Kính chào các bác ah, Em từ ngày bước chân vào con đường audio này, ngoài việc tìm tòi và đổi chác thiết bị ra em cũng đang rất đau đầu về việc set up phòng nghe của em ah. Em đã tận dụng 1 căn phòng ngay lầu 1 dự định làm phòng nghe nhạc, vì lúc trước em để trong phòng ngủ nên khi nghe có cảm giác bí. Đến khi cho xuống phòng dưới lầu 1, vốn dĩ là phòng khách những tưởng sẽ ok hơn, nhưng mà nó lại nảy sinh vấn đề về dội âm ah... Căn nhà của em tọa lạc ngay góc ngã tư, nên kiến trúc phòng nó bị méo méo ah . Em đã cố gắng tìm các tư liệu ở trên 4rum này, nhưng mà tựu trung toàn là các phòng vuông vức, chưa thấy trường hợp nào như em ah . Em mong các bác tư vấn cho em cách làm sao để khắc phục được nhược điểm trên ah, và nếu được thì em mong các bác giới thiệu or chỉ chỗ cho em biết chỗ nào chuyên làm phòng nghe nhạc ah... Xin chân thành cảm ơn các bác ah!
Nếu có điều kiện bác chuyển phòng nghe đi là tốt nhất, đỡ khỏi lăn tăn méo mó. Mà ngay góc ngã tư méo tí nhưng ngon đấy nhá! :lol: :lol:
Bác ah, nếu đổi phòng nghe được thì em sẽ làm ngay bác ah, như thế vừa đỡ tốn kém, vừa nhanh gọn lẹ nhưng cơ bản là ko còn phòng nào thích hợp để biến nó thành 1 phòng nghe nhạc bác ah...
Phòng kiểu này chắc cũng chưa có trên VNAV! Thôi thì post lên cho mọi người tham khảo! Phòng kiểu này em đang chuẩn bị thi công cái thứ 2! Còn vài món chưa đưa vào nên nhìn hơi trống trải! :wink:
Cái này nhìn thì đẹp quá nhưng áp mái thì chắc nóng hoặc ồn (khi mưa) lắm. Bác xứ lý vấn đề cách âm (khi mưa) và nhiệt thế nào vậy? Em cũng đang muốn tận dụng không gian. Cảm ơn bác.
Nóng thì không nóng lắm vì nó là mái bêtông và dán ngói, ngoài ra có tăng cường thêm cái máy lạnh 1.5hp! Do là mái BT dán ngói nên nó không có ồn khi mưa! Phòng được xây tường 200 có lót bông ở giữa nên cách âm khá tốt!
Phòng nghe muốn hay (với 1 kích thước có sẵn, không có quyến thay đổi về tỷ lệ ) thì phải kết hợp 1. đủ 3 món Hút âm - phản xạ âm - tán âm với mức độ vừa phải phù hợp với lỗ tai (gu) của mỗi người) 2. set up loa và vị trí ngồi nghe theo gu của bạn 3 chưa tính đến thiết bị. Mỗi một phần nếu muốn master được hết thì phải bỏ 1 khảog thời gian và công sức tương đối (VD để máter được về vụ hút âm em đã bò ra khoảng 1 năm). Với kinh nghiệm đã có, mình giúp ý kiến sau: nếu muốn đạt hiệu quả giá thành cao, nhanh, gọn, ít phải suy nghĩ : bác làm trần sợi khoáng treo càng xa trần càng tốt. sau đó bác set up loa và vị trí ngồi nghe, nếu cần hút thêm thì mua thêm mấy tấm đặt tại 4 góc phòng và có thể thêm mặt tường sau loa, sau ghế ngồi, hay tường hông tùy gu của bác đảm bảo rẻ và rất hiệu quả Muốn tốt nhất mà không sợ cực- không sợ chi phí- không sợ DIY thì mua bông đá hay Bông thủy tinh về làm
Em thấy có một bác bên HDVIETNAM làm phòng nghe ở tầng hầm. Bác ấy làm rất pro.Em nghỉ nghe ở tầng hầm tốt hơn là trên máy. Vì mở to chẳng làm phiền ai.
Ôi trời, dân chơi Audio mà hiểu biết về cách âm, phản âm và làm được như thế này theo em là cực hiếm đấy. Chắc chắn là phải nhờ đến chuyên gia rồi. Bởi đa số AE là tận dụng không gian có sẳn.
Bác cho iem hỏi cải hệ nan gỗ lên tận nóc liệu có lãng phí khi 3 cái tấm chéo kia no che hết không?? :lol: :lol:
Xin chào các bạn, BV có sưu tầm được một số hình ảnh của một phòng nghe đang được thi công cho việc cách âm, tiêu âm và cách nhiệt, muốn chia sẻ cùng các bạn. BV cũng muốn áp dụng cách làm này cho phòng nghe nhìn của mình. Tuy nhiên về thiết kế trang trí thì khác. Vì muốn đẹp cho nên BV không phủ thạch cao, nhưng sẽ bằng một lớp gỗ sồi tự nhiên dầy 1.5cm. Đồng thời lớp xương kim loại thì cũng sẽ được thay thế bằng các thanh gỗ dầu 4cmD x 5cmW, đóng chắc để liên kết chặt chẽ các lớp gỗ giúp chống rung. Tuy nhiên sẽ mất công thêm phần chống mối mọt. Hiệu quả của lớp vách gỗ ngoài đem lại sẽ không đạt bằng dùng vách thạch cao. Tuy nhiên, nếu không đạt cái sự nghe thì cũng đắt cái sự nhìn. Phòng này dùng 2 lớp ván ép dầy 1cm. Lớp trong cùng có khoan lổ 2cm cách nhau 40cm, để chứa một lớp không khí giúp chịu sức ép từ các lớp vách ngoài và tiêu các sóng âm còn sót lại. Và một lớp bông khoáng (cũng gọi là bộng đá) hoặc bông thủy tinh ở giữa 2 lớp ván ép, để giúp tiêu âm, cách âm và cách nhiệt. Sau cùng là 1 lớp thạch cao phủ ngoài. Ngoài nhiệm vụ trang trí, che lấp các dấu nối, vách thạch cao này còn là một chất liệu mang tính cách âm và chống dội âm rất tốt do tính chất liên kết trong cấu tạo của nó. Nó giúp âm thanh mềm mại hơn, không bị chát chúa, hổn âm và khó nghe. Giải thích: Các bạn hãy tưởng tượng ra, khi âm thanh của một phim hành động bắn súng rất dữ dội giữa hai phe chính và phản diện, những chiếc xe hơi và các phuy xăng bị trúng đạn nổ tung trời, thì âm thanh surround cùng âm trầm từ subwoofer sẽ lên cao trào, dồn dập phát ra các sóng âm liên tục, nhất là loa sub. Thì lớp vách thạch cao, cùng 2 lớp ván ép sẽ bị các sóng âm này tấn công. Với nguyên lý này, các lớp vách này sẽ bị rung chuyển do sự dao động đàn hồi, dồn ép, đưa các sóng âm đa phương áp vào lớp bông khoáng xốp. Lớp bông khoáng này sẽ làm phân tán các phương sóng, giúp chúng khúc xạ qua lại bên trong tấm bông, cùng tấm ván ép bên trong cản lại và cho phản xạ ngược vào tấm bông khoáng này để làm tiêu hao đi đa phần sóng âm thanh. Nếu lớp ván này không được khui lổ thoát khí, thì e rằng sóng lực sẽ bị tức và phản xạ ngược ra vách ngoài, làm giảm đi hiệu quả của việc trang âm. Phần sóng còn sót lại, sẽ tiếp tục va vào lớp ván ép bên trong. Nhờ các lỗ thông hơi đã được khoan sẵn, không khí sẽ thoát qua đây để tràn qua lớp rỗng cuối cùng, khến làm giảm đi lực sóng tác động đến tấm ván ép mà sẽ tạo ra sự dội âm. Lớp không khí này sẽ làm tan biến các sóng âm còn sót lại. Các sóng âm mỗi khi ngang qua các lớp của vách, đều sẽ bị giảm thiểu sóng lực, và dần sẽ bị triệt tiêu. Tuy nhiên, đó là ta chỉ mới đề cập đến một phương xuôi của sóng âm. Khi ngang qua các lớp thạch cao, ván ép, lớp bông khoáng, lớp ván ép có khui lổ, và lớp không khí cuối cùng, thì những sóng âm này đồng thời cũng bị khúc xạ (không song song) và phản xạ ngược (song song khác phương) thì cũng sẽ tự nằm trong rọ. Tự chúng sẽ khúc xạ và phản xạ với nhau trong các lớp ván, không