Các Bác không phải lo vụ chuột bạch vì em đang dùng em nó. Nếu dàn rơm rác của em cũng như các bài review của các tạp chí chưa làm các Bác tin thì các Bác có thể vào AVS Forum. Các chủ sở hữu đã viết 243 trang trên cộng đồng này bàn về Oppo BDP-95. Riêng bài viết dưới đây của một Bác nghe thử trên bộ dàn chắc không dưới 100K Obama và của một dân Vinylphile có thể phần nào minh chứng cho những gì em và Bác Concerto gợi ý: Four Hours of Education on the SQ of the 95 -------------------------------------------------------------------------------- Was offered one of those rare opportunities to evaluate the SQ of the 95’s dedicated 2ch outputs when I asked Mike Lavigne if we could check out the 95 in his system (see system details below). First up we listened to a number of different source materials to familiarize ourselves (Alex & me) with the current sound and resolution of Mike’s system. First off were 174/24kHz and 192/24kHz files off of his server. Very impressive and thoroughly enjoyable. Mike says that this is his default music source as he loves to read with music playing and this is simply the easiest way to play music. Then we were to get spoiled. Checked out different types of music using his vinyl system. Amazing. As good as the streaming was the vinyl almost got you to the venue. Then came Oscar Peterson and his piano on tape! This was one of those singular moments of “If you weren’t there you won’t know what were are trying to convey” in words. They were there. I commented that I felt I could talk to them and they would respond. OK, so we had our listening parameters set up for checking out the Oppo 95 using Mike’s room and the Playback Designs (Music Playback MPS-5 SACD/CD Player) as the reference system. Over the next three hours Mike, Alex & I pulled out some of our favorite and reference SACDs and CDs. Track 11 on Sempre libera/Anna Netrebko’s SACD featuring her voice preserved the tonal balance but gave more ambient info and placed her farther back in the hall. Track 10 on Christian McBride’s: Getting To It CD gave a better defined low end on his double bass. The biggest difference was noted by all of us on Tr. 3 of the Burmester CDII (not the ultimate in SQ but well known to all of us having heard it 100s of times on different systems over many years) which features Hans Theessink playing guitar and singing on Call Me. Here the bass was more pronounced and his voice authoritative without any hardness. I’m not sure it is clear in the above observations but the the positive differences heard were when we were listening to the Playback Designs. We did play a couple of Blu-ray discs using 2.0 LPCM 24/192kHz which Alex & I found much better than our home system. We could not use the Playback Designs as it only plays SACDs and CDs. I should add that that these are just a sampling of the music we used for evaluation. These particular selections gave us the ability to easily distinguish the differences we were hearing. For the record the Playback Designs was more detailed, produced a somewhat wider soundstage, gave voices more body, had better defined low bass and displayed more high end extension. Where does this leave Us? Well as Mike said, “This is one heck of a multidisc player and it only costs $1,100” (here we corrected him to $999). Have I mentioned yet that the Playback Designs unit costs $15,000! and was setting on special nonresonant footers to boot. We’ll be trying out some nonresonant footers of our own along with polyethylene coated lead rings here at home to see if this tightens up the bass. Stay tuned. For those of you who will question whether or not we could distinguish differences on Mike’s system check it out in some pictures at <http://forum.audiogon.com/cgi-bin/fr...slt&1036349020> on Audiogon. A complete writeup along with more pictures including a complete listing off all his components can be found in the Dec. 2010 issue of Vinylphile on their website at <www.vinylphilemag.com>. On this system changing interconnects, speaker cables, power cables and lifting cables off of the floor can be heard. Mike typically listens to streaming music off of his server while reading as previously mentioned