Em cũng theo chân lý này. Tất nhiên chính trị và kinh tế cũng tri phối rất nhiều vào nghệ thuật. Ví dụ nếu khi xưa cha ông ta mà đi đô hộ nước các nước phương Tây và lập trường đại học âm nhạc ở bên các nước phương Tây thì dân ca 3 miền, cổ, chèo ... có lẽ cũng trở thành nhạc cổ điển để thế giới biết đến và làm tiêu chuẩn cho ngành âm nhạc thế giới. Tiếc rằng thời nay có rất ít người truyền bá âm nhạc cổ điển VN ra thế giới ví dụ như giáo sư Trần Văn Khê. Để truyền bá nghệ thuật ra nước khác là 1 việc vô cùng khó khăn nếu không có những tác động khác ảnh hưởng và giúp đỡ vào. Đây là nhận xét khách quan của Dzê em trên tinh thần chia xẻ chứ không có ý gì khác.
Hi bác Dz, Bác có thể giới thiệu cho anh em các tác phẩm ( băng đĩa, sách, bài viết ) nhạc CD Việt nam mà GS. Trần Văn Khê đã giới thiệu ở nước ngoài được không ạ. Anh em sẽ tìm mua, ngay cả ở trong nước tìm những băng đĩa như vậy đã khó lắm rồi. Tôi đã có nhờ người quen ở Mỹ và Pháp tìm những băng đĩa sách báo về nhạc CD Việt nam mà GS. Trần Văn Khê giới thiệu ở nước ngoài nhưng đều nhận được câu trả lời là không có. Thanks bác
Vì là 1 giáo sư ở Hàn Lâm Viện nên hầu hết giáo sư chỉ truyền bá âm nhạc VN trong các trường đại học và thuyết trình là chính có lẽ không có ra album CD. Bản thân em chỉ được coi hầu hết là trên truyền hình và những buổi thuyết trình thôi. Để em liên lạc với những cao thủ ... cận kề với GS xem GS có đồ độc gia truyền gì không
Bài viết của Cellist phần cuối nêu ra thực tế quá! Nhưng tuyệt nhiên đúng!! Đúng hoàn toàn!! Nghe nhạc cũng là một thứ nghệ thuật, một thú đam mê riêng. Nó mang đầy tính chất cá nhân của từng người --> nghê chơi thì cũng lắm công phu mà!!
Có Người có đĩa than chương trình nhạc dân tộc do GIáo sư Trần Văn Khê biên soạn, đĩa gần như mới tinh, chương trình này được sản xuất năm 64 bởi 1 hãng đĩa của Pháp em không nhớ tên. Người này chắc cũng nhờ bạn bè mua trên mạng gửi về, may mắn e đã copy được ra băng cối với chất lượng tốt. Cảm nhận chất lượng đĩa rất cao( chắc do Pháp sx).
Hi Cellist!! Lâu quá mới thấy bóng dáng của bạn, mình đã đọc hết các bài viết của bạn và chờ đợi những tiếp theo.... Bạn nói đến chữ DUYÊN, mình rất tâm đắc, rất hay. Mình có cùng 1 cảm nhận tương tự như vậy về chữ DUYÊN: trước đây mình cũng tập tành nghe nhạc cổ điển, tìm mua rất nhiều đĩa. Một số tương đối dễ nghe ( có lẽ vì quen tai) , một số rất trúc trắc không hiểu, cuộc sống thường nhật bận rộn hàng ngày cuốn đi bụi phủ dầy trên vỏ đĩa, thi thoảng vì tiếc mình bỏ ra lau chùi thế thôi. Rồi có một ngày có một biến cố xảy ra làm thay đổi cuộc sống của mình, mình mất phương hướng, không thiết tha đến chuyện đi làm, ngày lại ngày la cà hết quán cafe này rồi cafe khác để giết thời gian. Đời tiếp nối là những ngày tháng lang thang lê bước chạy chốn nỗi đau mất người thân, mình thường xuyên ở trong trạng thái mất ngủ. Lúc đó nhớ tới mấy cái đĩa phủ bụi ở nhà ( vì có ng đã từng nói là nghe cổ điển thật dễ ngủ ) lôi ra lau chùi rồi bỏ vào máy nghe. Thật lạ, nghe đi nghe lại càng nghe càng chìm đắm vào trong không gian âm nhạc. Đặc biệt mình thích độc tấu violon các sáng tác của PAGANINI tiếng đàn lúc trầm lúc bổng lúc nghe như tiếng khóc than khi réo rắt hoan ca khi giống như ngọn lửa nhỏ nhảy nhót.Còn Chopin , Mozart thì thậm buồn lắng sâu . Mình bắt đầu tìm đọc tiểu sử các nhạc sỹ, bối cảnh sáng tác, tưởng tượng ra khung cảnh trình diễn của dàn nhạc rồi tìm đến các bậc tiền bối trong làng đại thụ âm nhạc Việt Nam để được nghe giảng giải, giải thích từng bản nhạc, chính trong những ngày đó mình biết thế nào là uống rượu là nghe nhạc cổ điển. Thế rồi những âm thanh từ dụng cụ điện tử không còn lôi cuốn được mình nữa, cũng từ đó mình có được một ý niệm về nghe nhạc cổ điển,và bắt đầu tập nghe cố gắng để thưởng thức.Và không biết từ lúc nào, rất tự nhiên mình biết cảm nhận đôi chút và thấy hay. Để nghe được không khó, nhưng để thấu hiểu từng nốt nhạc, các phối khi, hòa tấu, chuyển soạn cho nhạc cụ thì đòi hỏi cả một quá trình học hỏi dài dài mà chỉ giành cho ai thật sự đam mê mới dấn thân lần bước trên con đường không có điểm cuối đó. @ Đôi chút về nhạc sỹ Việt Nam: Chắc các bạn cũng đã đọc báo và biết chuyện các nhạc sỹ gạo cội thuộc Hội nhạc sỹ Việt Nam có ý kiến phản đối trao Giải Thưởng Hồ CHí Minh cho nhạc sỹ ..... với bản giao hưởng CHÀO MƯNG được sao chép từ một bản giao hưởng của nhạc sỹ thiên tài........ Và người đó đã có thư xin rút tên ra khỏi danh sách trao giải. Thật đáng buồn cho nền âm nhạc nước nhà.
Hình như vụ Uotmi nói có cả băng ghi âm do vợ nhạc sĩ VC ghi âm khi nhạc sĩ ĐHQ nói chuyện với nhạc sĩ VC về vụ nhạc sĩ TB đạo nhạc, trong đó toàn những điều rất đáng buồn về nền âm nhạc nước nhà? http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?Ne ... 6&CatId=43 http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?Ca ... wsId=68778
Rất buồn, trong đó có người thầy đáng kính của mình. Bao nhiêu năm mình đã ước ao, luyện tập học hỏi không ngừng để mong có một ngày làm vui lòng thầy.
Mình có ý kiến nhỏ thế này. Đối với mỗi bản nhạc, nhất là nhạc cổ điển thì thường mỗi người có cách hiểu riêng không nên gò bó. Thường những người mới nghe nhạc cổ điển bị một sức ép là phải tìm ra ý nghĩa nào đó của tác phẩm. Thêm vào đó là đọc những tài liệu phân tích bình giảng cao siêu càng thêm bối rối. Khi nghe nhạc mà căng thẳng như vậy thì không thể thưởng thức được cái hay của bản nhạc. Theo mình khi mới nghe nhạc cổ điển thì không nên câu nệ về tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm. Âm nhạc cần có cảm xúc nên khi nghe nhạc cần quên đi những thứ khác. Khi tìm được cảm xúc thì sẽ thấy được những ý tưởng khác. Đặc biệt về ý nghĩa của nhạc cổ điển thì không có gì đúng sai rõ ràng. Có nhiều loại nhạc cổ điển không có nội dung chủ đề rõ ràng mà chỉ là những cảm xúc mà tác giả cảm nhận thấy khi sáng tác. Có nhiều bản nhạc lúc ra đời chưa có tên sau đó người đặt tên cho nó lại không phải là tác giả do vậy chưa chắc đó đã thực sự là ý tưởng của tác giả khi sáng tác. Có những bản nhạc rất nổi tiếng nhưng tác giả cũng không thể giải thích rõ được ý nghĩ của nó. Chúng ta hãy nghe nhạc và có những cảm nhận riêng cho mình.
Mỗi người có một cách nghe khác nhau, cách tiếp cận khác nhau với nhạc cổ điển. Đã có 1 Hoạ Sỹ cho rằng nhạc cổ điển cũng giống như tranh trừu tượng vậy. Mỗi một lần nghe, một lần thưởng thức luôn cho ta cảm giác mới lạ và tươi mới về cùng 1 bản nhạc !?! và có thể nói không ngoa rằng vẻ đẹp của mỗi tác phẩm cổ điển luôn gắn liền với vẻ đẹp tâm hồn của mỗi người khi thưởng thức nó. Vậy thì đơn giản là hãy nghe và cảm nhận âm nhạc cổ điển.
Vậy thì đơn giản là hãy nghe và cảm nhận âm nhạc cổ điển. Và mod loa + amply để nghe và cảm nhận nhạc cổ điển
Loa và âm li thì cứ toàn giải với đèn Class A mà chơi, dù loại rẻ tiền cũng hay hơn các loại tiền tấn mà là bán dẫn với cả nhiều đường. Sau bao lâu đi tìm và nghe thử các loại loa giàn, em cho rằng việc quan tâm đến tính trung thực là một việc xxx ngốc, còn bọn bán hàng quảng cáo về tính trung thực của loa giàn là một bọn bịp bợm. Cứ thế nào mà mình thấy hay nhất là nghe- kể cả nếu cảm thấy nghe hay hơn cả nghe Live. Mà để nghe hay hơn cả nghe Live nhạc cụ gỗ trong phòng nhỏ (ví dụ nghe tứ tấu hoặc sonate trong nhà thờ) thì chỉ có cách dùng toàn giải với đèn Class A- (nếu không có cực nhiều tiền) vì chỉ có sự kết hợp này mới mang lại một thứ âm nhạc có nhạc tính và sống động tự nhiên- nhiều khi còn hơn thật.
Như vậy mục tiêu là: nhạc tính và sống động, tự nhiên rồi đúng không bác Xe Còn "xxx ngốc" theo em có thể dùng từ là "mơ mộng"; "bịp bợm" có thể nói là "vui tính" Thế mới vui :lol:. Kính bác
Đọc các bác viết mãi mà chẳng có ý kiến gì thì em cũng đâm ngại...hê hê! Vậy thì viết vài dòng quê mùa, kỷ niệm cá nhân em khi đến với nhạc cổ điển. Cách đây 7 - 8 năm em chả biết nhạc cổ điển là như thế nào, như chưa từng nghe đến nó. Nhưng rồi có một hôm một "đàn anh" dẫn em đi nghe buổi hòa nhạc do Toyota tổ chức tại Nhà hát Tp.HCM (đó thực sự chỉ là buổi tổng duyệt cuối cùng vì buổi biểu diễn thật có giá vé 600.000 đ và toàn bộ tiền bán vé được làm từ thiện - ngoài khả năng tài chính của em). Em thực sự ngạc nhiên, xúc động cảm thấy như có một dòng chảy dâng trào từ trong người - Em thích nhạc cổ điển từ đó. Và cũng từ đó với sự chỉ dạy của "đàn anh" em nghe nhiều hơn, tìm hiểu về nguồn gốc của các bản giao hưởng nhiều hơn (Em nhớ là đã photocopy 1 cuốn sách của nhạc sỹ Ca Lê Thuần viết về nhạc cổ điển). Đấy là cái duyên em đến với nhạc cổ điển. Nhưng rồi sau này em chẳng quan tâm đến chúng nữa chỉ biết có nghe thôi, cái gì thích thì nghe, cổ điển hay pop hay rock gì đi nữa cũng phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của con người cả thôi. Nhiều lúc buồn nhìn mưa rơi em thích nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh, có lúc vui vẻ em thích nghe Pop, có lúc hứng khởi hay muốn nổi loạn em thích nghe Rock....Và cái cuốn sách về nhạc cổ điển ấy em có đọc hết nhưng chẳng nhớ được một chữ nào :lol: Thực sự thì đúng là nhạc cổ điển là loại nhạc bác học nhưng không chỉ dành cho giới bác học. Nó cũng gần giống như các bác xem truyện Tam Quốc Chí mà thôi (so sánh nào cũng khập khiễng cả): Lúc bé các bác thích đọc Tam Quốc vì nó có đánh nhau nhiều, lớn lên một tí thì thấy có chủ nghĩa anh hùng ở đó và đến khi già thì sẽ thấy những triết lý chính trị, triết lý cuộc sống. Nói đơn giản rằng nó "có nhiều lớp nghĩa" tùy theo từng hiểu biết, cảm nhận của mỗi người mà tự khám phá các lớp nghĩa ở trong nó. @Cellist: Em rất thích các bài viết của bác Cellist vì ở đó tràn đầy tình cảm nội tâm và em cảm nhận được sự chân thật. Bác thử một lần "quên hết những gì mình đã học về nhạc cổ điển để nghe nó bằng tâm hồn mình" xem nó thế nào đi bác. Xong rồi bác chia sẻ với em bằng cách diễn tả cái cảm xúc ấy nhé ! Em hơi tò mò k biết nó ra làm sao...hì hì Chúc các bác vui!
