Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Album tiếng anh mới nhất của Lara Fabian được phát hành cuối tháng 9/2009. Trong album, cô cover lại nhiều ca khúc của các nữ ca sĩ nổi tiếng và là cảm hứng trong sự nghiệp ca hát của cô như Celine Dion, Bette Midler, whitney houston, Ella Fitzgerald, Donna Summer, Kate Bush, .... và nhất là thần tượng suốt đời của Lara: Babra Streissand. Đây là 1 album accoustic hoàn toàn chỉ có vocal của lara và tiếng đệm bằng piano. Theo ý kiến cá nhân thì album này hay điên đảo, hay hơn cái album tiếng pháp phát hành trước là toutes les femmes en moi đó í ( vì album này sát với phong cách thực sự của lara hơn, album kia nghe cứ thử nghiệm thế nào í ). Nghe album này mà người cứ nổi hết da gà các kiểu, cứ run lên vì hay í ><. ( mà album này rất là "american" í .. lara flexible quá ) Nói chung ai thích 1 chút nhẹ nhàng, 1 chút sâu sắc, rất nhiều chất liệu trữ tình, với 1 vocalist có chất giọng rất flexible và tinh tế thì nên download về nghe. Every Woman In Me 1 River 2 Both Sides Now 3 Alfie 4 Bewitched 5 Crazy 6 Close To You 7 Wind Beneath My Wings 8 Theme From Mahogany 9 The Man With The Child In His Eyes 10 Why 11 Angel *Sưu tầm
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Dạo này bác cuquanaudio tập trung nâng cấp mâm, cần nhiều quá :shock: . Tranh thủ "ném đá" mấy cái mâm đi các bác. Cái nào bể, em bê :lol:
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Đừng ném cái mâm thấp nhất nhé các bác nhỡ bể em bê không được...chẹp..chẹp..
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Nữ danh ca Lara Fabian và những bản tình ca bất hủ Về tình yêu, Lara Fabian hát ngợi ca tình cảm cao cả ấy bằng 4 ngôn ngữ mà cô sử dụng hoàn hảo (Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha). “Tôi luôn kết thúc bằng cách nói về tình yêu vì đó là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi”. Lara Fabian rực rỡ như ánh sáng. Với cô, vòng nguyệt quế được kết tinh từ những tình cảm chân thành và nhân bản. Tình yêu luôn là cảm hứng nghệ thuật bất tận, mở ra những khung trời sáng tạo mới. Công việc sáng tạo đòi hỏi Lara thực hiện với lòng nhiệt tình và sự kiên nhẫn hiếm có.” Đó không phải là bài tập tư duy lý trí, mà là cuộc hành hương đầy tính nghệ thuật của tâm hồn. Cùng với kiến thức để bồi đắp, làm phong phú thêm. Mục tiêu tôi đặt ra là nắm bắt những khoảnh khắc vĩnh cửu của tình yêu“ Là người nghệ sĩ tâm huyết, được soi chiếu bởi nghệ thuật, Lara Fabian trở thành biểu tượng của âm nhạc và của sức sống. Rất sôi nổi trên sàn diễn, cô khám phá từng góc nhỏ, tiếp cận thật gần khán giả, dành cho họ những nụ cười thiên thần hồn hậu. Giọng hát của cô âm vang khắp khán phòng, mạnh mẽ và tỏa sáng…Lara Fabian lộng lẫy như ánh nắng, như giấc mơ, như bản thân âm nhạc, và giống cả nỗi u hoài nữa. Bạn sẽ cảm thấy run rẩy khi nghe cô dạo những nốt nhạc đầu tiên của ca khúc J’y crois encore, khi cô hát lại bài hát Tout – bản tình ca đã mang về cho cô giải thưởng âm nhạc Victoire de la musique. Nếu trong ca khúc nổi tiếng Je t’aime, Lara hát về tình yêu như thắp lên ngọn lửa với chút hoang dã, đau đớn làm nhức lòng người bởi đoạn refrain: Je t’aime, je t’aime Comme un fou comme un soldat comme une star de cinéma Je t’aime, je t’aime Comme un loup, comme un roi Comme un homme que je ne suis pas Tu vois, je t’aime comme ça (Em yêu anh, yêu anh Như kẻ điên, như người lính Như ngôi sao điện ảnh Em yêu anh, yêu anh Như loài sói, như vị vua Như người đàn ông mà em không thể là Anh thấy đấy, em yêu anh như thế cơ mà.) Trong bài hát cảm động La lettre, cô bày biện những mảnh vụn của mối tình dang dở, cố gắng tìm kiếm nỗi an ủi trong bức thư cuối cùng: Ecris-moi une lettre de rupture Envoie-moi seulement le brouillon Promis je (ne) vais rien chercher dans tes ratures Ecris-moi une lettre au crayon Ecris-moi comme on écrit la musique Sacrifie-moi aux dieux Des amours amnésiques (Hãy viết cho em một bức thư chia tay Gửi em bản nháp thôi cũng được Em hứa sẽ không tìm kiếm điều gì trong nét gạch xóa của anh. Hãy viết cho em bức thư bằng bút chì Như người nhạc sĩ sáng tác bài hát Hy sinh em cho thượng đế Để lấy về những mối tình lãng quên) Đến với bản ballade Je me souviens (Em vẫn nhớ), ta bắt gặp một Lara trầm lặng giữa nỗi nhớ âm thầm khắc khoải và những hoài tưởng đẹp đẽ về tình yêu đã xa. Em vẫn nhớ (1) Những đoá lys trắng nở dưới bầu trời xanh trong Cuộc dạo chơi của hai ta khi những bông tuyết bay xuống như những vì sao. Lá phong đỏ rực màu đam mê Em không quên một điều gì cả Em vẫn nhớ. Mùi hương của cánh rừng ven hồ đưa lại Ánh lửa hắt lên gương mặt nhợt nhạt hai ta Và ánh sáng chói loà của những đêm phương Bắc Em không quên gì cả Em vẫn nhớ. Em yêu những vần thơ anh viết yêu trái tim anh, tâm hồn tự do của anh Anh là mặt đất duy nhất Nơi tâm hồn em neo lại … Dấu vết mơ hồ chẳng ai hiểu thấu Một người Pháp ngân nga những từ cũ kỹ Bằng âm điệu lạ lùng. Em không quên điều gì Em vẫn nhớ. Em yêu sự phá cách nơi anh Yêu niềm tin của anh Và lòng kiêu hãnh Anh giống như hòn đảo Không ai có thể xa rời … Những cảnh đẹp chan hòa cùng quá khứ Bức tranh thiên