and is perfectly happy to do so (and so would we). However, if you want to be drawn into and immersed in the performance you need analog via turntable or tape. While the differences between streaming 192/24, the Oppo and the Playback Designs are relatively small, the difference between digital and analog (vinyl & tape) is not subtle. However, for those of us with more modest dare I say real world systems than Mikes we can be happy that the differences are not so apparent and that digital reproduction has gotten so good that the Oppo 95 is in the same ballpark as the Playback Designs. And who knows maybe Oppo can surpass the Playback Designs with a little tweaking of the firmware. Heh, heh. Need to point out that these comparisons were made using single ended RCA stereo outputs connected via one of Mike’s cheaper ($9,000/pr) cables to his darTZeel preamp which uses proprietary BNC connectors to his darTZeel amp. He thought that the true differential balanced outputs on the Oppo (he was surprised to hear of these in a $999 unit) might sound better in the right system. We had planned to listen to it this way in his system but I had forgotten the darTZeel uses RCA & BNC connections only. Are we keeping our Oppo BDP-95? Darn right we are. We were very impressed with its performance in Mike’s system. In our own we can only say that we enjoy listening to the music. In addition, we can watch Blu-rays, DVDs, stream music and video files and access the internet for more content. In other words, “What an amazing piece of A/V gear”. Oh, and for those might be wondering, the 95 was as quiet as the proverbial mouse during our education session. Under "musical snow promised yet again" Seattle skies, Gill http://www.avsforum.com/avs-vb/showthre ... 06&page=36
Oạch, ai lại làm thế, chơi cái gì nó cũng có cái hay của nó mư bác, ai thích chơi gì em cũng ủng hộ :lol: Em tư vấn kiểu ấy lại thành marketing ở topic không liên quan gì đến mua bán thì các bác mod lại mắng em chết :mrgreen: Em nghĩ lốt lét là một cách chơi hay và hợp lý với điểm mạnh là chất lượng cực kỳ ngon (setupo tử tế hơn CD là cái chắc) va nguồn nhạc thì vô biên. Mà em nghĩ bác ấy đã nghĩ đến lốt lét rùi thì chắc không khoái cái món lích kích của lờ pờ đâu ạ
bỏ qua chiện đo đạc nhé. hôm nào em đưa cho đàng ấy mượn cái DAC em ráp, giải mã ad-1865, xuất bóng 5687 Raytheon phiến xám đen với plate choke để đàng ấy nghe thử ra răng. em tạm thời dừng lại với cấu hình này sau khi trải qua một mớ đồ DAC hãng. " nhiều khi thông số đo tốt... mà nghe chưa chắc hay " câu này giờ trở thành... kinh điển :lol: . giống như đĩa than vậy, thông số thua xa lắc CD... mà giá bỏ ra để chơi gấp nhiều lần- nhiều chục lần chơi CD...nhưng lão nào dính vào cũng bị nghiện nặng (trừ em ra vì em ghét cái chiện 20 phút thay đĩa 1 lần :mrgreen: )... thì ắt phải có lý vo của nó.
Ấy ấy bác, thông số đĩa than làm sao mà thua đĩa CD được bác ơi :shock: Theo em được biết thì, đĩa than là nguồn từ băng master sang, còn đĩa cd thì phải số hóa, nén, rồi mới vào được CD. CD có thông số kỹ thuật thua xa lắc đĩa than mới đúng chứ bác. Tuy nhiên đa phần các bác nghiện Lp không phải vì thông số kỹ thuật mà đơn giản là thích cái chất của nó thôi :mrgreen:
Vậy lấy cảm tính để nói à ?!? Đàng ấy chọn trong tay đồ hãng tuy đắt mà ... kém! Chịu thôi :mrgreen: ---> Thế cái DAC của đàng ấy "ngoong" thế sao không thấy (được) đem làm nguồn âm cho các cuộc thi Sumo, Chim chích hay gì gì vừa rồi nhể ... ?!?! Thói chơi mỗi người mỗi thích ... Đơn giản nếu anh không thích hoặc ngay cả không nghe ra được cái "hay" của số đo tốt thì chịu thôi ... Đã vậy theo thống kê của y khoa thì độ tuổi càng cao thì đáp tuyến tần và độ nhạy càng suy giảm ... Khi xưa em có quen 1 ông cụ lúc đó đã 80 tuổi kia ổng rất mê đĩa than và băng cối và mỗi lần nghe nhạc ổng đều đeo máy trợ thính và ổng luôn cương quyết là đĩa than và băng cối cho chất lượng âm thanh cao hơn và nhạc ổng nghe đương nhiên là nhạc Việt trước 75 thậm chí ổng có luôn và thường nghe cả đĩa than Thái Thanh loại 72 vòng an-bum "Về dưới mái nhà" và ổng dám cam đoan là không có đĩa Xê-Đê nào chất lượng âm thanh mà bằng cái đĩa than Thái Thanh này .... Em hoàn toàn đồng ý và ... bó tay!
