Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Mới chia tay có 3 ngày chưa yếu được đâu Anh Em mới hỏi được chổ có máy cắt laser rồi. Hôm nào rảnh em đem tấm carbon Fiber đi thử xem sao. Chúc Anh sức khỏe và săn được nhiều tube quý hiếm
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Khi nào cắt xong nhớ cho hình lên nhé. Mình ở Sing đến tối 28/10 mới lên đường, nên có rộng thời gian để thăm thú. Thanks bác cuquanaudio đã đưa đi thư giãn hôm trước. Rất là A-na-lốc.
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Hôm nào Bác về em sẽ đưa Bác đi xem chỗ khác còn A-na-lốc hơn. Chúc Bác khỏe.
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly Nhắc đến âm nhạc Trịnh Công Sơn, người ta nhớ ngay đến tiếng hát Khánh Ly. Nghe nhạc Trịnh với giọng ca của Khánh Ly để suy ngẫm về cuộc đời, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của âm nhạc, để thông cảm với một tâm hồn... quá hay, quá đẹp. Tiếng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn đã đi liền với nhau như một định mệnh. Nhạc Trịnh Công Sơn là những bài tình ca cho đất nước, cho dân tộc, và cho tình yêu. Bằng tiếng hát Khánh Ly, và có lẽ chỉ bằng tiếng hát Khánh Ly, những bài hát của Trịnh Công Sơn mới thấm sâu vào tâm hồn mọi người Việt Nam nhiều như vậy. Ðã mấy chục năm trôi qua từ ngày cô bé Khánh Ly đi chân đất hát trước hàng ngàn sinh viên Việt Nam, gây xúc động mạnh mẽ với chất giọng khàn đục cùng những ca khúc da vàng làm bàng hoàng ngây ngất cả một thế hệ trẻ vào hai năm cuối của thập niên 60 và tiếp tục như thế ở những năm đầu của thập niên 70, đánh dấu sự thành công tuyệt đỉnh vinh quang của giòng nhạc Trịnh Công Sơn và tiếng hát Khánh Ly. Ngày nay, nhạc Trịnh Công Sơn với tiếng hát Khánh Ly đã trở thành một phần của tâm hồn người Việt chúng ta....
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Có 2 track không Phongpk ơi!? a.Thảo và bác Phong tra tấn quá đi thôi
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu Lệ Thu, một cái tên tiền định hát bằng nước mắt đau thương, bàng bạc như tơ sương của khung trời mùa Thu đất Bắc, lời giới thiệu mở đầu trong cuốn băng đã làm nao lòng biết bao người … tèng teng teng…Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống, đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông,... Rồi một buổi trưa hè nào đó bên nhà hàng xóm văng vẳng xa vắng Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay,…Chỉ một mỹ từ duy nhất để diễn tả về Lệ Thu thôi “Đẹp”, Lệ Thu là một tiếng hát đẹp. Thưởng thức tiếng hát Lệ Thu như là thuởng thức một dung nhan hoàn mỹ đẹp đẽ và rắn rỏi. nghe những bản nhạc gắn liền với tên tuổi Lệ Thu: nước mắt mùa thu, hoài cảm... nhất là nha trang ngày về của Phạm Duy giai điệu lan man bay bỗng, ca từ mỹ miều bóng bẫy cảm xúc đến từng câu, từng chữ trong bài hát càng tô đẹp hơn cho giọng ca lệ Thu… Ở Lệ Thu, cái đẹp còn xuất hiện ở cách phát âm tiếng Việt khi hát. Nghĩ đến Lệ Thu là mường tượng ngay ra được vẻ đẹp của tiếng Việt, nhẹ nhàng, uyển chuyển và cách nhả chữ của Lệ Thu đã trau chuốt cho ca từ tròn vành hơn rõ nghĩa hơn...
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Hình như các bác đang trích các thông tin rất thú vị từ một entry trên 1 blog khá đình đám? Nếu vậy mong các bác chua thêm nguồn gốc các bác nhé để tránh các xích mích của chủ entry nọ. Trân trọng.
