Mời các bác tham khảo 100 loại vang được mua bán với giá high nhất :shock: http://90pluswines.com/pages/search/Que ... texpensive
Chào Bác Meli , Bac khoe khong a Em nghi Beer nay cung nên suu tầm bác nhi http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/0 ... hu-viagra/ Than Beckham
Chào các bác mê vang! Lâu lắm rồi không thấy bác nào vào, nên hôm nay em lôi topic này lên lại Tết vừa rồi em được một chủ doanh nghiệp (SG) là học viên cũ, tặng cho 01 chai vang Chile. Nghe người ấy nói thì chai vang này có vẻ là khá xin, loại được ủ dưới biển. Được hỏi thì em cũng thật tình bảo là chưa bao giờ được uống vang được ủ dưới biển. Có bác nào đã uống hay biết về loại vang này không ạ? Xin cho biết thông tin và chia sẻ sự cảm nhận với! Đây là ảnh của chai vang đó: Thanks in advance. Brgds.
Không có bác nào đã uống và nhận định về loại vang này ạ? Thế thì em có nói cảm nhận của em vậy. To: bác TheWings Em cũng như bác, lần đâu gặp loại vang này nên cũng rất tò mò muốn biết thử xem thế nào. Bên ngoài em thấy vỏ chai đẹp, xịn. Label in bằng giấy tốt, design và màu sắc có vẻ hiện đại, tone màu chủ yếu là đen-trắng trên nền nâu bạc. Nút bọc trông xịn. Nút dạng mới sau này, plastic dẻo thay vì cork. Đây là vang đỏ, từ giống pinot noir và camenere, hạng Reserva, sản xuất ở vùng Itata Valley, Chi Lê của công ty Bodega Vinẽdos Casanueva S.A. Đọc phần thông tin thì biết được ủ dưới biển (sâu 15m). Phần giới thiệu có vài câu quảng cáo về việc tìm kiếm vang ở biển sâu như là kho tàng tiềm ẩn. Cảm nhận của em: vang có màu đỏ nâu, mới mở thì có mùi hơi nồng, sau đó thì đỡ hơn. Vị đậm, ít chua, thiên về fruity, độ cồn khá cao. Tuy nhiên hậu vị rất ngắn, không để lại gì trên lưỡi và vòm họng. Riêng em việc thiếu vắng tí tanin và mùi vị đặc trưng của Oak cask đã khiến em mất 50% sự cảm khoái. Đó cũng là lý do em không thích và không uống vang Úc, cho dù nhiều chai đắt và rất đắt . Tóm lại với sự cảm nhận của em thì đây là dạng vang mang nặng tính thương mại, đánh vào tâm lý chuộng sự mới lạ. Ngay cả hình thức, design và màu sắc của label cũng đã thể hiện rõ tính chất này. Chất lượng thuộc loại thường thường bậc trung trong khi giá đắt bằng 3 chai grand reserva Chi Lê khác, hoặc bằng với một chai cognac hàng hiệu VSOP thì chai vang này trở thành một món hàng được xem như "fake" khi so với giá của nó ở VN (theo như em được biết). Câu nói "Tiền nào của ấy" không phải lúc nào cũng đúng và đôi khi lại trở thành câu chúng ta tự an ủi :wink: . Vài cảm nhận chia sẻ cùng các bác. Brgds.
Tặng bác Sói chuyên đề rượu Vang do tay Việt kiều biên tập. ( Tác giả: Thụy Văn ) Nếu bác muốn thỉnh thoảng em update lên đây hoặc gửi link thì dẽ hơn,nhưng em sợ link bị chặn Bàn về RƯỢU: bài 14: chắt rượu và thông khí Chắt rượu và thông khí Những người chưa sành rượu nho (còn gọi là rượu chát do vị chát hay rượu vang do phát âm trại từ tiếng Pháp là vin), khi khui chai rượu, kéo cái nút bần ra khỏi miệng chai mà thấy cái nút bần đầy những vết bẩn màu đỏ hay cổ chai dính cặn hoặc thậm tệ hơn nữa, rót rượu thấy dưới đáy chai có một lớp cặn dày cả vài mi-li-mét thì có thể nghĩ rằng họ quá xui nên đã mua phải chai rượu bị hư. Sự thật thì ngay cả “chai rượu thế kỷ” Grange 1994 nổi tiếng trong năm khi mới được tung ra thị trường hồi đầu năm nay với giá sơ sơ khoảng $300 một chai cũng... “bị hư” như thế (ghi chú: bài này được viết vào năm 1999). Không sao cả, những loại rượu như Grange và những loại rượu Shiraz khác thường được các nhà làm rượu lấy nho để cả vỏ mà ép hầu tận dụng màu đỏ của rượu và chất ta-nanh nên không tránh khỏi có cặn. Vấn đề còn lại chỉ là gạn lọc, chắt những thứ cặn rượu đó. Từ đấy mới có chuyện gạn chắt (decant) và sự xuất hiện trên thị trường những bình lọc rượu (decanter). Trên nhãn chai rượu Grange 1994, Thụy văn tôi thấy nhà sản xuất đề nghị chắt rượu một lần, và nếu cần chắt thêm lần thứ hai. Như Thụy Văn đã nói, chơi rượu nho cũng đòi hỏi công phu. Nếu muốn đơn giản, gặp những loại rượu đỏ có cặn, ta cứ để vậy mà uống, chẳng chết ông tây bà đầm nào. Hoặc cẩn thận hơn, vài tiếng đồng hồ trước khi khui, cho chai rượu đứng lên để tất cả những cặn rượu lắng đọng dưới đáy chai, không gây mất thẩm mỹ do phải nhìn đám cặn nằm trong ly thủy tinh khi ta nốc cạn ly rượu. Gặp những chai rượu loại ngon thì cặn càng lắng xuống đáy chậm hơn. Muốn nhìn chắc ăn, lấy đèn cầy hay đèn pin đặt sau cổ chai rượu khi bạn rót rượu từ chai qua bình lọc rượu. Nếu thấy trong rượu vẫn còn chút cặn nào đó thì tạm ngưng, đợi cho cặn lắng xuống rồi hãy tiếp tục rót tiếp. Muốn cặn không nổi lên mà chảy theo với rượu, bạn không nên lắc chai rượu hay động đậy mạnh trước khi chắt rượu. Có người cho rằng nếu đã mở chai rượu ra mà cứ cà kê chắt rượu qua bình khác như thế thì rượu bay mùi đi mất, còn gì là rượu nữa, nếu gặp rượu quý. Cũng có trường hợp tới nhà bạn bè uống rượu, thấy chủ nhà mở chai rượu mà quên đậy nắp, bạn có thể nhanh tay đi kiếm cái nùi điển điển để đậy lại kẻo rượu bay hơi. Nhưng bạn có biết rằng chắt rượu chính là nghệ thuật để làm cho rượu bay hơi đó không? Dân sành rượu trước khi uống rượu thường phải cho rượu thông khí (aerate the wine) hoặc cho rượu thở (allow the wine to breathe). Chắt rượu qua bình lọc rượu chính là đi đúng tiến trình cho rượu thông khí. Và khi qua bình lọc rượu lớn hơn, rộng rãi hơn thì rượu sẽ “thở” một cách thoải mái hơn. Nói cách khác, mở nắp chai rượu, rót rượu, lọc rượu là cách làm cho rượu được thoáng hơn. Nhờ thoáng mà mùi gắt của rượu sẽ giảm, hương vị rượu do đó sẽ gia tăng khi gặp không khí bên ngoài. Rượu càng có nhiều nồng độ cồn và rượu càng non thì càng cần nhiều giờ hơn để cho rượu được thoáng. Chẳng hạn, một chai rượu McLaren Vale loại Shiraz mà còn non thì cần 4 tiếng đồng hồ để cho rượu thoáng, trong khi đó một chai Coonawarra loại Shiraz già 20 tuổi mà muốn cho rượu được thoáng, thông khí thì chỉ cần đợi chừng 20 phút trước khi uống. Vì vậy, bạn đừng lấy làm lạ khi vào nhà hàng chuyên biệt về rượu mà thấy người hầu rượu kéo nút bần ra xong chẳng đậy nắp lại. Họ để cho rượu thoáng đấy. Dĩ nhiên, bạn không thể ngồi đó mà đợi từ 20 phút đến 4 tiếng đồng hồ sau mới uống, nhưng trong thời gian bạn nhâm nhi hớp đầu tiên cho đến khi cạn sạch chai thì cũng mất vài tiếng đồng hồ. Bởi vậy, bạn sẽ cảm nhận việc khi mới mở chai rượu ra mà những hớp đầu tiên chưa thấy ngon lắm lắm, đến khi làm chừng