nhiên không vẽ lại nữa rồi Cảm giác như bước vào khu vườn yên ả Em không quên điều gì Em mãi nhớ. Tiếng guitare như ngọn gió cồn thổn thức, xen lẫn mảnh sáng piano dịu dàng, đẩy những giai điệu trở nên êm ái hơn và được bảo bọc bởi tấm áo choàng của nỗi buồn da diết. Je me souviens đẹp bởi nhớ nhung vừa ngọt ngào vừa xót xa. Những hình ảnh, âm thanh, mùi hương của kỉ niệm vẫn sống động và rõ nét với cô gái, như thể khẽ đưa tay ra là chạm tới bức tranh êm đềm ấy. Như chiếc bình ấp ủ hương thơm hồi ức, bài hát vẫn lan tỏa chất men đắm say lòng người chừng nào còn có những cô gái đa cảm, chung thủy, muốn hát lên nỗi nhớ rất dài, rất sâu của lòng mình để gọi tình yêu quay trở lại. Có thể nói hầu hết các khúc tình ca của Lara Fabian đều được khán giả yêu thích. Bởi khi thể hiện chúng, cô đã truyền tất cả nội lực, rung động của hồn mình vào giọng hát. Người nghe bị cuốn theo dòng chảy cảm xúc mãnh liệt, khi dồn dập nghẹn ngào, khi lững lờ trầm tư. Nhưng chắc chắn ai cũng soi thấy một phần tâm hồn họ trong nguồn xúc cảm bất tận đó. Bởi thế Lara có thể hài lòng rằng những bản tình ca muôn điệu của cô đã “nắm bắt được những khoảnh khắc vĩnh cửu của tình yêu” nguon:cyworld.vn
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Hihi, sau trận cảm nước này chắc bác Thaozingali lại sưu tầm thêm được một số phần mềm hay nữa đây
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Xin giới thiệu với các bác một giọng ca nữ châu á : EMI FUJITA Emi Fujita, sinh ngày 15.5.1963 tại Kiyose, Tokyo. Là một trong hai thành viên của ban nhạc vợ-chồng nổi tiếng những năm 90 ở Nhật - Le Couple. Họ được biết đến nhiều nhất với bài hát Hidamari No Uta (bài hát chủ đề của drama Under the Same Roof) - với tổng doanh số bán ra là 1.8 triệu bản năm 1997. Emi ra album solo đầu tiên của mình vào năm 2001 - Camomile - gồm tập hợp những bài hát nổi tiếng của phương tây, đã thành công lớn ở Hong Kong, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore (là những thị trường chính Emi tập trung vào). Album solo thứ hai - Camomile Blend - ra ngày 1.10.2003 đồng thời ở cả Nhật, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Cả 2 album đều thắng giải Platinum Disk của Hong Kong. Tới năm 2003, cô bắt đầu lưu diễn ở nước ngoài. Trong đó chuyến lưu diễn ở Singapore năm 2004 - "Esplanade: Theatre on the Bay" - được coi là lớn nhất và khó quên nhất của Emi Fujita cho tới bây giờ. 2.11.2005, Emi ra album Rembrandt Sky với hai bản Tiếng Nhật và Tiếng Anh, trong đó bản Tiếng Nhật chỉ được phát hành ở thị trường Nhật. Lí do là vì cô cho rằng với bản tiếng anh, album có thể đến với nhiều người nghe hơn. Giải thích thêm về cái tên, từ "Rembrandt" trong tên album là lấy từ tên của một họa sĩ nổi tiếng Rembrandt Van Rijin - một tài năng về sử dụng ánh sáng và bóng tối trong tranh. Có vẻ như ẩn ý của Emi là hy vọng có thể thể hiện các sắc độ của cuộc sống thông qua những bài hát của mình. Nhưng theo ý kiến của cá nhân tôi thì album này mang một vẻ thanh bình hơn. Ở Nhật Bản, tuy Emi được coi là một J-pop artist, nhưng lại hoàn toàn không thể so sánh Emi với những ca sĩ khác nổi tiếng khác như Utada Hikaru hay Ayumi Hamasaki. Đối tượng nghe nhạc của Emi Fujita thường hướng tới là những người trưởng thành, và như cô nói khi nhắc đến hai CD Camomile Extra và Camomile Blend của mình là, cô muốn người nghe có thể nghỉ ngơi và có được một giấc ngủ dễ chịu hơn. Nguồn : Japanest.com
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Cả tuần nay núp gió chán muốn chết bác lại còn ghẹo Lang thang thấy ở đây lập luận về hiend nghe cũng khá nên giới thiệu các bác xem cho vui : http://canhdongbattan.multiply.com/jour ... /28/Hi-end Thêm một nữ ca sĩ tài danh nhưng đoản số : Eva Cassidy http://canhdongbattan.multiply.com/journal/item/7
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Cả tuần nay núp gió chán muốn chết bác lại còn ghẹo Ở nhà cả tuần mà chả chịu hú anh em ghé thăm, hay lại hí hoáy cái gì đó
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Đây là bài viết của nhà nghiên cứu Trần Quang Hải. Thấy hay post tặng anh pk, anh Thảo ... và anh em Nha Trang đọc chơi ----------------------------------------------- 1.Nhạc vàng Bên cạnh các tình khúc, dòng nhạc vàng cũng đặc biệt phổ biến. Với các bài hát giai điệu nhẹ nhàng, đơn giản, dòng nhạc này đã thu hút một số lượng lớn khán giả bình gian. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết: "Đầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm - mệnh danh là nhạc vàng - với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến." Từ trước 1963, các nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Lam Phương đã soạn các bản như Gạo trắng trang thanh, Chiều hành quân... Nhưng phải tới sau 1963, khi nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam bắt đầu thì các bài hát về Tình và Lính mới trở nên thực sự phổ biến. Đây cũng là hai đề tài chủ yếu của nhạc vàng. Hoàng Thi Thơ là một nhạc sĩ thành công trong nhiều lĩnh vực. Ông từng là trưởng đoàn nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa đi trình diễn ở một số nước. Hoàng Thi Thơ cũng từng tham gia sản xuất điện ảnh với phim Người cô đơn nói về đề tài âm nhạc. Trên lĩnh vực sáng tác ông viết nhiều bản với âm hưởng dân tộc như Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về quê hương, Tình ca trên lúa, Đám cưới trên đường quê, các bản tình cảm như Chuyện tình người trinh nữ tên Thi, Đường xưa lối cũ... Ông còn soạn một vài vở kịch hát Cô gái điên, Ả đào say. Lam Phương được biết tới với các bản nhạc tình Bài tango cho em, Em là tất cả, Tình bơ vơ... hoặc các bài chủ đề khác như Đoàn người lữ thứ, Cho em quên tuổi ngọc, Kiếp nghèo, Chuyến đò vỹ tuyến... Các ca khúc với chủ đề Lính, người tiêu biểu nhất là Trần Thiện Thanh. Vốn cũng là một ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường, ông đã sáng tác và tự trình diễn nhiều bài hát về hình ảnh người lính Việt Nam Cộng hòa: Biển mặn, Chiều trên phá Tam Giang, Hoa trinh nữ, Rừng lá thấp, Tâm sự người lính trẻ, Tình thư của lính... Một số ca khúc khác của ông cũng rất phổ biến như Chiếc áo bà ba, Khi người yêu tôi khóc, Gặp nhau làm ngơ, Mùa đông của anh. Một tác giả viết về lính khác là Trúc Phương, tác giả của Đò chiều, Kẻ ở miền xa, Tàu đêm năm cũ, Trên bốn vùng chiến thuật... và Ai cho tôi tình yêu, Đôi mắt người xưa, Thói đời, Mưa nửa đêm, Tình thắm duyên quê... Những bản nhạc tình bi lụy còn có Châu Kỳ với Giọt lệ đài trang, Được tin em lấy chồng, Sao chưa thấy hội âm, Con đường xưa em đi. Một vài bản khác rất nổi danh như Người yêu cô đơn của Đài Phương Trang, Mười năm tình cũ của Trần Quảng Nam có thể xem như nằm trong số các bài nhạc vàng phổ biến nhất. Ngoài ra còn một số ca khúc như Phiên gác đêm xuân của Nguyễn Văn Đông, Người yêu của lính của Anh Chương, Sang ngang của Đỗ Lễ, Căn nhà ngoại ô của Anh Bằng... Giọng ca tiêu biểu của nhạc vàng, đầu tiên có thể kể đến Duy Khánh. Ông cũng là một nhạc sĩ với bút danh Minh Kỳ, tác giả của Mưa trên xứ Huế, Thương về miền trung, Thương về xứ Huế. Tiếp theo là ca sĩ Chế Linh, cũng là tác giả của ca khúc Đêm buồn tỉnh lẻ. Các giọng ca nữ có Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hoàng Oanh. Cùng với các nhạc sĩ, các ca sĩ này cũng góp phần định hình dòng nhạc vàng với cách hát khác hẳn các ca sĩ của nhạc tiền chiến hay tình khúc 1954-1975. 2.Nhạc trẻ Vào cuối thập niên 1950, nhạc kích động châu Âu và Mỹ bắt đầu thâm nhập thị trường miền Nam. Một số thanh niên trẻ con các thương gia, các học sinh học theo chương trình của Pháp thường nghe các ca khúc của Mỹ và Pháp. Nhưng phải tới khoảng thời gian 1963-1965 thì phong trào nghe các ca khúc phương Tây này mới thực sự bành trướng qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters... của Anh như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones... của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida... trở thành thần tượng của giới trẻ Sài Gòn. Đầu những năm 1960 thì nhạc trẻ trở thành một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam. Những ban nhạc trẻ kích động như C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Ðức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane) và một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương, Pauline Ngọc, Prosper Thắng, Julie Quang, Carol Kim... nổi danh với các bạn nhạc ngoại quốc hát bằng lời Anh hoặc Pháp. Những hộp đêm Mỹ ngày càng nhiều từ năm 1968 khuyến khích nhiều ca sĩ hát nhạc Mỹ. Nhiều bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng được các nhạc sĩ Phạm Duy, Quốc Dũng, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Hải... đặt lời Việt. Không chỉ dừng lại ở việc hát nhạc ngoại quốc, nhiều nhạc sĩ tự sáng tác các bạn nhạc kích động. Một trong những người đầu tiên có thể kể tới là Khánh Băng với Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi. Các nhạc sĩ khác như Quốc Dũng, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà cũng là những người đầu tiên Việt hóa thể loại nhạc này. Quốc Dũng, với nhiều ca khúc nổi tiếng, cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca được nhiều mến mộ. Ban Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà và ca sĩ Elvis Phương trở thành một trong nhưng ban nhạc thành công nhất của Sài Gòn giai đoạn đó. Tới năm 1971, đại hội nhạc trẻ đầu tiên được tổ chức tại sân Hoa Lư do Trường Kỳ, Tùng Giang và Nam Lộc tổ chức. Sự thành công của đại hội nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn đã đẩy mạnh nhạc trẻ lên cao độ. Tiếp theo đó nhiều đại nhạc hội khác được tiếp tục được tổ chức: năm 1971 tại trường trung học Taberd với hơn 10.000 người nghe, năm 1974 tại sở thú với trên 20.000 khán giả. Cho tới sau 1975, nhiều bản nhạc nước ngoài vẫn ăn khách trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Một vài ca khúc còn được các ca sĩ trẻ trong nước hát, như Bang bang do Phạm Duy đặt lời Việt được Mỹ Tâm hát lại vào những năm đầu thập niên 2000. 