Cảm ơn bác thaothucsg có lời động viên. Thú thực với bác em thuộc dạng du côn chân đất- em nghe cổ điển là nghe thuần túy có đọc sách bao giờ đâu- nhạc lý em cũng không quan tâm, mãi đến gần đây khi em ít nghe dần vì chán nó em mới đọc sách và quan tâm đến nhạc lý để hiểu thêm râu ria tạo cảm hứng thôi. Những gì mà bác đọc được của em có dính đến bình luận ông này ông kia thế này, theo chủ nghĩa kia thì chủ yếu là do em đọc những thứ sách khác không phải âm nhạc, rồi suy ra về các ông nhạc sĩ thôi (ví dụ em nói Beethoven thuộc bọn mang tinh thần Khai sáng, đầu Duy Tâm Đức là do em đọc triết học, lịch sử rồi suy ngược về Beethoven - vì thế nên em mới nói trước là có thể sai so với người khác nghĩ). Về chuyện cảm xúc của em sau khi nghe nhạc thì em có viết thơ để mô phỏng, vì em ghét viết văn kiểu lắm mỹ từ. Tuy nhiên thơ em vốn cóc cụ với lại toàn viết khi nổi hứng 5 phút cho nên em quẳng mỗi nơi vài bài đến giờ chả biết đường nào mà tìm, cũng chả nhớ nổi chữ nào. Ngày xưa bác nào chơi ttvn có vào mấy chỗ em viết thì có lẽ cũng biết. Nói chung là không có gì ra tấm ra món đáng nói cả.
Hay nhỉ! Bác làm em có một cái nhìn mới về âm nhạc - cái nhìn quy chiếu từ các ngành khoa học khác. Em thì bây giờ đang tức đây, bác biết sao k ạ ? Tại vì cái phim truyền hình nó đang lồng nhạc cổ điển (bản 4 mùa của Vivaldi)vào một cách vô tội vạ! Đau lòng quá ! Em chả hiểu mấy ông phụ trách âm thanh trong phim truyền hình (của VTV) nghĩ như thế nào mà lại đi lồng nhạc cổ điển vào trong phim Cảnh sát hình sự cơ chứ ! Mà vấn đề là "bắt chước" Mỹ nhưng chả được học hành đến nơi đến chốn nên...chuối quá! Ôi, xin lỗi các bác vì lan man nhé!
Ngày trước em cũng có nghe nhạc cổ điển, nhưng chỉ ghe một cách thụ động ( trên đài. trên tivi, ghe o quan cà phê...). Cho đến một hôm có một thằng bạn tới nhà chơi, em mở country, jazz cho nói ghe một hồi thì nó hỏi có nhạc cổ điển không ? Rồi nó kể lại kỷ niệm hồi trước lúc nó còn " ghiền" giải đề thi đại học nhờ nó ghe nhạc cổ điển trên radio lúc 1 -2h sáng mà nó thấy tinh thần sảng khoái, tỉnh táo ra càng giải bài càng " hăng " và nhờ nhạc cổ điển mà nó thi đậu đại học.... => thì ra ghe nhạc cổ điển thông minh hơn là có thật.... Sau đó em vặn nhạc cổ điển nẳm rải rác ở những cd test máy mà em có, cả hai cùng nghe. Từ đó em chú ý ghe nhạc cổ điển hơn từ từ cảm thấy càng ghe càng hay ... Chắc tại vì em muốn ngày càng thông minh hơn !!!!!!
Nô, ngược lại bác ạ. Nghe cổ điển vì có đầu óc (điều kiện đủ: gặp DUYÊN). Nói chung thông minh là cái có sẵn, không có cách gì cải tạo được. Người ta chỉ có thể cải tạo được các phản xạ có điều kiện.
Em đồng ý với bác, câu sau cùng em chỉ đùa thôi. Thật sự em kể câu chuyện trên là em kể về cái DUYÊN của em với nhạc cổ điển đó chứ. Thân