Dạ, bên này thì điện phòng chỉ để chiếu sáng thì dùng dây đơn lõi 1.5mm, hoặc 2mm là hai lõi. trừ điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng thì dùng là dây 3 lõi ạ. Điện Phòng em thì hiện đang dùng dây hai lõi đường kính 2mm, dây mass tiếp địa em nối riêng từ ngoài qua tường rồi nên không cần kéo dây 3 lõi ạ. Dạ, điện 100V thì em dùng bacl vào là 100v, ra cũng 100v ạ.
Dạ, hệ thống điện gia đình ở nhật về cơ bản là như thế, nhà em cũng vậy: từ điện nhà cung cấp kéo vào nhà qua đồng hồ đo điện đến Atomas tổng đến Át chống giật và đến bộ chia cho các phòng, em định nối dây trên tiết diện 8mm2 vào sau Át chống giật đó ạ. Hình dưới là hình chụp nhà em đó ạ.
Hôm trước định nói với bác về dây ổ cắm tường cho hệ thống là 2mm thì hơi nhỏ, nên thay dây lớn hơn, nhưng vì nghĩ bên đó việc thay thế có thể là khó nên mình không thôi không nhắc. Bác thay bằng dây 8mm² này thì quá tốt, mình thấy cấu tạo dây rất rất tốt, sẽ rất tuyệt cho âm thanh. Nếu bác đi lại dây thì nên lấy điện ngay sau đồng hồ, vào atomat 50A vừa mua rồi đi thẳng vào trong phòng luôn, tránh đi qua atomat tổng của nhà và đặt biệt là atomat chống giật - nó là kẻ thù của âm thanh đấy ạh.
Cái này là b khuyến cáo người ta hay b nói chơi vậy.? Tôi thì thấy nói chơi thì ok. Còn nghiêm túc thì chả có cơ sở nào.
Em chào bác ạ. Lúc đầu em cũng định chỉ dùng dây 2mm thật ạ, nhưng vẫn lấn cấn, cảm giác không ổn chút nào. Nên đã làm thì làm cho chót, quyết định nối dây riêng ạ. Tuy nhiên theo quy định thì người dân chỉ có thể dùng nối điện sau Atomas tổng của nhà, vậy em sẽ nối trước atomat chống giật và sau Atomas 40A kia bằng dây trên ạ. Làm xong cái này là yên tâm ạ.
Tôi chưa qua Nhật nhưng mà có hiểu vì Nhật mà. Thấy b sử dụng và khoe một số hình ảnh là biết bên đó cực kì nghiêm túc và gọn gàng...nói chung là rất phê. Nói thật tại Sài Gòn này chỉ có tụi M&E Nhật,Eu...mới thi công kiểu này, Vietnam thì chỉ là lý thuyết thôi, mơ đi, đuơng nhiên là tôi thấy sao nói zậy. Còn chuyện lăn tăn thì tốt nhất là đừng có vào vnav nữa rồi thì hoang mang lo lắng, nếu có vào thì sang top nào đó mà chém gió, tôi thấy hay. Còn bây giờ bác cứ nhẹ nhàng thưởng thức những gì mình đã làm xong.
Mình đề nghị bạn nghỉ lại việc bỏ qua cầu dao chống giật khi đi điện. Thiết kế của cầu dao chống giật là khi dòng điện có rò rỉ trên đường truyền vượt hơn mức quy định (ví dụ thiết kế là 30mA) cầu dao tự động ngắt. Nên nếu trên đường dây dài (do bạn đi từ tổng đến dàn âm thanh) mà có sự cố liên quan con người làm đứt, dây bị con vật gì gặm, hoặc những nguyên nhân chưa dự phòng trước được, nó vẫn bảo đảm an toàn cho các sinh vật trong gia đình. Còn về gần đến dàn âm thanh bạn mới dùng BACL , nên BACL chỉ có tác dụng bảo vệ an toàn điện từ đoạn đó trở đi thôi. Còn việc Cầu dao chống giật ảnh hưởng chất lượng âm thanh, thì trừ khi bạn xài đồ chất lượng kém (nên tiếp xúc, truyền dẫn điện, khả năng chịu dòng quá thấp). Còn ở Nhật, bạn xài đồ tốt, chắc chắn là ko ảnh hưởng. Nên xài loại chịu dòng cao vì BACL khi khởi động, xài dòng lớn hơn sau đó. Vậy là đủ rồi. An toàn là trên hết bạn ạ.
