âm phản xạ Dạo này thấy ae bắt đầu để ý nhiều đến xử lí phòng nghe, em viết tí về vấn đề này. Tất cả vấn đề xử lí phòng nghe, đặc tính âm học phòng nghe, thiết bị xử lí âm học.... chung qui lại cũng là tìm cách kiểm soát ông này: âm phản xạ. âm phản xạ có mấy đặc tính sau: 1/ Tăng âm lượng âm thanh tai nghe được gồm có âm trực tiếp từ loa và âm phản xạ của nguồn âm chính không xuất phát từ loa nên có tác dụng tăng âm lượng nghe được 2/ Làm ngọt (dịu) nguồn âm do âm phản xạ có độ trể nhất định nên tạo cảm giác vang âm có tác dụng làm ngọt ( dịu) nguồn âm chính. Ngày xưa khi chưa có thiết bị điện tử tạo hiệu ứng vang các phòng thu thường thu âm trực tiếp đồng thời phát lại ra loa ở 1 phòng khác cách xa phòng thu sau đó thu lại âm thanh này và trộn lại với âm thanh thu trực tiếp để làm ngọt âm thanh. 3/ tạo âm hình ( sân khấu ảo) do tai người có khả năng định hướng nguồn âm nên giả sử âm A phát ra từ loa, A' là âm phản xạ của A thì tai nghe nhận định nguồn âm biểu kiến phát ra từ đâu đó khoảng giữa A và A' tùy theo cường độ âm phản xạ A' so với A, đó là ví dụ nguồn âm đơn cho dễ hiểu, stereo thì cũng suy luận tương tự cho không gian 3 D. Theo kinh nghiệm nghe của em thì chiều sâu sân khấu thường từ khoảng truớc loa 0,5m đến bức tường sau. ít có loa nào tạo được sân khấu trước loa hơn 0,5m. Một số loa hay do set up có tiếng trebb đánh ra xa ngay bên tai người nghe, ta gọi là trebb văng thì em nghỉ có vấn đề về pha giữa hai loa hoặc do không kiểm soát được âm phản xạ do tường bên hông loa tạo ra. Chiều cao của sân khấu phụ thuộc vào kiểm soát âm phản xạ của sàn và trần kết hợp với vị trí loa trung và cao. chiều rộng của sân khấu cũng tương tự vậy. Nên nếu chọn vị trí loa sát tường thì sân khấu sẽ bị dẹp, được cái trung âm sẽ lồi nên ca sỉ thường đứng truớc các nhạc cụ khác, một số bác thích vậy. . Các bác cứ đo khoảng cách từ loa trebb đến chỗ nghe mà dài hơn đến trung tâm giữa 2 loa của tương sau thì thừơng cho trung âm lồi, ca sĩ đứng trước nhạc cụ. 4/ hiệu chỉnh đáp tuyến tần số Thông thường thì loa được thết kế gần như phẳng ở dải tần mà nó thể hiện được, bằng cách dùng tiêu âm ta có thể hiệu chỉnh lại đáp tần theo gu nghe. Lưu ý: chỉ có một số ít dĩa là thu bằng kĩ thuật true stereo có nghĩa là thu live toàn bộ dàn nhạc bằng 2 micro cho vị trí nhạc cụ gần đúng như sân khấu thu thật, còn hầu hết 99% là ta cảm nhận sân khấu ảo tùy theo phòng nghe và loa mà trị trí ca sĩ và nhạc cụ đều khác nhau giữa các phòng nghe. Em nghe một số dĩa trống mà trống có thể đánh từ bên trái sân khấu mà nhảy tuốt qua bên phải sân khấu, không biết đánh bằng trống gì nhà rộng thế :lol: Trên lí thuyết là vậy nhưng trên thực tế do nguồn âm phản xạ không giống âm gốc 100%( do kết cấu chất liệu tường phản xạ) và sự lệch pha so với âm gốc cho nên nó gây ra hiện tượng méo âm. Do đó ta cần kiểm soát âm phản xạ để tận dụng các đặc tính tốt của nó đồng thời giảm tác động xấu...và hiệu chỉnh theo gu người nghe. Một