nửa chai thì thấy thấm, ngon hơn nhiều. Nếu bạn hỏi Thụy Văn tôi tại sao uống về sau thấy ngon, thơm, đậm đà, có hậu v.v... thì Thụy Văn tôi sẽ trả lời ngay là nhờ rượu... “thở” đủ rồi đấy. Vì sau khi rượu “thở”. Các loại khí lưu huỳnh (sulphur gases), nếu có, sẽ bay đi và một chút ốc-xít hóa sẽ làm cho một số hương vị rượu trội lên. Trường hợp muốn cho chắc ăn hơn, trước khi uống cũng làm bộ giống mấy người thử rượu, quay ly rượu vài vòng cho rượu được thoáng, được thông khí, vì tuy chai rượu đã mở nút đậy, nhưng cái cổ nhỏ của chai rượu vẫn ngăn không cho không khí vào đủ để làm rượu thoáng. Đó là kỹ thuật và nghệ thuật uống rượu nho. Bạn có thể sẽ hỏi Thụy Văn tôi là tại sao lại có những người uống nửa chai rượu xong đậy nắp lại, cất hôm sau uống hoặc tuần sau mới uống? Rượu mở ra rồi thì nên uống, và muốn cất lại cũng không sao, miễn là làm cho đúng. Có hai cách. Dùng Vacuvin để tạo một lỗ chân không trong chai rượu, như vậy rượu sẽ tránh bị ốc-xít hóa nhanh. Trong trường hợp này, rượu sẽ chậm bị hư chớ không có nghĩa là không hư. Cách thứ hai để giữ cho rượu được tốt là chắt rượu qua một chai rượu đã được khử trùng, xong đậy nắp lại, nhưng phải là một cái nút bần mới, chớ không phải cái nút thủng lỗ đã bị bạn dùng khóa móc mà kéo ra trước đó. Tuy nhiên, kiểu này vẫn giữ cho rượu đã mở ra không hư trong vài tháng mà thôi. Nói tóm, một khi chai rượu đã được mở ra thì nên dùng trong ngày hay vài tuần sau là tối đa, không thể đem vào hầm cất trữ như những chai rượu còn nguyên vẹn. Chọn và bảo trì bình lọc rượu Nếu tài chánh không cho phép mà bạn vẫn muốn gạn lọc rượu, (decant) và cho rượu thoáng (breathe) để tận hưởng tối đa hương vị tuyệt vời của rượu nho thì Thụy Văn tôi đề nghị bạn nên mua một bình thủy tinh đựng rượu (carafe) hay chỉ cần cái bình đựng nước (waterjug). Bạn cũng có thể mua một bình lọc rượu thủy tinh khoảng $40- $50 là cũng đẹp rồi. Bình thủy tinh này nhẹ, trong sáng dễ nhìn thấy được nước, màu của rượu rõ ràng mà lại nhẹ, không nặng tay khi phải cầm để rót. Nhưng vẫn có những người thích cái dáng vẻ bề ngoài, nên có thể mua những chai lọc rượu loại đắt tiền hơn. Sau đây là một vài kiểu decanter: - Hugh Johnson Cllection Three-Ring decanter: $425 - Visla “Domino” decanter: $75.95 - Whitehill silver-plated claret jug: $939 - Zerutti “Techno” decanter: $99 - Villeroy & Boch “Kiel” decanter: $195 - Bohemia Crystal “Alexandra” decanter: $205 Những bình lọc rượu bằng pha-lê tuy hơi nặng khi bưng để rót, có thể tuột khỏi tay mà vỡ tan tành khi bạn đã ngà ngà hoặc thấy một ngọn đèn thành hai ngọn. Nhưng chắc chắn đặt trên bàn coi đẹp mắt. Mà nếu bình pha-lê có nhiều góc cạnh đặt dưới chùm đèn bóng thì sẽ lấp lánh không thua gì kim cương. Coi cũng đã mắt lắm. Bình rượu đẹp, ly rượu đẹp trong trường hợp này có thể làm cho rượu thêm ngon. Một vài đểm khác cần lưu ý khi chọn bình lọc rượu là cần cái miệng bình khá rộng để bạn sang rượu cho dễ, chứ miệng bình quá nhỏ mà phải dùng đến cái phễu để chắt rượu thì cũng chán mớ đời. Bụng hay cổ của bình rượu cũng nên rộng đủ có thể sang hết cả chai rượu mà không bị tràn và nhất là rộng để rượu có đủ không khí mà... “thở”. Xài bình lọc rượu vài lần, cặn có thể làm bình dơ hoặc đóng cáu. Theo một vài nhà chuyên bán bình lọc rượu, không nên dùng bất cứ chất gì để rửa, chùi bình lọc rượu. Chỉ dùng nước lạnh bình thường mà thôi. Nếu ruột bình bị rượu làm cáu, bạn có thể rót dấm vào bình và bỏ thêm ít muối hột rồi lúc lắc, xoay tròn bình rượu để muối hột và dấm làm cho thành bình lọc rượu sạch. Rửa bình xong, cần phải làm cho bình khô trước khi cất vào tủ hay dùng lại. Chổng ngược bình lọc rượu coi bộ cũng hơi nguy hiểm vì miệng nhỏ, đáy bự, bình ngã xuống bàn không biết lúc nào. Vỡ cái bình như thế đau ruột lắm. Cách làm cho đáy bình khô nhanh nhất là lấy miếng tissue hay giấy chùi tay, cuộn tròn và ấn xuống đáy bình, nước sẽ thấm vào giấy và khô cực kỳ nhanh. (TVTS số 702 – 1999)
Tặng bác thêm bài nữa của ( Tác giả Thụy Văn ) Bàn về RƯỢU: bài 13 Rượu nho: nghề chơi cũng lắm công phu Nếu Thụy Văn tôi có thì giờ thì chắc chắn sẽ đi học vài khóa wine education ở trường TAFE hay những khóa học đặc biệt khác để hiểu biết thêm về rượu nho hầu mua vui cho bạn đọc. Nhưng trong tiến trình “tự học” về rượu nho, Thụy Văn tôi cũng học được một số bài học, qua sách báo và nhất là kinh nghiệm thực tế. Nếu Thụy Văn tôi có thì giờ thì chắc chắn sẽ đi học vài khóa wine education ở trường TAFE hay những khóa học đặc biệt khác để hiểu biết thêm về rượu nho hầu mua vui cho bạn đọc. Nhưng trong tiến trình “tự học” về rượu nho, Thụy Văn tôi cũng học được một số bài học, qua sách báo và nhất là kinh nghiệm thực tế. Vào kỳ nghỉ học kỳ mùa đông vừa qua, Thụy Văn tôi có dịp lên Gold Coast trốn cái lạnh của Melbourne. Bạn bè mời Thụy Văn tôi tới ăn ở nhà hàng thuộc loại khá nổi tiếng ở khu Surf Paradise. Nhà hàng này có tên là Royal Park. Tên cũ trước đây là Travelodge. Đây là loại khách sạn 5 sao, và nhà hàng thì nằm ở lầu thứ 26. Cái thú ăn ở nhà hàng này là ngồi một chỗ mà có thể ngắm được toàn bộ quang cảnh của thành phố và biển cả, bởi vì nhà hàng này quay tròn 360 độ. Ngồi ăn, bạn có thể nhận thấy cảnh vật trước mắt hoặc bên dưới từ từ di chuyển ở một mức độ không làm mình chóng mặt. Nhà hàng này có những xuất ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều và ăn tối. Muốn đến ăn, phải điện thoại đặt bàn trước. Thụy Văn tôi đến ăn tối tại nhà hàng này hai lần. Lần đầu cách đây vài năm, và lần nào cũng thấy đầy khách. Do Bổn Mạng có sao Hóa Lộc và Cung Thân lại có Lộc Tồn, nên thích ăn đã đành, lại cũng thường được thiên hạ đãi đằng mỗi khi đi xa, nên không biết giá một đầu người tại nhà hàng Royal Park là bao nhiêu, mà chỉ có thể đoán đâu chừng $35 một người lớn, và ăn bao nhiêu tùy cái bụng của mình (ngày cuối tuần giá cao hơn nhiều, và ăn tối đắt tiền hơn các buổi khác). Đồ ăn thì mình tự đi lấy, nhưng nước ngọt và bia rượu thì họ tiếp mình (nhưng phải trả tiền). Tuy vẫn có nhiều món thịt, nhưng coi bộ nhà hàng này chuyên trị đồ biển. Nào là tôm he, tôm càng, nào là vọ, nghêu, sò. Và có cả sushi của Nhật nữa. Ăn mệt nghỉ. Ăn không hết đồ ăn. Không như một số nhà hàng khác, gặp thức ăn ngon như đồ biển thì hoặc hết nhanh, hoặc phải chờ lâu, mất hứng. Nhưng ăn hai lần ở đây, người ghiền đồ biển như Thụy Văn tôi, ăn kềnh cái bụng mà vẫn thấy các đĩa thức ăn