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến Bạch Yến chào đời tại vùng châu thổ sông Cửu Long (miền Nam Việt Nam), Bạch Yến gia nhập làng ca nhạc khi còn nhỏ tuổi và sớm nổi tiếng tại Saigon, lưu diễn khắp xứ Mỹ với những nghệ sĩ thượng thặng như Bob Hope, Bing Crosby, Mike Douglas, Joey Bishop, Pat Boone, và một số quốc gia Mỹ châu như Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Nam Mỹ, Venezuela, Colombia, Panama, cạnh những danh hề như Jimmy Durante, Carlos Almaran (Panama) kiêm tác giả bản Historia de Un Amor (1955), bản nhạc này có một thời rất phổ thông thịnh hành trên thế giới với tên Pháp "Histoired’Un Amour". Với nhạc sĩ dương cầm danh tiếng Liberace diễn quanh 46 tiểu bang Hoa Kỳ và danh ca Frankie Avalon. Là một ca sĩ đa tài Bạch Yến đã có công đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền ca nhạc Việt Nam nhất là giới thiệu và phổ biến nền âm nhạc dân tộc Việt Nam với người ngoại quốc. Giọng hát trầm đặc biệt đó cũng đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam từ rất nhiều năm qua, mặc dù âm sắc rất trầm nhưng giọng hát chị thuộc loại "mezzo soprano", đã góp phần không ít trong việc tạo cho tác phẩm "Ðêm Ðông" trở thành bất hủ...
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến 5. Hoàng Oanh Tiếng hát mật ngọt Hoàng Oanh trải qua nhiều năm tháng, không thể lẫn lộn với bất cứ giọng ca nào. Nó đi sâu vào lòng người, ngất ngây như uống phải thứ men say và gợi nhớ muôn trùng một vùng trời kỷ niệm, đầy ắp thương yêu. Hoàng Oanh là một tài năng đa diện. Với một làn hơi ngọt ngào, nồng nàn tình cảm, Hoàng Oanh đã có khả năng trình bày tất cả các loại nhạc cũng như lối ngâm. Từ những nét sang trọng, dịu dàng, quý phái của nhạc tiền chiến đến những bản dân ca ba miền, những bài tình tứ quê hương, từ những câu Hò mái đẩy miền Trung đến bài vọng cổ miền Nam hay câu Sa mạc, hát ví của miền Bắc… Thể loại nhạc của Hòang Oanh thường là những bài có chất dân ca, những tình khúc Huế,bolero hay nhạc của Trần Thiện Thanh và Trầm Tử Thiêng. Những ai thích cái gu nhạc Hòang Oanh chắc là không quên đuợc những đoạn ngâm thơ với chất giọng trong và buồn.Hòang Oanh thể hiện rất nhiều tác phẩm rất thành công, một trong số đó phải kể đến "Mưa trên phố Huế","Trộm nhìn nhau","Anh đi chiến dịch" hay "Hai vì sao lạc" ... Tiếng hát cũng như giọng ngâm của Hoàng Oanh có chút gì thật sâu đậm, buồn man mác nhưng thật tình tứ, đã chinh phục được đa số thính giả.
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến 5. Hoàng Oanh 6. Hà Thanh Có một loài chim khi cất tiếng hót thánh thót vang vọng giữa trời mây sông nước, không gian như lắng đọng để hoà nhập trong âm điệu du dương: Hoàng Oanh. Mang âm hưởng đó, có tiếng ca ngọt ngào, truyền cảm như làn gió nhẹ, như tiếng reo của thuỳ dương, như tơ vương giăng mắc, như sương khói lững lờ, như lời tình tự giữa trăng thanh, như ru ta vào cõi mộng mơ, dìu ta lạc bước vào đất thần kinh với hoàng thành cung điện, với đền đài lăng tẩm, với sông nước hữu tình, với nhạc điệu trầm bỗng, thướt tha: Hà Thanh. Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, cô nữ sinh Lục Hà của Trường Đồng Khánh mới 16 tuổi tham dự với danh xưng Hà Thanh. Qua 6 nhạc phẩm rất khó hát được Hà Thanh trình diễn như Dòng Sông Xanh (Le Beau Danube Bleu) của J.Strauss, lời Việt của Phạm Duy, Nhạc Buồn (Tristesse) của Chopin, lời Việt của Anh Ngọc, Đêm Tàn Bến Ngự & Áng Mây Chiều của Dương Thiệu Tước, Được Mùa của Phạm Đình Chương, Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Hà Thanh được Ban Giám Khảo chấm giải nhất với số điểm 19/20. Thời gian ở hải ngoại, Hà Thanh gắn liền với Hải Ngoại Thương Ca. Với ca khúc Tiếng Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước, với Tà Áo Tím, Thuở Ấy Yêu Em, Anh Đi Về Đâu của Hoàng Nguyên, với Chùa Hương của Hoàng Quý, Dứt Đường Tơ của Văn Thuỷ và Dzoãn Mẫn với Mối Tình Trương Chi của Phạm Duy, và nhất là Hẹn Một Ngày Về của Lê Hữu Mục... được Hà Thanh trình bày, qua bao thập niên, vẫn là giọt sương long lanh, tiếng hót của loài chim quý trên đỉnh núi, lời tình tự ngát hương. Hà Thanh, một giọng ca bay bỗng, lẫy lừng, tiếng hát đã chinh phục hàng triệu trái tim trên làn sóng điện, và, một cuộc sống trầm lặng. mộ đạo, hiếu thảo bên thân mẫu vào tuổi cửu tuần. Tiếng hát Hà Thanh cao vút, luyến láy rất nhuần nhuyễn khơi dậy nhựng mạch nguồn của nhớ nhung, của một thời yêu thương với khung trời vấn vương bao kỹ niệm, của hương xưa, của thuở chiến chinh, của trời mây non nước... tất cả mang theo hình ảnh thân thương của bóng dáng quê hương. Tiếng hát Hà Thanh như cuốn hút người nghe thả hồn về quá khứ, thả mình trong tĩnh lặng, trong nỗi xa xăm bị đánh mất, mịt mù thức mây... được vỗ về, bầy tỏ, an ủi cho nhau bởi âm điệu ngọt ngào du dương...
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Bằng bộ CD hôm trước mang về VN không vậy a Phúc? Anh sưu tầm được chương trình nào hay thông tin cho mấy ae thưởng thức với nhe! Chúc sức khỏe & hẹn gặp lại. Thân chào!
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Tìm đỏ con mắt, nhưng không thấy cái CD nào trùng với bộ mình mang về. Giá CD ở Sing (Made in Singapore) mềm hơn ở Pháp nhiều (Made in EU). Điển hình như 2 CD dưới đây, giá ở Sing chỉ có 9 euro, còn bên Pháp là 22 euro. Thân.
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến 5. Hoàng Oanh 6. Hà Thanh 7. Phương Dung Nếu kể đến những giọng ca được coi là huyền thoại đã đi vào lịch sử nhạc Việt Nam thì chắc chắn Phương Dung không thể nằm ngoài danh sách này. Chất giọng cao và lảnh lót của chị đã chính thức đến với người nghe từ cuối thập niên 50, khi còn là một thiếu nhi 13, 14 tuổi. Giọng ca đó càng ngày càng gây nhiều chú ý trong bối cảnh của cuộc chiến tranh với những nhạc phẩm mang nội dung thật gần gũi với tình yêu trong thời chinh chiến hoặc với những nét đẹp của quê hương. Những yếu tố đó đã mang đến cho Phương Dung một sự thành công thật lớn để chị có thể hãnh diện về sự đóng góp của mình cho nền âm nhạc Việt Nam. Cô nổi tiếng năm 17 tuổi sau khi trình bày thành công bài hát "Nỗi buồn gác trọ" của Mạnh Phát và Hoài Linh, sau đó tiếng hát của cô đã đi vào lòng người với bài hát "Những đồi hoa sim" năm 1964, Dzũng Chinh phổ thơ của nhà thơ Hữu Loan. Năm 1965, với bài hát "Tạ từ trong đêm" của nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh, Phương Dung đã nhận được giải huy chương vàng giành cho nữ ca sĩ trong năm, và người nhạc sĩ của bài hát được giải Bài hát xuất sắc nhất trong năm. Ngoài những sáng tác của Trần Thiện Thanh, tiếng hát Phương Dung còn được biết đến nhiều với những nhạc phẩm của Thanh Sơn, Hoàng Trang, Hồng Vân, Thu Hồ và đặc biệt những sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng. Sau khi xuất hiện không bao lâu, Phương Dung đã được báo chí và những người ái mộ tặng cho danh hiệu "Con Nhạn Trắng Gò Công" bắt nguồn từ thành phố nơi chị sinh trưởng ở vùng Tiền Giang. Từ đấy con nhạn trắng gò công đã bay không mệt mõi trong vùng trời âm nhạc, bây giờ tuy đã có tuổi nhưng giọng ca của Phương Dung vẫn không phai mờ theo năm tháng, vẫn còn đó lối hát tâm tình, cứ như đang trăn trở về một dĩ vãng ngày xưa. Tiếng hát Phương Dung ngọt ngào mà chơn chất như người con gái Gò Công chính nhờ vậy mà chị luôn được khán thính giả yêu mến cho đến mãi tận hôm nay…