@ Ac_vna. Những công việc điện bạn đã thực hiện như: thi công tiếp đất, thay Át cho Audio, kéo dây nguồn...rất hay và tốt cho Audio. Sau khi thi công, nên đo lại các thông số điện thì sẽ có cơ sở đánh giá về sau. Cần lưu ý an toàn điện là số 1 (bài viết trước mình có nhắc rồi nhé). Người Nhật lắp ELCB ( Át chống giật ) cho các hộ dùng điện...có đúng " ELCB là kẻ thù của âm thanh " ?
Hi, Mỗi một góp ý, comment em đều rất cảm ơn ạ. âm nhạc và trải nghiệm mỗi người đều khác nhau, em cũng thế được cái là bên này em được tiếp xúc với linh kiện, thiết bị sẵn có đã ổn định rồi, nên cũng không quá lăn tăn. Tuy nhiên trong điều kiện cho phép thì em cũng muốn cải thiện một chút bằng cách 1/ Tăng Atomas từ 20A, lên loại 50A. 2/ Thêm đường điện riêng từ lõi 2mm2 lên lõi 8mm2. 3/ Cắm cọc đất sâu 3m, nối đường dây riêng với lõi 8mm3. Dây và các cos vẫn đang order, hàng chưa về nên chưa làm tiếp được ạ.
Bác ac vina chơi vậy rất ổn rồi ạ - khoa học và tư duy tiến bộ. Dây 8mm mới ổn đó bác ( chơi đúng nghĩa) còn nếu bác có sd dây 1mm dàn vẫn hát ạ hi hi . Bác lưu ý nên chọn dây có ít lõi mà sợi lõi to , đừng chọn loại sợi nhuyễn. Chúc bác thành công và sớm hoàn thành công trình !
Khuyến cáo nghiêm túc hay nói chơi thì tùy vào kiến thức hiểu biết và trải nghiệm của bác thôi, cuộc chơi còn dài lắm, biết đâu vài năm sau bác mới nhận thấy và hiểu điều em nói hôm nay thì sao?
Biết chắc 2 bác chưa bao giờ thử giữa có và không có CB chống giật trên đường điện cho dàn audio nhà mình rồi, 2 bác cứ thử đi rồi sẽ thấy, nếu yêu khoa học thì mở chúng ra coi cấu tạo để biết. Điều em muốn nói là cấu tạo của chúng chứ chẳng liên quan đến nguồn gốc, chất lượng hay công suất đâu. Kết quả thế nào 2 bác cứ đợi bác ac_vna làm xong, nghe đánh giá thì sẽ rõ thôi.
Với bác thì có thể dài, b cứ chơi. Còn mình thì chơi audio nó "ngắn". Thôi thì "cái Tôi". B nói sao thì cứ zậy. Sớm mai nghe tin này cảm thấy cuộc chơi...cũng chưa biết dùng từ gì. Đây là đồ Hải mua từ Đức và liên minh Quốc. Chắc là không cần Hải phá cái ra xem he.
Việc nghe thấy khác biệt giữa có và ko có chống giật trên đường điện thì chắc mỗi người cảm thụ khác nhau. Người nghe thấy có, người ko nghe đc (mình thuộc nhóm ko nghe đc). Có thể thay đổi ít quá mình nghe ko ra nên mình sẽ ko tranh cãi sâu. Nhưng vì an toàn điện mình vẫn khuyên nên dùng chống giật. An toàn quan trọng hơn sự cải thiện mà ko phải ai cũng nhận ra ngay. Ta có thể tập trung cải thiện phòng nghe. Sẽ vẫn hay và an toàn điện ạ.
@ Chào bác Zorro. Bác Zorro viết: " át chống giật là kẻ thù của âm thanh " Bác này chia sẻ tình yêu khoa học, nâng cao sự hiểu biết ...tư duy khoa học - bằng tay
Nhân lúc ế quá tám với các bác tý! Bác Thái hỏi "khó" thì đó là cái Tôi của b Zo mà mình cứ "phải" tôn trọng. Còn b đó có hiểu rõ ko thì tôi nghĩ có. Có lần b đó hay ai ( tôi không nhớ lắm ) là chê tôi cái trình cầm mỏ hàn ấy mà. Thôi thì ai lâu hay không chả quan trọng. Cái chính là sự Nhận thức trong cách chơi. Có thể giống và khác nhau. Chứ Dài Ngắn chỉ là khái niệm. Nôm na gọi là làm "chủ cuộc chơi". Ai nắm rõ thì tới còn không thì từ từ và cũng có thể bỏ cuộc...Tất cả là do Nnận thức và Tư duy. Tôi nói "lý luận" tý không có nghĩa là tôi tới truớc ai cả, cái chính là tôi chủ động trong cách chơi. Với ai tôi chả bình luận như với b Zo thì có lần b cũng ủng hộ nên nay tôi tranh luận b đó tý thôi. Tôi chốt lại việc Elcb hay Mcb, Rcd hay R gì gì thì chả liên quan gì đến chất luợng âm thanh. Chỉ có thiết bị nào mà làm thay đổi "bản chất quy cách" Nguồn điện thì mới có ảnh huởng. Tôi ví dụ chúng ta là 50Hz nếu có lọc nào mà cho ra 30Hz thì lúc này chúng ta mới nhận ra đuợc chất âm khác thuờng, đuơng nhiên tôi chưa trải nghiệm. Hết
Hi, đã làm thì làm cho đến nơi đến chốn. Chỉ là đồ mượn thôi ạ, nhưng cũng muốn thử. Mai kia có thời gian em đo thử ạ.
hi, Vâng ạ. Cũng biết là cắm cọc sâu 3M là ổn rồi, nhưng chưa biết thực hư điện trở ra sao, nên cũng muốn đo cho đến nơi đến chốn ạ. Cái đồ này, nếu là nghề thì cần chứ như anh em chơi Audio bình thường chắc chả ai phí tiền mua ạ.hi.
@ Có được dụng cụ đo hiện đại, chính xác là cần thiết...phương pháp đo và xử lý số liệu sau khi đo quan trọng hơn, cho kết quả đo nhanh. Có điều kiện chơi như vậy thì tốt. Ac_vna vừa mua 01 cái ELCB TOSHIBA 50A tính ra tiền việt là bao nhiêu vậy ?. Trước đó trong tủ điện tổng nhà Ac_vna, người Nhật không lắp ELCB sao ? Cảm ơn.
Nếu bác đấu song song cuộn sơ và đấu song song cuộn thứ thì sẽ ra như thế. Nếu bác đang dùng BACL thì cục BACL bác để trần hay vô vỏ thùng? Vỏ thùng BACL là bằng chất liệu gì? Bác dùng ổ cắm gì và đi dây đất như thế nào? Ổ cắm bác bắt vào thùng như thế nào? Bác nên chụp hình kỹ các chi tiết, có thể IM hay Zalo hình cho mình, mình sẽ có góp ý cụ thể nhé.
Hi, Bác 1/ Dụng cụ, thiết bị đo theo hướng dẫn thì 3 cọc, cách nhau 5~10m, nên em sẽ bố trí như hình đảm bảo khoảng cách giữa 3 cọc ạ. 2/ ELCB, 50A kia đã có sẵn trong bản điện rồi ạ. em không phải mua nữa bác ạ. Tủ điện tổng như trên em đã nói rồi ạ: Từ cột điện - qua đồng hồ đo - qua atomas tổng 40A - qua elcb chông giật 50A sau đó mới đến các atomas nhỏ 20A chia cho các phòng, thiết bị, điều hòa ạ.