3.Nhạc phản chiến Khi cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng, ở miền Nam, không chỉ có các nhạc sĩ sáng tác các bài hát ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa mà còn xuất hiện nhiều ca khúc phản chiến. Người tiêu biểu nhất cho phong trào nhạc phản chiến này là Trịnh Công Sơn. Bắt đầu từ khoảng năm 1966, những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly đã chinh phục giới trẻ, đánh trúng tâm lý chán ghét chiến tranh, mong muốn hòa bình. Năm 1968, sau sự kiên Tết Mậu Thân, Trịnh Công Sơn tung ra tập nhạc Kinh Việt Nam. Năm 1969, Trịnh Công Sơn cho ra tiếp tập Ta phải thấy mặt trời, rồi sau đó là Ca khúc da vàng. Với các ca khúc Nối vòng tay lớn, Bài ca dành cho những xác người, Gia tài của mẹ... Trịnh Công Sơn kêu gọi mọi người ngừng chiến tranh, nêu lên một hình ảnh Việt Nam đau thương vì nội chiến. Song song với nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, sau Tết Mậu Thân năm 1968, mầm mống chống đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu nẩy nở ở các trường đại học tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng đã sáng tác các ca khúc như Hát từ cách đồng hoang, Lớn mãi không ngừng. Phong trào học sinh và sinh viên xuống đường xuất hiện cùng với Hát cho đồng bào tôi nghe, trong đó hai nhạc sĩ tiêu biểu là Trần Long Ẩn và Tôn Thất Lập. Năm 1971, một tập nhạc khác xuất hiện là Hát cùng đồng bào ta. Những bài hát xuống đường được giới sinh viên học sinh hát nhiều nhất lúc đó là: Sức mạnh nhân dân của Trương Quốc Khánh, Tình nghĩa Bắc Nam của Nguyễn Văn Sanh, Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tấn... Phạm Thế Mỹ cũng viết Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Thương quá Việt Nam, Bông hồng cài áo với ý thơ của Thích Nhất Hạnh. Phạm Duy cũng sáng tác một số ca khúc phản đối cuộc chiến tranh Kỷ vật cho em, Chuyện hai người lính, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ, Thầm gọi tên nhau trên chiến trường tồi tệ, Tưởng như còn người yêu... Trong đó ca khúc Kỷ vật cho em phổ từ thơ Linh Phương trở nên rất nổi tiếng, được các danh ca của Sài Gòn khi đó như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly hát thường xuyên tại các phòng tra, vũ trường gây nên các tác động mạnh mẽ tới khán giả. 4.Phong trào du ca Năm 1966, hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập phong trào Du ca, là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh. Chủ tịch phong trào từ 1967 là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ và đến năm 1972 được thay thế bởi Đỗ Ngọc Yến. Trưởng xưởng Du ca do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang điều hành, đến năm 1972 được thay thế bởi Ngô Mạnh Thu. Phong trào được Bộ Quốc gia Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc kể từ ngày 24 tháng 1 năm 1969. Du ca quy tụ khá nhiều các nhạc sĩ tên tuổi, cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ xuất phát từ phong trào: Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Trần Tú, Nguyễn Quyết Thắng... Phạm Duy cũng có đóng góp trong phong trào du ca với một số bài như Sức mấy mà buồn, Thôi bỏ đi tám. Du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc mà phong trào du ca thường xử dụng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca, những bài hát ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương. Nhiều bài hát của du ca đã trở nên quen thuộc như Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của Nguyễn Đức Quang, Hát từ tim, hát bằng hơi thở của Nguyễn Quyết Thắng, Anh sẽ về của Nguyễn Hữu Nghĩa, thơ Kinh Kha, Xin chọn nơi này làm quê hương của Nguyễn Đức Quang. Những ca khúc trong phong trào du ca có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Trước năm 1975, phong trào du ca có tác dụng sâu mạnh đối với giới trẻ qua các đoàn, toán ca như Con Sáo Huế, Du ca Áo Nâu, Du ca Lòng Mẹ, Du ca Trùng Dương... Họ trình diễn ở khắp nơi miền Nam khi đó, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, hướng đạo, hay Thanh sinh công, Gia đình Phật tử. Du ca cũng đã phát hành một số tuyển tập nhạc như: Tuyển tập Du ca 1, Du ca 2, Du ca 3, Những bài ca khai phá, Ta đi trên dòng lịch sử, Những điều trông thấy, Những khuôn mặt Duca, Hát cho những người sống sót, Anh hùng ca, Sinh hoạt ca. 5.Các nhạc sĩ khác Trong thời kỳ từ 1954 đến 1975, Phạm Duy vẫn là một trong những nhạc sĩ có sức sáng tác mạnh mẽ nhất và các ca khúc của ông cũng thuộc nhiều thể loại. Tiếp tục những ca khúc "dân ca mới", Phạm Duy còn sáng tác nhiều tình khúc như Nghìn trùng xa cách, Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi, Nha Trang ngày về, Cỏ hồng, Mùa thu chết, Nước mắt mùa thu... Ông còn có các bài hát Bé ca dành cho thiêu nhi: Ông trăng xuống chơi, Chú bé bắt được con công, Thằng Bờm, Bé bắt dế, Đưa bé đến trường, Đốt lá trên sân Các trường ca Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam cũng được Phạm Duy viết trong thời kỳ này. Ngoài ra có thể kể đến Đạo ca, Tâm ca... Trong các phong trào Nhạc trẻ, Du ca, Nhạc phản chiến Phạm Duy đều có tham gia với nhiều ca khúc. Trịnh Công Sơn, ngoài các ca khúc phản chiến, ông là tác giả của rất nhiều tình khúc, giúp ông trở thành một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ đó và cả sau này. Từ sáng tác được coi là đầu tay Ướt mi xuất bản năm 1959, Trịnh Công Sơn tiếp tục thành công với Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Tình