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến 5. Hoàng Oanh 6. Hà Thanh 7. Phương Dung 8. Bích Chiêu Là người chị cả trong gia đình nhạc sĩ trứ danh Lữ Liên gồm có các danh ca nổi tiếng khác: Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Anh Tú, Lưu Bích, Lan Anh & Thúy Anh. Bích Chiêu: Cô không đẹp nhưng có duyên. Cô có hàm răng vẩu và lưỡng quyền hơi cao. Nhưng vẻ thông minh tinh quái chiếu sáng chan hòa khuôn mặt cô. Đã vậy, cô rất hồn nhiên, không che đậy khuyết điểm của mình. Thân hình của Bích Chiêu khá nồng nàn và khá cân đối. Đã vậy cô biết hóa trang và ăn mặt nên trên sân khấu cô có nét gợi cảm và thu hút riêng. Giọng Bích Chiêu phong phú và hơi khàn. Chuỗi ngân cô rập rờn và óng ả. Từ nhỏ, Bích Chiêu tham gia hoạt động văn nghệ trong Đài phát thanh và hát cho Trường Thánh Mẫu (Đà Lạt). 12 tuổi, Bích Chiêu tham gia ban Hoa Xuân của Đài phát thanh Sài Gòn cùng ca sĩ Mai Hân, Mai Hương, Kim Chi, Quốc Thắng, Đoan Trang. 13 tuổi, cô bắt đầu hát ở các phòng trà và nổi danh nhất với ca khúc Nỗi lòng với lối hát phóng khoảng kiểu jazz. Bích Chiêu hát rất trội, rất ngậm ngùi những ca khúc tình ái như “You Don’t Know Me” hay “I Went To Your Wedding” dễ làm say lòng người. Nguyên Sa có câu thơ “trải dài đại lộ bằng tiếng hát Bích Chiêu”. Bích Chiêu vẫn là thần tượng lộng lẫy của giới trẻ vào cuối thập niên 50 và 60. Hầu như khán giả Việt Nam chỉ biết đến cái tên Bích Chiêu qua duy nhất một ca khúc "Nỗi lòng"của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh. Nỗi lòng gắn với cuộc đời Bích Chiêu như một định mệnh. Hầu như không có buổi diễn nào mà Bích Chiêu không hát bài này. Lý giải thì có nhiều lý do: có thể Bích Chiêu là một trong những người đầu tiên hát bài này, cũng có thể do khán thính giả thích cách hát ngẫu hứng, chọc ghẹo pha trò của Bích Chiêu ...
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến 5. Hoàng Oanh 6. Hà Thanh 7. Phương Dung 8. Bích Chiêu 9. Thanh Thúy Trong kiếp cầm ca, tiếng hát được nhiều cây bút tên tuổi xuất thủ với ngôn từ độc đáo, tuyệt vời được dàn trải với tha nhân thưởng ngoạn, bồng bềnh theo hình bóng qua bốn thập niên của hậu bán thế kỷ XX, tiếng hát đó đã gói trọn tình khúc, vượt thời gian và không gian, đi vào ký ức, đi vào chiều dài lịch sử trong làng âm nhạc Việt Nam: ca sĩ Thanh Thuý tiếng hát từng một thời làm say mê biết bao nhiêu khán giả tại Việt Nam. Tiếng hát đó đã được báo giới mệnh danh là "Tiếng Hát Liêu Trai", trong suốt thập niên 60 đã ngự trị trên các làn sóng phát thanh cũng như truyền hình tại Việt Nam. Cũng với một giọng ca đặc biệt đó, Thanh Thúy đã trở thành một ngôi sao sáng chói trên các sân khấu Đại Nhạc Hội cũng như phòng trà. Gọi đó là một hiện tượng cũng không sai. Thanh Thúy đã bắt đầu đi hát từ khi mới được 16 tuổi và sau 35 năm cống hiến cuộc đời mình cho ca nhạc, tên tuổi Thanh Thúy mãi được ghi khắc trong tâm hồn những người yêu nhạc. Thanh Thúy có thể được coi như là một trong những nữ ca sĩ gây được nhiều tiếng vang nhất trong làng ca nhạc Việt Nam với những nhạc phẩm mà ngoài cô ra không ai có thể diễn tả được một cách thấm thía như: Nửa Đêm Ngoài Phố, Kiếp Nghèo, Tàu Đêm Năm Cũ, Phố Đêm, Một Chuyến Bay Đêm, Giọt Mưa Thu …bằng chất giọng đặc biệt mà khá nhiều cây bút không tiếc lời ca ngợi tiếng hát của cô….
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến 5. Hoàng Oanh 6. Hà Thanh 7. Phương Dung 8. Bích Chiêu 9. Thanh Thúy 10. Giao Linh Là một người yêu mến nghệ thuật bẩm sinh Giao Linh đã học nhạc ngay từ khi còn rất nhỏ. Mặc dù cô là học trò của thầy Nguyễn Văn Đông (tác giả Chiều Mưa Biên Giới), nhưng vào năm 1965 khi bắt đầu nghề ca hát thì có một người bạn rất thân nói đùa với cô là “nhớ lấy tên Giao Linh nghe, tên này chắc chắn hên và may mắn lắm”.Gần đúng như vậy,vì vào năm 1966 Giao Linh đã thắng Huy chương vàng trong cuộc thi ca do Hàng Không Quốc Gia Việt Nam tổ chức. Cô xuất hiện lần đầu tiên trên đài truyền hình năm 1969. Lần xuất hiện này mang đến cho cô mệnh danh "Nữ Hoàng Sầu Muộn" bởi giọng hát trầm buồn và những nhạc phẩm cô trình bày. Giao Linh làm cho một số nhạc phẩm nổi tiếng như Lòng Mẹ, Mùa Sao Sáng, Tiếng Xưa, Màu Tím Pensee. Biệt danh "Nữ Hoàng Sầu Muộn" vì Giao Linh “chuyên trị” nhạc buồn! Có người đùa nói: “Đêm mưa, co ro một mình mà nghe Giao Linh hát nghe rầu thúi ruột chỉ muốn tự vận cho xong!” Hồi đó mỗi ca sĩ đều có một biệt danh cho riêng mình, để người nghe không lộn qua ca sĩ khác. Thí dụ như Khánh Ly có tên “Nữ Hoàng Chân Đất”, Phương Dung có tên “Con Nhạn Trắng Gò Công”, Thanh Thúy thì “Tiếng Hát Liêu Trai”, “nữ hoàng sầu muộn” là của Giao Linh... Hiện cô mở một quán phở và bánh cuốn do đầu bếp Canada nấu tại gần CLB Lan Anh, đây cũng là một niềm vui của ca sĩ một thời vang bóng tại Sài Gòn này.
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến 5. Hoàng Oanh 6. Hà Thanh 7. Phương Dung 8. Bích Chiêu 9. Thanh Thúy 10. Giao Linh 11.Thanh Tuyền Thanh Tuyền sinh tại Đà lạt, là học sinh của trường Bùi Thị Xuân. Thanh Tuyền thể hiện năng khiếu ca hát và biểu diễn ngay khi còn bé: năm lên 5 tuổi học nhạc với nhạc sĩ Mạnh Phát, sau đó chị hát trước công chúng lần đầu tiên ở rạp hát Thống Nhất, Sài gòn vào năm 7 tuổi.Thanh Tuyền được mọi người gọi là "thần đồng" với tên thật là Như Mai sau khi dự giải "thần đồng" của Đà Lạt năm 1959. Cuộc thi này được diễn ra ngay tại sân vận động thành phố với rất đông khán giả tham dự và cô bé Như Mai đã oanh liệt chiếm được hàng đầu với nhạc phẩm "Nắng Đẹp Miền Nam". Chị đã nhận nhiều lời khen ngợi cách biểu diễn; báo chí thời đó đã tặng chị cái tên: "Như Mai - The Prodigy".Năm 1964 Thanh Tuyền hát bài Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và chỉ qua một đêm Thanh Tuyền đã trở thành một tên tuổi nổi tiếng. Cũng trong năm đó, chị nhận giải thưởng thâu băng của công nghiệp thâu băng của miền Nam Việt nam. 1967-1968 hiện tượng được nhắc nhở đến rất nhiều và hình ảnh khó phai nhất với khán thính giả Việt Nam đó là sự xuất hiên của Chế Linh bên cạnh Thanh Tuyền để trở thành một cặp song ca ăn ý cho đến nay vẫn được nhắc nhở đến …Trải qua hơn 30 năm, giọng hát của Thanh Tuyền hiện nay tại hải ngoại vẫn như một giòng suối trong ngọt ngào của Đà Lạt ngày trước đối với những người yêu nhạc.
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 12 NỮ DANH CA CÓ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TRONG LÀNG NHẠC VIỆT XƯA (yume.vn) 1. Thái Thanh 2. Khánh Ly 3. Lệ Thu 4. Bạch Yến 5. Hoàng Oanh 6. Hà Thanh 7. Phương Dung 8. Bích Chiêu 9. Thanh Thúy 10. Giao Linh 11.Thanh Tuyền 12. Mỹ Thể Nói đến nhạc phẩm "Ai Lên Xứ Hoa Đào" của Hoàng Nguyên hoặc "Đường xưa Lối Cũ" của Hoàng Thi Thơ thì chắc chắn người yêu nhạc sẽ nhắc tới Mỹ Thể, một tên tuổi từng có một thời được biết tới nhiều. Nhất là vào khoảng cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, tiếng hát này đã cất lên từ nhiều vũ trường lớn ở Chợ Lớn cũng như Sài Gòn. Mỹ Thể sinh ra ở Huế, bắt đầu đi hát từ năm 1963, khởi đầu cộng tác với những chương trình văn nghệ quân đội như Đoàn Văn Nghệ Bảo An cùng một vài nghệ sĩ quen thuộc khác như Khả Năng, Phi Thoàn, Thanh Việt, Trần Quang, Kim Vui, v.v... Hay Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung ương và đoàn Hoa Tình Thương, v.v. Những nhạc phẩm do Mỹ Thể trình bày và được mọi người ưa thích vào thời kỳ đó là Tình Anh Lính Chiến, Chiều Hành Quân, Ngày Em Về Thăm Quê Tôi, v.v... Đã từ rất lâu cho đến khi qua đời vì trọng bệnh, người ta ít có dịp được nghe nhắc nhở đến người nữ ca sĩ dễ mến này vì chị đã thu gọn cuộc sống của mình vào trong phạm vi gia đình, do đó rất ít xuất hiện trong các sinh hoạt ca nhạc. Hơn nữa, khoảng mấy năm trước đó, Mỹ Thể cho biết chị đã quyết định ngưng hoạt động vì cho rằng không còn thấy thích hợp với những sự xuất hiện trước công chúng…
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 4 track, 2 track đều có đủ cả Anh ơi ! Quan trọng là có nghe được hay không :wink: Hôm qua vừa về tới nhà thì trời mưa, ngồi nghe băng cối phê dễ sợ . Chợt nghĩ bác Thaozingali có phòng nghe đàng hoàng thì làm sao có cảm giác giống mình được . Cám ơn bác Thaozingali cho cái ý tưởng! Tháng này bắt đầu vào mùa mưa, đi họp đi hành cũng hạn chế nên em sẽ tranh thủ làm cuốn băng chủ đề "12 nữ danh ca". Bác có ủng hộ thì gởi băng sang cho em nhé
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. 4 track, 2 track đều có đủ cả Anh ơi Quan trọng là Anh có nghe được hay không :!: :?: :wink:[/quote] :mrgreen: !
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. băng chủ đề "12 nữ danh ca". Làm cho mình một cuốn, nhớ là phải hay vì máy mình cỏ quá
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Sao trong danh sách không có tên Mai Lệ Huyền hả kụ? :mrgreen:
Re: Giao lưu, họp mặt thành viên VNAV NHA TRANG. Chà đợi mưa để nghe nhạc một ý tưởng hay đấy, vậy là ngoại cảnh và âm nhạc đã tác động đến cảm xúc của bác nên mới phê đến thế... chứ âm thanh thì khó phê lém... :lol: Tối qua em mở giao hưởng nằm nghe tới sáng..hihi