Bác vui tính quá, đọc comment của Bác xong em suýt té xuống ghế vì cười ngất Theo cá nhân em & những kinh nghiệm thương đau thì nếu amp, cdp... đang hoạt động tốt thì chớ dại đụng vào phần mềm của nó. Nếu muốn vệ sinh thì làm phần cứng thôi như mặt trước, vỏ máy, nút vặn,... Còn nếu ruột gan dơ bẩn bụi bám quá thì xách em nó ra chỗ tiệm sửa xe nhờ vòi hơi có áp lực mạnh xịt cho bay hết bụi đi nếu mấy cái bóp bóp bằng tay ko trị nổi lớp bụi này, nhưng cũng lưu ý là để vòi xa xa trước rồi từ từ tiến lại gần ko kẻo nó xịt bay hết mấy con tụ đi luôn thì toi các cụ. Còn vụ amply có nút volume dạng chổi than quét thì chớ lấy RP7 mà xịt vào, vì nó sẽ ăn mòn & làm rụng luôn cả phần volume này đấy, với volume tiếp xúc bằng bi thì Ok.
Vậy cho em hỏi nếu không dùng RP7 thì dùng gì ạ? Theo em biết thì tỷ lệ dùng chất vệ sinh trong các trường hợp rột rẹt là: RP7 chiếm 75% WD40 và các loại khác chiếm gần 25% Còn chai xịt Philips ít được biết đến và rất hiếm trên thị trường chiếm phần còn lại. Loại này có thành phần dầu nhiều hơn nên ít ăn mòn hơn nhưng hiệu quả làm sạch ít hơn. Những bác cho là vì dùng RP7 mà bị hỏng máy đã tìm hiểu một nguyên nhân khác chưa hay chỉ nói theo lời đồn đại? Các bác nghĩ sao khi biết rằng tất cả các máy trước khi đến tay người dùng đều đã qua khâu vệ sinh với tỷ lên trên
Em thấy ngoài chợ mấy bác mua bán toàn "dọn" bằng cách này mà có thấy chết gì đâu,khi mua cái nào cũng sáng choang
Em thì để ý các shop nhà ta có nhiều shop có hẳn 1 máy nén khí luôn để làm vệ sinh (kiểu máy xịt hơi rửa xe đó - nhưng lại nhỏ nhỏ). Còn dao 1 vòng Nhật Tảo thì thấy chuyện ngân 1 bo mạch vào chậu xà bông nhiều lắm nhưng em nghĩ đó là hàng rả máy, bánlinh kiện, chứ còn em amp yêu quý đang yên-đang lành mà đi tắm kiểu đó thì hơi đuối. Em thì chạy ra tiệm Phong Vũ, mua 1 chai khí nén về xịn sơ sơ thôi, chẳng dàm làm mạnh.... vài dòng chia sẽ...
Tóm lại, với em bên ngoài dọn láng coóng & nghe tốt ko rột rẹt là giải quyết được vụ nghe-nhìn rùi,còn nếu có bụi bặm bên trong thì cũng ko sao, thế mới là hàng tàu chứ. Chứ máy đang ngon lành mà dọn dẹp xong lại có sự cố thì đau lắm các Bác ạ
Không phải vứt vào thùng rác đâu bác ạ, rửa bằng nước và xà phòng là hay nhất. Chỉ cần lưu ý vài điều trước khi thưc hiện - Ngắt hẳn điện 2-3 ngày (để các tụ điện có thời gian xả hết). - Khi rửa tốt nhất là tháo rời từng phần đối với amp karaoke (Không áp dụng với amp nhái), Đối với các amp tích hợp nên tránh xả nước vào khu vực biến áp nguồn nếu là nguồn tròn. Nên xoay các chiết áp và các chuyển mạch khi ngâm trong nước - Sau khi rửa sạch nhất định phải phơi cho ráo nước, trong khi phơi thỉnh thoảng cần xoay chiếu amp theo các chiều khác nhau tốt nhất là để nghiêng để cho nước đọng trong các ngóc ngách ra hết(không nên xịt bằng máy nén khí). sau khi không còn thấy dấu hiệu của nước đọng, dùng máy sấy tóc cs lớn sấy đều tay, để nguội tự nhiên. Sấy lặp lại 3-5 lần, để nguội tự nhiên, kiểm tra kĩ bằng mắt-xong phần wc. - Khâu này quan trọng nhất trước khi đóng điện. Kiểm tra kĩ các mối hàn (các amp cũ thường có hiện tượng bỏ mạch nhất là bị tác động mạnh trong quá trình rửa và co rãn bởi nhiệt độ khi sấy nóng). Các trường hợp chết sau khi wc phần lớn là do hiện tượng này gây ra. - Đối với các amp dạng điều khiển thì không nên rửa nếu các bác không có chuyên môn
Em thì thường làm và đả nhiều lần nếu máy chỉ bụi nhìn khô thì e lấy cọ quét sơn loại bé quét bụi nhẹ nhàng chánh mạnh tạy đụng vào chân linh kiện lm ghiêng rể gãy chân và chạm chập quét tới đâu thổi tới đó,còn nếu máy ẩm bụi bết lại e lấy xăng ghiêng cho bo mạch lên phun tới đâu quét tới đó từ trên xuống dưới xong phơi khô kiểm tra dây nhợ linh kiện coi lúc quét có chạm chập ko.em lm rất nhìu lần như vậy chưa trả giá tính tò mò lần nào,mới đây 1 tuần e cũng mới lm cho con pre của e ,máy bụi ẩm bết lại gây tiếng xì nhẹ em lm xong giờ thì quá ok ghe tiếng có vẻ sạch sẻ ấm áp hơn và mất hiện tượng có tiếng xì .e có vài lời chia sẽ thực tế.
