Xin được lan man tiếp vài ý: -Về “Phần này bác diễn đạt hơi khó hiểu với một chủ đề quá rộng nên em cắt riêng sang đây…”: .ý mình gọn lại là trong dòng nhạc pop-rock-… hay nôm na là nhạc nhẹ thì sự nghe của nhạc công và ca sĩ là thiên về audiophile(mê âm), còn nhạc sĩ thì sự nghe là thiên về melomane(mê nhạc). Có lẽ do quá trình nghe xem đọc nên mình theo suy nghĩ này hơn. -Về “Thứ nhất là thanh nhạc”: .nhạc thì không nó không có màu, nhưng phải nói tiền bối xa xưa nào chọn màu này thâm nho thật: ý là tao xếp loại nhạc này là vàng. Ý đen và chỉ đàng làm ăn cho rồi mà mình không biết gom đĩa đời đầu là bây giờ triệu triệu một đĩa không à, rung đùi ngồi nghe dàn MPL gãy đũa nhạc rồi. .mình nghe nhiều ca sĩ là do có các giọng ca thấm sâu quá, lâng lâng lẩm nhẩm theo cả buổi nhưng nỡ nào mà lại “… các kỹ sư âm thanh cũng xử dụng phần mềm "nâng giọng" bằng cách tạo echo, reverb...hay một DSP nào đó…”, cũng biết rằng là người đẹp vì lụa và đừng nhìn ảnh mộc người đẹp dao kéo nhưng đang muốn đi nghe mộc mà thấy vậy lại phải quay về qua loa rồi. -Về ”Thứ 2 là khí nhạc”: . “The Violin Sonata in G minor của Tartini, nó được goi với cái tên Devill's Trill (Âm láy ma quỷ)” và “Anne-Shopie Mutter”. Những thông tin như này bạn còn nữa không cứ viết ra hết hết đi, viết làm gì vâng để: tìm đĩa nghe. Làm sao để nghe cho hết và biết tìm đời nào cho xong, nên khi nghe sẽ tìm nhạc thể loại yêu thích của mình theo kiểu thông tin thế này là tiện và nhanh nhất. Coi lại tủ đĩa thì Tartini chưa có, Anne-Shopie Mutter được ít. .có nhiều cách giới thiệu về bản nhạc hay dòng nhạc, nhưng cách bạn giới thiệu như này thấy muốn tìm đĩa nghe ngay(kiểu này cũng có đọc rồi, gọi là giới thiệu về tiết tấu được không hay tạm gọi là kích thích tò mò, hay...) .còn một cách khác giới thiệu về bản nhạc nữa mình tạm gọi là viết để giải thích sáng tác mà khi nghe phải tưởng tượng ra mới được gọi là biết nghe, vị nghệ thuật thì như vậy đọc cũng rất hay và cứ viết, nhưng đời nào đọc cho hết khi chín người thì mười ý viết ra và không biết có phải nhà soạn nhạc họ để lại văn viết cho hậu thế như vậy không về bản nhạc đó thì mình chịu. Nghe Ánh trăng là phải thấy trăng, nghe Bốn mùa là phải có mùa(thật khó tưởng tượng theo và có khi là khó quá đành bỏ qua). .cầm-kì-thi-họa thì không có nghĩa là xếp hạng thứ tự vì đều phê cả, chơi kiểu phổ cập nếu có thời gian rảnh thì cũng được hết các bộ môn này thôi, nhưng giới thiệu về bản nhạc mà lấy nghệ thuật này giải thích nghệ thuật kia với cách hăng say quá đà là đẩy số đông người nghe đi chứ không phải kéo lại gần. .giống như khát nước ra mua chỉ cần hỏi hiệu-chất lượng-giá xong là mua. Nhưng đứng nghe giải thích nước là từ hai phân tử gì cộng với một phân tử gì trong điều kiện nhiệt độ áp suất nào tạo ra, rồi cấp độ tinh khiết, nhiệt đô sôi…thì rằng hay thật nhưng em đang khát chị có bán không hả.
Đọc bài của bác mà em thấy phức tạp như nhạc của J.B Bach vậy. Cuối tuần là thời gian em dành cho nhạc nhẽo. Tuần này em đc đi nghe ké đồ xịn khá nhiều nên phải tập trung đánh giá kẻo lần sau ko đc cho nghe nữa. Vấn đề bác đưa ra đã gọn gàng hơn nhưng khi viết về âm nhạc thì em ko muốn viết qua loa. Hẹn bác sáng sớm thứ 2 tuần tới
Hi sức khỏe nghe nhạc và tìm đĩa thì có. Đọc 2 trường phái này tranh luận nghệ thuật vị cái gì phải nói là hay và quá hay, bổ ích và quá bổ ích, cần và rất cần, nên và rất nên, đọc thấy mình cũng là đang vị cái gì mà đọc thì mới rõ thêm. Đọc vị cái gì sẽ mất ngủ y như đi coi high-end show âm thanh, ngày vào xem-nghe thấy phê phê rồi nhưng tối đọc xấp catalog là mất ngủ, nhưng năm có một lần thôi nên không sao cứ đọc. Ôi xem lại thì có đĩa Faust Symphony luôn, nghe lại lần này sẽ thích hơn đây! Là người nghe bình thường mình không thể bàn sâu về chương đoạn hay cái gì đuợc nhiều, cứ nghe thôi, nhưng nói nghĩa đen thì nó cũng phức tạp trong các tên này thật: symphony-concerto-serenat-sonata-overtu-requiem-fantasy-string quarte-…, có lẽ lại là do đời sau đưa ra chăng để mô tả đặc thù hơn hay phân loại rõ hơn. Nếu ai viết lướt tên tác phẩm chỉ người sành mới biết là khó tìm nghe ngay được.
Làm nhớ lại hồi đó có biết anh chỉnh nhạc đàn piano ở Hà Nội, là lạ là ít nói và không lấy vợ. Trong giới nghệ sĩ còn có một người nữa về góc độ thẩm âm thẩm nhạc mà tên đọc đã ấn tượng Nhà phê bình âm nhạc. Đọc bài viết thì mê man luôn trước có thấy nhưng giờ ít hẳn, bây giờ trong mỗi người nghe đều là nhà phê bình nho nhỏ và dùng mạng đưa lên quan điểm ngay nên vai trò họ giảm đi phải không. Trong pop-rock đàn guitar là chủ đạo, jazz thì ít đi. Qua cổ điển thì piano và violin là chủ đạo còn đàn guitar ít hẳn. Hình như symphony thì đàn guitar không có trong dàn nhạc(concerto cho guitar lại có), cũng hình như Mozart và Beetthoven không viết tác phẩm cho guitar. Có phải do đặc điểm ngân vang nó nghe nhỏ, hay giới nghe cung đình họ…, hay cái gì mà đàn guitar trong dòng nhạc cổ điển ít tác phẩm vậy. Ôi mình chỉ là thích nghe nhạc như mọi thành viên trong VNAV thôi, mình dạng thích đủ thứ. Tủ đĩa thì cố có làm sao ít ít ngày mới phải lặp lại đĩa đã nghe trước cho nó hứng thú khi bắt đầu ngồi nghe qua loa, thật sự không đi theo hướng tìm đĩa độc đĩa tuyệt chủng(cũng thấy tò mò thích lắm, nhưng… ), nên sẽ pm riêng với bạn trao đổi về thông tin đĩa thôi.
Hi viết nó không hay thôi, không phải cố làm vấn đề nó phức tạp thêm đâu, nhưng mới học bạn cách trình bày trả lời bài viết dài rồi, cách trình bày này hay dễ đọc. Lại tò mò về phức tạp thế nào của Bach rồi.
Guitar cũng là một nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc thời kỳ Baroque trở về trước, trường ca Đấng cứu thế (Messiah) của Hadel vẫn chỉ định dàn nhạc có guitar. Có thể do âm sắc của guitar không phù hợp với âm nhạc classical sau khi cây đàn piano xuất hiện. Các kỹ thuật "búng dây" - pizzicato - trên bộ string cũng gần giống với cách chơi phổ biến của Giutar. Guitar sau đó lưu lạc đến Tây Ban Nha và phát triển mạnh ở đây, trải qua rất nhiều cải tiến. Nhưng dù sao, Tây Ban Nha khi đó vẫn bị coi là "phần hoang dã" của thế giới (Châu Âu). Các sáng tác âm nhạc từ thời kỳ Classical (sau Bach) trở đi hầu như chỉ xuất phát từ Tây Ban Nha. Trong đó, cây đại thụ lớn nhất chính là Boccherini. Ridolfo Luigi Boccherini sinh năm 1743 trong một gia đình âm nhạc ở Lucca , Ý. Ông được cha dạy đàn cello từ năm 5 tuổi. Năm 1761 Boccherini đến Madrid , vào năm 1770 làm việc cho Hoàng tử Luis Antonio của Tây Ban Nha, em trai của Vua Charles III của Tây Ban Nha . Ở đó, Boccherini phát triển mạnh mẽ dưới sự bảo trợ của hoàng gia. Có lẽ đây là lý do chính khiến âm nhạc của Boccherini là sự kết hợp tuyệt đẹp giữa tính hàn lâm của âm nhạc Ý và sự phóng khoáng trong âm nhạc Tây Ban Nha, đặc biệt khi đưa cây đàn guitar vào trong âm nhạc thính phòng. Nhà âm nhạc học nổi tiếng Giuseppe Carpani cho rằng phong cách của Mozart đến từ Haydn và Boccherini, coi họ vĩ đại ngang nhau của trường phái/ kỷ nguyên classical. Đối với Carpani, Mozart là người thừa kế của nhạc sĩ Boccherini vì ông nhìn thấy mối liên kết trong ngôn ngữ của họ, vì sự nghiêm túc và u sầu phát ra ở những thời điểm nhất định từ âm nhạc của hai người. Một chuyên gia về Mozart như Georges de Saint Foix không loại trừ khả năng Mozart có thể đã nghiên cứu các tác phẩm của Boccherini do nhà Artaria ở Vienna xuất bản. Nhà âm nhạc học Giorgio Pestelli còn đánh giá vào đầu những năm 1970, Boccherini được xếp ngang hàng với Haydn và Mozart. Phần lớn âm nhạc thính phòng của Boccherini tuân theo các mô hình do Joseph Haydn thiết lập ; tuy nhiên, Boccherini thường được ghi nhận là người đã cải tiến mô hình tứ tấu đàn dây của Haydn bằng cách đưa đàn cello trở nên nổi bật, trong khi Haydn thường xuyên chuyển nó sang vai trò đệm. Phong cách của Boccherini được đặc trưng bởi sự quyến rũ, nhẹ nhàng và lạc quan của kỷ nguyên Rococo , đồng thời thể hiện nhiều sáng tạo về giai điệu và nhịp điệu, cùng với những ảnh hưởng thường xuyên từ truyền thống guitar của tổ quốc thứ hai - Tây Ban Nha. Cho nên, các bản ngũ tấu của bộ dây string với guitar của Boccherini là không có đối thủ. Tuy nhiên, Boccherini theo đuổi "cái đẹp" thuần thiết nên đã gây ra không ít thù oán với những người Tây Ban Nha kiêu hãnh. Trong một dịp đặc biệt tại nhà Osuna, ông đã từ chối cho nghệ sĩ vĩ cầm trẻ tuổi Alexandre Boucher (1778-1861) chơi một trong những ngũ tấu của ông. Boucher khăng khăng và khi họ bắt đầu chơi, Boccherini bỏ về. “Bạn còn quá trẻ để chơi nhạc của tôi,” ông ấy nói," .. đúng là anh chơi violin rất hay, nhưng âm nhạc của tôi nhất thiết đòi hỏi một kinh nghiệm nhất định, một cách không thể tách rời khỏi cách hiểu nó". Dù sau đó, Boucher hiểu ra và trở thành môn đệ nhiệt thành của Boccherini.
Âm nhạc classical không chỉ đơn giản là cảm xúc. Cảm xúc có thể tìm thấy trong nhạc pop-rock nhanh hơn nhiều và cùng tiện hơn nhiều vì nội dung thực sự của nó chỉ gói trong 3-4 ô nhịp/1-3 phút trình bày. Còn trong classical ?!.. Ví dụ dễ thấy nhất là Mahler đi. Ông ấy là từ bỏ mọi hào quang có thể tới nhanh chóng trong các thể loại khác để tập trung vào Symphony. Bản symphony số 3 của ông ấy dài khoảng 90-100 phút tuỳ ý đồ của nhạc trưởng, bản symphony số 8 cần khoảng 1000 người tham gia trình diễn.... Ở Việt Nam ta, câu chuyện về thưởng thức tác phẩm Phiên trợ Ba Tư (“In a Persian market”) của Albert William Ketèlbey (1875 – 1959) làm ví dụ kinh điển cho việc "cảm nhận âm nhạc classical", nào là đoạn nào thể hiện công chúa bước xuống kiệu... đoạn nào thể hiện đám người dụ rắn múa ... Tác phẩm này chỉ là một đại diện nhỏ của một trào lưu "nổi loạn" trong dòng chảy âm nhạc classical - Âm nhạc Chương trình. ....... Trong thời Trung Cổ, Nhà thờ đã phát hiện ra tác dụng to lớn của âm nhạc đến tâm trí và định hướng tâm linh của con người. Vì mục đích tôn giáo nên âm nhạc thời kỳ đó là thanh nhạc với các bản Thánh Vịnh, Bình ca... được thực hiện bởi dàn hợp xướng. Khí nhạc chỉ đóng vai trò phụ hoạ. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi của dàn hợp xướng, các nghệ sỹ khí nhạc "nhàn rỗi sinh nông nổi" mới chơi những đoạn nhạc ngắn lấy tiếng là "căn chỉnh nhạc cụ" nhưng thực chất là những gì họ cảm nhận được mà không thể/ hoặc không cần diễn tả bằng lời. Và những gì phải đến sẽ đến, thời kỳ Phục Hưng bắt đầu nâng khí nhạc lên trên cả thanh nhạc vì người ta phát hiện ra thứ Âm nhạc tuyệt đối - ngôn ngữ của Chúa Trời - không cần tụng lên bằng tiếng nói của con người nhỏ bé. Như nhạc trưởng Charles Munch (1891 - 1968) nói :" Âm nhạc (khí nhạc, classic) là một nghệ thuật thể hiện sự không thể diễn tả được. Nó vượt xa những gì các từ có thể có nghĩa hoặc trí thông minh có thể xác định được. Lãnh địa của nó là vùng đất bất khả xâm phạm và rất khó nhận thức (tiềm thức có lợi thế hơn). Quyền được sử dụng loại ngôn ngữ này của con người đối với tôi là món quà quý giá nhất đã được ban tặng. Và chúng ta không có quyền lạm dụng nó.... Do đó, tôi coi công việc của mình là chức trách của một thầy Tư tế (thông dịch viên của chúa và con người) mà không phải một nghề. Đó (Tư tế) không phải là một từ quá mạnh." Âm nhạc chương trình là âm nhạc mô tả một chủ đề ngoài âm nhạc (một câu chuyện, đối tượng hay khung cảnh..) bằng cách sử dụng những hiệu quả của âm nhạc. Chỉ riêng âm nhạc có khả năng mô tả bất cứ chủ đề nào hay không là một câu hỏi cũ và thật sự chưa bao giờ có câu trả lời. Người ta nghi ngờ rằng liệu thính giả có nhận ra cái gì đang được miêu tả bằng âm nhạc không nếu không có sự trợ giúp của các tiêu đề, các phần tóm lược hay các chú thích chương trình… Những mô phỏng âm thanh thực tế hiển nhiên, như hiệu ứng tiếng sấm trên trống định âm hay âm thanh gần giống tiếng chim từ sáo, có thể thực hiện được và đã được các nhà soạn nhạc sử dụng từ xưa đến nay. Người nghe có thể nhận ra mà không cần phải được cắt nghĩa đối với Tổ khúc The Carnival of the Animals (Le Carnaval des animaux) của nhà soạn nhạc Pháp Camille Saint-Saëns. Người ta cũng kể răng Nicolo Paganini có thể tái tạo trên cây đàn violin của mình những âm thanh mà chúng ta ngay lập tức nhận ra là âm thanh của một sân nuôi gà vịt hay tiếng chuông nhà thờ. Nhà soạn nhạc Ý Antonio Vivaldi được cho là người tiên phong với một bộ 4 concerto grosso lừng danh của mình - The Four Seasons. Ngoài việc đặt tên, chú thích cho từng phần, ông có phát hành kèm theo 4 bài thơ. Từ thời Phục Hưng đến nay, mục tiêu thẩm mỹ của âm nhạc không khuyến khích việc miêu tả những chủ đề ngoài âm nhạc; thay vào đó là tập trung vào việc phối hợp những yếu tố âm nhạc theo quy luật âm nhạc thuần túy. Nếu các tác phẩm khí nhạc của thời kỳ này chứa đựng sự miêu tả thì các yếu tố ngoài âm nhạc thường được làm cho phù hợp trong phạm vi một sự phối hợp các mối liên hệ bằng âm nhạc thuần túy. Một ví dụ cho cách tiếp cận này là bản Giao hưởng số 6 - “Đồng quê” (Pastoral-Sinfonie 1808) của Beethoven. Tuy nhiên, bản Giao hưởng số 5, Beethoven không đặt tên cũng chẳng ghi chú gì cả nhưng mọi người nghe nó đều nhất trí với cái tên "Định mệnh". Đầu thế kỷ 19, nền âm nhạc chịu ảnh hưởng lớn lao từ một trào lưu văn học được biết đến dưới cái tên Chủ nghĩa lãng mạn. Và cuộc nổi loạn của âm nhạc chương trình thực sự được châm ngòi. Các nhà soạn nhạc để cho chương trình quyết định hình thức toàn thể của một tác phẩm cũng như những mối liên hệ nội tại của nó. Hector Berlioz và Franz Liszt là những người dẫn đầu trong việc phát triển âm nhạc chương trình. Họ đã sáng tác những tác phẩm âm nhạc dựa trên hoặc lấy cảm hứng từ những đề tài văn học, hội họa và những đề tài khác như Symphonie fantastique (Giao hưởng Ảo tưởng, 1830), Faust Symphony (1857) và Dante Symphony (1857) ... Trong những bản giao hưởng trên cũng như trong các tác phẩm như Les préludes (1854) mà Liszt đã nghĩ ra thuật ngữ thơ giao hưởng (symphonic poem), Liszt đã sử dụng chủ đề quán xuyến, các tiết nhạc dùng giai điệu đặc biệt để định dạng những nhân vật, những hành động hay biểu tượng. Trong hành trình thế kỷ 19, sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc được phản ánh trong các tác phẩm như Má vlast (Tổ quốc tôi, 1874-1879), một liên khúc thơ giao hưởng miêu tả các khía cạnh của đất nước quê hương tác giả – Bedřich Smetana và Finlandia (1900), một bản thơ giao hưởng tha thiết của Jean Sibelius ngợi ca đất nước Phần Lan của ông.... Phiên chợ Ba Tư dù chỉ được liệt vào thể loại Light Music (aka nhạc nhẹ) nhưng cũng có thể coi là thành viên của phong trào nổi loạn này. Scheherazade - Câu chuyện cổ tích được kể bằng âm nhạc. Ngày xửa ngày xưa, ở miền Đông Ả-rập, vị vua Shahryar ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên "ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc”. Vì hoàng hậu ngoại tình nên ông ta đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết. Thấy đất nước lâm nguy, Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của nhà vua. Nàng nhờ em gái đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu nàng kể chuyện. Những câu chuyện được sắp xếp khéo léo để đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, rồi nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến nhà vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng. Sau 1001 đêm, đức vua đã mủi lòng và bãi bỏ quyết định trước đây. Nghìn lẻ một đêm là cảm hứng để vào mùa đông năm 1887, người nhạc sĩ thiên tài người Nga Rimsky-Korsakov viết lên bản giao hưởng này. Scheherazade là một tác phẩm rất đặc biệt - một nhạc phẩm của phương Tây nhưng lại mang hương vị của phương Đông được pha trộn một cách hoàn hảo, mang lại hương vị hoàn toàn mới lạ so với các tác phẩm khác. Khi được lan truyền tới phương Tây, nó đã tạo ra chấn động lớn. "Phương Tây" kinh ngạc trước trí tưởng tượng phong phú, thấu hiểu tính năng nhạc cụ, hoà âm đa dạng, độc đáo, rực rỡ... và từ đó trong lịch sử âm nhạc classic, Rimsky-Korsakov được xếp vào nhóm các nhạc sỹ phối khí thiên tài. Tác phẩm có 4 chương: Chương I – Biển cả và con tàu của Sinbad Chương II – Câu chuyện của hoàng tử Kalendar Chương III – Hoàng tử và công chúa Chương IV – Lễ hội tại Baghdad. Biển cả. Con tàu đâm vào vách đá và được kị sỹ đồng cứu vớt. "...Ban đầu tôi đã định ghi chú các chương nhạc của mình lần lượt là Prelude; Ballade; Adagio và Finale nhưng theo lời khuyên của Liadov và một vài người khác, tôi đã không làm như vậy..." Rimsky-Korsakov thổ lộ mình đã bị "xúi dại" gia nhập cuộc nổi loạn của âm nhạc chương trình. Sau đó, ông rất hối hận.. "...Sự ác cảm của tôi khi tìm kiếm một chương trình đã quá rõ ràng trong sáng tác này đã khiến tôi (trong ấn bản mới) loại bỏ những gợi ý của mỗi chương nhạc… Ý tôi là gợi ý này trực tiếp nhưng sẽ ảnh hưởng phần nào tới người nghe… Tất cả những gì tôi mong muốn là người nghe, nếu thích bản nhạc của tôi là một tác phẩm giao hưởng, nên mang theo ấn tượng rằng đây chắc chắn là một câu chuyện cổ tích phương Đông với số lượng đa dạng và phong phú những kỳ quan và không chỉ là 4 chương nhạc nối tiếp nhau”. Rimsky-Korsakov hối hận vì đã lỡ nghe "xúi dại" mà đặt tên cho kiệt tác của mình. Cái tên (aka âm nhạc chương trình) có thể làm tác phẩm dễ tiếp cận công chúng hơn, dễ hiểu hơn ... vì người ta chỉ cần đọc các câu chuyện được trích dẫn trong cái tên đó là có thể "hình dung" được bản nhạc. Nhưng tư tưởng ông ấy gửi vào còn nhiều hơn, nó là cả "1001 câu chuyện" mà do đó, mỗi khi đọc một câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm và rộng hơn là bất kỳ câu chuyện cổ tích huyền bí nào có nguồn gốc Ba Tư, người ta đều có thể "nghe thấy" âm hưởng của kệt tác này trong đó. Lật lại lịch sử, có lẽ Vivaldi là kẻ nổi loạn đầu tiên với The Four Seasos - dù đã mô tả chi tiết, viết hẳn bài thơ về "..những cơn gió lạnh thấu xương luồn lách qua khe hở quần áo để chui vào.., đoàn người dò dẫm trên băng mỏng,... hay tuyết lở, băng vỡ..." gì đó. Nhưng tác phẩm vỹ đại nhất của ông lại được sử dụng làm nhạc nền cho bộ phim hành động đen tối, máu me... có nghệ thuật bậc nhất John Wick 3. Và nó lại ... rất hợp !! Do đó, âm nhạc không cần bất cứ lời giải thích nào, có chăng múa bút/ múa mép cũng chỉ là cảm xúc quá mạnh mẽ của người hâm mộ thôi.
Em tò mò xíu, nếu nghe nhạc (classic) và được cảm nhận bằng cảm xúc, vậy mình là người châu Á thì làm sao có những cảm nhận được những gì người châu Âu viết (td: Bốn mùa)
Âm nhạc không phân biệt văn hoá đâu bác. Dĩ nhiên, sẽ có những người trời phú năng khiếu sẽ cảm nhận tốt hơn người bình thường. Vấn đề này mình đã trao đổi trước rồi, trong post "Đừng dễ dãi với âm nhạc classical" ấy. Bác cũng thấy, bản Winter trong Bốn Mùa em đưa ví dụ bên trên, lại được dùng trong khung cảnh của John Wick đó. Cùng với bản Summer, nó rất hay được ưa dùng trong các bối cảnh chiến đấu, gay cấn, rượt đuổi ...
Bài viết này riêng đối với mình là nó làm vỡ ra nhiều thứ để thấy đuợc bên trong những gì lâu nay đang suy nghĩ là làm sao nghe phải hiểu được như đoạn văn viết về bài nhạc đó. Các bản nhạc bạn nêu minh họa trong bài viết căn bản mình có(chưa có thì tìm tiếp cũng là cái thú), nhưng riêng Phiên chợ Ba Tư do đọc văn viết trước nên ngại quá vẫn chưa tìm, giờ sẽ tìm nghe vì vấn đề nó nhẹ hẳn rồi. Sức nghe của bạn thì chưa biết, nhưng sức viết là giỏi, viết dài đọc hay mệt hơn nói nhiều lần. Cảm ơn! Ps: quên lại phải viết thêm hỏi là sức uống thế nào nữa?
Tặng bác một trích đoạn trong tác phẩm tác phẩm Kẻ giết vợ của Lev Tolstoy, sau đổi tựa thành Bản sonata Kreutzer, bản sonata cho piano và violin số 9 của Beethoven. Đây là đoạn hội thoại khi nhân vật chính kể cho Lev về việc anh ta cảm thấy gì khi nhìn/nghe vợ anh ta và nhân tình (anh ta nghĩ vậy) cùng chơi bản nhạc này... - Họ chơi bản Sonata Kreutzer của Beethoven. Ngài có biết khúc presto mở đầu bản nhạc đó không? Ngài biết à?! - Anh ra reo lên. - Ôi! Bản nhạc đó thật là ghê gớm. Nhất là phần đầu. Mà nói chung âm nhạc là cái thật ghê gớm. Nó là cái gì? Tôi không hiểu. Âm nhạc là cái gì? Nó tạo nên cái gì? Tại sao nó lại tạo nên cái đó? Người ta bảo âm nhạc nâng cao tâm hồn - đó là điều nhảm nhí, không đúng. Âm nhạc có gây tác động, đó là tôi nói tác động đến tôi, nhưng không phải là làm tâm hồn thanh cao hơn. Âm nhạc không nâng cao, cũng chẳng hạ thấp tâm hồn, mà nó kích thích người ta. Nói thế nào cho ngài hiểu nhỉ? Âm nhạc buộc tôi quên bản thân, quên đi tình cảnh thực sự của mình, nó mang tôi đến một tình trạng khác không phải của mình: dưới tác động của âm nhạc, dường như tôi cảm thấy được cái mà bình thường tôi không cảm thấy, tôi hiểu đươc cái mà bình thường tôi không hiểu, tôi có thể làm được cái mà bình thường tôi không thể. Tác động của âm nhạc cũng giống như người ta ngáp hay cười vậy: tôi không buồn ngủ, nhưng khi nhìn người khác ngáp tôi cũng ngáp theo; không có gì để cười, nhưng nghe người khác cười tôi cũng phải cười theo. Âm nhạc cũng vậy, ngay lập tức, nó đưa tôi vào trạng thái tinh thần của người nhạc sĩ khi viết bản nhạc. Tâm hồn tôi hòa vào tâm hồn ông ta, cùng ông ta đi từ trạng thái tình cảm này sang trạng thái tình cảm khác, nhưng vì sao lại như vậy thì tôi cũng không biết nữa. Cái ông nhạc sĩ Beethoven đã viết nên bản Sonata ấy, ông ta thì biết vì sao ông ta ở trong trạng thái tình cảm đó, trạng thái đó đưa ông ta đến hành động viết nên những nốt nhạc, có nghĩa là đối với ông ta trạng thái đó mang ý nghĩa nào đó, còn đối với tôi thì nó chẳng có ý nghĩa nào cả. Bởi vậy âm nhạc chỉ kích thích và không ngừng lại. Khi người ta dạo khúc quân hành, những người lính bước đều chân trong hàng ngũ, rồi sau đó kết thúc; khi nghe điệu nhạc nhảy, người ta cũng nhảy theo, và điệu nhạc đó đưa đến kết quả; khi nghe hát trong lễ mi-sa, người ta chịu lễ ban thánh thể, âm nhạc lúc đó cũng đạt đến đích. Nhưng ở đây thì khác, ở đây chỉ có sự kích thích và không biết phải làm gì với trạng thái kích thích đó. Vì điều đó mà âm nhạc đôi khi có tác động hết sức khủng khiếp. Ở Trung Hoa âm nhạc là công việc của nhà nước. Mà cần như thế mới được. Chẳng lẽ có thể để cho bất cứ ai hễ thích là được thôi miên kẻ khác và sau đó tha hồ làm gì người ta thì làm hay sao. Nhất là nếu như kẻ hành nghề thôi miên đó lại là một kẻ vô đạo đức thì sẽ ra sao? Âm nhạc là vũ khí khủng khiếp trong tay kẻ biết nắm giữ nó. Như bản Sonata Kreutzer này chẳng hạn, nhất là đoạn presto đó. Có thể nào chơi đoạn nhạc đó trong phòng khách trước các bà mặc áo hở vai được chăng? Nghe xong, các bà vỗ tay, rồi sau đó ăn kem và nói những lời đàm tiếu. Loại nhạc như vậy chỉ có thể biểu diễn trong những khung cảnh trang nghiêm, long trọng, đồng thời đòi hỏi những người nghe phải có những hành vi cũng trang nghiêm xứng với nó. Phải trình diễn và làm theo những điều mà khúc nhạc đó thôi thúc. Còn nếu như diễn không đúng chỗ đúng lúc và có những ý muốn và tình cảm không phù hợp thì khúc nhạc đó không thể làm nên được gì ngoài sự hủy hoại. Ít nhất là đối với tôi, khúc nhạc đó có tác động thật khủng khiếp; dường như trong tôi mở ra những cảm xúc mới mẻ, những khả năng mới mẻ mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Cụ thể đó là những tình cảm gì, khả năng gì, tôi còn chưa rõ, nhưng ý thức về trạng thái mới mẻ đó làm tôi vui sướng. Vẫn những khuôn mặt đó, trong đó có vợ tôi và hắn, nhưng tất cả đối với tôi hiện ra dưới ánh sáng hoàn toàn khác hẳn.
Tếu táo chút cho nhẹ nhàng sự nghe: Ông nào(ở nghệ thuật nhé) mà thấy có dựng tượng là đọc và nghe của các ông đó đều kinh luôn. Đang lơ lửng chợt nhớ câu các cụ nói: trăm nghe không bằng một thấy, thì đáp xuống luôn. Có thấy dàn máy hai cái loa mà - có nhìn ca sỹ ôm đàn rồi! Thế là lâu nay nghe trăm bài nhạc qua loa, đọc ngàn sự nghe trong VNAV cũng chả bằng THẤY, các cụ nói thế là nói như thế nào, còn muốn gì nữa? Lại lơ lửng tiếp!
Cái "đọc ngàn sự nghe" thì đúng là NGHE, nhưng "nghe trăm bài nhạc qua loa" thì coi như là THẤY rồi bác ! Ngoài ra, lời các các cụ chưa chắc đã đúng trong thời đại tiến bộ công nghệ như bão hiện nay nên ta cần xem xét kỹ, ko phải cái gì cũng dùng lại 100% được. Với việc sử dụng sức mạnh của computer vào quá trình sản xuất - giải mã digital, mọi thứ đã minh bạch hơn nhiều, ko còn cái thời mỗi cái CDP là một hộp bí mật "không thể nhìn, chỉ cảm nhận" nữa. Hơn nữa, việc chúng ta nghe trực tiếp tại khán phòng chưa chắc đã tốt bằng nghe qua hệ thống âm thanh hi-end thực sự với các tác phẩm được thu âm qua phòng thu, kỹ thuật, thiết bị, kỹ sư... chuyên nghiệp. Ví dụ một chi tiết rất nhỏ như các sắp xếp vị trí nhạc công thôi. Sân khấu thường chí có một mặt mà bộ string chủ đạo gồm Violin 1, violin 2 và Viola rất khó sắp xếp hoàn hảo. Các cầm nhạc cụ loại này đều bị lệch về một bên, tức mặt đàn (và hộp cộng hưởng) hướng về 1 bên của nghệ sỹ. Như vậy, nhóm ngồi bên trái sân khấu sẽ hướng mặt đàn về phía khán giả và khán giả sẽ được nghe âm thanh thực sự của nó. Ngược lại, nhóm nghệ sỹ ngồi bên phải sân khấu buộc phải hướng mặt đàn vào phía trong và chất lượng âm thanh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng trong phòng thu thì chuyện này được giải quyết dễ dàng với hệ thống ma trận vài chục cái micro thu âm
Em cũng không hiểu tại sao một tác phẩm quá bình thường, thậm chí còn được nhiều chuyên gia xếp vào hang nhạc nhẹ (light music) lại nổi tiếng ở Việt Nam như vậy, thậm chí còn được dùng để trích dẫn tham chiếu khi nói đến âm nhạc classical. Sức mạnh truyền thông đáng sợ thật !! Sức nghe của em tàm tạm, nhưng nhiều chủ nhân của hệ thống hi-end (trong đó có ko ít các vnaver) thì khá ghét em vì em đến nghe ké toàn ngồi vài tiếng Em bỏ bia rượu, thỉnh thoảng tụ tập ae thì làm tí thôi nên giờ uống dễ say lắm.
trích đoạn hay bài In a persian market có đặc điểm lúc cao trào, dồn dập, lúc du dương. Tác phẩm k quá phức tạp hoặc khó hiểu, dài dòng như 1 vài bản sym bìa in cover cũng đẹp nên ở VN nhiều cụ lấy làm tham chiếu thôi. Kiểu nhạc Tây lai trung đông này thì bản Scheherazade có vẻ hay hơn Nhiều cụ chơi sâu 1 loại quá. Đa phần thì thập cẩm thoai, nghe nhạc cho thoải mái, cho đã, phê và để có gì đó chém gió
Đọc lại ý cấu trúc phức tạp mới thấy có một việc quan tâm nữa tạm gọi là nội dung tác phẩm, mượn ca khúc nhạc Việt cho nó cụ thể dễ hình dung thì lời bài hát của hai đoạn hát trong bài là lặp lại giống y nhau: vào ca khúc nghe lời hát xong thì đến khúc ngắn nhạc đệm rồi lại tiếp tục hát lại lời y như lúc đầu tới hết bài, mở rộng ra pop-rock căn bản vậy(jazz chưa nghe kịp có vậy không). Trong cổ điển một tác phẩm có vài chương đoạn gì đó, nhưng hoàn toàn không có lặp lại giai điệu ở các chuơng đoạn với nhau, bởi vậy tìm nghe cổ điển dễ thích là đĩa trích các chương quen các tác phẩm hay tác giả là cách tiếp cận ban đầu phù hợp nhất. Việc lặp lại lời trong ca khúc như vậy gọi là thủ thuật sáng tác theo một khuôn chung phải theo hay là gì vậy.
Thấy có sự thay đổi trong thiết kế khán phòng biểu diễn nhạc giao hưởng mới xây dựng gần đây(như Elbphilharmonie Hamburg- Đức), đọc trên mạng thì mình hiểu thay đổi thiết kế này vì muốn mang một âm thanh hay tới được nhiều người cùng nghe nhất. Thiết kế khán phòng kiểu này là nguời nghe ngồi chung quanh dàn nhạc. Nếu nghe nhạc qua loa thì trước loa là hơn hẳn với bên hông và sau loa, ngồi chung quanh với nhạc cụ bộ dây mình nghĩ âm thanh cũng có khác mà rất ít, còn là không khác gì nếu gõ trống. Nói vui là việc ngồi chung quanh như vậy rõ ràng là có tác dụng cạnh tranh với hãng âm thanh và làm giảm số người mua đồ high-end đi, vì ngồi theo kiểu trước mặt dàn nhạc như kiểu khán phòng cũ thì bao giờ các ông dạng kính thưa cũng chiếm hết hàng hay nhất rồi.
Đều đặn các ngày 24 tiếng mà nghe khoảng 3 tiếng liên tục trở lại mình thấy là vừa phải(vì sự nghe qua loa còn bị đời thường tác động nữa không nên quên), vài ba ngày hay tuần thôi không nghe là thấy nhớ loáng thoáng rồi, trên vài tuần thì lúc nào cũng muốn chiến ngay vì vượt ngưỡng nhớ rồi. Nói đến sức nghe thì rõ ràng là có liên quan đến như bạn nói ”Melomane (mê nhạc) và Audiophile (mê âm)”, và chắc chắn sức nghe giới qua loa khác hẳn với giới nghệ sĩ. Mình nghĩ sức nghe của họ khỏe hơn vì âm thanh họ nghe tinh hơn. Thú loay hoay việc cắm rút - kê chắn - phối ghép để tìm cái tinh này gọi là mê mẩn high-end. Không lan man câu chữ nữa, chỉ lấy thực tế hồi xưa trải nghiệm qua: thấy ampli nào chả là khuếch đại liền ra vác ngay cái 5.1 cùng 5 cái loa vì ampli nó ghi tất cả trong một chấp hết loại thiết bị vào và cho ra các âm thanh đầy đủ, về bật nghe cũng như ai thôi, bấm cái thì ra 2 loa bấm cái thì ra 5 loa. Ngày qua ngày sức nghe từ từ yếu, thấy dàn mình pop-rock thì tạm qua, jazz là không lâu, cổ điển là ít nữa, mang thắc mắc đi coi high-end show âm thanh thì gặp một em chớp mắt thỏ thẻ: anh tham quá, loa thì được nhưng cái nào mà nó đang là một cục trong dàn thì về cố mà tách nó ra nhé, như cặp monoblock anh thấy em show đó. Sức nghe giới qua loa khác với giới nghệ sĩ về thể loại nữa. Mình thì nghĩ nghệ sĩ nghe ít thể loại hơn và chuyên biệt hơn, chắc đam mê họ dành hết cho một thể loại và cũng có thể do liên quan đến biểu diễn hay năng khiếu nữa. Nghệ sĩ có tên tuổi bắt đầu và kết thúc cũng chỉ một dòng nhạc hay một nhạc cụ thôi, và giới nghe qua loa nhớ họ chính là đặc điểm này. Công nhận một đời chỉ nghe một thứ đã gọi là tài rồi, không phê lắm với các từ như lao động, cống hiến, hi sinh cho nghệ thuật nhưng cũng chưa đọc được từ nào khác thật phê về sự nghe cả đời chỉ một thể loại như vậy nên lại mở đĩa họ nghe tiếp thôi.
Theo ý kiến cá nhân em, các ca khúc thanh nhạc thực ra mới bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ Lãng mạn (có thể là từ Schubert - người mở màn thời kỳ Lãng mạn), trước đó là sự hoà trộn, ko rõ ràng giữa thanh nhạc tôn giá và thế tục, nên đến nay nhiều người vẫn gọi những ca khúc kiểu vậy là Ca khúc (âm nhạc Lãng mạn). Các ca khúc Lãng mạn có cấu trúc khá giống với cấu trúc của một sonata đơn giản A-B-A'. Trong đó, A và A' là phần phiên khúc với phần lời hoàn toàn khác nhau, chỉ chung phần nhạc, và B là phần điệp khúc. Còn những kiệt tác như Hòn Vọng Phu, Người Hà Nội, Thiên Thai, Trương Chi, Sông Thao, Tình ca (Phạm Duy)... thì không nói làm gì vì nó đều theo chuẩn sonata xịn sò với phần phát triển phức tạp từ 2 đến 4 "chủ đề" (motif giai điệu-tiết tấu). Càng về sau, giới nhạc sỹ càng lười (có thể là KÉM) nên cắt A' đi mà chỉ để lại A-B-A, thậm chí nhiều người còn bỏ luôn phần điệp khúc. Các ca sỹ cũng vậy, rất nhiều người bỏ luôn phần A' dù nhạc sỹ có viết (chúng ta vẫn gọi dân dã là lời 2). Pop, Rock. Jazz... chung là các loại nhạc thế tục bình dân. Thực ra nó là lời thoại (nói chuyện hàng ngày) được phổ nhạc vào, ca sỹ chỉ cần ngân nga một chút là xong. Nói chung là ai cũng hát được, chỉ có hay và không hay thôi. Khác với thanh nhạc classical, ko học thì chào thua, ko hát nổi.
Nhạc classical, như em đã trao đổi trong post trước, thường sẽ được phát triển theo kiểu "xây dựng công trình kiến trúc trong tâm hồn/ tâm linh" bằng các mảnh ghép cảm xúc khác nhau. Nó không chỉ có 7 mảnh : hỉ - nộ - ái - ố - ai - lạc - dục của thế tục mà còn rất nhiều sắc thái cảm xúc không được định nghĩa. Một công trình kiến trúc đẹp thì phải nhìn toàn cảnh của nó, bác cứ nghe một mẩu/ đoạn trích thì không khác gì "thầy bói xem voi" cả. Cách tiếp cận ban đầu với classical tốt nhất (nếu ko có năng khiếu trời phú) chí là nghe nghệ sỹ hàng đầu thế giới trình bày và/hoặc trên các hệ thống âm thanh hi-end đạt chuẩn thực sự. Khoảng 2012-13 gì đó (em ko nhớ rõ), kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Israel, Đại sứ quán Israel có tổ chức buổi hòa nhạc giao lưu tại Nhà hát Lớn Hà Nội với thành phần nghệ sỹ được mời có Ca sỹ thính phòng classical (aka opera cho dễ hình dung) David Dior, được giới thiệu là ca sỹ hàng đầu của nước bạn vào thời điểm đó. Anh ấy hát 3 bài, trong đó có Ave Maria làm em nhớ nhất vì quen thuộc chứ 2 bài kia chẳng hiểu gì. Ấn tượng lúc đó của em là anh chàng này gần như không dùng mic vì anh ấy có vẻ không hài lòng với chất lượng bộ tăng âm, mixer.... Anh chàng liên tục đưa mic ra xa rồi vào gần (nhưng ko quá 2 gang tay), có lúc còn bịt luôn mic lại, khác hẳn với các ca sỹ Việt em thường thấy, mà âm lượng vẫn tràn ngập khán phòng. Một cảm giác vừa thần thánh vừa ma quái. Thanh Lam là khách mời duy nhất từ Việt Nam ta. Chị ấy cũng là thần tượng của em ngày đó với Một thoáng Tây Hồ và bài hát được chọn giao lưu cũng đúng tủ - Lắng nghe mùa xuân về. Sau khi nghe Thanh Lam hát xong, David Dior ngỏ lời muốn hát cùng. Vì không biết tiếng Việt nên anh ấy đề nghị Thanh Lam hát trước 1 câu rồi dừng lại để anh ấy bắt trước. Đầu tiên, em thấy xấu, rất xấu xí với hình ảnh Thanh Lam hai tay ôm mic dí sát miệng nhưng bạn gái em gặm ngô nướng , trong khi David vẫn cầm mic, điều chỉnh khoảng cách liên tục...cho đến khi anh ấy tìm được điểm "ngọt' ở gần rốn, nơi mà âm lượng của anh ấy phát ra cân bằng với Thanh Lam. Tiếp theo là CHOÁNG, từ đoạn dạo đầu nhẹ nhàng cho đến điệp khúc cao trào, nghe như người khổng lồ đứng cạnh chù lùn tí hon (không liên quan đến âm lượng vì anh ấy chỉnh rất khéo). Đến khi anh ấy thuộc lời rồi thì cũng là lúc này em mới hiểu tờ rơi giới thiệu giọng ca 5 quãng tám là cái gì. Các đoạn cao trào nối tiếp của Lắng nghe mùa xuân về được anh ấy đẩy tone (tông) liên tiếp 4 lần và Thanh Lam gần như buông mic.... Em bắt đầu nghe nhạc classical từ đó. Sau này, tiếp xúc dần với các hệ thống hi-end đạt chuẩn, em gần như bỏ hẳn các loại nhạc khác vì thấy classical càng hay.
Nhận tiện bên trên bác có nhắc đến Ánh trăng (Moonlight) - bản Sonata cho piano số 14 của Beethoven, em lấy luôn nó làm ví dụ về việc phải nghe toàn bộ tác phẩm. Vào năm 1836, Ludwig Rellstab, chia sẻ rằng bản sonata này gợi lên trong ông ta hình ảnh ánh trăng phản chiếu trên hồ Lucerne. Nếu bác chỉ nghe chương 1 (movement 1) thì những note dạo đầu của nó đúng là có thể liên tưởng tới ánh trăng. Cũng từ đó, người ta dựng lên cậu chuyện huyền hoặc rằng Bee đã sáng tác cho cô gái mù chơi đàn nào đó. Beethoven không đặt tên cho bản nhạc là Moonlight Sonata mà là Sonata Quasi Una Fantasia bởi ông đã đảo ngược các chương truyền thống vốn thấy trong các sonata thời đó (nhanh - chậm - nhanh) thành chậm - nhanh - rất nhanh (đến dữ dội). Trong bộ phim tiểu sử "Immortal Beloved", tác giả đã góp nhặt những điều tra về cuộc đời của Beethoven, dù chưa đầy đủ nhưng là những bằng chứng đáng tin cậy. Hai anh em nhà Beethoven đều yêu một thiếu nữ và cô gái có vẻ cảm tình với Ludwig hơn nhưng hình như Ludwig trẻ tuổi của chúng ta "không có ý định lấy vợ". Cô gái quyết định trao gửi cuộc đời cho ông em trai và sự "cuồng nộ" của Bee bắt đầu từ đó. Trong mắt mọi người, Bee căm ghét cô em dâu này và cả em trai nhưng rất yêu quý đứa cháu trai. Khi em trai mất, Bee tước đoạn quyền nuôi cháu trai khỏi em dâu và .... nối lại cuộc tình xưa trong bí mật. Hai người trao đổi qua thư từ và điểm hẹn quen thuộc là một khách sạn (em ko nhớ tên). Kịch tính bắt đầu được đẩy lên khi hai người (vì lý do nào đó) đã không thể gặp nhau trong một thời gian dài và hình như Bee có quyết định lớn lao nào đó cần phải nói. Họ thư từ hẹn gặp ở "điểm hẹn quen" nhưng ông trời khéo đùa, làm gãy trục xe ngựa của chàng Bee... Chàng chạy bộ (!?) nhưng vẫn đến quá muộn và người yêu đã phải đi về. Bác thử tưởng tượng coi, chàng trai nhễ nhại mồ hôi, tim đập thình thịch... ngồi thẫn thờ trong căn phòng trống vốn ngọt ngào giờ thành lạnh lẽo. Nhịp tim của chàng dần ổn định - chậm trở lại nhưng nhịp sóng não của chàng bắt đầu dâng. Những "nhịp đập" lặng lẽ, chậm chãi đoạn một của bản Sonata số 14 vang lên... Cường độ và trường độ tăng dần theo sự hình thành, lớn lên của tiếc nuối, ân hận, dằn vặt ... Những hồi tưởng (ak có thể là tưởng tượng) hạnh phúc, thư thái (có khi còn nắm tay tung tăng) trong đoạn 2.... Rồi chuyển sang cuồng nộ, giận dữ với chính bản thân mình, với ông trời khéo đùa.. trong đoạn 3.. Nghe nói, Bee đã đập nát cả căn phòng đó. Cũng trong bộ phim này, có một giải thuyết thứ 2 về việc xuất hiện Sonata số 14. Nó là những âm thanh nhẹ nhàng của nhạc sĩ thiên tài bắt đầu bị điếc khi gặp cây đàn Piano đời mới nhất...rồi phát hiện ra mình bị cài bẫy...và sau đó là "trời sập". Chuyện đại thể là ông ấy bị điếc nên bỏ sáng tác, cô bạn gái quý tộc giàu có đặt hàng cây piano đời mới về (grand piano ngày nay) và lừa chàng đến để kích thích cảm hứng của chàng trở lại. Những note nhạc mở đầu vang lên như lời tâm tình của Bee với tình yêu của mình - cây Grand Piano, và nó chỉ có thể là cây piano vì ông ấy đâu có nghe đc gì. Những note nhạc đó ko phải ánh trăng trên mặt hồ mà là bàn tay vuốt ve người tình... Nhưng trong phim tài liệu về Beethoven đo BBC thực hiện thì "bão tố" đến từ hướng khác..... Bác nhìn tay trái ông ấy nhé. Bè đệm Alberti bass khi Mozart dùng trong Sonata 11 chương 1 của ông ấy thì mang tính "chơi khăm" các Pianist, bắt họ cứ cố rượt đuổi chính bản thân. Với Bee, nó là những cây roi quất vào mông cô học trò xinh đẹp....và hãy nhìn vẻ mặt của cô bé khi bị đánh đòn. Người Nhật hình như rất "sùng bái" cây đàn Piano. Những diễn giải của họ về các tác phẩm piano rất hay. Một góc nhìn khác về Sonata số 14 được thể hiện trong tập truyện "Vụ án Ánh trăng" - Thám tử Conan (em ko nhớ được chi tiết). Người nghệ sỹ piano vì chữa bệnh cho đứa con trai đã phải thỏa hiệp với tụi buôn ma túy, giấu ma túy trong chiếc đàn piano trong mỗi lần lưu diễn. Cả hội đã dựng lên một câu chuyện về "lời nguyền của cây đàn piano" để không ai dám đến gần nó, vỏ bọc hoàn hảo. Đến khi con trai khỏi bệnh, dằn vặt về tội lỗi, xấu hổ với cây đàn (aka âm nhạc),ông ấy đã tự thiêu mình trong khi trình diễn bản Sonata này. Đó là chuỗi dằn vặt, xấu hổ ... những hồi ức đẹp và hy vọng vào tương lai sáng lạng của đứa con thân yêu, những âm mưu bẩn thỉu gói trong đức tin nghệ thuật...cơn cuồng nộ với chính bản thân....Đó là phiên bản của người cha. Người con trai sau khi thành bác sỹ đã trở lại thị trấn bé nhỏ đó và biết mọi chuyện. Anh ta đóng giả nữ và xin vào làm tại bệnh viện địa phương. Với vỏ bọc hoàn hảo đó, kế hoạch trả thù bắt đầu - giết tất cả nhưng kẻ liên quan trong đường dây ma túy. Diễn biến câu chuyện cũng .... trên nền của bản Sonata định mệnh. Anh ta giết hết đám buôn ma tuý đội lốt dân lành ... vẫn trên câu truyền "lời nguyền cây đàn piano'. Khi bị Conan phá giải và khuyên anh ta không tự tử... Cũng ủ mem âm mưu đen tối ... cũng duy trì vỏ bọc vô hại, hồn nhiên.... và nhưng không hề hối hận với bàn tay nhuốm máu... Anh ấy đã chơi bản Sonata đó trong biển lửa do mình tự đốt. ..... Tại sao họ được gọi là thiên tài !!?? Những nỗi đau của họ không phải là "ngày mai anh chết em có buồn không. Anh xin bia đá mang tên người sống ...??" Những nỗi đau của họ là tấm gương cuộc đời để ai soi vào cũng tìm thấy thế giới của riêng mình... Một nỗi đau chung vạn kiếp người !!! ......... Nếu phải dùng mặt trăng để miêu tả bản sonata này, em sẽ chọn hình ảnh Moon Fall. Khi mặt trăng rơi về Trái đất, chuyển động của nó rất nhẹ nhàng và ...chậm chãi. Thực ra là rất nhanh nhưng vì nó có kích tước quá lớn so với con người chúng ta nên chúng ta "cảm thấy" nó rơi chậm.... và Uỳnh, nó vẫn "chậm chãi" như vậy nhưng phần tiếp xúc với Trái đất thì .. thực sự là presto agitato (quá nhanh và truyền cảm)
Kiểu thiết kế của lbphilharmonie Hamburg- Đức là kiểu "ruộng nho". Trước kia, các nhà hát đều phục vụ thanh nhạc (opera) và múa là chính nên sân khấu thiết kế cho opera và ballet. Khí nhạc đa số ở dạng thính phòng (chamber), được biểu diễn trong các phòng nghe nhạc của gia đình quý tộc. Vì mục đích hiệu quả kinh tế, các nhà hát opera đều được tận dụng cho khí nhạc. Sau này người Đức cậy giàu có mới làm riêng sân khấu "ruộng nho" để phục vụ chuyên cho khí nhạc. Cái sân khấu đó thì chỉ nghe nhạc được thôi chứ ko biểu diễn múa may, ca hát được . Vị trí nghe nhạc tốt nhất vẫn là ở trung tâm dàn nhạc (kiểu như nhạc trưởng đó). Tuy nhiên, thiết kế hệ thống hi-end có 2 loa đã chết cha rồi, thiết kế 5-11 loa thì tiền nào gánh nổi.
Em thì không cần hiểu sâu xa quá, âm thanh trung thực và thực tế nó khác với âm thanh khi đã qua xử lý chỉ đơn giản là vậy. Với 2 đặc điểm trên hoàn toàn khác nhau. Về phần nghe qua LOA ta cần xử lý âm thanh đã qua các thiết bị tạo ra hài âm làm cho tai người nghe cảm nhận được cái hồn của bản nhạc là cái mà chúng ta đang cần. Còn cảm nhận khi nghe nhạc sống là thực tế đi ạ nó lại là cảm giác khác hoàn toàn. Chúng ta đứng trước mặt là các loại nhạc cụ mà con người trực quan đang biểu diễn.Và các audiophile trên thế giới đang hướng đến âm thanh trung thực này. Chỉ có những bộ dàn khá đắt đỏ mới có được.
Căn bản cách đặt vấn đề như bạn, mình ủng hộ và sự thực nó là đúng như vậy. Vào VNAV đọc sẽ biết ngay mọi người nghe chi tiết như thế nào rồi đủ các thiết bị sử dụng…, nói chung là phong phú sẽ biết và học thêm rất nhiều cái chưa biết, một kho rộng lớn thông tin nhiều lĩnh vực! Nhưng thông tin về sự nghe của giới nghệ sĩ mình chưa được đọc qua(có thể là đọc chưa hết). Nên từ quá trình nghe qua loa các tác phẩm cũng hơi nhiều(do thời gian thôi), muốn biết giới nghệ sĩ nghe thế nào nên mới đưa ra suy luận chủ quan của mình và trao đổi để có thêm thông tin khác. Tới giờ một số bạn đã làm mình hiểu thêm việc này và cả những việc chung quanh khá hay nữa. Ai ở VNAV cũng là rảnh nghe(nhạc) cả, mình lại còn thêm rảnh chuyện nữa.