phòng trang âm lí tưởng là có khả năng làm tắc dần đều như nhau ở mọi tần số mà loa phát ra. Một số kinh nghiệm khi trang âm phòng nghe. Một số trường hợp khi làm rèm hay gắn tấm tiêu tán âm thấy bị mất trebb thì vội vàng tháo ra và chấp nhận bị vang phòng. đó là do sự mất cân đối giữa tiêu âm trebb và các dải tần khác, lúc này ta cứ tiếp tục xử lí tiếp tiêu luôn âm trung và trầm thì dải tần đáp ứng lại cân bằng trở lại. Khi tiêu âm tương đối cả 3 dải tần thì ta cần volume lớn hơn nhưng được cái nghe được nhiều âm gốc từ loa nhiều hơn thì theo em sẽ hay hơn. Do năng lượng của dải trầm lớn hơn các dải khác nhiều nên cần phải tiêu âm nhiều hơn, nếu không làm vậy thì không thể nghe nhạc với mức âm lượng lớn được, cũng giảm độ phê khi nghe rock hay giao hưởng. Cái này là em tự đúc kết từ lí thuyết và thực hành nên cũng không có trong sách vở nào hết các bác. Chân voi tiêu âm trầm, tuy em chưa sài qua loại này nhưng theo kết cấu vật liệu thì không thể tiêu âm trầm < 150Hz được mà phần ù rền là do dải này gây ra. Nếu tiêu âm trầm < 150Hz được thật, thì các bác đâu phải vất vả :lol: , theo như một số tài liệu em có xem qua thì hình như loại chân voi tiêu âm có đỉnh là 250Hz và giảm ở 2 đầu còn lại của dải tần.
:lol: ... Nói về môn âm công em sức kém lại mù mờ, đang trưa nắng mới đọc xong chưa hết nửa bài của cụ đã lăn quay từ trên ghế xuống đất...vì choáng ngất
Sân khấu của bác chừng 1m sâu, ca sỉ, nhạc công chen chút nhau tội nghiệp lắm, bác sắm cái sân khấu mới cho nó rộng rãi đi
Sân khấu nhỏ chút cũng không sao bác, quan trọng là có trật tự là OK rồi Bữa nào em đem loa ra sân, hát hò cho rộng rãi nhé
Lâu lâu em vào quán cafe hát với nhau, ca sỹ vườn đứng trên cái bục bé tí, ông nhạc công ôm cây ghi ta ngồi bên, thế mà nghe lại phê.
Sân khấu lớn nhỏ, rộng hẹp chỉ là một trãi nghiệm khác chứ không hẳn là hay hơn hay dở hơn. Bác nhập môn thoát tục nhanh nhỉ
Chấp theo âm chỉ Loa đểu lão bối em có ngay đơi ............. Cái thú thế chơi nào cũng nhiều gian khổ Ngập vào rồi toàn thấy lỗ với...thâm Và bỗng chốc trở thành đại hâm Suốt ngày chổng mông để tìm nơi cắm rút Ông phì phò ông khều khêu chấm mút Chỉ mong rằng dật tới ngưỡng...âm công Gò lưng xem nó có âm hình không Mà soi kỹ chả có sợi lông nào hết Hồi nhặt khoan cho mồ hôi bê bết Vẫn chả bì thanh sắc với bát âm Đếch thấy hay nhưng vẫn tự khen thầm Vũ Đại ngày nay chỉ có ta là nhất Cho tới khi mắt mờ...teo cật Vưỡn thòm thèm móc cho được cái chất...âm .... :lol: Em thoát tục gòi
Cụ ..Chuẩn..em chỉ là người phàm mắt thịt, nên hết cái tục này lại sang cái tục khác thoai, muốn tục lại có tục nên..không thể lên Tiên giới được, trong Tục có tục...nhằm tới cái thuần phong mỹ tục là đạt gòi...he he... :lol:
Em tính bỏ hẳn CD để chơi nhạc số và Lp thôi. Ở Nha trang có bác nào đang chơi nhạc số cho em tham khảo ạ!
Nếu cứ đúng theo lời Đảng và Bác dạy thì không có hâm và thâm chi cả. Sắm theo năng lực, nghe theo nhu cầu thưởng thức tác phẩm. :!: