nghe nhạc hồi đó đơn giản lắm-chỉ cần nhận ra đúng bài mình thích là đã sướng rơn đâu có dám chê bai bass treble như bây giờ-lúc đó chú trọng nhất là giai điệu thôi à-đầu tiên là nghe bạn bè giới thiệu anh tao mới đi tây về có mấy đĩa tuýp sông hồng,ngôi nhà trắng, balalaika,goantanamera hay lắm-thế là mò đến nghe ké,câu truyện bạn bè vui vẻ đến trước khi về chốt một câu cho tao mượn đĩa ... về nghe tao hứa không làm hỏng, không cho mượn và cùng lắm là ngày kia sẽ trả-ánh đèn vàng hà nội ngày đó hiu hắt lờ mờ mà chẳng thấy buồn gì cả ,về nhà chờ bố mẹ sáng hôm sau đi làm mới mở ra nghe-hôm sau đến trả nó rồi lại đổi lấy xì bô- nê,be sa me mucho,bài hạnh phúc của dalida hồi đó chưa có nhạc disco -vì nhạc díco chỉ có nwam 70 đổ về sau-vào những năm 60 chỉ có nhạc tuýp-tuýp sông hồng nghe rất dậm dật chân tay thôi chứ cái khác thì chưa dậm dật vì còn bé-nghe nhạc ở nhà lại được bổ xung thêm bằng các buổi tối đi nghe nhạc ngoài trời do thúy hà , mạnh hà,vân khánh,thanh huyền hát- mà trước khi các vị này hát thì bao giờ cũng có mấy bài đồng ca kèn nghe ầm ĩ để lấy khí thế đã-đã thế audiofile ngày đó còn được dày dạn thêm qua mấy lần đi nghe nhạc đám cưới có ca sĩ hát và hơi uốn éo theo nhịp thôi-thế cũng thấy vui lắm rồi đêm về đủ nhớ mãi hút thuốc lá thời đó cao nhất là du lịch-nhì là thủ đô- ba là điện biên-bốn là tam đảo-sau mới đến tam thanh-rồi bét sau cùng là thuốc lá cuốn tay -đi mua giấy và thuốc về nhà tự quấn mà hút thuốc tam thanh có hồi bị thu hồi vì ảnh vẽ động tam thanh nếu nhìn ngược lại thì ra hình gái đang nhẩy uốn éo nên bị cho là tâm lý chiến đồi trụy trong điều kiện như vậy mà con người vẫn vui và bị bố mẹ mắng là cứ vống lên như cái cây chả biết gì cả-he he
Qua cm, em biết mấy bác TuanCD,khanhr2r,viethoangosaka đều lớn tuổi chắc cũng phải 5x,6x...Cho phép em gọi bằng Anh,mời các anh vào topic : viewtopic.php?f=25&t=45714 Cùng ôn nghèo nhớ khổ cho nó vui ạ,em thời bao cấp thì cũng ít tuổi thôi, mới chớm nếm mùi thôi..chứ cũng chưa biết khổ, biết sở là gì mấy đâu. Cảm ơn các Anh.
Hôm đó gặp bác Tường nhưng cũng không lấy số đt của bác, nhưng tôi có thể hỏi mấy anh bạn xem sao, nếu có sẽ thông tin cho bác. Các cụ mà gặp nhau chắc vui lắm, Hà Nội ngày xưa vốn nhỏ, quận này quận kia đều biết tiếng nhau...bây giờ HN to quá, người đông chẳng ai biết ai
Du lịch mãi sau này độ những năm 8x mới có của nhà máy TL Sài gòn. Hồi 7x sang nhất trong dòng thuốc nội là Thủ đô và Điện biên bao bạc ko đầu lọc, sau đó là Tam đảo, Tam thanh, Sông cầu, Sa pa. Sau 75 bắt đầu có Mai, Đà lạt, 475..... từ miền nam đưa ra hút nặng hơn thuốc lào. Hồi đầu 8x em thấy bao thuốc có đầu lọc đầu tiên của nền công nghiệp XHCN là Bông sen của Thanh hóa, sau này mới bắt đầu có thêm Du lịch, Hà nội, Thăng long.... Thêm vài dòng góp vui với các bác
Hình như thuốc lá Du lịch có cuối 7x hay sao ấy bác, hồi đó thuốc lá hay được bầy bán trong các hộp nhỏ dọc đường giống như hàng bán Xổ số bây giờ, buổi tối các hàng này thắp thêm cái đèn dầu để soi sáng và cho khách châm thuốc. Khách nào sang lắm thì mới làm dăm điếu có cán, hiếm khi gặp ông nào dám chơi cả gói lắm Hồi đó em còn bé nhưng vì có thằng bạn liền rào thân lắm, mẹ nó bán thuốc lá , 2 thằng hay chơi quanh quẩn chỗ bán hàng nên mới bít Còn nhớ năm 76 bố em vào Sài Gòn mua ra được 2 cái đài quay đĩa National, 1 cái mét hai, 1 cái chín mươi. Máy có cái cọc đĩa rất cao, có lẽ phải gần mười phân và có thể đặt 5 đĩa lên đó, mỗi lần chơi hết 1 đĩa thì cần tự động đi ra, 1 cái đĩa sập xuống , cần tự động đi vào để chơi tiếp mà không cần phải thay đĩa. Lúc đó em còn bé lắm nhưng đã biết vặn thật to volume rồi ra cửa đứng đút tay túi quần vênh váo Sau này vì điều kiện phải bán mất 2 cái máy quay đĩa đi , cho đến tận bây giờ ông cụ nhà em vẫn cứ tiếc và vẫn bảo là tiếng bát cái đài mét hai đó hay lắm, đầm lắm chứ không bong bong như loa của em bây giờ Cách đây mấy năm em có gặp 1 cái đài quay đĩa National gần giống cái đài mét hai của ông cụ nhà em ngày trước nhưng không gấu bằng , em mừng quá định mua về cho cụ nhưng ông chủ máy nói có người trả ngàn hai rồi không bán nên em đành ngậm ngùi bỏ qua.
Đầu bảng phải là Thăng Long, năm 1960 1đ/bao. Khi miềng tập tành hút sách thì dân đen đừng có mơ vì nó chỉ được cung cấp cho các Sau đó đến Thủ Đô-Điện Biên-Tam Đảo- Trường Sơn, rồi Trường Sơn bao đỏ gấu hơn Tam Đảo. Từ Điên Biên trở xuống lại phân ra bao bạc và bao thường. Khoảng sau năm 1970 có thêm Drao, Tam Thanh, Nhị Thanh, tương đuơng với ĐB-TĐ-TS nhưng ngái hơn. Sau đó miềng không biết. Vỏ bao Drao có con chim Drao đậu trên cành cây, nhìn kĩ thì cành cây có chữ " thần sầu". Cái này là các hoạ sĩ nhà ta học của hoạ sĩ nước lạ vẽ bác Mao-Chè Tung đi Diên An, thấp thoáng trong đám mây trên đầu bác, nếu chú ý sẽ thấy toàn mông với đùi gái tơ. Bọn miềng được các đàn anh chỉ cho mấy bìa hoạ báo Tung Của có bức tranh này cứ truyền tay nhau dán mắt vào mà mơ tưởng.
Anh em chơi LP hồi đó rất quý nể miềng vì cái đức của miềng là cóc thềm mượn đĩa bởi nhà đek có cối xay . Mỗi lần đi nghe ké lại lịch sự găm theo ấm trà Thái và nửa bao Tam Đảo, cũng chỉ bằng tiền 1 lần vào quán nhưng ngồi dai hơn không ngượng. Hồi đó đa số là nghe nhạc không lời, mấy đàn anh có đồ mới bắt đầu chỉ cho bass, trép, cứ trống nện huỳnh huỵch và trép leng keng là hay rồi. Hát thì ngoài Robetino còn có Li Li Ivanova ( Bun) Karel Gôtt ( Tiệp)... Ai có Dalida hay El-Tôm-jơn là oách lắm. Đước cái hộ tịch viên chưa biết Ing-lịch, tiếng Anh tiếng Pháp nghe ra tiếng Nga tuốt nên chả ý kiến ý cò gì.. Nhạc sống cũng rất nghèo nàn nhưng vui. Nhìn Nhà hát Nhớn như của hành tinh khác, nghe cổ điển bị cho là hâm . Vào ngày lễ tết xem ca nhạc ngoài Trời ở các vườn hoa hay công viên. Thông thường, mở đầu hay có thiếu tá nhạc truởng Đinh Ngọc Liên tóc bạc trắng như Karajan, chỉ huy dàn quân nhạc mặc lễ phục trắng đẹp như Liên Xô. Rồi đến các bài ca cách mạng, nhạc tiền chiến coi như nhạc vàng, cấm tiệt. Anh Mạnh Hà toét mắt hát bài " chiếc gậy Trường Sơn", chống đến toè cả gậy vẫn được nhiệt liệt vỗ tay yêu cầu hát lại. Thuý Hà trẻ trung tươi mát hát hay lại nhún nhảy bụi mù sân khấu rất chi là bốc. Anh Lô Thanh, ngươì Tày, giảng viên thanh nhạc ngọng líu ngọng lô nhưng hát khoẻ và nhiệt tình, tủ là bài gì đó bắn máy bay Mỹ lăn quay, cuối bài dùng khẩu thuật giả tiếng Thần Sấm F15 gầm rú trên bầu Trời, tiếng pháo cao xạ đì đùng, súng trường của nữ dân quân lẹt đẹt. Kết thúc là máy bay xì khói rơi dưới chân khán giả mà chả biết ai bắn trúng hay xăng Mỹ rởm tự bốc cháy :mrgreen: . Háo hức chờ đón nhất là khi anh Quang Hưng mới học Nga về hát Oăn-ta-na-mê-ra. Giai điệu bốc lửa của bài này làm cả biển người đong đưa, nhún nhảy như lên đồng tập thể. Bình thường, chạm phải người các cô sẽ bị mắng té tát, lúc này thì vô tư. Khôn ra thì phải chọn đứng sau em nào xinh xắn mũm mĩm, đến lúc đó cố tỳ người mình vào chỗ nào hấp dẫn nhất của em để đung đưa thể hiện sự phấn khích và lòng yêu âm nhạc. Qua mấy lần vải mà vẫn thấy rạo rực bồi hồi. Ôi, cái thời đói đủ mọi thứ, đói ăn, đói mặc, đói thuốc, đói chè, đói nghệ thuật, đói cả cú va chạm nhẹ với người khác giới. Ấy là nghe bạn bè kể thế chứ miềng vốn phó bí thư chi đoàn nên ngoan và tồ lắm, xem ca nhạc toàn đứng xa xa thôi. Ai tin tôi thì tin, ai không tin thì thôi. Khí nhạc lại càng nghèo nàn. Thỉnh thoảng mới có bác Tạ Tấn độc tấu guitar bài chặt mía Cu Ba. Đoạn kết bác búng ngón lên cả 6 dây ( gam gì thì quên rồi) miệng hô chặt, chặt, nam thanh nữ tú ở dưới cũng tranh thủ hô chặt và cọ sát vào nhau cho chặt hơn. Rồi nhà bác gì thổi sáo bài Lý chiều chiều hay đáo để. Bác Manh Thắng hay Đức Nhuận mà chơi đàn bầu bài "Ru con" thì thôi rồi Lượm ơi, các bà các cô đi xem đông hơn trẩy hội. Hòa âm phối khí cũng chả có gì. Thường chỉ có 1 cây ắc-coóc-đê-ông của bác Hồng Quang hói sọi là có thể phang được mọi bài hát. Đại lễ gì đó mới có thêm cây công-tờ-bát của bác gì to cao lừng lững, vừa búng vừa quay cây đàn nhẹ như không.Trống phách, guitar điện, cymbal thuộc dạng đồi truỵ, còn lâu mới bò được lên sân khấu. À quên, ở Văn Miếu thi thoảng cũng có bác Vượng mù chơi bài Ngưới Hà Nội bằng cây guitar gỗ gắn cái bô-bin điện, chắc là của anh Toán Xồm quấn hộ, thế là hiện đại lắm gồi. Nghệ sĩ ngày đó hát bằng nhiệt tình cách mạng và sự đam mê nghệ thuật chứ thù lao thì không đáng kể . Chuyện kể rằng cô Minh Đỗ già rồi vẫn cố hát, được bồi dưỡng bát phở gà cũng nhịn rồi gọi cậu con trai còi cọc đến ăn cho chóng lớn. Bia hơi thì xếp hàng mệt nghỉ mới được 2 cốc. Muốn nghe hát trực tiếp thì rủ nhau xếp hàng mua bia mời chú Trần Khánh, mặt vuông chữ điền, lúc nào cũng đỏ như gấc. Hết mỗi bài, chú lại uống 1 cốc bia, hát đến 30 bài vẫn thòm thèm muốn hát tiếp. Được cái chú hát rất hay nên chả ai tiếc công xếp hàng mua bia cho chú.
bác tcd quên mất đoạn đinh thìn thổi sáo cái bài gì có cánh chim kêu vú vú vù vù vù ý-bác đinh thìn ấy dùng tiếu xảo mà ai cũng mê tít lại còn cái đoạn ca sĩ trần tiến hình dáng chưa bao giờ gầy hát cái bài con voi -còn ai hát bài lê anh nuôi fe nhất cái đoạn.. rằng em đã có gì chưa..vì tôi là ..tôi là ...là là là... là lê anh nuôi -thế là khán giả cười ồ lên như vừa cài được cái khuy quần còn cái đoạn trước khi biểu diễn mới là cái đoạn trai gái ném nhau vỏ quýt mới khoái chứ ,hột táo cũng được-ném vào em mà mà em không hề biết gì ,chỉ quay lại xẵng giọng đồ mất dạy-he he mấy bác trật tự + công an thì ...này mấy thằng nhóc ở đầu sân khấu chúng mày có ngồi lùi lại không tao cho chúng mày ra ngoài bây giờ-ra ngoài sợ hơn là bạt tai alo đề nghị bà con ở phía trên ổn định để buổi biểu diễn sắp bắt đầu 10 phút sau lại alo đề nghị bà con giữ trật tự để buổi biểu diễn bắt đầu-mấy đứa nhỏ ngồi lùi lại đê... còn khi nghe lp lili ivanova thì bảo nhau con này hát hay mà giầu lắm nó có máy bay đấy nghe dalida thì kháo nhau con này tự tử đấy nhưng cứu được còn nghe tôm john thì bảo nhau thằng này vợ nó cặp bồ, nó giết cả hai xong cậu ấy khóc và làm bài delila hát hay lắm nghe karel gott thì bảo thằng này chạy sang bon- tây đức rồi nghe rôbẻtino thì bảo thằng bé này bị mất giọng rồi, nó bị bọn tư bản khai thác triệt để hát liên tục nên mất giọng-thế mới biết cái bọn tư bản nó dã man lắm lại còn huyền thoại về cụ vượng mù nhà ta sờ tiền tinh lắm ,ai đưa cụ tiền giả là cụ bảo này nhóc con ,mày định lừa ông mày hả-ông mày đây chỉ cần sờ và vê vê một chút là biết tiền bao nhiêu đồng đấy-các cao thủ sợ quá...
Vâng, cảm ơn bác trước. Vì cũng mất liên lạc với chú Tường chắc gần 20n rồi,nên cũng muốn gặp chú chút..Và ông già cũng muốn vậy ạ.
Hôm Kìu cuối năm bác ngồi góc nào mà em hóng không thấy. Hôm đó em ngồi cạnh anh Viethoangosaka, nhưng chỉ tranh thù lúc chị nhà chạy đi giao lưu thôi. Chị ấy quay về là em lại té chỗ khác. Trời đông lạnh giá, ngồi đọc lại mấy dòng các bác hoài cổ thấy lòng cứ nao nao!
Hôm đó em bận việc bất khả kháng nên ko tài nào ra được bác ạ, cũng rất là tiếc, cả năm may ra mới có 1 lần gặp ae...Rảnh, hôm nào em mời bác qua em, em cũng muốn được thử mấy chú hp của bác.
đĩa xương rồng có 4 cây xương rồng ở bên trái còn có một cây xương rồng ở bên phải -chúng nó nằm ở hai bên đường dẫn tới những đồi cát mầu đỏ ở phía xa bài chiều maxcova và bài santalucia trong đĩa đều chơi theo nhịp shake nên các cụ nhà ta gọi là nhạc xếch-từ nhảy xếch cũng bắt đầu từ đó-trước đó bản tuýp sông hồng làm vương làm tướng -nó chơi theo twist nên các cụ cho là nhảy tuýp-nhảy xếch thay thế cho nhảy tuýp ở vn là vậy thật đáng tiếc cho the shadows tài năng nhưng ...
Vụ xương rồng này nhiều người nhầm lắm. Tuýt Sông Hồng có phải nghêu ngao dư lày không bác kr: -Ngồi trên chiếc F4H bay ra Bắc Việt. Bị dân quân và du kích bắn tôi rơi. Chiếc xe trâu đưa tôi về gì quên mất rồi... Minh không biết hát nhwng huýt sao bài này hơi bị hay. Từ ngày rụng mất cái răng cửa nên tịt hẳn. Còn bản trong phim " Nổi gió" là gì bác nhớ không? Lâu lắm gồi mới nghe lại từ " nhảy xếch". Ngày xưa miềng tưởng là Sex.
Em không chắc nhưng hình như Tuýt Sông Hồng nghêu ngao thế này thì phải : _Anh đứng bên em cứng đờ Chưa nói câu nào đã rờ :mrgreen:
vâng như vậy là đã rõ mặc dù the shadows chơi apache +CON chôm xanh+cưỡi ngựa lên trời... rất hay nhưng các cụ nhà ta đã hơi nhầm khi cho con chôm xanh vào cùng đĩa xương rồng và lại cho bài habas trong đĩa xương rồng vào đĩa shadows và khẳng định chắc chắn là như vậy làm con cháu tìm mỏi mắt-mà nhớ nhầm như thế thì ngay nhà sản xuất tìm cũng không ra-vâng shadows không phải là xương rồng mặc dù e rất yêu ban nhạc này,xin các bác nhẹ tay -,mà bài habas thực ra tên là bài hava nagila
Đúng rồi bác ạ. Năm tôi 16 khi vừa biết yêu :lol: , có nhìn thây 1 anh Việt Kiều Thái mặc quần tuyp vải tec-gan, áo len cốt Ăng-lê, giày uy-nich. Mấy ông già chắc cũng dân sành điệu từ thời Pháp cứ tấm tắc khen đẹp. Mấy năm sau bắt đầu rạch quần tuýp, khi mốt quay ra loe thì rạch nốt loe. Chả cứ ở trong nước mà mấy tay bạn du học Đông Âu nó chuyện trước năm 1980, các sứ quán cũng cấm để tóc dài và mặc đẹp. Khi đó mốt loe đã tàn, chỉ còn bán trong các cửa hàng hạ giá. Các chú cán bộ sứ quán tham rẻ đua nhau mua. Anh em Hà Nội bảo các chú về nước sẽ bị rạch đấy. Thế là họ phải chữa thành quần ống đứng, ống khoảng 20 đến 22 cm theo đúng mẫu comple bác Bửu. Thế mới nói vận động thanh thiếu niên chống lại cái đẹp. Đã là mod thì tuyp cũng chết mà loe cũng toi.
Có lẽ bác nhầm sang con chim xanh.[/quote] Hình như là bác đúng em nhầm Bài của bác hình như là đoạn sau, đoạn trước thì bọn em hát thế này : Ngồi trên chiếc F4H bay ra Bắc Việt Bị dân quân và du kích bắn như mưa Chiếc con ma ăn trúng đạn kêu rít lên Tôi vội vàng (không nhớ) nhấn nút, tút ra ngoài
Em nhớ thêm vài câu: Đoạn 1: Mẹ tôi sinh ra tôi nơi chốn sông Hồng, (Đoạn qua Sơn tây) Được sang Mỹ học phi công lái máy bay...(còn lại quên rồi) ..... Đoạn 2: Một hôm lái chiếc F4H bay ra bắc Việt, Bị dân quân VN bắn rơi xuống sông (sông Hồng) Chiếc xe trâu đưa tôi về nơi cố hương, Và cuộc đời vào Hiltơn tôi cũng bắt đầu, chát xình xình
đúng vậy quần phải là vải tecgan -giầy thì phải uy lich bện rơm -miệng phải huýt sáo vang như con chim chich trên đoạn đường làng-miệng phải phì phèo điếu thuốc và hát nghêu ngao -tôi xa hà nội năm tôi mười tám khi vừa biết yêu-hoặc là ít nhất phải thuộc câu ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi-câu sau không cần biết thế nào cũng được-nếu không hát câu mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi...đoạn sau tất nhiên là không nhớ như vậy nghiễm nhiên được coi là lính cụ-một danh hiệu cao quý của thanh niên ăn chơi thời đó-nhung lính cụ là từ về sau -còn trước đó là câu ăn chơi lính tẩy còn về phần thể hiện bản thân thì mặc dù có diêm trong túi nhưng vẫn hỏi -cho em xin tí lửa- cái chính là người cho lửa phải biết là mình đang hút thuốc-mình là lính tẩy-niềm vui ngày đó chỉ đơn giản vậy thôi nhưng ... nếu không công nhận ông mày là lính tẩy thì ông cho mày biết tay còn ngược lại biết nói câu em xin anh-anh tha ngay
Cứ bảo mấy lần ghé cafe bác chơi mà chưa qua được Tai nghe em giờ còn mỗi cái vintage tầm tầm nhưng lại không để nghe nhạc mà cho con gái cắm piano tập đêm @Cụ Tuấn CD: Hôm Kìu cuối năm có bác đeo cái biển tên có mỗi chữ TUẤN, ngồi cạnh bác ViethoangOsaka, không biết có phải đấy là cụ không :?:
Đã quá lâu, rất lâu em mới nghe lại từ Uy ních của bác Tuấn CD ! Chết cười :mrgreen: . Năm 1974, anh ruột em đi học nghề tại Thiên đường của XHCN tại CHDC Đức ( D D R ), năm 77 về, gớm tóc tai dài lượt thượt như ABBA, quần loe tóe, áo chẽn hoa valide. Ở bên đó,cũng như thời đó thường mỗi nhóm HS đều có một Sếp gọi là Đội trưởng,người chuyên chăm lo về tinh thần cho học sinh, CN học nghề. Quyền sinh sát kinh lắm..học hành vớ vẩn, ăn chơi, yêu Tây yêu Tầu là chính Ông này tâu lên Sứ Quán để đuổi về nước. Hồi đó 74, đi được sang CHDC Đức thì thường là con cháu CB cốp cả,có phải ai đi cũng được đâu,nên cái lớp của anh em có vẻ cũng được khá thoải mái. Em nhớ đi đón ở ga Hàng Cỏ ( Đi tầu hỏa về qua đường TQ ) cả Đoàn về, ai nấy trông như người rừng cả . Ông anh em thì sang đó cũng mải chơi, mang về được đúng một cái xe đạp Mifa xanh ngọc đời đầu, còn đâu cơ man là đĩa nhựa...cả vài trăm chiếc. Toàn ABBA,BONEY,BEEGE,..ca sĩ Đức nổi tiếng thì có Monika, Frankshurber,...vv. Về một thời gian cực ngắn thì anh em buộc phải thay đổi hoàn toàn,nhất là sau cú mấy anh em bên đó về tụ tập nhảy nhót ở nhà một người bạn ở Nhà Thờ, tất cả bị bắt lên Đồn Hàng Trống, tội dám..tắt đèn, nhảy xếch,và bị rạch quần tại chỗ !!! Em còn nhỏ, nhưng trí nhớ cũng tốt, nhất là thời bao cấp nó cứ ám ảnh, vẩn vơ mãi trong đầu nên vài dòng góp chuyện cùng các bác.