xa, Tình nhớ... Cùng với tiếng hát Khánh Ly, các bản tình ca của Trịnh Công Sơn đã chinh phục giới thanh niên miền Nam khi đó, trở thành một hiện tượng của tân nhạc. Một điểm khác biệt giữa âm nhạc miền Bắc và miền Nam khi đó là trong khi ở miền Bắc, các ca khúc chỉ được phát trên đài phát thanh, qua các buổi biểu diễn của những đội văn công... thì tại miền Nam, âm nhạc hình thành một thị trường sôi động với nhiều hãng băng đĩa. Các ca khúc được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, được trình diễn tại các vũ trường, phòng trà và các đại nhạc hội. Những người đi đầu trong việc sản xuất băng đĩa có thể kể đến Phạm Mạnh Cương, Nguyễn Văn Đông, Tùng Giang... Những băng nhạc Sơn ca, Trường Sơn, Nhã ca, Nhạc trẻ, Shotguns, Sóng nhạc... được phát hành đều đặn. Với lợi nhuận từ các băng nhạc, tập nhạc, các nhạc sĩ nổi tiếng có được thu nhập rất cao. Phòng trà và vũ trường là hai điểm trình diễn phổ biến của Sài Gòn giai đoạn đó. Những phòng trà như Đêm Màu Hồng, Queen Bee... là điểm yêu thích của nhiều khán giả nghe nhạc. ***Giai đoạn sau 1975*** Các nhạc sĩ của Sài Gòn sau 1975 định cư tại nước ngoài vẫn tiếp tục sáng tác và cùng với những nhạc sĩ trẻ hơn đã tạo nên dòng nhạc hải ngoại. Những nhạc sĩ tên tuổi đầu tiên rời Việt Nam khoảng cuối năm 1975. Trong những năm đầu, một chủ đề sáng tác chính của họ là nỗi nhớ quê hương và Sài Gòn như Nam Lộc với Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt, Khi xa Sài Gòn của Lê Uyên Phương, Đêm nhớ về Sài gòn của Trầm Tử Thiêng... Chủ đề thân phận lưu vong cũng được nói đến với Tị nạn ca của Phạm Duy, Người di tản buồn của Nam Lộc, Ai trở về xứ Việt của Võ Tá Hân, Một chút quà cho quê hương của Việt Dũng... Một chủ đề phổ biến nữa là "phục quốc kháng chiến" nói lên mong muốn được quay trở lại miền Nam. Từ khoảng đầu thập kỷ 1980, một số nhạc sĩ sau thời gian cải tạo tại Việt Nam ra định cư ở nước ngoài. Họ viết nhiều ca khúc tả lại thời gian cải tạo ở Việt Nam như Hà Thúc Sinh với tập Tiếng hát tủi nhục năm 1982, Châu Đình An với Những lời ca thép năm 1982... Phạm Duy cũng sáng tác 20 bài lấy tựa là Ngục ca phổ từ thơ của Nguyễn Chí Thiện trong tập thơ Tiếng vọng từ đáy vực Đến giữa thập niên 1980, các nhạc sĩ bắt đầu bỏ chủ đề "phục quốc kháng chiến" quay lại viết các bản tình ca. Ở giai đoạn này, những nhạc sĩ tiêu biểu có thể kể đến Đức Huy, Trịnh Nam Sơn... Ngô Thụy Miên tại hải ngoại cũng có nhiều sáng tác, trong đó nổi tiếng hơn cả là Riêng một góc trời viết năm 1997. A.Nhạc di tản từ 30 tháng 4, 1975. 30 năm lặng lẽ trôi qua.30 năm đầy biến chuyển trong lịch sử thế giới nói chung và trong lịch sử Việt Nam nói riêng. Chỉ riêng về ngành âm nhạc Việt Nam, nhất là ở hải ngoại, số lượng bài bản tân nhạc , những ca khúc đã thay đổi nhiều đề tài, đã tăng số lượng theo một mức độ ngoài sức tưởng tượng của loài người. Những năm đầu của thời di tản cho thấy những băng nhựa đủ loại, từ các cuốn băng sao lại băng cũ thời trước 75, đến các băng được sản xuất tại Âu Mỹ do hàng chục trung tâm băng nhạc. Ðến năm 1988 mở màn cho giai đoạn dĩa laser loại compact disc. Chỉ trong vòng 5 năm (1988-1993) hàng nghìn dĩa laser tràn lan khắp nơi. Loại dĩa laser video phát triển từ 1992 lúc phong trào hát Karaoke khởi xướng mạnh tại Hoa Kỳ và Canada. Nhiều quán cà phê và quán phở, tiệm ăn ở Bắc Mỹ phải trang bị máy karaoke và luôn cả tư nhân cũng thích hát Karaoke vào cuối tuần trong những cuộc họp bạn tại gia. Gần đây hơn, các loại dĩa CDV, và DVD thay thế loại laserdisc làm bành trướng mạnh phong trào Karaoke tại tư gia. Video về tân nhạc cũng rất thịnh hành. Hàng mấy chục trung tâm băng nhạc xuất hiện tại Âu Mỹ và các ca sĩ tự lập các trung tâm sản xuất riêng. Trong phạm vi nhạc di tản, tôi chỉ đề cập tới tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại. Tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại (1975-2005) Giai đoạn di tản qua 25 năm cho thấy sức mạnh vô cùng mãnh liệt của ngươì Việt trong lĩnh vực sáng tác. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người làm văn nghệ lúc nào cũng hăng say tìm nguồn hứng qua những sáng tác âm nhạc. Một số nhạc sĩ ra đi trong đợt di tản đầu tiên gồm có Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Nam Lộc, Song Ngọc, Tô Huyền Vân, Huỳnh Anh. Năm giai đoạn thể hiện lịch sử tiến triển của tân nhạc hải ngoại: (cont...)
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Trận cảm nước này nặng quá, vật em đến 2 tuần, hôm nay đã khá hơn nhiều nhưng chưa khỏi hẳn Em thì có gì đâu để mà hí hoáy, có mỗi dàn máy setup mãi vẫn không xong; vài cái CD lôm côm chơi cho có với người ta chứ nào có phải đồ độc, hàng quí gì đâu bác ! Em có gì, chơi gì các bác biết tỏng hết rồi giờ chỉ chờ ae thương có mồi ngon hú hí, em hùa theo phá mồi cho vui chứ có làm được trò trống gì đâu bác
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Cảm mà kéo dài chắc là do uống bia khiêm tốn, hôm ngồi cùng Bác em cũng như Bác thế mà cách một hôm em đi CT Phú yên và lại phải chiến đấu tại Đầm Ô Loan vào buổi sáng, 3h chiều tiến lên Đồi Thơm làm một trận, tối về Bò Lạc Cảnh , Nghĩ mà thương thân....
