà có đọc, cũng chả chắc đã say được. Say được phải nhờ Duyên.
     

Share This Page

Loading...