khí, bông khoáng đã nhốt chúng lại và rốt cuộc sẽ đều bị đưa ra lớp không khí sau cùng để mà tan biến đi. Một chút ít còn sót lại chạm đến tường cũng không đáng kể. Vì có kể cũng chẳng làm được gì (nhau). Ta nên để ý, không khí cũng là một "chất liệu" rất tốt giúp làm tiêu âm và cách âm. Ngoài số sóng âm mà tác động đến vách và đi qua vách, thì bên trong phòng của chúng ta cũng còn lại một số rất ít sóng âm khúc xạ và phản xạ. Nếu là phòng chuyên nghe stereo, các thiểu sóng này sẽ tùy vào kích thước loa bass, cách bài trí, và kích thước phòng, cuối cùng là tai nghe của ta quyết định. Ta có thể... nhân đạo giữ nó lại để có chút "gia vị" trong cái sự nghe, hay là muốn triệt tiêu cho mất tích luôn cái sự... thừa giống như số phận đau thương của Chiêm Thành xưa, thì tùy ở ta sau khi nghe... ngóng. Riêng phòng cinema, thì BV thiết nghĩ là các bạn không cần làm gì thêm. Nếu việc thiết kế tiêu âm vách đứng cho sóng phương ngang từ loa trực tiếp đến tai nghe gúp ta chống sự khúc xạ âm thanh hay còn gọi là sự dội âm là nguyên nhân tạo ra sự hổn âm và lùng bùng không rõ ràng, làm âm thanh mất đi độ minh bạch và chi tiết - thì việc trang âm cho trần còn quan trọng hơn. Về trần, thì tấm trang trí thạch cao màu trắng bao quanh góc tiếp giáp trần và vách, và các lổ thủng trên tấm thạch cao của trần trong hình, sẽ có tác dụng ngăn trở sự hoành hành của sự phản xạ sóng đứng tạo tiếng vang. Việc mà chúng ta cần làm là loại trừ các phản âm ngang và dọc, hay còn gọi là việc chống sự dội âm để giữ lại các sóng âm chính của loa theo phương ngang. Và sóng đứng là cái mà ta cần ưu tiên để loại trừ. Bởi vì nếu như những sóng đứng do sự dội trần và góc trần này mà có bước sóng đi nhanh hơn sóng âm chính của loa, thì xem như ta đã thất bại. Vì các sóng dội đứng này sẽ đi đến tai ta trước âm thanh của loa, khiến cho ta lại nghe các tiếng vang dội của nhạc trước khi nghe được nhạc. Khi đó, sẽ tạo thành một sự trễ nhịp của nhiều loại sóng âm sẽ gây ra một sự lập lại của một số âm thanh đã phát đi. Đó chính là tiếng nhái lại hay còn gọi là echo. Vì vậy trần càng quá cao so với kích thước tổng quát của phòng thì sóng đi càng cao, bước sóng sẽ càng rộng, càng mau đến tai ta hơn. Vì vậy, trần nên thấp và cân đối so với chiều rộng và ngang. Phần lót các tấm bông khoáng trên trần thì ta không lót cho tất cả trần, mà chỉ lót cho một nửa trần thuộc phía bộ dàn. Khi xây phòng âm thanh, ta nên xây theo kích thước vàng. Sau đó đến việc trang âm. Sẽ không có cách trang âm giống hệt nhau cho tất cả, nhưng đều xuất phát từ một nguyên lý tiêu âm. BV xin được cùng chia sẻ. Nếu có suy luận sai, xin các bạn góp ý cho BV được học hỏi ạh. Năm mới, phòng mới, ti dzi mới. Xin chúc các bạn vui vẻ. Thân mến.
Em nhìn các bác dán miếng cách âm đấy thì đúng là thủy tinh tấm rồi, cái này mà mua loại chịu nhiệt thì tuyệt.
minh cung dang lam phong nghe . luc dau cung dinh tu DIY nhung nghe nhieu nguoi moi nguoi mot kieu nen.... thue tho chuyen nghiep cho lanh
Theo em được biết thì nôm na gọi là acoustic clouds có tác dụng chính là tránh dội âm từ những mảng trần phẳng!