ở bàn buffet vẫn còn đầy ắp. Tất cả đồ biển ở đây đều để lạnh, ăn sạch tay mà vẫn thấy ngon. Phải nói giá như thế là được. Nếu bạn đọc nào ở Melbourne đã từng ăn đồ biển ở Royal Park trên Gold Coast và thấy ở Melbourne có nhà hàng tương tự (về phẩm chất và giá tiền) mà chịu khó mách cho Thụy Văn tôi, thì quý hóa biết mấy. Lần đầu tiên ăn ở Royal Park, tôi gọi bia, vì đó là mùa nắng. Lần này, tôi gọi rượu vì là mùa lạnh. Đồng thời tôi cũng nói với bạn bè là thử ăn đồ biển với rượu, và rượu chordonnay coi có gì khác lạ không. Xem thực đơn, tôi thấy chai đắt nhất trong danh mục rượu trắng là Hanging Rock (thật ra ở những nhà hàng không chuyên về rượu như thế này thì chỉ có chừng mười tên rượu là tối đa). Ta về ta tắm ao ta, người Melbourne thì uống rượu tiểu bang Victioria. Chai Hanging Rock loại chardonnay giá ngoài thị trường dưới $20 nhưng ở nhà hàng như thế này bán $28 một chai thì cũng không gọi là đắt gì. Tuy đây là nhà hàng ăn theo lối buffet, nghĩa là tự serve, nhưng cái mục rót rượu hơi lỉnh khỉnh làm Thụy Văn tôi suýt bị quê. Tôi chờ người ta đem chai rượu ra và rót ngay vào ly để uống cho lẹ. Nhưng cô chiêu đãi cầm chai rượu trắng ướp lạnh trải trên khăn trắng, nâng bằng hai tay chai rượu ra trước mặt cho tôi xem thấy cái nhãn hiệu Hanging Rock. Tôi nhủ thầm nhà hàng này cũng hơi lẩm cẩm, sợ mở lộn chai rượu làm khách không bằng lòng, mất công cãi cọ chăng. Tôi gật đầu cám ơn. Cô ta đi một lát trở lại. Lúc này chai rượu đã được mở nút. Cô lấy ly rượu của Thụy Văn tôi lên và cầm chai rượu ở đằng đít chai mà rót. Tôi lại nghĩ tại sao cô chiêu đãi này có lối rót rượu lạ, cầm chai rượu hơi ngấp ngỏng, loạng quạng không chừng chai rượu tuột khỏi tay, nhưng cũng nghĩ bụng đấy có thể là một lối rót rượu đúng tiêu chuẩn mà vì mình nhà quê chưa biết đấy thôi. Rồi cô ta rót rượu, nhưng chỉ rót một chút dưới đáy thôi, xong bỏ xuống bàn. Tôi lại nói thầm trong bụng “ô hay! cái cô này lại ngược hoàn toàn với những người chiêu đãi khác rót ly rượu muốn tràn cả ly như rót bia” nhưng kìa, cô ta không chịu rót các ly khác mà cứ đứng nhìn tôi, tay kia vẫn cầm chai rượu. Bạn bè nhìn tôi không biết cô ta muốn gì và tôi sẽ nói ra sao. Thụy Văn tôi nghĩ không lẽ mình sẽ hỏi “xin lỗi cô, cô muốn cái gì?”, nhưng làm sao đây. Bỗng ký ức nhớ lại đã đọc đâu đó về cái chuyện khi những người hầu rượu (sommelier) rót ly rượu ra đưa cho khách và đứng đợi khách trả lời, thì đấy không phải là để khách khen rượu ngon hay chê rượu dở, mà để xem nếu mình thấy chai rượu bị hư như chẳng có mùi vị gì hoặc bị ôi, chua, thì khách có quyền yêu cầu nhà hàng đổi cho chai khác, vì đấy là rượu do nhà hàng bán chứ không phải do khách mang tới uống. Thụy Văn tôi nghĩ là trí nhớ mình có thể không sai, bèn gật đầu, trả lời ngắn gọn “It’s O.K. thank you”, bởi vì nói nhiều có thể nói sai, còn quê xệ hơn. Thế là cô chiêu đãi viên cầm ly rượu của Thụy Văn tôi lên và rót tiếp, và rót vào những ly khác của bạn bè. Tôi giải thích cho bạn bè biết, nếu mình nói với cô chiêu đãi rằng rượu “fantastic” thì cũng không hề hấn gì, không ai bắt mình bỏ tù cả, nhưng có thể thừa thãi trong nghệ thuật uống rượu. Hôm đó, mọi người, kể cả các bà, khen ăn đồ biển uống rượu chardonnay ngon tuyệt. Không mời mà chẳng ép, các bà uống rượu nhiều như các bà đầm, cười nói vui như pháo nổ. Thế là Thụy Văn tôi cũng vui lây, nghĩ rằng qua mấy tháng “truyền đạo” rượu trên báo Tivi Tuần San, đã thu nạp thêm vài “tửu đồ”. Sau đây là một vài loại rượu mà giới sành rượu đề nghị nên cất trữ: Rượu trắng dưới $15: - Leydens Vale Reisling - Pewsey Vale Reisling Rượu đỏ dưới $15: - Huntington Estate Cabernet Sauvignon - Kingston Estate Tessera Rượu trắng từ $15-$30: - Leo Buring Leonay Eden Valley Riesling - Brokenwood Semillon Rượu đỏ từ $15-$30: - Peter Lehmann Cabernet Sauvignon - Orlando St Hugo Cabernet Sauvignon Rượu trắng trên $15: - Bannockbuurn Chardonnay - Coldstream Hill Reserve Chardonnay - De Bortoli Noble One - Giaconda Chardonnay - Leeuwin Estate Show Art Series Chardonnay - Moss Wood Chardonnay - Mount Pleasant Lovedale Semillon - Mountadam Chardonnay - Pierro Chardonnay - Rosemount Estate Show Chardonnay - Tarrawara Chardonnay - Yerringberg Chardonnay Rượu đỏ trên $30: - Bass Phillip Pinot Noir - Chateau Tahbilk Reserve Cabernet Sauvignon - Cullen Cabernet Merlot - Dawlwhinnie Shiraz - Henschke Mount Eldelstone Shiraz - Lake’s Folly Cabernets - Orlando Jacaranda Ridge Cabernet Sauvignon - Pelatuma Merlot - Saltram No.1 Shiraz - Seppelt Dorrien Cabernet Sauvignon - Vasse Felix Cabernet Sauvignon (TVTS 701 – năm 1999)
Cảm ơn bác thinhgia! Cái vụ cặn kết tủa phải dùng decanting và wine-breathing out này thì em cũng có biết rồi ạ. Tuy nhiên, thông tin bác post sẽ giúp được những anh em chưa có điều kiện tìm hiểu về vang và nghệ thuật thưởng thức . Thỉnh thoảng bác post lên nhé! Vừa để topic sinh động, phần vì bác post một tour luôn thì dài quá, sợ anh em ngại đọc. :lol: Một lần nữa cảm ơn bác nhiều. Best wishes
Chìm lâu quá rồi, em lại lôi topic lên Chẳng là hôm trước, cũng khá khá lâu rồi, đi siêu thị Metro, quan sát mấy chai rượu vang của xứ sở Kangaroo thấy có điều thú vụ nên chộp vội vài tấm ảnh, nay post để các bác tham khảo. Wyndham Estate với nhãn hiệu BIN xxx là loại vang Úc khá phổ biến ở VN. Giá khoảng hơn 200k - hơn 400k/chai tùy theo số BIN nhỏ hay lớn. Em it quan tâm đến vang xứ Kangaroo nên chỉ biết thế. Em chụp vội bằng P&S nên không tốt lắm. Đây là chai BIN 444: Và đây là BIN 888 Close-up tí nữa: Và BIN 999, hết số Các bác có thấy điều khôi hài không ạ? Sao một hãng rượu khá lớn mà lại sơ suất thế nhỉ? :roll: Brgds.
Gấu nhà em được tặng chai vang hơn 100 tuổi. Tình cờ tán gẫu với cậu bạn chuyên buôn vang thấy nói loại vang lúc mở ra nhìn chán lắm, uống thì chua như dấm. Trước khi uống khoảng 1 h phải mở chai đổ hết vào 1 hũ rộng miêng, sau đó rượu mới lên màu và chuyển đổi hương vị. Cụ nào có kinh nghiệm cho em lời khuyên giúp ạ. Thanks.
Em cũng không rành rẽ lắm nhưng trả lời bác chút chút là Nếu là Rượu vang Đỏ thì trước khi dùng họ sẽ mở nút chai trước khi sài cả tiếng để Rượu thở Vang Trắng thì phải trữ lạnh Rượu chua,ngọt,chát là tuỳ dòng Rượu chủng loại và người uống sẽ chọn khẩu vị
Rượu vang đỏ chát nhẹ bác ạ. Thấy cậu bạn nói phải đổ ra hũ thuỷ tinh rộng miệng giống kiểu chậu hoa thuỷ tinh nhỏ hoặc bình trang trí, chẳng biết có đúng không.
