Chào các bạn, xin hỏi là có cách nào mà có thể kiểm tra sơ bộ để biết đc các đèn công suất tương đối cân nhau ko? Ví dụ như đo VDC tại chân điện trở thoát Cathode của đèn công suất đều có giá tri là 16,5 VDC,như vậy các đèn này có tương đối cân nhau hay ko? Xin cám ơn !
Em nghĩ là với yêu cầu tương đối như bác nói thì cũng chấp nhận được, với điều kiện là mọi chế độ khác của hai đèn phải giống hệt nhau. Theo em là bác có thể cắm cùng một vị trí và chờ một thời gian để đèn hoạt động ở chế độ ổn định thì mới bắt đầu đo!
hờ hờ em cũng hay làm như bác lequochung .chi để chọn tương đối cân nhau thôi còn đánh giá chất lượng còn bao nhiêu % thì phải máy test tubes .trước em lượm đại mấy chục quả 12au7 chỗ bà chiến .về vừa rồi mới moi ra , em làm như thế này nhà em có cái pre DIY 12au7 chạy 2 tubes RCA nos .em cho chạy ổn định em đo điện áp anot 120v-ktot 4,5v .em rút 2 tubes này ra cắm 2 quả khác vào chạy ổn định đo tiếp nếu 2 quả k cân nhau rút 1 quả ra cắm quả khác vào chọn gần giống nhau lấy bút dạ đánh dấu .chả biết thế có đúng không mong bác nào có ý kiến khác mời bác phát biểu ạ ,
Mình nghĩ dân DIY mình tương đối thôi.Tôi thương lắp một mạch cơ bản của đèn rồi từ đó chỉnh đến dòng tăng tối đa.suy ra độ phát xạ xem đèn già hay non.tìm đèn cân nhau cũng như các bác thôi.
Nếu chỉ để đo đèn cân nhau thì em hay lam như thế này. Các bác cho đèn chạy ở chế độ đốt tim, dùng đồng hồ để thang đo trở 1K gì đó (em không nhớ rõ, lâu roài). Dùng hai đầu que đo vào anot và katot. Kim đồng hồ chỉ cân nhau thì bóng cũng cân nhau thoai. Các bác cứ thử xem có được không?
giả sử bác đo đèn 3 cực ( để bỏ qua ug2) giả sử đèn này có thể DẪN ở Uak = 3v thì với lưới g1 để trống ( ko nối vào đâu ) - phép đo này vô giá trị ps : bác có thể cho biết tên đèn (tube) bác đo được không ạ ?
Em thấy đo kiểu này chưa ổn vì đèn chưa được đặt vào chế độ hoạt động. Không có cao áp, không bias thì làm sao đo được bác???
đo thực tế trên mạch để biết đèn cân hay không là dễ. 2 bóng khác hãng, khác đời có lệch nhau vài- nhiều phần trăm là chuyện bình thường. 2 đèn lệch nhau 5 cho tới dưới 10% không ảnh hưởng gì khi chạy trong mạch. giờ, em hỏi khó hơn 1 tí nhé. chỉ có 1 bóng hoặc 1 cặp (cùng loại, đo thông số bằng nhau), làm sao biết bóng đó mạnh hay yếu ?
đo thông số j bằng nhau ? đầu tiên bs cần xác định , thế nào là mạnh hay yếu đã ( đại lượng , đơn vị ....) ? hè hè :lol:
Nếu bác để thang đo điện trở ở đồng hồ thì khi đo bình thường sẽ không nên kim. Còn khi bác cho đốt tim (6.3V hoặc 12.6V ứng với từng bóng) một lúc để nung nóng anot. Khi đó anot và katot sẽ giống như một diode. Và bác dùng đồng hồ đo, Các bác cứ thử so sánh một bóng mới và một bóng cũ (với cách đo này), sẽ cho kết quả bóng nào phát xạ tốt hơn. Có bác nào giúp em thực nghiệm vụ này với ạ.
thì bác chủ topic đang nói về đo áp kathode của bóng cần đo. khi áp này của 2 bóng bằng nhau trên cùng 1 mạch---> suy ra 2 bóng cân nhau ???? bóng mạnh yếu... tức là so sánh transconductance rồi
Tube chỉ giống Diode khi bác đốt tim và cấp điện áp đúng chế độ bác ơi. Khi bác dùng đồng hồ đo diode hoặc transitor là bác đã cấp đủ thiên áp cho nó rồi. Còn đối với tube, điện áp của đồng hồ đo không đủ cho đèn hoạt động bác ợ!
Hình như bác vẫn chưa hiểu ý em, Tức là cấp điện áp đốt tim từ nguồn biến thế của bác bác nhé. Sau đó dùng đồng hồ để thang đo điện trở đo ở anot và katot của bóng. Nếu bóng cũ mới khác nhau thì độ phát xạ của nó khác nhau, kim đồng hồ chỉ lên xuống cũng khác nhau. Việc này rất đơn giản, bác có thể test giúp em mà không gây cháy nổ gì :mrgreen: . Có bác nào test hộ làm trọng tài giúp em vụ này với :mrgreen: .
Bạn nung tim. Chờ khoảng 30 giây, dùng đồng hồ vạn năng loại chỉ thị bằng kim, đặt chế độ đo điện trở x10 hoặc x100. Kẹp que đo vào G1 và K sẽ thấy một chiều lên kim, một chiều không lên.Bóng nào có độ chỉ thị lên gần hết khung thì khá hơn bóng có chỉ thị không hết khung. Sau đó ngắt đốt tim. Bóng nào còn lưu chỉ thị lâu ( kim xuống chậm) là bóng tốt.
Thời trước khi sửa chữa máy tôi dùng cách đo đơn giản như sau: Cấp nguồn nung tim (6,3vdc hay 12.6 vdc theo loại đèn) khoảng 30 giây đến 1 phút, để 1 phút thì độ ổn định hơn, kết quả đo sẽ chính xác hơn. Để thang đo đồng hồ ở vị trí đo điện trở x 10 hoặc x 100. Đầu que dương (que đen âm đồng hồ = dương nguồn) chạm vào lưới 1, đầu que âm (dây đỏ = dương đồng hồ = âm nguồn) chạm vào Katod. Kim đồng hồ sẽ lên. Căn cứ vào chỉ số của kim khi đo ta sẽ biết được 2 đèn có cân nhau hay không, hoặc đèn nào tốt đèn nào kém. Đèn tốt có chỉ số đo điện trở nhỏ (katod phát xạ tốt, đèn mới). Cách đo này rất thuận tiện để ta kiểm tra loại đèn 3 cực kép có cân nhau hay không ( như đèn 6SN&, 6H8C...Thâm chí kiểm tra cả đèn công suất (mắc PP). Tôi còn dùng cách này để kiểm tra đèn hình (loại đèn hình thủy tinh) rất hiệu nghiệm. Nếu kiểm tra đèn van thì que đen "dương nguồn" nối vào Anod, que đỏ "âm nguồn" nối vào Ktod. Khi KT cả lúc đo nóng và đo nguội (đo nguội là tạm cắt điện áp nung tim) đo nóng xong đo nguội luôn. * lưu ý: khi đo chỉ cấp điện cho sợi nung tim. Trên cơ sở đó, các bạn có thể tự chế cho mình một biến áp cấp điện, một đế đèn loaị 9 chân tăm, một đế octan có cấp điện 6,3v và 12,6 v (dùng 1 công tắc chuyển điện áp 6,3 hay 12,6 để điều chỉnh cho phù hợp với đèn KT), lúc KT ta chỉ việc cắm đèn, cấp điện và đo rất thuận tiện.
bác có thể cho vài ví dụ thực tế, như đèn 6SN7 thì bao nhiêu ohms là tốt, khá, mức giới hạn boderline, kém ? ... và các đèn khác ?
Cho phép em xen vào tí ạ. Em nghĩ đo phát xạ cho đèn lên được bao nhiêu ohms là tốt do nhà sản xuất cung cấp cho mình. Với lại mỗi loại đèn thông số này cũng hơi khác nhau. Nếu muốn biết đèn còn tốt hay không nên có một đèn mới tham chiếu để ước lượng được khi đo phát xạ cho đèn bao nhiêu ohms là tốt. Hồi xửa hồi xưa sư phụ em dạy em đo phát xạ cho đèn hình ti vi cũng vậy ạ.
Em xin chen vào tí. Thế bao nhiêu ohm này thì nhà sản xuất "nói nhỏ" với khách hàng thôi hay có ghi chỗ nào trong datasheet không vậy bác sinhlk ? Vậy là mình khỏi phải mua máy đo đèn, mà chỉ cần mua tube mới mỗi loại 1 bóng để làm tham chiếu, còn mua bóng cũ về đo để xài :roll: Vậy mà, thời nảy thời nay tới 17 bài trả lời rồi "đồ đệ" mới truyền khẩu quyết cho thế hệ sau :evil:
Cái này bác hỏi sư phụ bác thông số dư thế nào là tốt, vì bản thân đèn hình TV cũng là một đèn điện tử mà.
nếu em nhớ không nhầm thì đo được tầm 1k đến 5k thì ok, mấy cái tivi nội địa củ thường 3 tia RGB lệch nhau và đo khoảng vài chục k.
bác lại bắt bí em rồi, đây là thông số có được từ thực tế. Mình đâu cần mua đèn làm gì, đo 1 lần là nhớ thôi mà. Nếu bác có ý định mở shop kinh doanh đèn thì nên mua máy đo đèn để cung cấp cho khách hàng thông số chuẩn tin cậy. Dạo này mọi người chém gió kinh quá, em thì yếu bóng vía nên ít nói.
Khi em đo bằng phương pháp này với mấy bóng 6h8, 6h9 NOS thì kim nó chỉ kịch về bên phải (cái vụ này em dối lắm :lol: ) . Khi em lắp GU50SE theo mạch bác 7, sử dụng GU50 cũ, theo lý thuyết bác đưa ra là -58V cho lưới thì dòng anot-katot là khoảng 80-90mA. Nhưng với bóng mà em đo kim gần về phía bên phải hơn (khoảng vị trí 1K) thì áp lưới gần mức -58V đã đạt được dòng như lý thuyết, với bóng kim chỉ khoảng hơn 1K thì phải chính áp lưới lớn hơn mức -58V mới đáp ứng được dòng yêu cầu. Vài trải nghiệm thực tế em xin trình bày với các bác...
Kính bác! Hôm trước em có đo thử để KT mấy cái đèn còn tốt, độ phát xạ Katod: điện trở vào khoảng 200 - 250 omh Với đèn pre: EBF80, ECF80, ECL86, 6LX8, 4ẸJ7... Đèn hình tivi từ 3-4Komh là tốt (đã qua sử dụng). Nói chung đo nhiều nên có kinh nghiệm, những đèn quá cũ điện trở tới hàng chục thậm chí cả trăm komh (với đèn hình thủy tinh).
Suy đoán mức độ phát xạ của Katot chỉ thị bằng thang Ohm của đồng hồ vạn năng dùng kim thường mang tính so sánh tương đối. Cũng cần lưu ý đến điện áp của que đo, có loại 1,5 v có loại 3 v, mức chỉ thị sẽ khác nhau. Cách đo này cũng không cho biết mức độ rò rỉ điện giữa tim đèn và Katot