Ấy ấy băng master lưu trữ ở dạng từ trường mà đĩa than lưu trữ ở dạng rãnh cơ ---> Nếu bác nói từ trường = rãnh cơ thì bác đúng 100% và đương nhiên là em ... bó tay
Dạ, em cũng đâu có ý nói là chất lượng LP bằng được băng master, bởi từ băng master sang LP còn bao nhiêu công đoạn như làm bản metal, rồi làm bản lacquer, rồi bản tamper rồi mới ra LP. Các công đoạn này là cơ khí và analog nên chắc chắn có sự khác nhau giữa bản master và bản LP rồi ạ, khác nhau như thế nào thì phụ thuộc vào trình độ công nghệ. Còn từ giai đoạn băng master sang CD thì cũng nhiều công đoạn trong đó giai đoạn, trong đó master sang digital nếu băng master gốc là analog. Trong đó giai đoạn làm giảm chất lượng nhất là giai đoạn người ta phải nén file digital cứ cho cao nhất là 32/292 khz xuống còn 16/44khz với cd chuẩn. Về mặt kỹ thuật thì là như vậy, theo kiến thức còn hạn hẹp của em. Nếu em sai chỗ nào rất mong được bác khai sáng ạ Còn nếu định tranh luận xem cái nào hay hơn thì câu chuyện sẽ không bao giờ hết thúc, vì không có chân lý nào cho cái "cảm nhận" cả, ai cảm nhận thấy cái gì hay thì chơi thôi. :lol:
- Vấn đề là công đoạn nào làm sai nhiều hơn mới là đáng nói. Và để biết được chỉ có máy đo và máy đo đã chứng minh cái Xê-Đê mặc dù chỉ là 16-bit/44.1kHz chính xác về kỹ thuật hơn cái LP hoặc băng cối. Khi Sô-ny lần đầu ra bộ ADC/DAC 16-bit tiền thân cho Xê-Đê phục vụ cho âm thanh lần đầu trình làng ở hội chợ kỹ thuật dùng máy đo thâu/phát biểu diễn cho các khách tham dự lẫn các kỹ sư các hãng âm thanh thưởng ngoạn và các khách tham dự và và các kỹ sư cũng phải tâm phục khẩu phục và đương nhiên lúc đó những hãng làm băng cối và đĩa than cũng phải trầm trồ khen ngợi công nghệ Số mà cái thiết bị Sô-ny đem lại với giá thành thấp so với công nghệ Tương Tự ... Sau này chính hãng Na-ka-mi-chi chuyên làm đồ LP và cassette khủng cũng "đóng tem lại" 1 sản phẩm Số của Sô-ny để mà bán hòng cạnh tranh với thị trường âm thanh chất lượng cao ... - Cái giai đoạn băng master sang Xê-Đê chắc bây giờ ... không còn phòng thâu nào xài vì quá cổ lỗ xĩ và kỹ thuật kém và chắc nghe cũng kém nốt vì rõ ràng trên I-bây bây giờ đầu băng cối đa kênh làm master khi xưa bây giờ bán rẻ rề không ai mua ... Nếu nghe hay thì chắc người ta đã giữ lại thay vì bán vì những phòng thâu lớn người ta đâu có thiếu tiền mà phải bán tống bán rẻ đi ---> Thời buổi này hầu hết là master Số chuyển qua Xê-Đê ! Thậm chí vài chục năm trước thì phòng thâu Chét-ky và cả cụ Kà-ra-dan lẫn nhiều ban nhạc nổi tiếng như ABBA, Beegees đã chuyển qua master kỹ thuật Số từ lâu rồi ---> Nhiều lúc chúng ta tranh luận theo kiểu thế kỷ 21 mà cứ đem công nghệ thế kỷ trước rồi phán cái này hơn cái kia thì ... Trừ khi bác nói tai người thế kỷ trước HAY hơn tai người thế kỷ này ... :lol:
Bác này có phong cách chém làm em thích bác rồi đấy. nếu em có (đấy là em nói _ nếu em có) kiến thức về điện tử và các thiết bị nghe nhìn, khéo em chém chả kém bác. :lol:
bác so dùm em 3 thông số cơ bản: tỉ lệ signal/ noise, distortion và bandwidth xem cái nào ngoong hơn là biết liền nếu thông số LP tốt hơn Cd thì hãng Sony/ Philips chả công bố đĩa thâu compact disc làm gì cho mệt ... vì lùi hóa :lol:
Hì hì. Thứ nhất em chưa từng bao giờ nói là CD không hay, không tốt. Nhưng sự diệt vong của băng cối, LP em không nghĩ nó là do chất lượng âm thanh của chúng. Sự quyết định sống còn của một sản phẩm cụ thể là nguồn âm ở đây thì cái chất lượng của nó chỉ là một phần. Lý do mà những nguồn âm băng từ, LP bị lụi tàn là nó không thể cạnh tranh với sự tiện lợi của đĩa CD. Đĩa CD có những ưu điểm mà đĩa than không bao giờ có như nhỏ gọn, tiện lợi, thời gian lưu trữ lâu, và không bị nổ hay xì như đĩa than băng cối. Chưa kể, CD cũng cho ra chất lượng âm thanh rất tuyệt, nếu lên đến hết tầm thì CD có thể không bằng LP nhưng 98% số người nghe nhạc lại không phải là những audiophile mà là đại chúng. Ấy là chưa kể LP hay hơn CD hay không em không dám nói nhưng chắc chắn nó cho ra thứ âm thanh mà CD không bao giờ có, và vẫn có nhiều người mê cái thứ âm thanh ấy, dù hay dù dở. Sự tồn vong của một sản phẩm lại phụ thuộc vào đa số đại chúng, nên LP băng cối suy tàn là điều hiển nhiên. Có thể nói công nghiệp audio đã là một ngành rất hẹp, LP còn là một cái hẹp trong công nghiệp audio nữa. Nhưng LP thực tế vẫn không chết, mà vẫn sống, mà nó không phải sống nhờ những người hoài cổ mà thực tế vẫn thu hút được những người trẻ. Băng cối thì đã chết (băng chứng là người ta không sx đầu băng cối mới nữa), nhưng LP thì chưa vì các model cơ than, kim, đĩa người ta vẫn cứ sản xuất và mấy ổng sx vẫn sống khỏe. Nói về công nghệ số, có thể bác giờ đang ca tụng CD, nhưng bác cứ nghĩ mà xem, thế hệ sau có khi lại có một ai đó có quan điểm như bác. Bác ấy bảo CD là mấy ông cổ lỗ, CD nghe như dở hơi, sao bằng lossless được, chả nhẽ lỗ tai của thế hệ trước HAY hơn lỗ tai của thế hệ này??? Em thì nghĩ, mà không phải, em mượn câu của cổ nhân, là "Mọi thứ tồn tại đều có cái lý của nó"