Các dòng BIN thì có BIN của hãng Penfolds thì hay hơn các chai 389 Cabernet Shiraz em nhớ trước giá khoảng 50AUD thì có thể sánh với các chai tương đương giá 200us
Bàn về rượu: bài 6 Quaffers, tiệm rượu lớn nhất của đại công ty Coles Myer đã khai trương tại khu thương mại Tooronga Village Shopping Centre ở trên đường Tooronga Rd, gần góc đường Toorak Rd (sát xa lộ South Eastern Freeway) thuộc vùng Glen Iris, như Thụy Văn đã nói trong số báo cách đây hai tuần. Trong hai ngày cuối tuần dịp khai trương, báo này còn quảng cáo (rất nhỏ, chỉ lớn hơn ngón tay cái) trên báo The Age là sẽ dành cho 200 người đến đầu tiên được thử rượu Penfolds Grange đời 1994 và những thứ rượu khác. Thụy Văn tôi đã nghe danh “chai rượu thế kỷ” này rồi. Đã hụt một lần, lại còn nghe quảng cáo cho thử vài giọt nên vẫn định bụng chờ ngày... trúng số lô-tô system hẳn sẽ mua một chai mời bạn bè đánh chén để coi Grange 1994... là cái chi chi. Ăn và uống chùa Qua vài ngày sau, thấy một cái quảng cáo khác nguyên trang trên báo The Age nói rằng hai ngày cuối tuần dịp khai trương Quaffers sẽ cho thử một số rượu Penfolds (nhưng không có Penfolds Grange), Wynns (nhưng không có Wynns Michael Shiraz 1994) và Coldstream Hills. Hấp dẫn hơn là cả việc Quaffers mời khách hàng đem cả gia đình tới thử rượu và ăn barbecue, trẻ con dưới 18 tuổi thì sẽ không cho thử rượu mà chỉ tặng bong bóng. Và 200 người đầu tiên cắt và đem theo cái quảng cáo trên báo, sẽ được tặng 1 chai rượu. Một tiệm rượu mới khai trương lại thêm cái mục vừa cho uống lại cho ăn nữa thì Thụy Văn tôi không thể nào cưỡng lại được. Và cũng không quên mang theo cái quảng cáo để may ra được chai rượu, vì có còn hơn không, không mất mát gì cả. Quả thật tiệm Quaffers là tiệm lớn nhất của tập đoàn Coles Myer, hơn hẳn Vintage Cellars và Liquorland. Tuy trình bày các gian hàng rượu có khác chút đỉnh, nhưng Thụy Văn tôi nghĩ bề rộng và số lượng cũng tương đương Dan Murphy’s, chỉ duy có điều là Quaffers hiện chỉ mới có 1 tiệm trong khi đối thủ có đến ba bốn tiệm. Dịp này, Thụy Văn tôi đã thử vài thứ rượu của nhà Penfolds loại từ $32 trở xuống như Henri Shiraz, Bin 389 Cabernet Shiraz , và loại rượu đỏ của nhà Coldstrean Hills như Reserve Pinot Noir, Pinot Noir hay Cabernet & Merlot... những thứ rượu từ hơn $30 một chút trở xuống. Nói tóm, Quaffers đã không chơi sang như Dan Murphy’s cách đây một tháng cho thử những loại rượu từ $80 trở xuống (Dan Murphy’s bắt người thử rượu phải trả $2 để mua một cái ly dùng để uống rượu), nhưng lại cho khách uống và ăn chùa. Hôm đó trong giờ Thụy Văn tôi đến, thì thấy có khoảng dưới 100 người đến thử và mua rượu, nên đi lui đi tới trong gian nhà không cảm thấy chật chội và phải chen chúc như lần thử rượu ở Dan Murphy’s. Có gì thú bằng vừa được thử khoảng hai chục chai rượu khác nhau của ba nhà làm rượu nổi tiếng, vừa được các nhân viên tiếp tân bưng những khay thức ăn đi vòng vòng mời. Do số lượng khách không quá đông hay Quaffers mới khai trương chơi bảnh mà các khay thức ăn luôn luôn đầy. Ba món thịt cừu, bò và gà thật là tuyệt vời. Không biết do ăn chùa mà thấy quá ngon hay do vừa thử rượu vừa nhậu lại gặp lúc đói bụng, nên Thụy Văn tôi ăn tận tình. Nhưng nhìn những chai rượu với giá trên quầy hay những chai đang cho thử và đề giá trên tường, Thụy Văn tôi thấy vẫn đắt hơn ở Dan Murphy’s. Đó là những chai Thụy Văn tôi quen thuộc. Thí dụ chai Coldstream loại Sauvigon Blanc hay Chardonnay đời 1998 mà Thụy Văn thích và đã nhắc đến trong hai tuần trước đây thì, trong khi giá của Dan Murphy’s từ $14.90 đến $16.90, giá ở Quaffers lại đến khoảng $20 mà đó là giá đã bớt cho người mua 12 chai (không cần loại giống nhau như trường hợp của Vintage Cellars). Cũng xin nhắc lại, giá cả mà Thụy Văn tôi ghi ra chỉ để làm thí dụ , do đó có khi nhớ sai, hoặc tiệm rượu đã thay đổi giá. Có điều, cho đến nay mỗi khi Dan Murphy’s quảng cáo mặt hàng nào trên báo, thì trong ngày hay trong tuần đó, theo Thụy Văn tôi thấy, những chai rượu quảng cáo có thể được coi là rẻ nhất (nhưng Dan Murphy’s thường quảng cáo loại rượu giá bình dân). Thụy Văn tôi cố gắng quan sát coi có dấu hiệu gì của cuộc “tửu chiến” chai rượu Grange 1994 mà tuyệt nhiên chẳng thấy vết tích gì còn đọng lại. họ đổi ý hay đã có những người tới trước xí phần rồi? Bèn đi một vòng quan sát những chai rượu Penfolds Grange đang được để trong các tủ lưới thép có khóa: toàn là Grange vài trăm và vài ngàn đô. Hèn chi họ khóa lại cho an toàn. Dán mắt vào chai Grange 1994, Thụy Văn tôi thấy đề giá $279 cho một lúc mua 12 chai như trường hợp ở Vintage Cellars. Nhìn chung chung, Quaffers có giá như người “anh em “ Vintage Cellars nhưng có thể có nhiều mặt hàng hơn. Vậy mà Thụy Văn tôi thấy thiên hạ vẫn mua từng thùng hay từng xe đẩy. Họ có so giá không? Có biết những nơi có giá rẻ hơn không? Hay chỉ mua vì sự thuận tiện? Nhưng như Quaffers đã chủ trương, họ chọn Glen Iris là trung tâm của những khu ngoại ô người khá giả, có mức tiêu thụ rượu cao. Do ăn uống khá ngon mà đi ra tay không để nhân viên gác cửa vui vẻ (tuần lễ khai trương mà) nói “cám ơn ông” thì coi không đặng , không là người biết điều, nên Thụy Văn tôi vẫn mua một số chai dù biết rằng mỗi chai đắt vài đô, do cái tật ưa coi giá và còn nhớ giá cả nữa (nhưng nếu bạn là người mua rượu để “đầu cơ tích trữ” thì vài đô mà nhân lên cho nhiều chai thì thật là bộn tiền. Ra gần tới cửa, Thụy Văn tôi chìa cái quảng cáo ra, hy vọng rằng mình là người nằm trong con số 200 người có cầm theo quảng cáo, và đã được các nhân viên bán hàng rút trong thùng tặng cho một chai rượu trắng (dĩ nhiên không ngon, nồng và chua, vì là rượu chùa mà), kèm nụ cười của mùa khai trương. Nghệ thuật thử rượu Đồng nghiệp Nghi Thanh khi nói về vụ án giết 11 người ở Snowtown, gần vùng Barossa Valley, đã gọi Thụy Văn tôi là... tay sành rượu. Thụy Văn tôi không nghĩ mình là tay sành rượu, nhất là rượu nho. Ngay cả người Úc họ uống rượu vang như người An Nam mình ăn nước mắm, mà rất nhiều người Úc chẳng biết gì về rượu, lại còn phải bỏ tiền theo học các lớp dạy về rượu thì mới có thể biết... rượu là cái chi chi. Duy có một điều, Thụy Văn tôi thích uống rượu và có uống nhiều thứ rượu của nhiều nhà làm rượu khác nhau, nên có thể rút ra định luật này: đồng tiền nào, của đó. Thật vậy, khó mà nói với bạn đọc rượu nào ngon hơn rượu nào và ngon ra làm sao, cũng như Thụy Văn tôi ăn nước mắm thì có thể chọn nước mắm Việt Hương (có ba con cua mới là thứ thiệt?), nước mắm Nhũ Sơn, nước mắm nhĩ Phú Quốc, nước mắm mực v.v... nhưng nói ngon như thế nào và tại làm sao nước mắm này ngon hơn nước mắm kia, thì thú thật, ăn đã mấy chục năm mà không thể giải thích cho người bạn đọc được. Thích là cứ ăn, tùy... khẩu vị của mỗi người. Muốn đi thử rượu, bạn có thể chờ những dịp có tiệm khai trương hay những dịp đặc biệt mà người ta sẽ cho bạn thử hàng chục hoặc thậm chí cả trăm thứ rượu. Một vài tiệm rượu cũng thường bày vài chai rượu trên bàn để khách hàng thử (bằng ly nhựa nhỏ) khi muốn quảng cáo một vài loại rượu mới ra, thường là rượu giá bình dân, tối đa mười mấy đô. Bạn cũng có thể đến tận các nhà làm rượu ở vùng quê mà thử một vài ly rượu. Bạn có thể bỏ ra vài đô, chục đô, vài chục hoặc đôi khi cả trăm đô để thử rượu và nghe nói về rượu. Ở mỗi thành phố, tiểu bang nước Úc này, hàng tuần không thiếu những dịp tổ chức thử rượu như thế. Đó là chưa kể những lễ hội rượu (wine festival) mà bạn được mua một cái ly $8 làm kỷ niệm và được cho 5 cái vé để thử 5 loại rượu, và sau đó muốn thử loại nào nữa thì mỗi ly tốn $1. Hoặc những cuộc tửu ngoạn (wine tours/ cruises) bằng xe đò hay tàu có khi tốn trên $500 cho mỗi đầu người. Nhưng khi thử rượu thì phải thử như thế nào? Nếu người ta tổ chức thì dứt khoát họ sẽ đem ra những ly rượu loại dùng để uống rượu nho, thon cao, thường là có miệng ôm lại như hình dáng hoa Tulip để giữ cho mùi rượu từ từ bốc lên mũi người uống. Ly rượu dùng để thử phải là loại ly trong, không cần là ly pha-lê có những bông hoa, sắc cạnh sáng lung linh. Khi UỐNG rượu thì cầm ly rượu sao cũng được, miễn là cho thoải mái. Nhưng khi THỬ rượu thì nhất quyết không nên cầm hay ôm trọn bàn tay lên ly, vì có thể làm cho nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ bình thường của rượu, mồ hôi cũng như mùi trong lòng bàn tay của bạn sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của rượu. Bạn nên cầm ở đáy ly hay cầm thanh cây (cần ly) giữa đầu và đáy ly. Nên bỏ vài phút xem tửu đơn có những loại rượu gì, loại nào bạn thích và loại nào bạn chưa thích, loại Chardonnay, Pinot Noir hay Shiraz v.v... Tốt nhất là nên thử những loại nào bạn chưa bao giờ uống hay được thử, để cho biết mùi đời. Nếu bạn quyết định thử nhiều loại rượu khác nhau, thì nên thử theo thứ tự như sau: Trước hết là rượu sủi bọt (sparkling wine ) vì rượu này nhẹ nhất. Sau đó mới dần dà qua rượu trắng, rượu đỏ nhẹ, rượu đỏ mạnh và rượu nho có nhiều chất cồn (fortifieds). Tửu đạo dạy rằng, nếu bạn là người tự rót rượu, thì nên rót chừng 1/3 ly là tối đa, hoặc đến mức rộng nhất của thành ly rượu, chớ chơi đầy mép.
Bàn về rượu: bài 7 Mắt: Giám khảo Debra Meilburg từ Hồng Kông trong một buổi kiểm tra rượu Pinot Noir tại Melbourne Showground. Hình The Age Mắt, mũi, miệng: bác sĩ... rượu! Đưa mắt nhìn vào rượu đang nằm trong ly để nghiên cứu, đánh giá màu rượu. Nếu để ly rượu ở chỗ sáng, có bức tường trắng đằng sau thì càng thấy rõ màu rượu hơn nữa. Đây là lúc ta bắt con mắt làm việc. Theo tiến trình làm rượu, rượu trắng thường bắt đầu cho màu xanh, sau một thời gian chuyển qua màu rơm rồi tới màu vàng, và cuối cùng là màu vàng nhạt (hổ phách). Còn tiến trình rượu đỏ sẽ bắt đầu với màu tím, tím tới đỏ, rồi đỏ, đỏ nâu và sau cùng là màu nâu hung hung. Sau khi nghiên cứu màu của rượu xong, ta bắt đầu xem nước rượu trong và sáng như thế nào. Theo nguyên tắc, tất cả rượu cần phải trong như lọc, ngoại trừ một số trường hợp họa hoằng như rượu Pinot Noir hay Chardonnay mà nhà làm rượu chủ trương để vậy không lọc. Rượu – lại theo nguyên tắc – không được vẩn, đục, mờ. Muốn thử sự trong sáng ta có thể đưa cái ly ngang tầm mắt mà ngắm xuyên qua ly rượu hay nhìn từ trên miệng ly nhìn xuống. Một chút ít vụn của nút bần (cork) hay chất cặn (thường có màu giống rượu) không phải là chuyện mà bạn cần phải lo ngại. Trường hợp uống rượu tại nhà, thì đổ ra hay gạn chắt lại để khỏi thấy ngứa mắt, thế thôi. Mũi: dí mũi vào miệng ly và hít một hơi thật sâu Sau con mắt là đến lỗ mũi. Nếu bạn chỉ là người thử rượu tài tử thì không nói làm gì, nhưng nếu là dân thử rượu chuyên nghiệp, bạn có thể có cảm tưởng làm cho người chung quanh “chướng mắt” lắm. Nhưng không sao. Ai cũng vậy thôi. Thử rượu mà. Trước hết, nghiêng ly rượu và cầm cần (chân) ly rượu xoay tròn, một hoặc hai vòng cho rượu chảy quanh thành ly mà tỏa mùi thơm ra. Khứu giác là vũ khí lợi hại trong cuộc chiến đấu với rượu, sẽ giúp cho bạn biết rượu thơm như thế nào. Tiếp đến, dí mũi vào miệng ly và hít một hơi thậm sâu trước khi ngưng xoay ly rượu. Mùi vị của rượu được chia thành hai loại: Mùi thơm của trái nho (aroma) và hương vị đặc biệt của quá trình trở thành rượu vang (bouquet) khi đã vô chai. Hương vị sau (bouquet) có mùi như hoa. Rượu còn non (young) sẽ làm cho cái mũi của ta ngửi thấy mùi nồng của nho, trong khi chai rượu cũ (old) sẽ cho ta cảm nhận hoàn toàn hương vị của mùi hoa. Người sành rượu sẽ nhận ra được cả hai loại mùi aroma và mùi bouquet ở các loại nho như Cabernet Sauvignon hay Riesling... Khi rượu để (cất) lâu với thời gian, mùi bouquet sẽ trở nên dịu hơn, các mùi hương của rượu sẽ pha trộn, hòa hợp với nhau. Nhưng nếu để quá lâu thì rượu sẽ trở nên tẻ nhạt, mất phẩm chất và sẽ có nguy cơ là chỉ còn một mùi vị mà thôi. Rượu để quá lâu (too old) sẽ bị đục và có thể có mùi chua hay sẽ bị chua như ... dấm. Cái mũi của “y sĩ” rượu sẽ giúp người uống rượu tìm ra được những lỗi lầm của các nhà làm rượu, chẳng hạn những thứ rượu có mùi như rau cỏ bị thối, mùi như mùi vớ, mùi khét như mùi cao-su bị cháy hoặc mùi vỏ củ hành... Có vài lầm lỗi có thể tha thứ nhưng có những thiếu sót không thể chấp nhận được. Miệng: Một giám khảo nhổ rượu ra... Hình The Age Và cuối cùng lại cái miệng. Cái mục dùng vị giác này thì nhiều tay sành rượu chỉ cho nhau những cách thử khác nhau. Không có cách nào gọi là đúng nhất, mà tùy thói quen của từng người. Cách thứ nhất: Hãy nhấm nháp từ từ, rất từ từ. Nhấp vào một chút thôi rồi cho rượu ngấm trong lưỡi bạn, giữ cho rượu nằm trên lưỡi ít giây rồi đưa mớ rượu đó chạy chung quanh miệng bạn (tỉ như ta súc miệng vậy) để cho toàn bộ vị giác cùng được thưởng thức một lúc. Cách thứ hai: đừng mắc cỡ mà làm một ngụm. Bụm môi lại và dùng mũi hít thêm một ít không khí vào, giúp rượu bốc hơi và đẩy mùi vị rượu lên trung ương thần kinh nằm trên não, nơi phân biệt được mùi vị. Như bạn có thể đã biết, cái lưỡi của bạn ngoài phân biệt được vị cay và vị bạc hà, còn nhận ra được bốn mùi vị của rượu như ngọt (ở đầu lưỡi), mặn (ở phần trước lưỡi), chua (ở hai bên hông lưỡi) và đắng (ở cuối lưỡi). Vị chua và ngọt trong rượu là hai thứ nổi bật nhất, để lất át các vị khác. Ngoài ra, cũng khó mà phân biệt được giữa vị ngọt (sweetness) và vị trái cây (fruitiness). Rượu cần có vị chua để giúp giữ rượu được lâu. Và rượu mà thiếu chua thì sẽ trở nên béo bệu. Người muốn gia nhập đạo rượu vang, cũng nên biết thêm danh từ tannin. Tự điển Anh-Việt của Nguyễn Văn Khôn cũng chỉ gọi tannin là ta-nanh, như ta gọi café là cà-phê vì đây là từ Việt hóa tiếng tây. Ta-nanh là hợp nhất của ba thứ trong trái nho: vỏ, cuống, và hạt. Hương vị ta-nanh còn có thể lấy ra từ mùi gỗ sồi (oak) nếu rượu được cất trong thùng gỗ. Rượu ngon phải là rượu hòa hợp giữa mùi ta-nanh và gỗ sồi, giữa vị chua và vị trái cây. Nói theo lối của dân Úc sành rượu, là phải có sự hòa điệu (harmony) và quân bình (balance), không nên để cho bất cứ khía cạnh nào chiếm độc tôn như... chủ nghĩa cộng sản, được như vậy mới là rượu ngon (fine wine). Thử rượu rắc rối quá phải không bạn? Nhưng cũng nên biết qua về nghệ thuật thử rượu để gặp lúc chén chú chén bác, mình cũng có chút gì để rượu vào lời ra với... tửu hữu. Tóm lại: Nếu bạn chỉ thưởng thức vài hớp rượu thôi, thì bạn có thể nuốt trọn. Nhưng nếu bạn muốn thử nhiều loại rượu khác nhau, thì nên nhổ ra (nhổ rượu ra trong trường hợp này chứng tỏ mình là người sành điệu) bằng không thì sẽ chẳng còn phân biệt chai nào với chai nào, mà nếu không xỉn tại chỗ thì khi lái xe về nhà cũng dễ gặp rắc rối với phú-lít. Nói thì nói vậy, ai cười thì người đó lòi mười cái răng, chứ đã đi thử rượu thì phải thử cho đáng đồng tiền bát gạo. Nên nhờ bạn bè hay vợ con lái xe rồi ta cứ thế mà thử. Nếu là thử ruợu trong ngày lễ hội thì đến trưa hãy ngơi, ăn dằn bụng, cho rượu xuống rồi sau đó thử tiếp. Uống cho đã vì thường những dịp quảng cáo như vậy (wine tasting), người ta cũng bán với giá rẻ thôi. Cứ thử và uống cho trời đất lăn quay, cho biết rượu nho là cái chi chi, nhưng đừng để vợ con ta cằn nhằn, là đã trở thành tín đồ tốt của đạo rượu vậy. Kỳ sau: Tại sao người ta cất giữ rượu bằng cách chổng đít chai rượu lên trời? Muốn trữ rượu -đầu tư đấy- thì nên trữ loại rượu gì?
Vụ này em nhớ có bài viết đúng đó bác. em không phải dân chuyên nghiệp nên chỉ nhớ qua các bài báo, và phương pháp đó họ còn làm luôn cả việc chắt cặn Rượu đục
Cảm ơn bác. Vừa đọc qua thấy kỳ sau bác giải thích vì sao cất rượu phải dốc ngược chai. Từ trước đến nay em toàn được dạy là để ngang, hoặc dốc chút ít sao cho nút lie thấm được rượu. Chắc được dạy sai cách rồi :mrgreen:
Tặng riêng bác bài này nè :lol: Bàn về RƯỢU: bài 8 Giữ hột xoàn hay trữ rượu? Rượu vang: nằm xuôi, lộn ngược Cách đây khá lâu, Thụy Văn tôi được một người bạn mời uống rượu, dĩ nhiên là phải mời uống một thứ rượu đặc biệt thì mới có chuyện để nói. Rượu cognac của Pháp thượng hảo hạng. Thụy Văn tôi chỉ uống rượu cognac đến trình độ XO thôi. Dân rượu Mít tộc ở đây chơi XO là đã được coi xịn lắm rồi. Nhưng ông bạn của Thụy Văn tôi là người thích trữ rượu, những loại rượu ngon, quý mà ông gọi vừa trưng bày cho đẹp mắt vừa làm ... di sản cho con cháu sau này. Vừa... triển lãm, vừa... đầu tư Ông bạn kể rằng ông thường chỉ trích vợ ông về chuyện mê hột xoàn, nhưng vợ ông nói ông là dân nhà quê, không hiểu mô tê gì mà cũng dám phê bình. Theo bà, hột xoàn vừa làm cho người mang đẹp ra, sang trọng lên, lại còn là cách giữ của rất... an toàn khi ra ngoài đường lộ lại tiện lợi khi cất giấu trong xó nhà. Viên kim cương một cà- rá nước A hoặc B hôm nay có thể $20,000 mà biết đâu 10 năm sau trở thành ba, bốn chục ngàn đô la không chừng. Bà vợ bạn Thụy Văn chê cánh đàn ông không biết gì về trang sức và đầu tư nên cứ gặp bà nào thích hột xoàn thì chỉ việc phê ngay là dân nhà quê, thích khoe của, chứ thật ra mấy ông mới là dân nhà quê, cù lần lửa. Bà chơi hột xoàn thì ông chơi rượu. Ông bạn của Thụy Văn bèn sưu tầm rượu, rượu Pháp loại XO trở lên. Ông cũng lý luận với bà vợ rằng ông mua rượu để trưng cho đẹp nhà đẹp cửa như người ta treo tranh, lại thêm phần sang trọng như các bà mang hột xoàn. Ông cũng bảo đảm với vợ là những chai rượu XO trở lên sẽ được cất trong tủ búp–phê có cửa kính hẳn hoi, có khóa để bạn bè có tới chơi thì cũng không dám đề nghị mở tủ ra, mà phải hiểu rằng những chai rượu nằm đằng sau cửa kính là loại trưng bày, như tranh Picasso, Leonardo Da Vinci... chứ không phải để uống. Và ông còn cho vợ thấy rượu cũng lên giá như hột xoàn, thí dụ một chai Courvoisier VSOP cách đây gần 20 năm chỉ có khoảng $30 mà nay cũng đã xuýt xoát $70. Ông lý luận, trữ rượu cũng là một cách đầu tư. Bà vợ mê hột xoàn của ông hết cãi. Từ đó, lâu lâu ông để dành tiền tậu vài chai rượu đặc biệt, có những chai vài ba trăm, có trai trên cả ngàn đô. Ông bạn giải thích với vợ đầu tư vào rượu không cần nhiều vốn như đầu tư vào hột xoàn. Bà vợ cũng đành chịu. Hơn nữa, ông chồng bà chỉ thích mua rượu chưng chứ không thuộc loại sáng say chiều xỉn nên cũng không gây vấn đề cho hạnh phúc và túi tiền của gia đình. Hôm đó, ông bạn mời Thụy Văn tôi tới nhà dự lễ lục tuần của ông. Khách chỉ là vài ba người mà ông coi là thân. Sinh nhật thứ 60 thì phải có cái gì khác thường. Ông cho mở chai rượu Thụy Văn tôi chưa thấy bao giờ, nên cũng không thể nhớ tên. Chỉ biết là rượu Pháp, chai cổ cao bằng pha lê, đậy bằng nút bần (còn gọi là nút điển điển). Lý do, chai pha lê này còn có một nút đậy riêng, cũng làm bằng pha lê, nhưng núm tròn có nhiều góc cạnh, và do kỹ thuật cắt góc tuyệt đẹp và công phu, núm đậy pha lê này dưới chùm đèn bóng lấp lánh như một viên kim cương mấy trăm cà- rá. Thụy Văn nghĩ chai rượu này phải đắt tiền lắm, bởi cái vỏ chai không thôi ít ra cũng phải trị giá cả trên $300 (ngang hàng với những chai lọc rượu mà tiếng Anh gọi là decanter. Sẽ nói về nghệ thuật lọc rượu ở một dịp khác). Hỏi giá cho biết để mở rộng kiến thức rượu, nhưng ông bạn chỉ nói trên một ngàn đô và cho biết thêm trong hộp giấy đựng rượu, nhà sản xuất có ghi số chai rượu và nói rằng chỉ sản xuất giới hạn vài ngàn chai thôi. Vì thế mà rượu đắt. Dĩ nhiên, với những chai rượu cognac như thế này thì khi uống vào, mùi sẽ thơm rất dịu dàng, không thua gì rượu nho hiệu Grange, vì không còn ngửi thấy mùi cồn như trong những chai rượu giá từ $200 trở xuống. Ông bạn Thụy Văn tôi trịnh trọng đặt chai rượu xuống bàn, lấy cái mở nút loại tốt với hai cánh bẫy hai bên để có thể nâng từ nút bần lên mà không sợ bị vỡ giữa chừng. Trục khoan đã đụng đáy nút bần, ông bạn dùng hai tay bóp hai cánh bẫy để kéo nút bần lên. Ông làm rất từ tốn, rất nhà nghề. Nhưng ồ kìa! trục xoắn từ từ đi lên mà nút bần cứ nằm nguyên chỗ, không nhúc nhích. Ông bạn có vẻ vừa ngạc nhiên vừa bực tức, cằn nhằn tại sao chai rượu cả ngàn bạc mà cái nút bần bở, còn dổm hơn cả những chai rượu vang loại mười đồng. Ông làm lại lần thứ hai. Cái trục khoan đâm xuống làm rơi những mảnh vụn của nút bần lên mặt rượu trong chai. Mặt nước rượu cognac trước đây còn trong veo hơn cả mặt nước hồ thu của thi sĩ Nguyễn Khuyến, thế mà bây giờ lăn tăn những bột bần, chẳng khác gì mặt ao đầy bèo. Ông bạn bắt đầu nhăn mặt. Cái trục khoan cuốn lên nhưng nút bần vẫn y nguyên tại chỗ. Ông bạn nói nút bần quá bở và do đó tạo một lỗ hổng, làm cái trục khoan bằng thép không còn bám vào ruột nút bần được nữa. Ông thử thêm lần thứ ba, nhưng chỉ vô ích. Người trong bàn tiệc mỗi người một ý. Kẻ cho rằng cái khóa mở rượu chưa phải là loại khóa tốt. Kẻ khác cho rằng khui rượu bạc ngàn như vậy phải dùng khóa loại có hình chữ T để khi đâm qua khỏi đáy nút bần, nó bật thành hình chữ T thì nâng nút bần lên dễ dàng, dù nút bần có dổm bao nhiêu đi nữa. Lại có kẻ ra vẻ sành rượu nói rằng rượu luôn luôn phải để nằm nghiêng xuống mặt bàn để giữ cho nút bần ẩm, khỏi bị khô và bở. Nhưng ông bạn Thụy Văn tôi nói có bao giờ thấy rượu cognac trong tiệm hay ở những nơi trưng bày mà người ta cho chai nằm xuống đâu? Cả Thụy Văn tôi đây cũng chỉ thấy người ta cho chai rượu vang nằm nghiêng hay chổng đầu xuống đất, còn với rượu cognac, thì quả thật chưa hề thấy để ở tư thế trông... thiếu thẩm mỹ đó bao giờ. Làm sao bây giờ giữa buổi tiệc? Chủ nhà đành dùng đũa cái đẩy cái nút bần kia vào trong ruột chai. Nút bần trôi bồng bềnh trong chai, thật là ngứa mắt, nhưng biết làm sao. Cho chúng nằm xuống Câu chuyện trên xảy ra trước ngày Thụy Văn tôi bắt đầu nghiên cứu thêm về rượu nho để viết bài hầu bạn đọc mê rượu, một nghệ thuật không phải chỉ mất thì giờ mà đôi khi cũng phải tốn tiền thì mới rút được dăm ba kinh nghiệm, bởi vì viết mà không có kinh