Em thấy bác Yes Sir nói về mass cho dàn mấy rất chuẩn, em ccopy lại cho bác dễ đọc: "Dây mass cho dàn audio nên đi độc lập với mass gia dụng là lí tưởng nhất , kẹt quá thì đi chung cũng ok , nhưng phải biết chắc chắn là dàn mass kia trong nhà phải đúng là xuống đất theo nguyên tắc chớ nếu không được vậy có khi hổng có mass lại hay hơn - nhiều sếp hỏi tại sao không vô sắt bê tông cột nhà ?? sắt bê tông cột nhà có chắc chắn xuống đất tuồn tuột 100% không ? chưa chắc ! có thể được 30-50% và có thể 110v- 220v rò rỉ trôi qua được ... mấy cái dòng rò có hại cho âm thanh ...ở lại! ...vì nó không đủ cường độ để thoát qua- cộng thêm cái khung sắt của căn nhà ( khung sắt bê tông căn nhà là 1 hệ thống khung angten khổng lồ hấp thu cực mạnh các loại sóng cao tần ) thì cái dàn máy yêu quí kia mà bảo rằng nó .. "hát hay " thì cần phải ...xem lại trình thẩm âm của gia chủ , nó chỉ có "ca ngợi " và hò la thôi - có khi khuyến mại thêm tiếng ù xì vui tai ... Dây mass cho các loại dàn máy như trên thì nên chọn dây lõi to nhất có thể (to hơn cả dây nóng -dây nguội từ 1 đến 2,3 lần )và các tao nên tơi nhuyển hơn và lớp mạ kim loại bề mặt cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng truyền dẩn điện ...dơ- chất cách điện chống thông khí ... tốt nhất là mạ bạc - nếu dây đồng thì nên chọn các thương hiệu lớn , lớp nhựa cách điện cần đặc biệt quan tâm , vì đây bị thông khí gây oxuyt hóa bề mặt kim loại thì các dòng rò nhiểu rất ghét .... -- rất đông các sếp thường cho rằng tiếng ù xì là do nhiểm nhiểu hệ thống - hể không thấy ù xì dù kê tai sát loa thì yên tâm ?? đó cũng là 1 cách nhận định còn nhiều chủ quan .... hầu hết các nhiểm nhiểu này chúng ta đều không nghe thấy nó trên nền âm thanh - nó tác động đến sự liên kết âm , làm cho không gian co hẹp lại , các tầng âm bị níu và lẩn lộn , mất đi sự tách bạch , tinh tế của từng nốt âm nhỏ nhất , mọi sự lung linh nhờ giao động tương tác của các tần số đều bị bí hoặc không thể hiện được . trên hình ảnh của phim thì nó thể hiện ở phần noise , cực nhỏ với các gai nhỏ li ti ... nó làm cho hình ảnh yếu nét đi , làm mòn sự sống động và chiều sâu ... Một khi hệ thống đã có phần chu đáo như thế thì điều gì sẽ đưa đến ? - điều cơ bản nhất là nếu dường như không gian nghe có vẻ rộng rải hơn ,âm thanh tràn ngập tự nhiên , trung âm hạ giọng và có cảm giác thoải mái hơn ... thì xin chúc mừng gia chủ cuối cùng thì em cũng nên chốt hạ 1 câu kết : nếu dàn máy của bạn , từ CDP, amly , dây nhợ đến loa phối ghép với nhau cùng với phòng nghe chưa được hòa hợp nhịp nhàng thì có lẽ dây mass này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm vụ an toàn điện mà thôi - yess sir!" Em vẫn bực vì trước đây bác ấy nói em chơi "one-end" nhưng dù sao cũng cắm ơn những góp ý của bác ấy cho em :lol:
Em không dám nói đến cái cao siêu gì ráo.âm thanh nó nằm ở cảm nhận của mỗi người.nhưng cái gì thuộc về kĩ thuật thì vẫn là kĩ thuật.cái vỏ thiết bị được nối đất là để an toàn cho người sử dụng nếu có rò điện ra vỏ máy mà thôi.nó là nhiệm vụ của dây tiếp địa mà từ tây mũi lõ nó dùng điện phát sinh rò điện ra vỏ gây chết người nó ghi lại vào sách là phải có tiếp địa khi thiết kế hệ thống cung cấp điện cho thiết bị.em sẽ không dùng nó với ý nghĩa là nó làm bộ dàn hi-end phối hợp tốt hay hơn.mà chẳng lẽ không hay hơn thì không tiếp địa?.có lẽ do em nghèo nên cái nghe của em nó cũng đơn giản.nếu em có nhiều tiền em sẽ không dùng điện lưới để nghe nhạc trực tiếp.