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Đi công tác gì mà thấy ăn hút không zậy, tự thương là phải rồi, chả ai thương dùm đâu :mrgreen: Tuần rồi đi chơi với bác FA 2010, "chôm" được mấy món hay quá . Chia lại cho bác cuquan mấy tấm hình này, nhờ ktston kiếm cái gốc về mod lại BL91 chơi là tuyệt vời luôn :lol:
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Em nghe nói đấm Ô loan có cua không lồ hơn 2kg, bác có nếm thử được miếng nào không. Nhìn hình phòng nghe của bác không thấy SB-E100 nhỉ, nó đi rồi ha bác
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Cua to theo em nghĩ ăn không ngon đâu, chờ hòai chẳng thấy Bác ra NT mà ăn cá Bò hòm, Tắc kè. E100 ra đi cùng với Ampli 12A6 rồi Bác, nó là một cặp ăn ý Bác đã phối được cặp Heineisy chưa
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Em đang xin quota để đi đây bác Quân ơi, Thèm cá nướng và tình cảm của anh em Nha Trang lắm. Heresy của em hát ra tiếng người rồi bác ạ, em vẫn dùng 6b4G SE thôi nhưng thay đổi toàn bộ dây dẫn (do loa trước của em thiếu treble nên em dùng toàn dây mạ bạc, mà klipsch thì lại thiếu bass nên nó phều phào , em thay dây tín hiệu của lão yes sir và dây loa Kimber 8TC thì ổn rồi bác ạ)
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. ----------------------------------------------- Tuần rồi bác có kiếm thêm được chương trình nào nữa không :?: Em mới kiếm được cuốn Tiếng hát Lệ Thu 2 (F1) đây bác Hay làm luôn cho đủ cặp :?: @Nhapmon: 8TC em có rồi, chừng nào đổi loa của bác khỏi phải tìm dây
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Bác nhớ mang 2 miếng lót nồi cho em nhé, nếu có cặp dây tín hiệu nào cũ mà rẻ thì cầm ra luôn thể
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Loa của em chỉ đổi bia và cá nướng thôi bác phong ơi
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. hành lý em chất đầy dây nguồn với lót nồi rồi cụ ơi. cụ muốn test dây nào thì em gửi ra trước. để còn chừa chỗ chứa quần áo em đi tắm biển, chứ tắm tiên thì e rằng biển NT các cụ không còn con cá bò hòm nào để nhậu :mrgreen:
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Nhạc Việt xưa : âm nhạc của nhiều thế hệ tồn tại với thời gian...( gởi bác Phongpk cho đủ cặp ) Đơn giản, mộc mạc ở cả hình thức lẫn nội dung nhưng ca khúc xưa luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả yêu nhạc, bởi giai điệu đẹp, ca từ hay nhiều cảm xúc. Đây là lý do khiến các phòng trà, sân khấu đầy ắp khán giả khi có những chương trình nhạc xưa được thể hiện bằng những giọng ca một thời vang bóng. Ngày càng nhiều giọng ca hải ngoại xuất hiện trên sân khấu ca nhạc VN, đặc biệt là các phòng trà ca nhạc ở TPHCM. Những giọng ca nổi tiếng một thời: Elvis Phương, Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Châu, Ái Vân, Đức Huy, Giao Linh, Hương Lan,... và sắp tới là Thanh Hà, Thái Hiền, Sơn Tuyền, Lệ Thu, Ý Lan... Đi theo những giọng ca này là những ca khúc xưa đã gắn liền tên tuổi của họ và đã đi vào lòng nhiều thế hệ khán thính giả. Thêm vào đó, một số giọng ca cũ trong nước như Giang Tử tái xuất hiện bằng những ca khúc xưa, các ca sĩ trẻ bắt đầu thi nhau khai phá, thử sức mình trong các ca khúc một thời vang bóng. Chính điều này đã mang lại cho dòng nhạc xưa có một sức sống mới, không ồn ào nhưng mạnh mẽ và da diết.Người hát, người nghe đều tìm thấy sự đồng cảm Dù không còn phong độ sung mãn như thời trẻ và giọng ca của mỗi người không còn trong trẻo như xưa, nhưng sự trải nghiệm cuộc sống càng làm cho cảm xúc trong giọng hát của họ thêm đậm đà, trọn vẹn. Đó chính là lý do những đêm nhạc của họ đều đầy ắp khán giả. Tất nhiên, sự thành công đó ít nhiều nhờ vào sức hấp dẫn của ca khúc mà họ thể hiện. Không chỉ khán giả, bản thân họ cũng thừa nhận những ca khúc xưa (dòng nhạc được tất cả ca sĩ hải ngoại chọn thể hiện) cũng lôi cuốn họ. Mỗi lần thể hiện là mỗi lần họ được khám phá những điều mới mẻ của ký ức, kỷ niệm. Ca sĩ Thái Châu tâm sự: Khi hát lại một ca khúc cũ, tôi như được quay trở lại thời niên thiếu của mình. Sự thơ mộng, kỷ niệm buồn vui trong tôi bỗng chốc tràn về. Ca khúc giúp người nghe trải rộng lòng mình hơn. Đó chính là một trong những ưu thế của những giọng ca hải ngoại: tràn đầy cảm xúc khi thể hiện. Và như vậy, họ thành công, còn khán giả thì thỏa mãn. Ca sĩ Hương Lan cho biết: Phòng trà hiện nay có đến hơn 2/3 là khán giả trẻ. Đôi lúc họ yêu cầu tôi thể hiện những ca khúc khiến tôi rất ngạc nhiên. Ca khúc đã ra đời ở thế hệ của ông bà họ nhưng họ vẫn biết và yêu thích. Việc nghe lại những ca khúc xưa không còn dừng lại ở mức trào lưu mà đã trở thành một xu hướng trong thị hiếu thưởng thức nhạc của khán giả. Hệ quả kéo theo là những giọng ca hải ngoại trở về VN biểu diễn được khán giả chào đón nồng nhiệt. Đơn giản, mộc mạc ở cả hình