Bác, Nếu bác đọc đợc tiếng Anh, bác có thể tham khảo link sau ạ: http://electronics.howstuffworks.com/question487.htm Nếu bác vẫn chưa tin, thì đây là một thí nghiệm rất nghiêm túc, để so sánh thông số kỹ thuật giữa LP và CD http://www.audioholics.com/education/au ... cds-part-4 http://www.audioholics.com/education/au ... t-4-page-2
Nổ hay xì xì là 1 dạng kém về chất lượng kỹ thuật! Còn nếu ai nghe nổ hay xì xì mà bảo HAY thì đương nhiên là tùy sở thích nhưng cá nhân em đi nghe nhạc sống thì những tiếng này thường kèm theo "bốc mùi" do quan khách gần bên tạo ra ... :lol: Phần màu đỏ là phát biểu mang tính cảm tính chứ không có lô-gích hay kỹ thuật làm bằng. Do đó những lập luận liên quan đến yếu tố "cảm tính" này không thể làm bằng để thuyết phục phải/trái đúng/sai nếu chưa muốn nói là ngụy biện ... :wink: Nếu băng cối đã chết mà vốn băng cối khi xưa là master của đĩa than vậy mà băng cối lại chết !?!? Với suy luận này cho ta điều gì đây ? Hơn nữa các hãng sx phụ kiện cho đĩa than vẫn "sống khỏe". "Sống khỏe" ở đây định nghĩa như thế nào ? Trên đời có rất nhiều hãng sx đồ rất tồi và giả tạo ví dụ như búp bê nhựa "đồ chơi cho đàng ông" chẳng hạn vẫn sống khỏe đấy thay !?!? :lol: Em không ca tụng cái Xê-Đê và đương nhiên em vẫn chưa bao giờ coi nó là nhất cả. Em chỉ đem bằng chứng kỹ thuật và thực tế đo đạt chứng minh cho bác 1 điều là chất lượng kỹ thuật phục vụ cho âm thanh của Xê Đê nói riêng và kỹ thuật số nói chung vượt qua đĩa than và băng cối mà thôi. Sau này có kỹ thuật Số hiện đại hơn Xê-Đê ví dụ như đĩa Bờ-lu Rây em vẫn khen và bảo nó hơn Xê-Đê và đương nhiên là sự khen tặng nó có lô-gích là bởi theo lập luận "khoa học thời này tiến bộ/hay hơn khoa học thời trước" chứ không phải là lập luận kiểu "tai thế hệ này hay hơn tai thế hệ trước" như bác đã viết --> 2 lập luận hoàn toàn khác nhau mong bác đừng nhầm nhọt ... Cổ nhân nói đúng vì cái sai, cái kém cỏi, cái xấu xa, cái tàn ác, lẫn cái xxx dốt, và còn rất nhiều thứ mà con người không muốn vẫn tồn tại từ xưa đến giờ đấy thay và đương nhiên nó tồn tại là đều có cái lý của nó ... :wink:
Em cũng đã đi nghe chùa các bác chơi lossless nhiều rồi, với mức đầu tư 2000usd thì lossless sẽ cho chất âm hay hơn CDP, nhưng sự tiện dụng thì không bằng CDP được.