Nhưng khổ một nổi là cách tiếp đất của em (qua khung nhà ở) lại có tác dụng tốt chư không hại như ở lý thuyết trên. Hay là tại lổ nhỉ em khác người ta ? Tóm lại khi em tiếp đất như vậy thì em được 2 cái : Âm thanh sạch và khi rờ tay vào các thiết bị thì không bị tê tê. Em đã thử đi thử lại nhiều lần nên chắc chắn là thế, nhưng có thể là đúng ở nhà em và sai khi ở nhà bạn, nên nếu không phải thì các bác bỏ qua cho. hi hi
Em còn nghe nói , nối mass vào lớp vỏ mass dây truyền hình cáp đi khắp nơi , nghe nói bọn này làm mass và chống sét kỷ...đừng hê lên quá TV bị nhiễu chúng nó kiểm tra... Hic
Hi, Em cũng nối mass bằng cáp TV, thấy ổn, không có xì xì, tê tê nữa...nhưng lại "tê tê" trong suy nghĩ, lỡ một ngày nào đó đường điện của nhà nào bị "dính" vào cáp thì nguy hiểm cho mình, và lỡ điện nhà mình bị "dính" vào cáp gây nguy hiểm cho người khác, có thể bị "bóc lịch" như chơi,...nên em không nối mass vào cáp nữa. Mass bằng cách đóng 2 thanh V5 dài 1,5m xuống đất và nối dây (dây em nối đến 25m, cỡ dây 2,5mm2) lên cho mass...OK (dùng đã hơn 2 năm rồi vẫn ổn).
Nếu tổng công suất hệ thống của em không bao h quá 500W em dùng BACL 1 - 1.2k liệu có ổn không hay phải dùng "loại 3k trở lên thì bass mới căng" Các bác tư vấn cho em mua loại nào? ở đâu với ạ. em cần BACL ra 110 và 220v
Em đang dùnng 1 biến áp cách ly của Nhật 3KVA cho cả tivi và dàn KARAOKE luôn theo cảm nhận của em chất âm không có sự thay đổi nhưng có một điều chắc chắn là an toàn về điện. không có cảm giác tê tê như trước đây khi thiết bị cắm trực tiếp vào ổn áp.
e thấy mấy bác dùng mà em ko dám dùng, một ngày nào đó em chỉ sợ chính cái bakl làm tèo mấy em D/A ...
Hehe, bác chắc đã lay hoay hoài mà không tìm ra chân lý. Em nghĩ việc này ai thích thì cứ chơi cho sướng con mắt & đã cái suy nghĩ, còn hiệu quả thì chắc chỉ 1 tí thôi.
Có lẽ bạn hơi nhầm rồi Phần điện ảnh hưởng rất lớn đến âm thanh. môt hệ thống âm thanh có nguồn điện sách ổn định chắc chắn cho âm thanh hay hơn hệ thống cắm trực tiếp.
Mình đọc trên này thấy rất nhiều người tranh cãi về phần điện cho audio người nói nó có tác dụng còn người bảo không. Mình mạn phép có chút ý kiến về vấn đề này. Mình xin khẳng định luôn nó quyết định rất lớn đến chất âm của hệ thống audio. Vấn đề là chúng ta setup thế nào để chất âm đó hợp với chúng ta. Mình giải thích một cách hình tượng để các bạn dễ hiểu hơn nhé: Nếu coi hệ thống điện như hệ thống nước thì BACL giống như bể nước. Như vậy thì khi sử dụng BACL giống như ta bơm nước lên bể rồi sau đó nước mới chảy vào thiết bị ta sử dụng. Đúng như cái tên của nó khi ta dùng BACL nó sẽ tránh được các dao động điện ảnh hưởng từ hệ thống điện bên ngoài đến hệ thống (ví dụ bạn bật cái điều hòa sẽ làm cho ánh sáng ở các đèn tối đi rồi mới sáng trở lại bình thường đó là hiện tượng sụt áp khi có một thiết bị điện công suất lớn đóng vào lưới điện, hiện tượng này xảy ra thường xuyên, nếu hệ thống audio không có BACL thì dĩ nhiên sẽ cũng bị ảnh hưởng nếu dùng BACL thì hiện tượng này sẽ không còn). Tuy nhiên nếu điện lưới ở nơi bạn sống không