thức lẫn nội dung là nhận xét chung của nhiều người về những ca khúc xưa. Tiến Luân, một nhạc sĩ trẻ, nhận xét về những ca khúc có tuổi đời lớn hơn tuổi của cha chú mình: Không cầu kỳ trong thiết kế giai điệu, hòa âm chỉ dừng lại ở tính tạo điểm nhấn cho ca khúc, ca từ chân chất, mộc mạc đầy chất thơ không quá hoa mỹ đến khó hiểu. Đó chính là lý do những ca khúc nhạc xưa dễ đi vào lòng người. Những ca khúc Nửa hồn thương đau, Xóm đêm, Thương nhau ngày mưa, Cung đàn xưa, Suối mơ, Đôi mắt người Sơn Tây, Thiên thai, Bến xuân,... Lâu đài tình ái, Đôi ngả chia ly, Xin gọi tên nhau, Chiếc lá cuối cùng, Chiều nay không có em, Tình đầu tình cuối... đã tồn tại nhiều năm và được khán giả tán dương từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ca sĩ Elvis Phương cho biết: Khán giả của tôi có đến 2/3 là những người quen cũ, còn lại 1/3 là những khán giả mới, chủ yếu là khán giả trẻ. Vì vậy, tôi đã sắp xếp để vừa xuất hiện với cả ca khúc cũ lẫn mới. Thế nhưng, qua một thời gian biểu diễn, những khán giả mới cũng yêu cầu tôi thể hiện những ca khúc xưa. Không chỉ nghe mà họ còn tỏ ra hào hứng và yêu thích. Giai điệu dễ nghe, ca từ sâu lắng là yếu tố thu hút cả tôi và khán giả. Không chỉ biểu diễn trên sân khấu, những dự án âm nhạc sắp tới của các ca sĩ hải ngoại tại Việt Nam còn có các album nhạc xưa gồm những ca khúc ít nhiều đã gắn bó với tên tuổi của họ từ trước đến nay. Âm nhạc của nhiều thế hệ Đáp ứng thị hiếu của khán giả, ngoài những giọng ca hải ngoại thể hiện ca khúc xưa như một nhu cầu chủ quan (thể hiện những ca khúc xưa gắn liền với tên tuổi của mình) và cả khách quan (khán giả yêu cầu) thì nhiều ca sĩ ngôi sao và cả ca sĩ trẻ bắt đầu chạy theo xu hướng này. Trong đó, đình đám nhất là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng với live show toàn ca khúc xưa dự định diễn ra ba đêm tại rạp Quốc Thanh. Nhạc sĩ Tiến Luân cho rằng: Sự trở lại của nhạc xưa là điều tất yếu. Bởi, cùng chung yếu tố đơn giản, chân thật nhưng chuyện tình trong ca khúc xưa luôn được diễn tả một cách ý nhị, sâu sắc. Trong khi đó, tình ca ngày nay cũng đơn giản nhưng sự đơn giản đó lại diễn đạt một cách thô thiển nên sống chỉ được một thời gian ngắn. Tuy nhiên, do hát theo trào lưu nên sự thể hiện của nhiều ca sĩ trẻ không lột tả hết cái thần cũng như cảm xúc của ca khúc. Điều đó vô tình khiến cho ca sĩ trẻ bị rơi vào hoàn cảnh trở thành bóng của nhiều ca sĩ tên tuổi trước đó. Nhiều trường hợp ca sĩ thể hiện ca khúc xưa chỉ vì dòng nhạc này đang ăn như ca sĩ Thy Dung, Thanh Ngọc, Khánh Ngọc,... Ca sĩ Hàn Thái Tú cho biết: Tình cờ thể hiện ca khúc xưa trong một chương trình ca nhạc, tôi không ngờ khán giả lại đón nhận nhiều đến vậy. Chính vì vậy, tôi quyết định tìm ca khúc và thực hiện một album toàn nhạc xưa để ra mắt khán giả. Dù khó vượt mặt đàn anh, đàn chị nhưng nhiều ca sĩ trẻ như Nguyên Thảo, Đức Tuấn, Đoan Trang, Hiền Thục, Thu Minh... đã cố gắng đem hơi thở mới vào những ca khúc xưa qua những bản hòa âm phối khí mới, cách thể hiện mới. Ca sĩ Đức Tuấn khẳng định: Giá trị của những ca khúc nhạc xưa đã được minh chứng rõ nét và mọi người đều thừa nhận. Giai điệu hay, ca từ đẹp là yếu tố chính để những ca khúc này tồn tại với thời gian. Việt Báo
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Lang thang cho đỡ buồn lại gặp bài viết về lưu trữ nhạc xưa, các bác có biết tay này không ạ Người giữ nhạc xưa TT - Một người bạn tôi (xin giấu tên vì ông hay mắc cỡ) có thú chơi rất lạ: nghe nhạc bằng máy magnetophone. Máy magnetophone có nhiều thương hiệu như Teac, Sony, Panasonic, Akai... nhưng sau cùng người ta thường dùng chữ Akai để chỉ loại máy này. Ở Sài Gòn chắc không còn nhiều người giữ lại máy Akai “cổ lỗ” này! Anh bạn rủ tôi đến nhà để nghe nhạc Trịnh bằng máy Akai. Anh giải thích rằng anh không phải là người chơi nhạc sành điệu, không phải dân hi-end, anh chỉ muốn lưu giữ những gì còn sót lại của một thời kỳ âm nhạc của Sài Gòn trước 1975. Tất cả đều nằm trong những cuốn băng magne thường được gọi là băng cối. Thật tình tôi tưởng là loại máy này không còn nghe được nữa vì thiếu... băng. Trước khi máy cassette ra đời, với băng nhỏ gọn, người yêu nhạc thường nghe nhạc với máy Akai có hai cuốn băng tròn to như mặt cối. Có một thời các trung tâm băng nhạc đã ra đời để sản xuất cũng như sang băng lại cho khách như Jo Marcel, Trường Kỳ, Trường Hải... Từ những trung tâm này đã ra đời những ban nhạc Sơn Ca, Shotgun, Dạ Lan, Hoàng Thi Thơ... Băng nhạc mới nhất chắc ra đời cách đây khoảng... 