Mấy bài viết này em rành lắm và có 1 số điểm cần làm sáng tỏ cho người đọc: 1- Đầu tiên là hắn ta dùng cái cạc âm thanh máy tính chính là công nghệ SỐ để thâu âm thanh đĩa than rồi so sánh với âm thanh Xê-Đê ---> Tiên quyết nếu việc đo đạc này hợp lý và lô-gích về mặt khoa học cho ta thấy công nghệ SỐ đã có khả năng thu đạt và còn phân tích được âm thanh đĩa than để mà làm bằng so sánh !!!!!!! Nếu bác đọc, hiểu, và đồng ý bài viết so sánh của tác giả này thì chắc bác đồng ý phần màu đỏ của em. Nếu bác vẫn chưa đồng ý thì bài viết so sánh này không đúng hoặc thiếu lô-gích thì đừng đem ra để mà làm bằng cho tính ưu việt của đĩa than ... 2- Hắn ta vẫn công nhận là đĩa than có chứa nhiều hài vượt ngưỡng 20kHz ---> Trong khoa học kỹ thuật khi bảo méo là méo chứ không thể bảo là méo là tốt là hơn là hay hơn ... Nếu không chấp nhận lý luận của khoa học thì việc đem thiết bị khoa học và kết quả khoa học để so sánh và làm bằng để làm gì cho nó ... phi khoa học !?!?! :wink: Nếu muốn Xê-Đê méo nhiều hơn đĩa than ở ngưỡng trên 20kHz thì chỉ cần vài ngàn đồng tiền Việt Nam nó có thể tạo méo còn hơn đĩa than nữa là ...
Xin lỗi bác Niagara là em thấy phát biểu này mang nhiều cảm tính (bắt chước cách chém của cụ Công)!!!! :lol: Bác nghĩ thế nào nếu vác cái đầu CD nặng cỡ 15kg và 20 cái đĩa CD tâm đắc đi giao lưu so với vác cái laptop chứa vài ngàn đĩa CD và cái USB/Firewire DAC nặng khoảng 5kg đi giao lưu ạ! :wink: Em tếu táo tí cho không khí nó bớt căng thẳng thôi! Các bác cứ tiếp tục chém đi nhé! hihi....
Cổ nhân nói đúng vì cái sai, cái kém cỏi, cái xấu xa, cái tàn ác, lẫn cái xxx dốt, và còn rất nhiều thứ mà con người không muốn vẫn tồn tại từ xưa đến giờ đấy thay và đương nhiên nó tồn tại là đều có cái lý của nó ... :wink:[/quote] Bác à, không có gì bay cao mãi ngoài sự xxx dốt của con người, như Einstein đã từng nói (em mượn từ chữ ký của một bác em không nhớ :mrgreen: ), có lẽ cũng vì thế mà những thứ có lý nó vẫn tồn tại :lol: Bác muốn hiểu thêm về sự khác nhau giữa CD và LP thì bác đọc link sau, hơi khó đọc một chút, nhưng em nghĩ sẽ ra nhiều điều đấy ạ. Đây là một thí nghiệm nghiêm túc, với những phép đo chính xác, chứ không phải là phán bừa đâu bác nhé. http://www.audioholics.com/education/au ... cds-part-4 http://www.audioholics.com/education/au ... t-4-page-2 http://www.audioholics.com/education/au ... t-4-page-3
Bác có nhầm ko đấy? Nếu bác có bộ sưu tập khoảng 1000 album CD thì việc chọn CD/bài là có dễ hơn việc search trên máy tính ko ạ? Ngoài ra số tiền & thời gian bỏ ra để mua CD cũng làm ta phải suy nghĩ. Rồi thêm diện tích để cất/dấu CD vì 1 số CD hay sẽ bị mượn và ko bao giờ quay về :lol:
Tranh luận kỹ thuật với bác rất rất thú vị 1. Em đồng ý với dòng bôi đỏ của bác, công nghệ số đủ khả năng phân tích. Nhưng muốn vậy, nó phải lấy mẫu cực lớn phép tích phân mới có thể, mà ra như vậy thì file quá lớn không ghi vào CD nổi đúng không bác. 2. Cái gọi là "hài" âm này em cũng không có kiến thức về nó lắm, nhưng em không nghĩ là công nghệ số có thể "thêm" được cái "hài" này vào được đâu ạ, nếu có rất mong được bác khai sáng thêm. Theo em được biết thì: Sóng hài là sóng có tần số cao gấp n lần tần số cơ bản. Một tín hiệu dao động tuần hoàn không sin có thể phân tích thành các thành phần: 1/. Thành phần không đổi (trong kỹ thuật điện tử gọi là thành phần một chiều). 2/. Thành phần tần số cơ bản, và 3/. Các sóng hài. Trong kỹ thuật âm thanh, thì tín hiệu âm thanh có rất nhiều sóng hài. Nhờ các thành phần sóng hài khác nhau, mà tai ta nghe phân biệt được các âm sắc khác nhau. Các sóng hài đó là sóng hài tự nhiên. Tuy nhiên trong kỹ thuật điện tử, người ta lại quan niệm sóng hài theo một ý khác. Nếu ta đưa một sóng hình sin (thành phần số 1 và 3 =0) vào một mạch khuếch đại, thì tùy theo chất lượng của mạch khuếch đại đó, mà đầu ra sẽ có thành phần sóng hài hay không, nhiều hay ít. Sự phát sinh sóng hài trong mạch khuếch đại thường do tính phi tuyến của mạch tạo thành. Thí dụ tín hiệu bị bão hòa (ép hai đỉnh dương, âm) sẽ sinh ra các sóng hài bậc 3, 5, 7... Tín hiệu bị chỉnh lưu (ép 1 trong 2 đỉnh) sẽ sinh ra sóng hài bậc 2, 4, 6... Vì thế, méo do sóng hài thường được gọi là méo phi tuyến. Một số sóng hài khác sinh ra do méo pha, nên xuất hiện các dao động tần số cao. Một số do tốc độ đáp ứng của linh kiện.... Nhưng các nguyên nhân này thường ít ảnh hưởng. Ngoài ra có thể có sóng hài sinh ra bên ngoài mạch khuếch đại. Thí dụ do micro không tuyến tính sẽ tạo sóng hài ngay từ tí hiệu ra. Loa không đủ công suất, phòng nghe nhạc thiết kế không đúng... không tạo sóng hài điện, mà tạo sóng hài cơ, nghĩa là nghe... không trung thực. Như vậy, giọng hát ca sỹ, âm thanh nhạc cụ bản thân cũng có sóng hài, méo hài đấy ạ
Bác Tamtam cho em hỏi là mua con OPPO BDP-95 này ở VN thì mua ở đâu? Giá bao nhiêu? Em thích cái này rồi đấy...
mà nhờ có bác cho mượn CD gốc thì mới có lossless chứ bác nhỉ??? :roll: Lossless chép lại từ CD sao lại hay hơn được ta :?:
[Em thì nghĩ, mà không phải, em mượn câu của cổ nhân, là "Mọi thứ tồn tại đều có cái lý của nó"[/quote] Cổ nhân nói đúng vì cái sai, cái kém cỏi, cái xấu xa, cái tàn ác, lẫn cái xxx dốt, và còn rất nhiều thứ mà con người không muốn vẫn tồn tại từ xưa đến giờ đấy thay và đương nhiên nó tồn tại là đều có cái lý của nó ... :wink:[/quote] "Cái lý" e rất thích trích dẫn của bác Long và cả phần lập luận của bác To nhưng hiểu về "Cái lý" có nhiều khi ta lại hiểu ko đầy đủ hoặc cảm tính hay nhiều người lại còn thổi lớp sương mờ vào đó khiến ta đôi khi lầm đường lạc lối, rồi khi lạc rồi lại nhất định rằng chân lý đây rồi....Thôi thì mỗi người một cách chơi và cảm nhận. E cầu toàn và dễ tính nên có các loại thiết bị theo khả năng của mình nhưng loại nào e cũng có đỉnh cho riêng mình (thực ra đỉnh chỉ đến với e khi audio ko khiến mình phải băn khoăn nhiều trước cơm, áo, gạo tiền nữa. Nếu ko con khát sữa khổ tâm lắm bác ạ )