dao động nhiều thì cảm nhận được tác dụng của BACL rất khó đó là lý do tại sao khi dùng BACL có người thấy nó có tác dụng có người không. BACL về cơ bản không thể làm thay đổi chất âm, tính năng quan trọng nhất của nó đảm bảo điện áp ổn định cách ly hệ thống audio của chúng ta với những dao động điện áp không mong muốn của hệ thống điện nên tính năng quan trọng nhất của nó là làm cho thiết bị audio của chúng ta bền hơn đặc biệt là đồ đèn. Cũng có thể một số hệ thống audio khi dùng BACL cảm thấy ấm hơn một chút về chất âm (cái này theo tôi nghĩ đó là vật liệu sử dụng chế tạo BACL là các sợi dây đồng BACL giá rẻ hoặc đồng lá BACL đắt tiền bọn Đức hay làm kiểu này). Vì vậy nên rất nên sử dụng BACL vì nó đem lại tuổi thọ cho hệ thống audio của chúng ta. Còn một câu hỏi nữa công suất của nó là bao nhiêu thì được. Câu trả lời là bạn sử dụng BACL có công suất càng lớn thì càng tốt tuy nhiên lớn quá sẽ đắt tiền và có thể gây tiếng ồn nếu làm không tốt quan điểm của tôi với hệ thống audio mà chúng ta đang có tầm 3-5KVA là lý tưởng. Còn về lọc điện thì thế nào. BACL là chúng ta nói về điện áp (cái tên của nó là biến áp đó các bạn). Còn lọc điện chúng ta nói về tần số. Hệ thống điện có 2 chỉ tiêu quan trọng để định nghĩa gồm điện áp và tần số nước ta sử dụng lấy tần số 50HZ làm chuẩn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có rất nhiều thiết bị gây ra nhiễu trên hệ thống. Ví dụ đèn ống (đèn huỳnh quang nhà nào cũng có) thì sử dụng chấn lưu và tăc te nên gây ra nhiễu xuất hiện các dòng điện có tần số khác với tần số chuẩn. Nhiễu là các dòng điện có tần số khác với 50HZ xuất hiện trong mạch điện của chúng ta. Trong khi đó khi thiết kế các hệ thống audio dĩ nhiên kỹ sư tính toán dựa trên dòng điện chuẩn 50HZ nên khi có dòng điện tần số khác thì nó sẽ tác động vào ngay hệ thống audio (cái này BACL không cản được vì BACL hoạt động trên nguyên tắc cảm ứng) và hiện tượng ù, xì, méo nổ lép bép là đương nhiên. Lọc điện thì có tác dụng lọc đi các dòng điện nhiễu không mong muốn này. Vấn đề các bạn đã dùng đúng cách chưa. Hiện nay có 2 nguyên lý lọc: 1. Lọc điện theo kiểu chỉnh lưu dòng điện về 1 chiều rồi nạp vào acquy sau đó qua bộ chuyển DC-AC để biến dòng từ 1 chiều thành xoay chiều (cái này giống như bạn chưng cất nước ra nước cất để dùng trong y tế) lọc kiểu này thì sạch nhưng vấn đề là bộ chuyển DC-AC có tái tạo lại dòng điện sin chuẩn ko (220V-50hZ) nếu làm lại được chuẩn như vậy thì rất đắt tiền mà chưa chắc đã hay vì nghe nhiều hệ thống có cảm giác lạnh và khô không khoái lắm. Một điểm nữa là hệ thống này có tuổi thọ kém (sử dụng acquy) và nóng nên tản nhiệt lớn hoặc dùng quạt (cái này chẳng anh em nào khoái cả) và tốn điện nữa. 2. Sử dụng mạch lọc (noise fillter) cái này mới đáng quan tâm. Tôi sẽ không nói cấu tạo thế nào nếu anh em nào quan tâm thì mua một cái sẽ thấy nó in ngay mạch lọc trên đó. Tôi chỉ xin mô tả cơ chế của nó là như hệ thống lọc nước GO mà anh em thấy quảng cáo bán đầy. Tác dụng của nó tương tự vậy, cục lọc tốt là cục lọc có nhiều tầng lọc dĩ nhiên chết tạo căn chỉnh khó hơn đắt tiền hơn. Ngoài ra cục lọc có 1 chỉ tiêu rất quan trọng đó là cường độ dòng điện (5-10-15-50A ...) Với hệ thống của chúng ta thì dùng tầm 15-25A là thoải mái. Do cách lạoc theo tầng nên độ tinh khiết của dòng điện không thế như phương pháp lọc trên ngược lại nó không biến đổi dòng điện hệ thống. Nhưng món này mà ko biết cách dùng thì như nhiều bạn cảm nhận sẽ làm cho hệ thống audio chả hay hơn còn kém đi. Thứ nhất với cách lọc này thì nhất khoát phải có mass (dây nối đất hệ thống điện 3 dây) đây chính là đường xả của nhiễu (giống như máy lọc nước GO bạn cần có một ống xả nỏ để xả nước bẩn không mong muốn đi) nên các bạn để ý các cục lọc bao giờ cũng có 6 cực 3 cực đầu vào và 3 cực đầu ra họ ký hiệu 1-2-3 đầu vào, 4-5-6 đầu ra và đường xả bao giờ cũng là chân 2 và 5 (ở giữa hé hé cái này giống như bố trí chân giữa của anh em :lol: ) còn chân vào 1, chân ra 4 thì dùng cho dây nóng (dễ nhận biết nhất các bác cho bút thử điện vào ổ cắm em nào làm cho đèn đỏ lên thì cho cực vào 1 đấu với pha này) còn lại là đấu với chân vào 3 và 6. Cái này là quy ước chung, có thể có một số chuẩn khác nên các bác nên đọc kỹ mạch thường in theo mỗi cục lọc điện. Còn anh em nào "Không biết gì về điện" :lol: thì nên đưa cho mấy anh thợ điện lắp dùm cho chắc. Như vậy bạn nào thấy nó ko tác dụng chỉ thuộc 2 nguyên nhân 1 là không có tiếp đất (không biết xả nhiễu đi đâu) hai là đấu sai cực. Các bạn thấy hiện tượng rất rõ rệt là khi chúng ta nghe nhạc đêm khuay lúc này hệ thống điện lưới ổn định hầu như không có thiết bị sử dụng điện nên nhiễu cũng không có nhiều nên các bạn nghe nhạc cảm thấy âm thanh trong tròn rõ ràng chi tiết hơn. Vậy có thể kết luận tác dụng lọc điện là tác dụng trực tiếp vào chất âm nên khi bạn cắm lọc điện chắc chắn sẽ có tác dụng vào chất âm. Còn chất âm này có hay hay không còn tùy tai của từng người. Có người thích cái âm nhòe nhòe kiểu cắm điện trực tiếp dĩ nhiên họ sẽ không khoái qua lọc điện lắm. Lọc điện sẽ có tác dụng rõ rệt nếu hệ thống điện nới bạn sử dụng nhiều nhiễu (các ban cứ thử nghe lúc 4-7h tối sau đó đêm về nghe bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt) còn chỗ nào hoặc thời điểm nào ít nhiễu bạn sẽ không cảm nhận được nó. Vì vậy nhiều bạn cắm vào thử qua lọc và không qua lọc thấy nó không có tác dụng gì đánh giá nó không có tác dụng là hoàn toàn hiểu sai về nó. Khẳng định khi bạn dùng hệ thống chuẩn Lọc - BACL- Lọc mà hệ thống audio không trong hơn, bát tròn hơn và sân khấu không rộng hơn cứ ném đá em thoải mái em xin hết.
Chất âm BACL thì em không Dám Bàn nhưng: Nguyên lý hoạt đông của BIẾN ÁP nói chung và BACL nói riêng "LÀ NHƯ THẾ NÀO?" mà bác bảo tránh được các hiện tượng sụt áp trong điện lưới! Theo em học tất cả các biến áp đều lấy biến đổi từ trường qua cuộn dây hết, chỉ khác BACL là 2cuộn dây sơ-thứ còn tự ngẫu là chung nhau, MÀ ĐÃ LÀ NGUYÊN LÝ TỪ TRƯỜNG THÌ NẾU MẠNG LƯỚI ĐIỆN CÓ SỰ BIẾN ĐỔI THÌ CUỘN THỨ CẤP CŨNG VẬY! Em xin bác giải thích lý do tại sao nó không ảnh hưởng của sự sụt hay biến đổi điện áp như bác nói?
Chào bác "hhiepbi"! 1. Hoàn toàn đồng ý với Bác về việc Biến áp nói chung (Cách ly hay Tự ngẫu) thì điện áp đầu ra sẽ bị ảnh hưởng hay dao động khi điện áp đầu vào thay đổi hay dao động. Các bác có thể quan sát bằng mắt nếu có đồng hồ hiển thị (Volt hay ampere trên Biến áp) hay dùng đồng hồ đo bên ngoài khi thử tắt mở tải (máy lạnh hay pow ...) được nối với BACL có công suất khoảng trên 60% công suất của biến áp. Công suất tải khá nhỏ so với BACL thì sẽ khó thấy khi tắt mở thiết bị. 2. Ổn áp thì sẽ giúp cho việc ổn định điện áp đầu ra (thứ cấp) khi có dao động hay thay đổi điện áp đầu vào. Tuy nhiên Ổn áp cũng chỉ hiệu quả khi việc thay đổi điện áp đầu vào trong phạm vi xác định của NSX. Một số Ổn áp có thể cho điện áp đầu ra khoảng 220 V khi điện áp đầu vào dao động trong khoảng 210 - 230 V (5%). Ngoài chuỗi xác định này thì tùy theo NSX của Ổn áp (cấp chính xác), điện áp đầu ra sẽ không đáp ứng được (chẳng hạn điện áp đầu vào 205 V thì điện áp đầu ra khoảng 217-218 V). Các bác KS điện hay CV điện chắc khá rành về việc này. 3. Mình không có ý kiến về nguyên lý và hiệu quả của Lọc điện (vì là vấn đề phức tạp). Nhưng đề cập đến Tần số điện thì trước đây mình có khảo sát khá lâu trong việc tần số 50 Hz ở VN ảnh hưởng như thế nào đến các thiết bị điện và điện tử chuyển từ USA (đa số là 60 Hz hay auto 50-60 Hz) tronh Nhà máy SX. Qua đo đạc và thống kê thì thực tế dao động tần số ở VN không lớn khoảng 49 - 51 Hz (dù trong NM SX thì bị nhiễu điện khá nhiều). Vài ý kiến chia sẻ cuối tuần về Biến áp và Tần số ! Have the nice weekend!
Cái vụ BACL này các bác chém cũng nhiều, riêng cá nhân em thì thấy chả cần thiết dùng BACL hay lọc điện gì ráo. Chỉ cần nối mass cho hệ thống là an toàn rùi. Trước đây có tìm được bài của cụ nào nói về vụ nối mass vào hệ thống cấp nước thành phố em thấy hay quá nên copy ra để lưu rồi nhưng quên chưa lưu cái link ấy giờ tìm lại không thấy nữa (phải nói thẳng là công cụ tìm kiếm của VNAV này hơi bị củ chuối ạ). Em làm theo cách của cụ ấy nhưng đơn giản hơn là nối sợi dây đồng vào vỏ cái van đồng ( cái van của em thì lúc nào cũng thông với đường ống chính rồi) vậy là khá yên tâm, từ sau khi nối như vậy thì sờ vào vỏ máy không còn thấy tê tê nữa -> có hiệu quả -> yên tâm thưởng thức nhạc. Cái quan trọng nhất là rẻ tiền, chả cần tốn cả chục triệu cho BACL hay lọc nguồn gì ráo. Kính các cụ thấy cách của em có ổn không ạ?
Cám ơn bác nhiều! Về BACL (nhà em có ổn áp LI-OA tổng) em cũng đã thử nghe trên bộ dàn cỏ của em theo tai em: khi có BACL âm thanh dường như tĩnh hơn nên em nghe rõ tiếng Bass, trung hay treble nên cảm giác sân khấu rộng hớn chút (nhưng cảm giác âm thanh bị mỏng đi), nhưng khi em nghe mộc-không có BACL thì cảm giác ca sỹ hát có vẻ dày dặn, gai góc, hơi ồn hơn (riêng CD Basso em nghe thấy hay hơn có BACL) khi dùng BACL. Em cảm giác nếu các bác có bộ âm thanh hi-end bản thân nó đã rất chi tiết, phô về chất âm tốt thì BACL sẽ làm âm thanh tốt hơn nhưng với bộ cỏ nhà em thì nhiều lúc em thích nghe mộc (không BACL). Nên cũng chả biết như thế nào, chắc khi nào nâng cấp bộ âm thanh cao hơn thì mới thấy hết tác dụng của BACL.
nếu thiết bị của bác mà tes dây hay cd mà thấy thay đổi chất âm, thì hãy nghĩ đến bacl và lọc nguồn... không cái gì là thừa mà chỉ thấy thiếu..cá nhân e thấy sạch sẽ gọn gàng vẫn hơn luộm thuộm và bẩn bẩn :lol:
Bác nào giúp em với. Em toàn dùng amp, cd của Nhật nên dùng cục lioa 1Kva để lấy điện 100V. Em muốn đầu tư thêm cục BACL và Lọc điện thì đấu như nào. Bác nào hướng dẫn em với. Hướng dẫn em thứ tự đấu nhé. Cái nào trước cái nào sau.