31 năm - mà băng nhựa rất dễ hư hỏng vì khí hậu. Nhưng không ngờ những cuốn băng cối anh còn giữ lại đều sử dụng tốt. Khi anh bật máy, băng bắt đầu quay vòng thì tiếng hát của NS Trịnh Công Sơn cất lên. Nhạc Trịnh Công Sơn (nghe nhạc Trịnh phải nghe băng này mới đã, mới “gin” vì đây là thời kỳ của anh) với giọng hát của chính nhạc sĩ và ca sĩ Khánh Ly được đệm bằng tiếng đàn guitar thùng đã một thời réo rắt trong âm hưởng Ta phải thấy mặt trời, Người con gái VN da vàng... hoặc Tiếng dân chài của Phạm Đình Chương với ban Thăng Long, Hòn vọng phu của NS Lê Thương với giọng ca Hoàng Oanh, Duy Khánh, hay những bài tình ca bất hủ của Phạm Duy được chuyển tải bằng giọng hát Thái Thanh. Rồi Tuấn Ngọc, Đức Huy, Elvis Phương... tất nhiên là ở thời trai trẻ. Người ta có thú chơi sách cổ, xe cổ, tiền cổ, tem... thì anh là người chơi “băng cổ”. Với gần 1.000 cuộn băng cối, xem như anh đã lưu giữ được một số lượng đáng kể nhạc ngày xưa, đủ thể loại, kể cả cải lương và nhạc nước ngoài. Anh xác định mình không phải là dân nghe nhạc chuyên nghiệp, hi-end mà chỉ là “người giữ lại những gì sắp mất đi...”. Anh bạn thuyết minh thú chơi băng cũ này của mình: nghe nhạc bằng CD không thích vì mình không thấy nó vận chuyển như thế nào để tiếng nhạc được phát ra, cứ đưa cái đĩa vào là xong. Còn với máy Akai phải đặt băng vào, nhìn băng quay, nhìn hai cây kim chỉ âm thanh trên máy Akai di chuyển theo âm treble hoặc bass thì sướng hơn nhiều... Cũng như đi xem vẫn sướng hơn nghe ca sĩ hát, phải không? Điều đáng nể hơn là anh đang sở hữu tròm trèm vài ngàn đĩa hát gồm nhạc quốc tế (thính phòng, country, nhạc trẻ...) cũng như những đĩa hát VN. Xưa nhất trong đống đĩa nhà anh là loại đĩa đá 78 vòng với các vở cải lương, cổ nhạc từ những năm 1913, thời kỳ phôi thai của cải lương với Tư Chơi, Phùng Há... Hoặc tiếng hát của cố tài tử Ngọc Bảo, giọng ca Phạm Duy thời trai trẻ với đĩa Pathé được làm từ bên Pháp. Chỉ nhìn bộ đĩa Tô Ánh Nguyệt cũ kỹ nhưng vẫn hát được bằng máy lên dây cót cũng đã sướng rồi. Loại đĩa còn lại là đĩa nhựa của các hãng Việt Hải, Hồng Hoa, Trường Sơn... Loại đĩa lớn 33 vòng thường ghi lại nguyên tuồng cải lương như Áo vũ cơ hàn, Con gái chị Hằng, Sông dài... Loại đĩa nhựa nhỏ 45 vòng thì nhiều nhất là tân nhạc với những giọng ca ngày đó như Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Khánh, Elvis Phương. (Anh đã tặng ca sĩ Elvis Phương đĩa hát mà ca sĩ này thu lúc còn hát trong ban Phượng Hoàng nhân sinh nhật của Elvis Phương. Trước đó anh đã tặng NSND Bảy Nam một đĩa hát của bà thu ngày xưa. Anh chỉ tiếc là chưa được tặng tài tử Ngọc Bảo một đĩa thu chính giọng ông hát thì ông đã qua đời). Còn nói về nhạc quốc tế, nếu là tín đồ của Beatles, Rolling Stones hay Frank Sinatra, Sylvie Vartan, Edith Piaff... bạn có thể nghe được từ đĩa của chính nước họ sản xuất lúc họ còn đương thời chứ không phải nghe thu lại vào đĩa CD... Lạ nhất là những đĩa hát không đụng hàng như: quốc thiều của một số nước, những bài hát Giáng sinh của thế giới, cũng như những bộ đĩa ghi lại buổi biểu diễn của những dàn nhạc giao hưởng lớn trước Chiến tranh thế giới thứ hai...
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Hi, Anh em van khoe chu ? Xin loi Laptop cua minh da de lai cho anh ban o Nha Trang. Gio muon may o Sing, nen khong bo dau duoc. Hom qua dao pho thay nhung chuong trinh CD audio hay lam, gia lai re hon o Phap (co le do Made in Singapore). Choc nua di san bong (tube) day.
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA 1. Thái Thanh Thái Thanh “ Một ca sĩ của dân tộc ”. Thái Thanh “ Một tiếng hát dâng hiến tâm tình ” Thái Thanh đã hát cho bao nhiêu thế hệ chúng ta, từ đầu thập niên 50, khi mới 17 tuổi, từ Bắc vào Nam, hơn 20 năm với quê hương chinh chiến.Tên tuổi Thái Thanh trở nên lẫy lừng từ thập niên 1950 cho đến những ngày cuối của miền Nam Việt Nam. Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh cũng như truyền hình. Cùng với Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung, Phạm Duy, Khánh Ngọc (vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương) lập nên ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng. Giọng ca Thái Thanh cũng từng gắn bó với vũ trường Đêm Mầu Hồng vào những năm đầu 1970 Với 1 giọng ca trong trẻo, cao vút cùng một cách hát và nhả chữ không thể nhầm lẫn, tiếng hát Thái Thanh đã sống cùng trái tim yêu nhạc của bao người qua nhiều thế hệ. Tên tuổi Thái Thanh gắn liền với âm nhạc Phạm Duy & Phạm Đình Chương cùng những ca khúc sống mãi với thời gian: Ngày xưa Hoàng Thị, Đôi Mắt Người Sơn Tây, Dòng Sông Xanh, Nửa Hồn Thương Đau....Từ khoảng cuối thập niên 1950 đến 1975, Thái Thanh thâu âm rất nhiều trên đĩa than 78 vòng, đĩa nhựa 45 vòng, băng reel của các hãng đĩa Việt Nam, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Sơn Ca, Shotguns, Thanh Thúy, Phạm Mạnh Cương, Trường Sơn, Cỏ May, Continental, Premier, Diễm Ca, Song Ngọc, Nhật Trường, Trường Hải, Nghệ Thuật - Tâm Anh, Nhã Ca, Thương Ca, Trần Ngọc Đức, Bảo Thu, Thùy Dương, Hoàng Trọng, Siêu Âm, Mây Hồng.