nghiệm sống thì khó mà hấp dẫn người đọc. Trừ những tiệm bán rượu, những tủ trưng bày rượu dùng để uống liền trong các gia đình, chứ trong những hầm cất trữ rượu (cellar), người ta luôn luôn đặt các chai rượu nằm xuống hoặc chổng đít lên trời. Nếu bạn tinh mắt thì sẽ thấy tất cả những kệ rượu (shelf) hay giá rượu (rack) đều luôn luôn chế tạo ở tư thế để khách hàng có thể đặt chai rượu nằm ngang, nằm nghiêng hoặc cúi thẳng đầu xuống đất. Trong mọi tư thế, nút bần luôn luôn ngập ướt rượu. Mục đích giữ cho nút bần luôn luôn được ẩm ướt để nút bần khỏi bị khô, bở, mặt khác còn giúp cho không khí khỏi lọt qua vào bên trong, gây hiện tượng ốc-xy hóa, làm hư rượu. Có người còn cho rằng nút bần trong quá trình va chạm với rượu cũng sẽ tạo thêm hương vị thơm cho rượu, giống như rượu được cất trong các thùng gỗ sồi vậy. Đó là lý do tại sao người ta không chuộng những nút chai làm bằng nhựa, vừa rẻ tiền vừa bảo đảm không khí không lẻn vào bên trong. Các nút bần được dùng trong kỹ nghệ rượu ở Úc có giá thành từ 5 xu đến 70 xu một cái. Cho nên, với những chai rượu chỉ bốn, năm đô thì chắc chắn người ta phải làm nút chai với loại bần rẻ nhất hoặc nút bần bằng nhựa. Trường hợp chai rượu Pháp đặc biệt của người bạn nói ở trên, Thụy Văn tôi thấy nút bần rất đẹp và chắc chắn phải rất tốt, nhưng do để đứng lâu ngày, khô thì trở nên bở và vì vậy dùng khóa mở kéo ra thì chỉ có bị tuột mà thôi. Thụy Văn tôi nghĩ rằng, trong trường hợp những chai rượu cognac có nút bần để đứng lâu ngày, bạn cần phải cho nằm xuống chừng một ngày, hoặc ít lắm bốn, năm tiếng đồng hồ trước khi mở ra uống. Có như vậy, cái nút mới không bị bể vụn. Nhưng bạn đọc thuộc trường phái rượu cognac khỏi phải lo chuyện này. Đa số các nút rượu cognac Pháp đều chế bằng nút đậy, ấn vào hoặc vặn bằng nắp kẽm. Các chai cognac xài nút bần như rượu vang là những trường hợp rất đặc biệt, thường chỉ để dùng với những chai rượu có nút đậy bằng khối pha lê. Thử tưởng tượng những chai cognac, whisky trong tủ búp-phê của bạn mà cứ bắt chúng phải nằm ngổn ngang thì còn gì là mỹ thuật. Khách tới thăm chắc chắn tưởng rằng bạn đang... có vấn đề! Nhưng có phải tất cả mọi chai rượu đều phải để nằm xuống hết không? Điều này còn tùy. Nếu bạn mua một két rượu vang về mà chưa có giá hay kệ để cất giữ cho đúng cách, thì trước tiên xin bạn vui lòng đặt nguyên cả thùng rượu đó trong tư thế nằm hay tư thế lộn ngược lại để luôn giữ cho các nút bần được ẩm ướt. Như đã nói ở trên, những chai rượu có nút vặn, ấn (tiếng Anh gọi là plastic-topped resealable corks hoặc screw-tops caps) thường là loại rượu cognac, whisky, brandy hoặc những loại rượu gọi là fortifieds (nồng độ cồn cao hơn rượu vang) như tawny port, muscat, tokay hay sherry là những loại rượu không dùng nút bần, nên không cần để nằm hay lộn ngược. Ngược lại, những chai rượu như thế- nhất là rượu tawny port, muscat, tokay và sherry-theo sách vở, luôn luôn phải được giữ ở tư thế đứng, đầu đội trời, chân đặt đất, chứ không chơi trò đi lộn đầu xuống đất như mấy anh rượu vang. Một thân hữu thuộc tửu phái cognac thấy Thụy Văn viết về rượu bèn hỏi rượu cognac có cần để lâu không, và nếu để lâu thì có giá trị như loại rượu Penfolds Grange không? Ý tửu hữu này muốn nói rằng một chai rượu Grange mà cất giữ 48 năm như chai Grange đời 1951 mà Thụy Văn đưa tin mấy tháng trước đã lên tới khoảng $27,000 thì chai Hennessy XO (chai một lít hiện giá khoảng $200) mà ông bạn cất giữ tới giữa thế kỷ 21 thì có giá trị tương đương với chai Grange 1951 không? Thụy Văn tôi trước đây là tửu hữu của phái cognac, nhưng từ ngày cải qua đạo rượu vang thì hầu như chưa có nhu cầu để tìm hiểu thêm về rượu cognac của mấy anh Pháp Lăng Sa. Nhưng nhờ uống nhiều rượu mà ngộ được đạo rượu và từ đó diễn giải ra như sau, nếu có chi sai sót xin chư vị tửu hữu bốn phương viết thư (xin chớ gọi điện thoại) đóng góp ý kiến, thì sẽ muôn vàn cảm tạ. Số là rượu cognac đã qua đủ chu kỳ làm rượu, rượu đã chín đủ (thí dụ bạn thường thấy chai rượu whisky cổ đen ghi 12 tuổi) thì người ta mới ra thùng, mới đóng chai. Vì thế, một khi đã vô chai rồi, rượu cognac dù có để cho đến ngày tận thế thì nó cũng rứa. Mà cũng có thể hư không chừng vì chưa chắc chai rượu đó đã được làm ra để tồn tại muôn năm như... chủ nghĩa xã hội. Trường hợp chai cognac đó sau này đắt giá là bởi vì nó hiếm, chứ không phải rượu chín, ngấu (ageing) như rượu vang. Trường hợp rượu lên giá-như chai Courvoiser VSOP mà ông bạn của Thụy Văn nói trên, từ khoảng $30 lên tới gần $70-là do nạn lạm phát, lên theo với chỉ số giá cả sinh hoạt. Không biết ông bạn rượu của Thụy Văn tôi có còn nhớ là vào ngày đó, cách đây 20 năm giá một lít xăng dưới 30 xu mà ngày nay đã lên 70 xu? Nói như thế thì chẳng hóa ra Thụy Văn tôi đã mâu thuẫn với những lời “quảng cáo” trước đây, rằng “cất trữ rượu là một hình thức đầu tư” hoặc đầu tư vào thứ rượu gì đó thì cũng như là đầu tư vào một loại blue-chip, như ta đầu tư vào thị trường chứng khoán? Xin thưa, không mâu thuẫn tí ti ông cụ nào. Bạn đem bỏ tiền vào trương mục hoạt kỳ, định kỳ, dài hạn, ngắn hạn hoặc đầu tư vào cổ phần, quỹ hưu trí, địa ốc hoặc chơi hụi v.v... hay mua rượu, hột xoàn đều là đầu tư cả (xin lưu ý, mua xe hơi, dù là xe xịn, xe nhập cảng và luôn luôn chơi xe mới cáo chỉ đi một thời gian ngắn rồi bán, đều không thể gọi là đầu tư, mà đó là cách phá tiền). Chỉ có điều là lời nhiều hay lời ít so với giá cả sinh hoạt và mức lạm phát đồng tiền. Nếu bạn có $30,000 để dành, bạn sẽ làm gì nếu không gửi ngân hàng hay chôn dưới đất? Mua vàng? Bạn có thể mua được khoảng năm chục lượng vàng. Mua hột xoàn? Sẽ chỉ có thể mua được chiếc nhẫn nạm hột xoàn lớn hơn một cà-rá có màu tím trong vắt nước C. Cả hai thứ này dễ cất lắm. Nếu không thuê hộp đựng đồ quý (safe) ở ngân hàng mà cất cho an toàn thì bạn cũng có thể chôn ở trong nhà. Nhưng nếu dùng để mua rượu vang đầu tư thì sao? Nếu bạn đầu tư vào loại rượu khoảng $15 một chai để cất uống (hay làm của) trong vòng 5 hoặc 10 năm tới thì bạn có thể mua tới 2,000 chai rượu! Có chỗ để cất chừng đó chai rượu không? Rủi nhiệt độ trong phòng cất rượu của bạn cao trên 20 độ C thì coi như cả gia tài rượu đó sẽ chín (ageing) sớm và có thể tiêu tùng mà bạn chẳng hay. Nghề chơi rượu cũng lắm công phu, bạn rượu ơi! Sẽ hầu chuyện cùng bạn đọc về việc trữ rượu (cellaring), chọn các loại rượu mà cất giữ vào dịp khác.
Cảm ơn bác thinhgia rất nhiều. Bên cạnh các khía cạnh bác đã phân tích, em còn nghe nói là rượu sống và rượu chết. Rượu vang là rượu sống, theo nghĩa rượu trong chai vẫn tiếp tục quá trình trao đổi chất của nó, nên chai rượu 20 năm sau khi đã đóng chai nếu để thêm 5 năm thì thành rượu 25 năm. Nhưng với whisky hoặc cognac lại khác hẳn, chúng là rượu "chết", có để 10 năm thì chai Red label cùng không chuyển thành black label được. Với rượu sống mới cần để nghiêng hoặc dốc ngược. Liệu có đúng không bác?
Em nhất trí hầu hết những ý kiến của các Bác Thuỵ Văn nhưng phần này thì em thấy là không ổn! Em là một brandy maniac nên trường hợp nút bấc bị vỡ khi mở là chuyện thường xuyên, cho dù là nút bấc ép nhựa hoặc chì ấn vào chứ không là bấc như rượu vang. Một khi để lâu năm mà nút bấc đã khô rồi, lão hoá rồi thì dốc ngược một ngày hay 4-5 tiếng chỉ làm bấc nhủn ra, càng dễ vỡ nát Đây là thực tế, chứ không phải "I think..." Các bác không tin cứ thử Trong trường hợp phải đẩy nút bấc vào chai rượu thì người ta có một dụng cụ khá đơn giàn cho vào để móc nó ra. Điều này thường được một số hãng rượu nói, và nhiều người đã hỏi em về chuyện này. Chẳng hãng nào muốn bạn mua chai VSOP của họ về để thêm 20năm thay vì mua chai XO. Đương nhiên VSOP để trong chai thêm 20 năm không thể thành XO vì một bên là ageing trong oak cask ở trong hầm rượu, một bên là trong chai và trong điều kiện bình thường. Nhưng chắc chắn là chai rượu VSOP mua về để trong điều kiện bảo quản tốt thì sau 5 - 10 sẽ khác hẵn chai uống ngay lúc mua. Điều này các bác có thể kiểm chứng dễ dàng. Chỉ 5 năm thôi, 20 năm thì lâu quá Đông phương chúng ta không có hầm rượu hay oak cask, thì ngày xưa cha ông ta (và cả bây giờ) rượu được cất xong, bỏ trong bình thuỷ tinh (hay sành, sứ), để lâu năm (có thể là chôn dưới đất) hoá ra là hành động ngớ ngẩn, điên rồ, không có ý nghĩa sao? Các bác có thấy vậy không? Nguợc lại, có một số hãng rượu vang có cung cấp thông tin cho người tiêu dùng là chai rượu vang đó nên uống mấy năm sau khi khi đóng chai in trên nhãn để người mua được biết để sử dụng sao cho tốt nhất (Best use xxx years after bottled). Nếu chuyện ageing trong chai là vô nghĩa thì sao lại có chuyện này? Happy Drinking!
Đọc bài sưu tầm về rượu của các bác thấy biển ...rượu quả là mênh mông, thú vị! Cá nhân em cũng nhấm nháp, học hỏi mấy nơi, hàng chục năm nay giờ đành gác lại với 2 thứ: Vang Pháp và Cigar Cuba. Mấy thứ rượu, thuốc khác thử hoài không thấy ngon, chán thật!
Chào bác! Lâu nay không vào nên không biết có bài viết của bác! Chúc mừng bác có được 'thú vui thưởng ngoạn' tốn kém và độc hại này Đúng như bác nghĩ, ẩm thực không hề đơn giản. Ngoài phạm trù khẩu vị hay thị hiếu cá nhân ra thì khả năng cảm nhận, kiến thức về ẩm thực là điều rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, ăn hay uống mà không biết cách, không cảm nhận được cái ngon, cái hay, cái đẹp của món ăn món uống đó thì quả thật là buồn! Ông cha ta gọi là "thực bất tri kỳ vị". Bác nhắc đến món cigar lại làm em 'thèm'. Em bỏ thuốc đã được 6 năm. Suốt mấy muơi năm hút thuốc, nghiện thuốc nặng (ngày hơn 2 gói), em cũng đã từng có bộ sưu tập thuốc lá nổi tiếng từ nhiều nước trên thế giới. Trước đây, dân hút cigar ở VN hầu như là rất rất ít và cigar loại xịn ở VN hầu như là không có, thỉnh thoảng em được các đối tác, bạn bè tặng cho ít hộp Cohiba gỗ từ nước ngoài đem qua, cùng thưởng thức và chia sẻ với anh em thật là thú vị! Bây giờ hút cigar dễ dàng hơn vì đời sống và kinh tế tốt lên, việc mua cigar cũng dễ dàng, chủng loại phong phú hơn, và nhất là Cuba đã mở rộng việc giao thương nhờ sự cấm vận đã bớt căng thẳng. Tuy nhiên sự phát triển nhanh quá, thay đổi nhanh quá cũng có những hệ lụy của nó, nếu là hiện tượng bầy cừu thì những hệ lụy đó càng thể hiện rõ. Nửa năm trước, trong cuộc gặp gỡ sự kiện audio ở HN, em có gặp một bằng hữu audio cũng nghiện thuốc lá và đã chuyển sang hút cigar. Trong bàn nhậu, bác ấy rút ra điếu cigar loại lớn và dùng dao cắt cigar cắt phập một phát. Em ngạc nhiên vô cùng vì đó là điếu thuốc mới chưa hút. Nhìn lại thì thấy bác ấy cắt đứt đầu hút vê tròn :shock: Em cực shock, hỏi vì sao lại cắt như thế, thì bác ấy bảo là hút cigar phải cắt như thế :roll: . Em vừa shock vừa buồn! Cả điếu cigar thì đầu hút vê tròn là phần công phu nhất, nghệ thuật nhất trong việc quấn cigar, thế mà một người hút cigar lại cắt phăng đi một cách hiên ngang và đầy tự hào! Em cũng chẳng hiểu sao bác ấy có thể thưởng thức được cái ngon của cigar khi đầu hút đã bị cắt đi như thế! Và nếu một người nước ngoài sành hút cigar, khi nhìn thấy kiểu hút cigar của người VN như vậy, họ sẽ nghĩ gì? Bạn cùng đi với em hỏi sao không nói cho bác ấy biết. Lúc ấy em cũng định nói nhưng bác ấy đã nói một cách khẳng định như thế thì dù em có nói ra thì bác ấy cũng không hiểu và có thể làm bác ấy khó chịu trong khi xung quanh các bác khác cũng đang cùng một kiểu như vậy khi thưởng thức! Câu chuyện này và nhiều chuyện khác quanh ta hàng ngày cho thấy dù là ăn chơi, tiêu khiển, thì việc chúng ta tìm hiểu để có kiến thức về lĩnh vực đó là rất cần thiết. Em vẫn luôn luôn thấy một câu nói thật đúng của Alexander Pope: "A little knowledge is a dangerous thing." Happy drinking and listening!