Giải pháp: đem ra tiệm ---> nhanh, gọn, lẹ, an toàn, tất nhiên là hơi tốn tí, nhưng rẻ hơn đóng học phí nâng cấp thiết bị!
Theo tôi được một bác thợ tư vấn là dùng Axiton chải qua cũng rất sạch và mau khô, không ảnh hưởng đến tụ tị
Theo em thi lấy cọ quét sơn ,làm vệ sinh la` gọn nhất ,co`n mà dơ quá thi đem ra tiệm thui các bác ơi...!!
hôm trước em lột con AVR Onkyo ra, lấy chổi quét nhà khùa bụi rồi xục máy hút bụi vào mà chả sao cả. Em còn cắm ống hút vào từng cọc loa, jack cắm để hút hết bụi ra rồi tẩm RP7 vào tăm bông lau sạch các jack cắm. Chỉ có mỗi lưu ý là cái ống hút bụi nó cứng nên dễ chọc gãy các tụ nếu làm ẩu
em cũng đã làm vô số con thì không sao nhưng cũng có một vài con lăn ra chết ngoẻo ah! Em rút ra kinh nghiệm là không sao thì cứ thế mà nghe cho nó nguyên bản , còn khi muốn vệ sinh đúng cách thì bế em nó ra gặp mấy bác thợ. he he
Em rửa cả trăm cái như vậy rồi tỉ lệ thành công là 100%. Nếu các bác dùng xăng hoặc axeton có thể sẽ phá hủy kết cấu của các cụm chuyển mạch và chiết áp hoặc phần đế nhựa của các jac cắm một số loại được làm từ nhựa cứng rất rễ bị phá hủy khi gặp hóa chất.
Mình thí thấy có tay (dân chuyên nghiệp bán đồ âm thanh nhé) vệ sinh máy ampli và đầu CDP bằng bình xịt muỗi Jumbo ...
Chào các bác, e muốn vệ sinh mấy cái đầu jack RCA để cắm dây tín hiệu và cọc loa cắm bắp chuối thì vệ sinh bằng dung dịch gì được vậy các bác. Vệ sinh jack RCA có dùng được RP7 vậy ko các bác?
Cái này chỉ dùng để làm vệ sinh phần mạch in phía dưới chứ không phải vệ sinh bên trên nơi có linh kiện Dung dịch này làm bay chữ và thậm chí làm cháy nhựa, dính tùm lum vào với nhau
Tui cũng làm theo cách nầy , nhưng trước khi xịt nhớ xả nước ở máy bơm và tránh xa các máy nén đã bị lên nhớt , xịt vào là toi cái máy đấy nhé
Mình cũng thường vệ sinh âmly, cứ chổi lông quét sơn và máy thổi bụi là sạch tuốt, cho nào khó sạch thì tháo ra lấy chổi sơn nhúng vào Dầu hỏa cọ vào đó, sau đó dùng máy sấy sấy cho khô. vậy lạ oke
E cũng khẳng định với các bác là dùng cách này cực kì hiệu quả,có điều phơi nắng chưa đủ,các bác nên dùng máy sấy tóc sì với nhiệt độ vừa phải cho khô hoàn toàn hãy cắm điện.Đồ điện tử nếu dùng ở nơi có nhiều bụi thì cứ 4-5 năm vệ sinh bằng cách này một lần thì tuổi thọ sẽ kéo dài và ổn định hơn.Đặc biệt ở miền Bắc khi trời nồm(độ ẩm không khí cao)những lớp bụi bị ẩm ướt có thể dẫn điện nhất là ở phần điện áp cao.Còn ở vùng kô bị nồm thì dùng máy xì khô xe máy phụt sạch cũng ổn.